//
đang đọc bài...
Bài viết

Bài 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Chuyên đề về môi trường và các nhân tố sinh thái
I- Môi trường sống và các nhân tố sinh thái:

1. Môi trường

a. Khái niệm môi trường sống: Môi trường sống bao gồm tất cả  các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

b.  Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật:

Môi trường trên cạn: gồm mặt đất và lớp khí quyển

– Môi trường nước: gồm các vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn.

– Môi trường đất: các lớp đất có độ sâu khác nhau có sinh vật sống

– Môi trường sinh vật: gồm cơ thể thực vật, động vật và con người, …

2.  Nhân tố sinh thái:
a. Khái niệm :  Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

b. Các nhóm nhân tố sinh thái:

– Nhóm nhân tố vô sinh: là các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật

– Nhóm nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa sinh vật này và sinh vật khác sống xung quanh.

Nhận xét: Quan hệ giữa sinh vật với môi trường là mối quan hệ qua lại: môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái 


II- Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái:

1. Giới hạn sinh thái:

– Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. – Trong giới hạn sinh thái có: khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu

– Ví dụ: Cá rô phi nuôi sống ở Việt nam:

   + Giới hạn sinh thái: từ 5,60C đến 420C.

   + Giới hạn dưới: 5,60C

   + Giới hạn trên: 420

   + Khoảng thuận lợi: 200C đến 350C

   + Khoảng chống chịu: từ 5,60C đến 200C và từ 350C đến 420C

 2. Ổ sinh thái:

– Ổ sinh thái là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài.– Ví dụ:

   + Ổ sinh thái về tầng cây: Trong một khu rừng có loài cây vươn lên cao thu nhận nhiều ánh sáng, có loài cây sống dưới tán của loài cây khác tạo nên các ổ sinh thái khác nhau.

   + Ổ sinh thái về dinh dưỡng: các loài chim có cùng nơi ở nhưng có kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi khác nhau thì có các ổ sinh thái khác nhau.

 – Nơi ở là địa điểm cư trú của các loài (còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó)


III- Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống:

1. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng:

a. Thực vật:

– Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí của chúng.

– Các nhóm cây: nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

Các nhóm cây

Nơi sống

Đặc điểm của lá

Nhóm cây ưa sáng – Sống nơi quang đãng hoặc tầng trên của tán rừng – Phiến lá dày, mô giậu phát triển, màu xanh nhạt.– Lá xếp nghiêng so với mặt đất.
Nhóm cây ưa bóng – Sống dưới bóng của cây khác – Phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, màu xanh sẫm.– Lá nằm ngang so với mặt đất.

 b. Động vật:

– Động vật có cơ quan chuyên tiếp nhận ánh sáng. Ánh sáng giúp động vật định hướng không gian và nhận biết các vật xung quanh.

– Các nhóm động vật: nhóm động vật ưa hoạt động ban ngày và nhóm động vật ưa hoạt động ban đêm.

 2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ:

– Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman): Động vất hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay với loài có họ hàng gần gũi sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới ấm áp.

– Quy tắc các kích thước của các bộ phận của cơ thể (quy tắc Anlen): động vật hằng nhiệt sống ở nơi nhiệt độ thấp có tỉ số S/V giảm.

– Ở sinh vật biến nhiệt, nhiệt được tích luỹ trong một giai đoạn phát triển hay cả đời sống gần như một hằng số và tuân theo công thức: T = (x – k)n

Trong đó:

T: tổng nhiệt hữu hiệu của một giai đoạn phát triển hay cả đời sống của sinh vật (độ ngày)

x: nhiệt độ môi trường (oC) 

k: nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển (oC)

n: số ngày cần thiết để hoàn thành một giai đoạn phát triển hay cả đời sống của sinh vật (ngày)

Xem thêm chuyên đề sinh học mới cập nhật: Môi trường và các nhân tố sinh thái

PhotobucketPhotobucket

Photobucket
Photobucket

About Blog Dạy Học

Blog dạy học (dayhocblog) đăng tải các tài liệu liên quan đến dạy và học!

Thảo luận

2 bình luận về “Bài 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

  1. Bài viết qúa hay!

    Posted by Duyên nguyễn | 07.02.2015, 10:17 sáng
  2. 1 người nói: Thành phần môi trường nơi tôi đang sống gồm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường ánh sáng. Hỏi cách nói như vậy có đúng không?

    Posted by Nguyễn Hoàng Minh Thư | 27.04.2017, 10:46 chiều

Bình luận về bài viết này

Đang trực tuyến