Đồ cúng cô hồn có ăn được không? Tại sao?

Mỗi địa phương có phong tục tập quán, đời sống văn hóa khác nhau. Do đó phong tục cúng cô hồn tại các vùng cũng có chút khác nhau. Rất nhiều người băn khoăn không biết đồ cúng cô hồn có ăn được không? Một số vùng sau khi cúng xong người ta thường có tục giật đồ cúng, với mong muốn mua chuộc được nhiều cô hồn để không quấy phá gia chủ. Nhưng cũng có một số vùng quan niệm đã cúng cô hồn vào thì không nên ăn, cùng tìm câu trả lời dưới bài viết này.

Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Đồ cúng cô hồn có ăn được không?

Đồ cúng cô hồn có ăn được không?

Thông thường mâm cúng cô hồn bao gồm các lễ vật mặn và ngọt. Các lễ vật mặn bao gồm cơm, xôi, thịt, cháo loãng, mì,.. Các lễ vật ngọt bao gồm bánh, kẹo, trái cây, hoa quả, bim bim,…tùy theo sự chuẩn bị của từng gia chủ.

Vị trí cúng

Mâm cúng cô hồn thường được đặt ở bên ngoài trời, bởi các cô hồn lang thang bên ngoài (ma đói) nên cúng ngoài trời họ mới nhận được lễ vật.

Vị trí đặt mâm thường khá thấp so với mặt đất. Có gia đình thường đặt lên bàn, có gia đình thường đặt ngay sát mặt đất. Trong khi đó, các đồ khi cúng không được bọc kín mà phải phơi bày ra bên ngoài. Nên rất nhiều các loại côn trùng như ruồi, muỗi, nhặng thường bay đến và bu vào.

Hơn nữa thời gian cúng rất lâu, thường phải đợi tàn hết nhang thì mới xong nên không tránh khỏi những cơn gió lùa làm bay tàn nhang vào các đồ cúng.

Khi đó đồ cúng đã trở nên nhiễm khuẩn và không còn được sạch sẽ.. Nếu chúng ta ăn vào sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dễ bị sự tấn công của các vi khuẩn gây ra các bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột,…

Không những thế đồ ăn lúc này rất nguội, còn có nhiều khả năng bị ôi thiu nếu trời nắng nóng, nhiệt độ cao. Nên nếu có ăn thì cảm giác cũng không ngon miệng. Có thể đây cũng là lý do khiến nhiều người ngại không muốn ăn mâm cúng cô hồn.

Đồ cúng cô hồn có ăn được không còn tùy thuộc vào gia chủ. Nếu muốn ăn thì nên nấu lại trước khi dùng để đảm bảo giữ gìn sức khỏe cho cả gia đình.

Đối với các đồ lễ cúng khô thì không sợ sự tấn công của các loại côn trùng, do đã được bọc kín trong túi bóng. Gia chủ có thể để được trong thời gian dài mà không sợ hỏng, mốc.

Đối với đồ cúng này thì chúng ta không nên vứt đi sẽ rất lãng phí, và mang tội với bề trên. Nếu nhà chủ không ăn thì có thể gói lại mang cho trẻ con trong xóm hay bố thí những người ăn xin.

Mâm cúng cô hồn được đặt ở ngoài sân
Mâm cúng cô hồn được đặt ở ngoài sân

Tục lệ cúng cô hồn

Ở một số vùng miền còn có tục lệ giật đồ cúng, nghĩa là gia chủ sau khi cúng xong sẽ không bê mâm cúng vào trong nhà của mình mà sẽ để lại ngoài sân, những người ở gia đình khác sẽ đến và giành giật mâm cúng này. Khi người ta đang giành giật thì chủ nhà vứt bánh kẹo và tiền cho họ.

Nếu càng nhiều người đến giành giật mâm cúng thì đó là điều tốt cho gia chủ. Vì coi như những người đó đã mua chuộc được các cô hồn, để các cô hồn không quấy phá gia chủ nữa.

Vậy đồ cúng cô hồn có có ăn được không? Chúng ta hoàn toàn có thể ăn được, nhưng phải đảm bảo sự sạch sẽ trước khi ăn, đảm bảo ăn chín uống sôi để không nhiễm bệnh. Có rất nhiều người có tư tưởng khi cúng xong phải ăn để tránh mang tội với bề trên. Nhưng với những đồ cúng đã nhiễm bẩn có thể mang bệnh vào người thì chúng ta không nên ăn đồ cúng cô hồn đó.

Nên cúng cô hồn vào thời gian nào?

Người xưa quan niệm rằng rằm tháng bảy âm lịch là tháng của người âm, là kỳ mở cửa ngục để những oan hồn được trở về trần gian. Do đó có thể cúng cô hồn từ ngày mùng 01 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, hoặc có nơi kéo dài trong hết tháng 7.

Tùy theo thời gian sắp xếp của gia chủ và thực hiện sao cho hợp lý, chứ không quy định bắt buộc phải cúng vào ngày nào. Một số nơi thường cúng cô hồn vào ngày mùng 1 đến mùng 7. Còn theo lịch vạn niên năm 2019 thì nên cúng vào các ngày hoàng đạo từ mùng 1 đến ngày 14. Các ngày tốt nhất là mùng 7, 8, 12, 14 âm lịch.

Riêng trong ngày 15 thì có lễ vu lan với ý nghĩa là cầu siêu để báo hiếu cho tiên tổ. Nếu chúng ta muốn cúng cô hồn vào ngày này thì cần phải cúng Phật, thần linh và gia tiên xong. Sau đó mới cúng cô hồn vào trước 12h trưa.

Còn những ngày khác trong tháng thì vào buổi chiều và tối là 2 khoảng thời gian lý tưởng nhất để các gia đình cũng cô hồn. Bởi theo quan niệm của dân gian thì thời điểm này là lúc ánh sáng yếu.

Năm nay, dựa theo lịch vạn niên thì ngày mùng 1 đến ngày 15/07 âm lịch sẽ rơi tương đương ngày 19/08 đến ngày 02/09 dương lịch. Các gia đình có thể lựa chọn một trong các ngày này để tổ chức lễ cúng cô hồn.

Tuy nhiên, ngày đẹp nhất để tổ chức lễ cúng trong năm nay là ngày 14/07 âm lịch, tức ngày 01/09 dương lịch. Điều này cũng tạo khá nhiều thuận lợi cho các gia đình vì trùng với dịp nghỉ lễ quốc khách nước ta.

Theo thuyết ngũ hành là âm thịnh dương suy, bóng tối dần hiện lên sẽ giúp các vong hồn không nơi nương tựa tụ lại để xá tội vong nhân, cũng vào thời gian vào buổi chiều này thì các cô hồn sẽ dễ dàng nhận được đồ cúng. Thông thường khung giờ lý tưởng nhất là từ 17h đến 19h.

Ngược lại nếu cúng vào khoảng thời gian ban ngày, thời điểm này có ánh sáng mặt trời gay gắt. Trong khi đó các cô hồn vừa từ địa ngục lên rất yếu ớt.

Nếu chúng ta cúng vào ban ngày thì các cô hồn cũng không dám nên để nhận đồ cúng. Vì sẽ bị hồn siêu phách tán, cô hồn sẽ bị suy yếu bởi ánh sáng. Do đó bạn cũng không nên cúng vong hồn vào buổi sáng.

Cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch là tốt nhất
Cúng cô hồn rằm tháng 7 âm lịch là tốt nhất

Đồ cúng cô hồn gồm những gì?

– Muối gạo (1 đĩa)
– Cháo trắng nấu loảng (12 chén nhỏ) , hay là cơm vắt : 3 vắt
– 12 cục đường thẻ .
– Giấy áo, giấy tiền (có thể là tiền thật nhưng là mệnh giá nhỏ) .
– Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm)
– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
– bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
– Hoa, quả 5 loại 5 màu (ngũ sắc)
– Nước : 3 ly nhỏ, 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.

Món cháo loãng hay nước mía được coi là đồ cúng quan trọng không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn. Bởi theo Phật giáo thì các linh hồn thường có một thực quản rất nhỏ và hẹp.

Họ chỉ có thể nuốt được cháo loãng, hay uống được nước, còn các đồ ăn thông thường của con người thì họ không ăn được. Nhưng rất nhiều gia đình không biết nên bỏ qua các món đồ cúng cô hồn này.

Đối với các thai nhi bị mẹ bỏ rơi thì người ta thường dùng đồ cúng như bỏng ngô, các loại bim bim, các loại sữa hộp, các loại kẹo bánh, khoai lang, sắn luộc, ngô luộc,…. Những đồ này thuộc thực phẩm khô, được bọc trong túi nên không mất đi sự sạch sẽ.

Các gia đình có thể ăn, hoặc đem phân phát cho mọi người cùng ăn. Đối với mâm lễ này thì chúng ta hoàn toàn có thể ăn được. Nhưng các đồ cúng cô hồn này để ở ngoài dĩa thì sau khi cúng xong cũng không nên ăn đồ cúng này vì không còn sạch sẽ nữa.

Theo quan niệm trong mâm cô hồn gồm những đồ cúng như gạo, muối để gia chủ rải khắp bốn phương trời, phát tán cho các cô hồn lang bạt. Không nên chuẩn bị các loại thức ăn như gà, thịt,..để phát tán vì dân gian cho rằng các cô hồn sẽ khó siêu thoát hơn do còn vương vấn trần gian.

Mâm cúng đầy đủ cho lễ cúng cô hồn
Mâm cúng đầy đủ cho lễ cúng cô hồn
 

Nếu các gia đình không có thời gian hoặc kinh nghiệm để chuẩn bị mâm cúng cô hồn thì có thể sử dụng dịch vụ hỗ trợ chuẩn bị mâm cúng của Đồ Cúng Tâm Linh.

Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ tại Đồ Cúng Tâm Linh khách hàng còn có cơ hội được tham gia vào chương trình Vòng Quay May Mắn Đây là chương trình Đồ Cúng Tâm Linh tổ chức nhằm mục đích tri ân, cảm ơn khách hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ của đơn vị.

Khi tham gia vào chương trình này, khách hàng có cơ hội được quay Vòng Quay May Mắn để nhận được mâm cúng trị giá 2 triệu cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác như bộ giấy cúng Xá Tội Vong Nhân Chỉ có tại Đồ Cúng Tâm Linh.

Những điều cần lưu ý khi làm lễ cúng cô hồn tại nhà

Bạn đã biết đồ cúng cô hồn có ăn được không? Vậy cúng cô hồn vào giờ nào? Thời gian cúng lý tưởng là thời điểm nhiều trẻ em tụ tập vui chơi, do đó người lớn không nên cho trẻ tập trung tại các khu vực làm lễ. Bởi vía của trẻ rất non yếu và nhạy cảm nên dễ bị các vong hồn không nơi nương tựa quấy phá.

Ngoài ra, các chị em đang mang thai, những người già có sức khỏe yếu cũng không nên đến khu vực này. Xét về mặt khoa học thì các tàn nhang rất độc, nếu hít phải liên tục có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo dân gian thì 2 đối tượng này cũng có bóng vía yếu nên dễ bị cô hồn trêu trọc.

Không nên đứng ngay cửa ra vào vì sẽ chắn lối đi của cô hồn, cô hồn không có đường vào để hưởng thụ lễ vật đồ cúng cô hồn.

Khi cúng xong bạn hãy rải gạo muối ngoài sân và bắt đầu đốt vàng mã là đã hoàn thành nghi thức cúng tháng 7 xá tội vong nhân này.

Tùy vào địa phương, mọi người sẽ không đem đồ cúng, thức ăn vào nhà, vì lẽ đó nên có tục giật cô hồn hay gia chủ cũng có thể bố thí cho người nghèo. Cùng với đó những nơi này kiêng kỵ cũng phần vì việc tránh rước vong linh vào nhà.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp trả lời thắc mắc đồ cúng cô hồn có ăn được không? Tùy theo mỗi gia đình, mỗi địa phương sẽ có những quan niệm riêng, nét văn hóa riêng đặc sắc. Bạn sống tại đâu thì nên theo phong tục tập quán nơi đó. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chuẩn bị mâm lễ cúng cô hồn.

Xem thêm: Video giải thích tại sao không nên ăn đồ cúng cô hồn tháng 7:

Giải thích tại sao không nên ăn đồ cúng cô hồn tháng 7

 

Ngô Thị Thu

Ngô Thị Thu là người sáng lập và CEO công ty cổ phần Dịch vụ Đồ Cúng Tâm Linh. Với sứ mệnh mong muốn sáng tạo ra những điều thật sự có giá trị phục vụ cho cộng đồng, Ngô Thị Thu cùng những người đồng đội của mình đã từng bước tìm tòi, không ngừng phát triển Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh để có thể mang đến những sản phẩm có giá trị cho khách hàng đến ngày nay.