Đời sống

Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội: Được mệnh danh 'Ông Phật làm súng'

Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội: Được mệnh danh 'Ông Phật làm súng'

Đại học Bách khoa Hà Nội (Hanoi University of Science and Technology – viết tắt HUST) được thành lập năm 1956 theo Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên ký.

Đại Học Bách Khoa Hà Nội lọt 450 đại học tốt nhất thế giới về Kỹ thuật và Công nghệ 

Trang web chính thức của Đại học Bách khoa Hà Nội ghi rõ: “Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ; định hướng phát triển thành đại học nghiên cứu ngang tầm với các đại học có uy tín trong khu vực và trên thế giới.”

Đến thời điểm hiện, Đại Học Bách Khoa Hà Nội là trong những đại học hàng đầu khu vực miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Điểm chuẩn đầu vào của trường đại học này luôn nằm ở top đầu. 

Trong năm 2003, Bách khoa Hà Nội đã lọt vào top 450 đại học tốt nhất thế giới về Kỹ thuật và Công nghệ của BXH đại học thế giới của tổ chức Quacquarelli Symonds năm 2023.

Hiệu trưởng đầu tiên của Đại Học Bách Khoa Hà Nội - "Ông Phật làm súng"-  ‘người anh hùng lao động trí óc đầu tiên của Việt Nam’

Là trường đại học nổi danh cả nước, cũng chính là ước mơ của biết bao nhiêu học sinh, Đại Học Bách Khoa Hà Nội là trường đại học vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam. Vậy bạn có biết ai là hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại Học này?

Theo thông tin chính thức trên website của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, GS.VS Trần Đại Nghĩa chính là hiệu trưởng đầu tiên của trường ( vào năm 1956), chức vụ cao nhất từng đảm nhận: Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Công thương, Cục trưởng Cục Quân giới, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. 

GS Trần Đại Nghĩa là hiệu trưởng đầu tiên của đại học Bách khoa Hà nội và người đặt nền móng cho ngôi trường này, sau 1 thời gian ngắn thì GS Tạ Quang Bửu đã thay thế nhiệm vụ này.

Giáo sư Trần Đại Nghĩa lúc mới về nước 1946.

GS.VS Trần Đại Nghĩa (1913-1997) được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam, ông là 1 nhà khoa học kiệt xuất và là ‘huyền thoại’ với những đóng góp trong hai cuộc kháng chiến cứu nước. Có công lao to lớn trong công cuộc cách mạng Việt Nam nhưng  GS.VS Trần Đại Nghĩa lại vô cùng bình dị và giữ được tính cách khiêm nhường.

Theo đó, những cải tiến, sáng chế  của Trần Đại Nghĩa đã giúp vũ khí của Việt Nam có sức mạnh công phá và trở thành nỗi khiếp sợ của quân thù như: Loạt súng lớn,  súng phóng bom, các loại mìn nổ chậm… mang thương hiệu  "made in Vietnam", "made by Tran Dai Nghia" … 

Những sáng chế của GS.VS Trần Đại Nghĩa đã gây cho quân địch đi từ sửng sốt đến kinh hoàng và khiến cả giới vũ trang, quân sự phải bái phục.

Tài năng về chế tạo vũ khí của Trần Đại Nghĩa được tỏa sáng hơn bao giờ hết trong hoàn cảnh gian khó của thời chiến. Với những đóng góp to lớn của ông với nền quân sự nước nhà, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng ông danh hiệu "Ông Phật làm súng".

Cổng vào của sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội - cổng TRẦN ĐẠI NGHĨA ở trường Đại học Bách khoa Hà Nội,

Năm 35 tuổi, vào ngày 20/11/1948 ông đã được  phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt đầu tiên. Ông cũng là người được phong danh hiệu Anh hùng Lao động đợt đầu tiên của Việt Nam vào Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất năm 1952. Trong Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc đầu tiên này, đã có  4 người được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang, 3 người nhận danh hiệu Anh hùng lao động. Trong 3 người nhận danh hiệu Anh hùng lao động, Hoàng Hanh tiêu biểu cho giai cấp nông dân, Ngô Gia Khảm tiêu biểu cho giai cấp công nhân còn Trần Đại Nghĩa tiêu biểu cho giới trí thức cách mạng. Như vậy, Trần Đại Nghĩa chính là ‘người anh hùng lao động trí óc đầu tiên của Việt Nam’

 

 

Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Y Hà Nội: Không phải người Việt Nam, tên được đặt cho phố

Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Y Hà Nội là một nhà bác học vô cùng vĩ đại người Pháp.