540/30/16, KP.8, P.Hố Nai, TP Biên Hòa, Đồng Nai

Tranh thư pháp chữ Việt

Thư pháp Việt Nam có sự thừa hưởng những cái tinh túy nhất của nhân loại khi kết hợp 2 nền văn hóa Đông-Tây. Sử dụng bút lông, mực tàu của Phương Đông để viết các ký tự chữ cái La-tin của Phương Tây.

Dù sinh sau đẻ muộn, nhưng ngày nay thư pháp chữ Việt ngày đang được đông đảo người dân quan tâm và đón nhận môn nghệ thuật này một cách tích cực. Không chỉ là chất liệu trên giấy đơn thuần mà phát triển trên gỗ, gốm sứ, mành tre,… mang trên mình những cái mới của xu hướng hiện đại và phát triển.

Tranh thư pháp chữ việt

Ở Việt Nam thuở xưa, vào mỗi dịp Tết đến- Xuân về, người dân hay đến nhà những Thầy Ðồ hay những người hay chữ có tiếng để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là món đồ trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần.

Thầy đồ hay người hay chữ cho chữ bằng cách viết một hay nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang tính cách chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được khen là đẹp như rồng bay- phượng múa.

Người Phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đề cao chữ viết lên hàng đầu, họ quan niệm các vật trang trí nhà cửa: Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng và xem nó là loại hình nghệ thuật tâm linh.

Thư pháp Việt Nam có sự thừa hưởng những cái tinh túy nhất của nhân loại khi kết hợp 2 nền văn hóa Đông-Tây. Sử dụng bút lông, mực tàu của Phương Đông để viết các ký tự chữ cái La-tin của Phương Tây.

Dù sinh sau đẻ muộn, nhưng ngày nay thư pháp chữ Việt ngày đang được đông đảo người dân quan tâm và đón nhận môn nghệ thuật này một cách tích cực. Không chỉ là chất liệu trên giấy đơn thuần mà phát triển trên gỗ, gốm sứ, mành tre,… mang trên mình những cái mới của xu hướng hiện đại và phát triển.

Tranh thư pháp chữ việt