DKN.TV

25 lợi ích kỳ diệu khi bạn ăn 1 quả cà chua mỗi ngày

Cà chua được dùng phổ biến trong thực đơn của mỗi gia đình bởi sự tươi ngon và bổ dưỡng của nó, nhưng còn nhiều điều thú vị hơn khiến bạn không quên được cái tên “cà chua”.

Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm. Cây cà chua thân tròn, phân cành rất nhiều, mùa quả chính là mùa đông và mùa xuân. Quả cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33 – 50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1(0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg) và các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, phốtpho… rất có lợi cho sức khỏe

Cà chua góp phần phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư dạ dày (Ảnh: qua Fashion NewsEra)

Theo Đông y, cà chua tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe mà cà chua đem đến cho bạn:

1. Bổ sung dinh dưỡng 

Một người bình thường mỗi ngày có thể ăn 200g cà chua (rửa thật sạch, ăn sống hoặc nghiền thành bột nhão). Lượng cà chua này có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vitamin A, C, sắt và ka li của cơ thể trong 24 giờ.

2. Cải thiện thị lực

Cà chua là nguồn cung cấp vitamin A và C tuyệt vời giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt. Hơn nữa, cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin .

3. Phòng chống ung thư

Theo các nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng Harvard, thuộc Viện Đại học Harvard, Massachusetts – Hoa Kỳ, lycopene từ cà chua có khả năng góp phần phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư dạ dày – trực tràng, ung thư họng – miệng – thực quản nhờ các chất chống oxy hóa, đặc biệt là nhờ vào hàm lượng lycopene rất cao có trong cà chua. Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua hốt hơn nhiều khi nấu loại quả này với dầu ô liu.

100 gram cà chua có thể cung cấp khoảng 40% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Vitamin C là một chất chống oxy hóa tự nhiên ngăn ngừa các gốc tự do gây ung thư và làm tổn hại các tế bào trong cơ thể.

4. Giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch

Các lycopene trong cà chua ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid (mỡ) trong huyết thanh, làm giảm các loại mỡ máu có hại như triglyceride và cholesterol tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein cholesterol – LDL). Những loại mỡ máu này là những thủ phạm chính trong các bệnh tim mạch do làm tăng sự lắng đọng chất béo trong các mạch máu, gây xơ vữa động mạch, tăng huyết ấp…

5. Phòng các bệnh về rối loạn đông máu

Cà chua chứa nhiều vitamin nhóm B, Kali, cũng như sắt. Kali làm thành mạch máu dẻo dai, mềm mại hơn, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mạch máu, ổn định huyết áp. Sắt và các vitamin nhóm B là nguyên liệu cho quá trình tạo máu. Vitamin K, rất cần thiết cho quá trình đông máu và kiểm soát chảy máu.

Vitamin K, trong cà chua rất cần thiết cho quá trình đông máu và kiểm soát chảy máu (Ảnh: qua DeliveryNow)

6. Giảm lượng đường trong máu

Cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu tìm thấy vai trò của các chất chống ôxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận- những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

7. Thúc đẩy giấc ngủ ngon

Với nguồn vitamin C và lycopene dồi dào có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Vì vậy, nếu bạn khó ngủ, hãy bổ sung thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn bằng 1 bát súp hoặc sinh tố cà chua.

8. Giữ xương chắc khỏe

Cà chua có chứa vitamin K và canxi giúp giữ cho xương của bạn khỏe mạnh và chống loãng xương-nguyên nhân của gãy rạn, biến dạng xương dẫn đến khuyết tật.

9. Chống viêm, giảm cơn đau mãn tính

Nhờ các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, cà chua có thể làm giảm cơn đau mãn tính. Một chương trình nghiên cứu chỉ ra rằng uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ TNF-alpha trong máu, một sát thủ gây viêm. Cà chua rất tốt cho những người bị bệnh tim mạch và Alzheimer.

Chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid trong cà chua có thể làm giảm cơn đau mãn tính (Ảnh: qua tuvandienmay.net)

10. Tốt cho mái tóc của bạn

Nhờ các vitamin và chất sắt giúp mái tóc bị hư hỏng và không có sự sống của bạn thêm bóng mượt. Hơn nữa, cà chua có tính axit có thể cân bằng độ pH trong tóc. Nếu bạn bị gàu và ngứa da đầu, dùng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc và da đầu của bạn sau khi gội đầu, và rửa lại bằng nước lạnh hoặc ấm sau 4-5 phút. Không sử dụng quá thường xuyên vì axit của cà chua có thể làm khô mái tóc của bạn.

11. Giúp giảm cân

Nếu bạn đang cố gắng giảm vài cân nhất định phải có cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn vì nó ít chất béo và không chứa cholesterol. Cà chua chứa rất nhiều chất xơ và nước, do đó sẽ giúp bạn cảm thấy no. Bạn có thể ăn cà chua sống hoặc thêm chúng vào món thịt hầm ăn cùng xà lách, và các thực phẩm ăn uống thân thiện khác.

12. Chữa viêm gan mãn tính

Cà chua 250mg rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hàng ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.

13. Tốt cho người viêm thận

Trong cà chua còn có chất giúp dịch vị bài tiết một cách bình thường, bảo đảm cho hồng cầu được tạo thành, có lợi cho việc duy trì tính đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ làn da. Ăn cà chua có tác dụng hỗ trợ phòng tránh và trị liệu các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. Cà chua chứa nhiều nước, lợi tiểu, cũng thích hợp cho người bị viêm thận sử dụng.

14. Chống tác hại của khói thuốc lá

Hai thành phần, axit coumaric và axit chlorogenic trong cà chua, có khả năng bất hoạt nitrosamin nội sinh và chất này còn được tìm thấy lượng lớn trong khói thuốc lá. Chất nitrosamin được phát hiện là chất gây ung thư. Sự hiện diện của axit coumaric, axit chlorogenic và vitamin A với hàm lượng lớn trong cà chua được chứng minh làm giảm tác dụng các chất gây ung thư đến từ việc hút thuốc lá, đặc biệt là ung thư phổi.

Cà chua làm giảm tác dụng các chất gây ung thư đến từ việc hút thuốc lá (Ảnh: qua vuontihon.nnvn.info)

15. Chữa bí đại tiện, thiếu máu

Cà chua sống gọt bỏ vỏ, thái thành miếng nhỏ, trộn với mật ong, ăn ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 quả.

16. Chữa bỏng lửa

Tách lấy vỏ cà chua có dính phần thịt của quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay. Thuốc có tác dụng chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.

17. Cải thiện thị lực

Các thành phần vitamin A, vitamin C, lycopene, lutein và zeaxanthin có trong cà chua, giúp cải thiện thị lực, phòng ngừa bệnh quáng gà, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể. Hàng loạt các vấn đề của mắt liên quan đến sự hiện diện các gốc tự do. Vitamin A trong cà chua là một chất chống oxy hóa mạnh và có khả năng loại trừ các gốc tự do rất tốt.

18. Phòng ngừa các bệnh về rối loại đông máu, tạo máu

Cà chua chứa nhiều vitamin nhóm B, Kali, cũng như sắt. Kali làm thành mạch máu dẻo dai, mềm mại hơn, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe mạch máu, ổn định huyết áp. Sắt và các vitamin nhóm B là nguyên liệu cho quá trình tạo máu. Vitamin K, rất cần thiết cho quá trình đông máu và kiểm soát chảy máu.

19. Chữa mụn nhọt lở loét

Lấy ngọn cây cà chua rửa sạch, giã nát, thêm vài hạt muối, đắp lên nơi tổn thương rồi băng lại. Mỗi ngày làm vài lần cho đến khi khỏi. Hoặc nấu cà chua với dầu hay mỡ cho đến khi bốc hết hơi nước, sau đó dùng như một loại thuốc mỡ để bôi lên những nơi mụn nhọt, lở loét.

20. Chữa sốt cao kèm theo khát nước

Cà chua 200g thái lát, sắc nước uống thay trà trong ngày, uống lạnh hay nóng đều được. Hoặc dùng nước ép cà chua, nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml, trộn đều, chia 2 – 3 lần uống trong ngày

21. Chữa tăng huyết áp

Vào sáng sớm (khi chưa ăn uống), lấy 1 – 2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài ½ tháng, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.

22. Chữa chảy máu chân răng

Ăn tươi cà chua (quả chín) ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 quả, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.

23. Chữa dạ dày nóng cồn cào, miệng đắng

Nước ép quả cà chua 150 ml, nước ép quả sơn tra (táo mèo) 15ml, hai thứ trộn đều uống, ngày 2 – 3 lần.

24. Làm sáng da

Cà chua chứa lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và làm cho làn da của bạn ít nhạy cảm với tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra nếp nhăn ở da. Chà bột cà chua lên làn da thô ráp của bạn giúp se lỗ chân lông, tái tạo và làm săn da mặt.

25. Xóa mờ tĩnh mạch mạng nhện

Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn cần 1 quả cà chua chín hoặc xanh, cắt lát mỏng và đặt chúng vào vị trí tĩnh mạch mạng nhện, giữ yên trong vòng 3-4 giờ, hãy cố định bằng băng dính nếu bạn phải di chuyển nhiều,

Trong 3-5 giờ thực hiện, hãy thường xuyên đổi miếng cà chua, tốt nhất nên thực hiện vào buổi tối trước lúc ngủ. Duy trì liên tục mỗi ngày, chỉ trong 1 tuần bạn áp dụng, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.

Cà chua đánh bay tĩnh mạch mạng nhện (Ảnh: qua Vrissco30)

Trong quá trình đắp, bạn sẽ có cảm giác ngứa rang trên da, đừng lo lắng, đây là dấu hiệu chứng minh cà chua đang hoạt động, chỉ đến khi nào bạn không chịu nổi thì hãy vứt miếng cà chua đi và thay bằng lát khác. Bạn sẽ thấy kết quả tốt hơn nếu thay cà chua chín bằng cà chua xanh.

Ăn cà chua tươi hay chín thì tốt hơn?

Một phân tích gộp quan sát trên 21 nghiên cứu liên quan, được đăng tải bởi Hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ chỉ ra rằng, những người đàn ông ăn cà chua tươi giảm 11% nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, trong khi đó tỷ lệ này là 19% ở những người ăn cà chua được nấu chín kỹ.

Tất nhiên trong trường hợp nấu chín, thành phần các vitamin không bền với nhiệt sẽ mất đáng kể. Để bảo toàn hầu hết các dưỡng chất, nên dùng cà chua tươi, xay nhuyễn.

Tiến sĩ Britt Burton-Freeman có khuyến cáo trong bài viết trên tạp chí Y học và Lối sống Hoa kỳ: “Cà chua tươi có đặc tính chống viêm và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa rối loạn chức năng nhận thức”.

Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến khích đàn ông cần ăn cà chua ít nhất mỗi tuần một lần nhằm tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt. Ngoài ra, khi chế biến món ăn có cà chua, nên thêm vào tí dầu ăn. Việc này sẽ giúp các thành phần dưỡng chất trong cà chua được hấp thu tối đa vào cơ thể.

Cao Sơn 

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

Exit mobile version