SlideShare a Scribd company logo
1 of 133
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ BÌNH
CHẤT THƠ TRONG
TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN
KHAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thành phố Hồ Chí Minh 2012
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ BÌNH
CHẤT THƠ TRONG
TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN
KHAI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BẠCH VĂN HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh 2012
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bình
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bạch Văn Hợp – người thầy
đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Mạnh Tiến, và ông
Nguyễn Lan Phương (con trai của nhà văn Lan Khai) cùng gia đình đã cung
cấp nhiều tư liệu quí giá, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực
hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Ngữ Văn, Phòng Sau đại học Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Bình
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................2
MỤC LỤC ............................................................................................................................3
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY.....................................................................................................5
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................6
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................16
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................18
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................18
6. Cấu trúc của luận văn...................................................................................................19
CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...............................................................21
1.1. Lan Khai – nhà văn đường rừng xuất sắc.............................................................21
1.1.1 Một sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng.............................................21
1.1.2. Truyện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai..........................26
1.1.3. Những nhân tố tác động tạo nên Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan
Khai..........................................................................................................................29
1.2. Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi......................................................................31
CHƯƠNG HAI: CHẤT THƠ TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN MIỀN NÚI
SỐNG ĐỘNG, NHIỀU MÀU SẮC ..................................................................................35
2.1. Thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp ........................................................................35
2.2. Thiên nhiên mơ màng, huyền bí........................................................................55
2.3. Thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng con người ...................................................68
CHƯƠNG BA: CHẤT THƠ TỎA RA TỪ CUỘC SỐNG, CON NGƯỜI MIỀN NÚI
.............................................................................................................................................80
3.1. Cuộc sống tinh thần mang đầy tính nhân văn.......................................................80
3.1.1. Những lễ hội mùa xuân..................................................................................80
3.1.2. Những phong tục, tập quán............................................................................84
3.2. Con người miền núi với những phẩm chất tốt đẹp ...............................................91
3.2.1. Những chàng trai tài giỏi, gan dạ, chất phác..................................................92
4
3.2.2. Những cô sơn nữ xinh đẹp, trong sáng, thơ ngây..........................................99
3.2.3. Những mối tình thơ mộng, đắm say ............................................................114
KẾT LUẬN.......................................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................127
PHỤ LỤC..........................................................................................................................131
5
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
 Cách ghi chú thích: Cụm chú thích ghi trong ngoặc vuông [ ] để ghi các
ý kiến trích dẫn theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham
khảo và trang trích (khi cần thiết) ghi sau dấu phẩy. Ví dụ: [15, 35-36]
tức: Tài liệu số 15, trang 35-36.
 Các ý kiến trích dẫn, được đặt trong dấu ngoặc kép “ ” và in nghiêng.
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giai đoạn 1930 - 1945 là thời kì phát triển rực rỡ của nền Văn học Việt
Nam hiện đại. Trên bình diện văn xuôi, xuất hiện nhiều tác giả có tên tuổi
như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam
Cao, Kim Lân, Thạch Lam, Lan Khai,… Trong đó, nhà văn Lan Khai – cây
bút chủ lực của Nhà xuất bản Tân Dân đồng thời cũng là tác giả của nhiều tác
phẩm thuộc nhiều thể loại văn học khác nhau từ tiểu thuyết, truyện ngắn,
truyện vừa đến kí, thơ ca, dịch thuật, lý luận phê bình… đã gây được sự chú ý
của đông đảo độc giả và giới phê bình. Từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tác
của Lan Khai đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà văn và độc giả đương
thời. Lan Khai được mệnh danh là “Nhà văn đường rừng” với những thành
tựu đặc sắc trong việc khám phá thế giới tưởng như huyền bí xa lạ, thế giới
thiên nhiên và phong tục tập quán của con người miền núi, đã đem lại cho bạn
đọc nhiều nhận thức mới về cuộc sống đa dạng của cộng đồng các dân tộc
trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là của đồng bào miền núi.
Sự đóng góp về văn học của Lan Khai là không nhỏ. Trong vòng mười
bảy năm sáng tác, ông đã để lại một khối lượng lớn tác phẩm với những đề tài
phong phú có giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Song gần như những tác phẩm ấy
chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống tương xứng với tầm
vóc của ông. Đặc biệt những sáng tác về đề tài miền núi của Lan Khai đã góp
phần làm phong phú thêm gương mặt của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai là một trong những nét
đặc sắc góp phần khẳng định tên tuổi, vị trí của ông trong nền văn học Việt
Nam những năm 1930 – 1945. Cùng thời với Lan Khai, trong sáng tác văn
xuôi của một số nhà văn như Thạch Lam, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,… chất
7
thơ, chất trữ tình cũng được thể hiện đậm nét trong mỗi trang văn viết về cuộc
sống và con người những năm trước Cách mạng. Song Chất thơ trong Truyện
đường rừng của Lan Khai, lại mang màu sắc riêng, nó thấm đẫm trong mỗi
trang viết của ông về thiên nhiên, con người và phong tục miền núi. Do vậy,
chọn Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai làm đề tài nghiên cứu,
chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu những đặc sắc và thành tựu riêng của nhà văn,
đồng thời thấy được một phong cách tiểu thuyết, truyện ngắn cũng như những
đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Được đánh giá là một trong những cây bút sung mãn trong thời kì văn
học Việt Nam 1930 – 1945, Lan Khai đã để lại một số lượng lớn tác phẩm
nhiều thể loại như: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tâm lý xã hội, truyện đường
rừng, truyện tâm lý xã hội, ký, thơ ca, lý luận phê bình văn học… Trong đó
Truyện đường rừng của ông thu hút nhiều sự chú ý của bạn đọc và các nhà
nghiên cứu cũng chính những tác phẩm này đã góp phần tạo nên chỗ đứng
riêng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
• Trước Cách mạng tháng Tám:
Trước Cách mạng tháng Tám, có một số bài viết và một số tác giả đã
quan tâm đến sáng tác của Lan Khai như: Trần Huy Liệu, Trương Tửu, Hải
Triều, Phạm Mạnh Phan, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan,… (Hiện nay đã
được tập hợp lại trong “Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc”, Nhà xuất bản
Hội nhà văn, 2006). Đa số các tác giả của những bài viết, bài nghiên cứu này
mới đề cập đến những tác phẩm mang tính lịch sử, xã hội của Lan Khai.
Người đầu tiên quan tâm đến Truyện đường rừng của Lan Khai là nhà nghiên
cứu Trương Tửu. Trong bài viết về tác giả Lan Khai đăng trên báo Loa (Số
81, ra ngày thứ 5 - 1935) Trương Tửu đã gọi Lan Khai là “nhà nghệ sĩ của
8
rừng rú” vì chính Lan Khai bằng “năng lực nghệ sĩ thiên bẩm thúc giục, ông
cầm bút chép những chuyện lạ đường rừng, dắt ta vào một địa hạt xa xăm, tối
hiểm. Từ từ, hồi hộp, ông ẩn khẽ cánh cửa của rừng thẳm, mở lối cho nghệ
thuật bước vào một thế giới lạ lùng, đầy những hình trạng nhiệm mầu, đột
thú.
Trong phạm vi ấy ông vẫn chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ
thụ giữa cánh đồng bát ngát”[43, 225] bởi lẽ “ông sống trong rừng rậm, núi
cao, cảm thấy cái đẹp của sơn lâm và cái hay của các dân Mèo, dân Thổ.
Luôn luôn ông chìm đắm trong những phút say khoái trá của giác quan.
Chung quanh mình, ông được ngắm tê mê ngàn vạn những hình ảnh thiên
nhiên mà một ngòi bút thiêng liêng điểm rồi lại xóa” và “Quả thực không có
ai yêu tha thiết rừng núi như Lan Khai. Ông cho nó một linh hồn. Ông thu nó
qua nét vẽ” [43, 225] và “Ông Lan Khai quả có con mắt tinh vi của nhà tiểu
thuyết tả thực. Hình như ghi đầy đủ được các vật xung quanh mình đối với
ông, là một cái thú riêng của nhà nghề, cũng như gửi tình cảm cho thiên
nhiên, ở một thi nhân, là cách đặt ống giác vào trái tim đau đớn”[44, 228].
Trong bài viết về “Văn Lan Khai”, nhà nghiên cứu Trương Tửu đã có những
đánh giá cao về ngòi bút tả cảnh của ông: “Trong các nhà văn tả cảnh hiện
đại, ông Lan Khai đáng liệt vào địa vị danh dự”[44, 238] và thỉnh thoảng
dưới ngòi bút Lan Khai “hình tượng nọ nối tiếp hình tượng kia thành một
điệu dài làm cho người đọc như bị mê sảng không biết mình ở trong mộng
hay trước cảnh thực” và “ văn ông bóng bẩy, đẹp đẽ. Không mấy khi ông tả
màu sắc bằng một phẩm từ cộc lộc. Ông phải dùng lối ví.
“Mái tóc màu hạt dẻ…”
“Đỉnh núi xa màu lơ nhạt…”
“Suối nước đen như mực loãng…”
9
(…)văn Lan Khai tổng hợp, đằm thắm và dễ cảm động”[44, 240]. Như
vậy, với ý kiến của Trương Tửu, ta có thể khẳng định vị trí của Truyện đường
rừng cũng như tài năng sáng tạo của Lan Khai trong miêu tả thiên nhiên miền
núi ngay từ đầu những năm 1930 và phần nào thấy được Chất thơ trong
Truyện đường rừng qua những bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người
đầy thơ mộng.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, 1942, đã
có những đánh giá xác đáng về thành tựu sáng tạo của Lan Khai. Khi bàn đến
loại Truyện đường rừng – thể loại mà ông cho là “loại trội nhất” và để thấy
được “tài nghệ của Lan Khai”, tác giả tập trung vào tìm hiểu các tiểu thuyết
Tiếng gọi của rừng thẳm và tập Truyện đường rừng, ông viết: “Đọc Tiếng gọi
của rừng thẳm người ta cảm về cái tâm hồn ngây thơ và chất phác của cô sơn
nữ bao nhiêu, thì đọc Truyện đường rừng của Lan Khai người ta lại ghê sợ về
những cái bí hiểm của rừng núi bấy nhiêu và người ta có cái cảm tưởng như
những chốn sơn lâm của Mường, Mán chỉ là những nơi ma thiêng nước độc,
người man di còn ở lẫn với thú dữ và… ma. Hai quyển sách là hai bộ mặt của
rừng: một đằng là cái vẻ đẹp của người, của cảnh phô bày trước mặt người lữ
khách; còn một đằng là những điều huyền bí ẩn náu ở sau những người và
những cảnh ấy”[17, 262]. Và theo Vũ Ngọc Phan thì “Đọc Truyện đường
rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư thực, không nên đứng vào
mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc thơ mộng, pha chút huyền ảo của
cổ nhân, như khi đọc Liêu Trai của Bồ Tùng Linh vậy”[21, 263]. Ngoài ra
ông còn khẳng định tài năng viết truyện ngắn của Lan Khai: “Lan Khai là cây
bút rất tài tình để viết truyện ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ viết có tập
Truyện đường rừng? Thật đáng tiếc!”[22, 246]. Cũng theo Vũ Ngọc Phan thì
“Tiếng gọi của rừng thẳm là một tập truyện đường rừng tươi đẹp của Lan
Khai (…) Lời văn thật giản dị và linh động(…). Cả truyện đều là những cảnh
10
dịu dàng kế tiếp”. “Trong tập Truyện đường rừng của Lan Khai, truyện Tiền
mất lực (trang 97) có cái cốt cách của một truyện dài; chuyện thật cảm động,
nào lòng hào hiệp, nào sự chung tình, rồi cái kết cục của đôi nhân tình mới
oanh liệt làm sao! Rồi trong truyện còn điểm nhiều đoạn đầy thơ mộng. Cả
truyện là một bài thơ trường thiên có hương vị của rừng núi”[22, 159-160].
Những đánh giá trên của Vũ Ngọc Phan, phần nào đã gợi ý cho ta cách tiếp
cận vẻ đẹp của Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, đồng thời
thấy được tài năng nghệ thuật của Lan Khai trong thể loại truyện ngắn.
Có thể nói rằng, trước 1945, các tác phẩm của nhà văn Lan Khai đã thu
hút được sự chú ý của không ít nhà nghiên cứu, phê bình văn học nổi tiếng.
Song hầu hết các bài nghiên cứu mới chỉ tập trung ở các tác phẩm tiểu thuyết.
Riêng mảng truyện ngắn của ông, ít nhiều các nhà nghiên cứu có đề cập đến
song chưa đầy đủ và toàn diện.
• Từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước 1986:
Từ giữa những năm sáu mươi trở đi, rải rác ở hai miền Nam, Bắc có một
số bài viết tiếp tục đề cập đến Lan Khai và những sáng tác của ông. Theo
cuốn “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên”, tập III, nhà nghiên cứu Phạm
Thế Ngũ trong phần “Tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai” đã có những
nhận xét đánh giá cao sở trường viết tiểu thuyết và khả năng viết Truyện
đường rừng của Lan Khai: “Chúng ta thấy về tiểu thuyết đường rừng Thế Lữ
đã có viết nhưng chính Lan Khai mới là nhà văn của miền thượng du Bắc Việt
… Thế Lữ đứng từ ngoài nhìn vào, cố đem đầu óc khoa học để giải thích vài
bí mật đường rừng. Lan Khai muốn từ trong bước ra mở cửa cho ta chứng
kiến cái thế giới huyền bí li kì của dân thượng du”[20, 287]. Ngoài ra Phạm
Thế Ngũ còn đưa thêm một số ý kiến mới đánh giá xác đáng về văn phong
của Lan Khai: “là một cây bút biết tự chăm sóc và có nhiều đức tính văn
11
chương… Ở những tác phẩm, những trang ông viết kỹ hơn cả ta thấy một bút
pháp thực già dặn điêu luyện”[20, 292].
Trong cuốn “Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam”, 1968,
Nguyễn Đức Đàn cũng đề cập đến tác giả Lan Khai và tiểu thuyết Lầm Than
và đưa ra một số nhận xét “nhà văn lãng mạn rẽ bước chốc lát sang con
đường hiện thực … cố nhiên vốn hiểu biết của “Nhà văn đường rừng” về giai
cấp công nhân cũng khá mong manh…”.
Có thể nói, từ sau cách mạng tháng Tám đến trước 1986, là thời kì khá
dài do di sản văn học của Lan Khai bị thất lạc hoặc chưa được tái bản nên các
bài nghiên cứu, phê bình về ông còn thưa thớt.
• Từ 1986 đến nay:
Năm 1989, trong cuốn “Tổng tập văn học Việt Nam tập 29A” tác giả
Phan Cự Đệ trong bài “Khải Luận” đã đưa ra một vài nhận xét: “Lan Khai là
một nhà văn viết Truyện đường rừng và Tiểu thuyết lịch sử theo khuynh
hướng lãng mạn thoát ly. Tuy nhiên trong toàn bộ sáng tác của Lan Khai
cũng có một số truyện ngắn (Thằng gầy; Kẻ chiến bại) và tiểu thuyết (Lầm
than; Mực mài nước mắt) viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán”. Nhìn
chung cho đến thời điểm này việc nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Lan
Khai còn sơ lược.
Trên phụ san báo Văn nghệ ngày 19/08/1990, Gia Dũng có bài viết “Đôi
điều về nhà văn Lan Khai”, tác giả đã cung cấp một số tư liệu mới về lịch sử
quá trình sáng tác của nhà văn dựa trên nguồn tư liệu của địa phương và gia
đình Lan Khai. Bài viết đã giúp ta hiểu hơn về thân thế, sự nghiệp của nhà
văn: “Kể cả thời gian đi học và viết báo, viết văn, Lan Khai sống ở Hà Nội
chưa đầy mười năm, thời gian còn lại ông sống gần gũi gắn bó với miền núi.
Chính vì thế mà cuộc sống con người miền núi được thể hiện trong tác phẩm
của Lan Khai một cách ưu ái, trân trọng và khá đậm nét”[8, 313].
12
Tiếp đến là một số bài viết của tác giả Hoàng Minh Tường về Lan Khai
như “Hành hương về thủ đô kháng chiến” (Tuần báo văn nghệ 25/08/1990) và
“Kiếm sống bằng nghề văn” (Văn nghệ số 26, 1991) tác giả cũng cung cấp
thêm một số tư liệu về nhà văn Lan Khai trước cách mạng.
Trong “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam” năm 1992, do Nguyễn
Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế biên soạn, ở mục “Nguyễn Lan Khai” đã
khẳng định vị trí và đóng góp của nhà văn Lan Khai cho nền văn học nước
nhà những năm 1930 – 1945 của thế kỉ XX. Tiếp đó, trong cuốn “Chân dung
và giai thoại” (1992), tác giả Ngọc Giao trong bài “Lan Khai với truyện lạ
đường rừng” đã cung cấp thêm một số tư liệu về cuộc đời nghệ thuật của Lan
Khai trong những năm sống ở Hà Nội.
Năm 1997, trên báo “Giáo dục và thời đại” số 38, Hoàng Dạ Vũ có bài
viết “Vũ Trọng Phụng gặp Lan Khai”, giới thiệu về tình bạn của hai nhà văn
cùng thời. Năm 1998, Nhà xuất bản khoa học xã hội cho xuất bản cuốn “Văn
xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945” (tập 2) trong đó có giới thiệu vắn tắt
về Lan Khai. Tác giả cuốn sách cho rằng “Lan Khai sáng tác chủ yếu tiểu
thuyết lịch sử và tiểu thuyết đường rừng”.
Tiếp đó, năm 2001, Nhà xuất bản văn học cho ra mắt bạn đọc cuốn “Từ
điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX – 1945”. Trong
cuốn sách các tác giả đã đề cập tới những đóng góp của Lan Khai trên lĩnh
vực tiểu thuyết Việt Nam hiện đại và giới thiệu vắn tắt về một số tác phẩm
“Lầm than”, “Cô Dung”, “Gái thời loạn”, “Suối Đàn”…
Trên báo Tiền phong cuối tháng 4,5,6,7/2001, tác giả Lan Phương trong
mục “Những điều ít được biết về nhà văn” đã cung cấp nhiều tư liệu về mối
quan hệ gắn bó giữa Lan Khai và các nhà văn cùng thời như: Tản Đà, Nguyễn
Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Hải Triều,… Trên báo Văn nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh số 37 ra ngày 04/10/2001, tác giả Trần Mạnh Tiến
13
có bài viết “Vấn đề nhà văn trong quan niệm của Lâm Tuyền Khách”, tác giả
đã đánh giá cao tư tưởng văn nghệ của Lan Khai dựa trên các tư liệu lý luận
và phê bình văn học của nhà văn: “Từ quan niệm đến sáng tác, đương thời
Lan Khai đã thể hiện cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc về vị trí nhà văn đối
với cuộc sống và nghệ thuật”[34, 194] và theo Lan Khai “Nhà văn là tinh hoa
của dân tộc và văn minh nhân loại được tỏa sáng bằng tài năng, tri thức và
nhân cách, cần có sự phấn đấu không ngừng vì lợi ích dân tộc và mục tiêu
cao cả nhất là làm ra cái đẹp để phụng sự con người… Phản ánh chân thực
cuộc sống là thước đo cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ, là sức sống trường
tồn của nghệ thuật”[34, 194].
Tác giả Nguyễn Thanh Trường, trong luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ
văn: “Truyện đường rừng của Lan Khai”, 2001 khi nói về thiên nhiên trong
Truyện đường rừng có nhận xét: “Cảm nhận đầu tiên của người đọc khi đến
với những tác phẩm: Tiếng gọi của rừng thẳm, Đường đi Cao Bằng, Đỉnh non
Thần, Hồng Thầu, Mọi rợ, Suối Đàn, Mưa xuân vv… là thế giới thiên nhiên
trong những Truyện đường rừng này hiện lên thật đẹp, một vẻ đẹp chân thực
tươi trẻ vừa mộc mạc gần gũi thân quen lại rất mộng và thơ”[40, 34] và
“Trong số các nhà văn thuộc nền văn chương quốc ngữ từ 1945 trở về trước,
Lan Khai là cây bút viết về cuộc sống miền núi gây được nhiều ấn tượng sâu
sắc trong bạn đọc…. Đó là cảnh núi non trùng điệp, hùng vĩ, là những cảnh
sắc tươi sáng trong trẻo của bầu trời và vạn vật, những hương thơm của hoa
rừng, những lay động dịu êm của cây cỏ, những nét trẻ trung tràn đầy sức
sống của muôn loài. Và xen vào đó là hình ảnh của sông, suối, của những
màn sương mỏng lúc chiều buông, của những ánh nắng vàng tươi rói bao
trùm lên cả một không gian rộng lớn”[40, 33-34]. Từ đó Nguyễn Thanh
Trường đi đến khẳng định: “ta đến với rừng xanh yêu thương qua những
trang viết chứa chan cảm xúc của nhà văn là đến với cái đẹp trong sáng tràn
14
đầy sức sống làm ấm lòng người, là đến với một thế giới thiên nhiên chân
thực thơ mộng hòa hợp với con người”[40, 34]. Khi viết về con người miền
núi trong Truyện đường rừng của Lan Khai, tác giả cũng có những đánh giá
rất sâu sắc: “Con người trong truyện đường rừng của Lan Khai hiện lên một
cách chân thực, sinh động, hòa hợp với thiên nhiên với môi trường sống và
trở thành điểm sáng thẩm mĩ giữa núi rừng trùng điệp”[40, 102]. Đồng thời
trong luận văn của mình, Nguyễn Thanh Trường còn nhận xét: “Đọc tiểu
thuyết của Lan Khai, ta thấy sức cuốn hút mạnh mẽ của một ngôn ngữ nghệ
thuật giầu chất thơ lan tỏa trong nhiều trang viết. Nhà văn đã triệt để khai
thác vẻ đẹp của văn hóa dân gian để đưa vào trong tác phẩm của mình như
việc xen các câu ca dao, dân ca mượt mà, đằm thắm của đồng bào dân tộc
thiểu số vào trong nhiều trang tiểu thuyết”[40, 104]. Nhìn chung những đánh
giá của Nguyễn Thanh Trường đã cho ta một cái nhìn khái quát về nội dung
cũng như nghệ thuật Truyện đường rừng của Lan Khai.
Tác giả Nguyễn Xuân Nam trong bài viết “Sự nghiệp văn học của Lan
Khai một số điều cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu” nhân kỉ niệm 100 năm ngày
sinh của Lan Khai, có đưa ra đánh giá: “Về tiểu thuyết đường rừng của Lan
Khai, cũng có những điều cần bàn thêm: Là người sinh sống quen thuộc với
núi rừng lại là một họa sĩ một nhà thơ, Lan Khai đã có những trang viết khá
đặc sắc trong các Truyện đường rừng của ông”[29, 83]. Cũng trong “Lan
Khai nhà văn hiện thực xuất sắc”, tác giả Nguyễn Thanh Trường trong bài
viết “Hình tượng người phụ nữ miền núi trong tác phẩm của Lan Khai” đã
nhấn mạnh bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của Lan Khai
thông qua việc xây dựng thành công hình tượng người phụ nữ miền núi:
“Bằng bút pháp nghệ thuật so sánh, ví von, liên tưởng Lan Khai đã phác họa
thành công chân dung người phụ nữ từ ngoại hình cho đến nội tâm, vừa có
15
dấu ấn phong tục, vừa mang bản sắc của mỗi cộng đồng vừa có chiều sâu
nhân bản”[29, 98].
Trên báo Văn nghệ số 15, ngày 15/04/2006, trong bài viết: “Nhà văn
Lan Khai – người mở đường vào thế giới sơn lâm”, tác giả Trần Mạnh Tiến
khẳng định: “Tiểu thuyết đường rừng là những tác phẩm kết hợp giữa yếu tố
lãng mạn và hiện thực, đôi khi xen cả những yếu tố truyền kì làm cho câu
chuyện thêm “hương vị của rừng”. Riêng ở phạm vi này có thể xem Lan Khai
là nhà văn đã tìm một hướng đi riêng cho tiểu thuyết, tiêu biểu với các tác
phẩm Rừng khuya, Mọi rợ, Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối Đàn, Tiền mất lực,
Hồng Thầu…” [33, 156] và “Sức hấp dẫn trong tiểu thuyết đường rừng biểu
hiện ở những bức tranh phong cảnh đặc sắc trong đó hiện lên chân dung sống
động của con người…Lan Khai là người nghệ sĩ đã mang đến cho tiểu thuyết
của mình những phẩm chất tinh túy của thơ ca và nhạc họa”[33,158]. Nói về
Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, tác giả Trần Mạnh Tiến còn
đi sâu vào một số tác phẩm cụ thể và khẳng định: “Trong Rừng khuya đoạn
mô tả tấm thân nõn nà của Dua Phăn ngâm mình trong bồn nước trong vắt
giữa rừng xanh là một bức tranh tràn đầy mĩ cảm… Cái tên Suối Đàn không
chỉ là địa danh thôn bản mà còn là bản tình ca bất tận của thiên nhiên ban
tặng con người. Trong Chiếc nỏ cánh dâu cuộc tình giữa Pengai Lâng với
Mai Khâm trở nên sống động hơn bằng làn điệu dân ca Giarai uyển chuyển
qua tiếng hát của người thiếu nữ làm cho núi rừng Tây Nguyên thêm thơ
mộng” [33,158]. Và “Những trang viết của ông hiện lên nhiều từ ngữ giàu
tính tạo hình và biểu cảm, câu văn chứa nhiều ánh sáng và màu sắc với âm
thanh hương vị gợi ra những trường cảm giác mới lạ. Cùng đó là những biện
pháp so sánh ví von giàu sức liên tưởng tạo nên những vẻ đẹp thi ca trong
tiểu thuyết”[33,159].
16
Năm 2010, “Tuyển tập Lan Khai” được Trần Mạnh Tiến biên soạn và
giới thiệu, do Nhà xuất bản văn học phát hành đã đưa ra một cái nhìn tổng
quát về con người và sự nghiệp văn học của Lan Khai, đồng thời tập hợp hầu
hết những sáng tác của nhà văn từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến kí, thơ ca, phê
bình văn học. Điều này đã giúp cho người đọc có cái nhìn đầy đủ, toàn diện
về những di sản văn học của ông trong đó có Truyện đường rừng.
Tóm lại, sự nghiệp văn chương của Lan Khai từ trước cách mạng tháng
Tám đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá cao song chưa
được tiến hành thường xuyên và toàn diện. Đến nay chưa có một công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về Chất thơ trong Truyện đường
rừng của Lan Khai. Tuy trong các bài nghiên cứu của Trần Mạnh Tiến,
Nguyễn Thanh Trường có chú ý đến vẻ đẹp của của chất thơ trong Truyện
đường rừng của Lan Khai nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể
trên nhiều bình diện của từng tác phẩm mà mới chỉ dừng lại ở những nhận
định, đánh giá. Do vậy, luận văn này là công trình đầu tiên đi sâu vào nghiên
cứu một cách toàn diện và hệ thống từ những nhân tố tác động tạo nên chất
thơ và biểu hiện cụ thể vẻ đẹp của Chất thơ trong Truyện đường rừng của
Lan Khai.
3. Đối tượng và phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan
Khai
Phạm vi nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo
sát toàn bộ những tác phẩm của Lan Khai trong mảng Truyện đường rừng bao
gồm các tác phẩm như:
 Về tiểu thuyết bao gồm:
Rừng khuya (1935);
17
Tiếng gọi của rừng thẳm (1939);
Dấu ngựa trên sương (1940);
Suối đàn (1941);
Chiếc nỏ cánh dâu (1941)
được Trần Mạnh Tiến sưu tập, biên soạn, giới thiệu trong “Lan Khai tuyển
tập” tập 1, NXB Văn học, 2010.
 Về truyện ngắn bao gồm:
Sóng nước Lô giang;
Người lạ;
Ma thuồng luồng;
Con thuồng luồng nhà họ Ma;
Con bò dưới thủy tề;
Đôi con vịt;
Mũi tên dẹp loạn;
Tiền mất lực;
Pàng Nhả;
Dưới miệng hùm;
Khảm khắc;
Tiếng sáo đêm thu;
Đêm ấy;
Bên rừng xuân,
Vì cánh hoa trôi…
được Trần Mạnh Tiến sưu tập và giới thiệu trong “Lan Khai tuyển truyện
ngắn”, NXB Hà Nội, 2011.
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm một số tiểu thuyết lịch sử và tiểu
thuyết tâm lý xã hội của Lan Khai cũng đề cập đến thiên nhiên, con người
18
miền núi như: Ai lên phố cát (1937); Đỉnh non thần (1941); Mưa xuân
(1944),…
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ của đề tài này là nghiên cứu những
biểu hiện của chất thơ trong nội dung và nghệ thuật Truyện đường rừng của
Lan Khai qua những bức tranh thiên nhiên thơ mộng; những sơn nữ xinh đẹp,
trong sáng; trong những lễ hội, phong tục; trong ngôn từ nghệ thuật; ….để
góp phần khẳng định những đặc sắc của Lan Khai trong mảng Truyện đường
rừng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng phối hợp các phương
pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp hệ thống: Tiến hành tập hợp những tiểu thuyết và truyện
ngắn viết về miền núi của Lan Khai để khảo sát chất thơ trong những tác
phẩm đó như: bức tranh thiên nhiên thơ mộng, hình ảnh những sơn nữ xinh
đẹp, trong sáng; những chàng trai tài giỏi, gan dạ; những lễ hội mùa xuân;
những phong tục kén chồng, cưới hỏi,…
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi tiến hành phân tích những
tiểu thuyết đường rừng và truyện đường rừng của Lan Khai thuộc phạm vi
nghiên cứu và chỉ ra biểu hiện của chất thơ trong nội dung và nghệ thuật của
các sáng tác đó.
- Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu Chất thơ trong
Truyện đường rừng của Lan Khai, khi cần thiết chúng tôi sẽ so sánh với chất
thơ trong tác phẩm của một số nhà văn khác để làm nổi bật nét đặc sắc và sự
sáng tạo của nhà văn.
5. Đóng góp của luận văn
19
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống về Chất thơ
trong truyện đường rừng của Lan Khai trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đánh
giá của những người đi trước. Với công trình này, chúng tôi mong muốn góp
phần khẳng định vị trí của Lan Khai trong dòng văn học Việt Nam những
năm 1930 – 1945 và chỉ ra những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của
ông khi viết Truyện đường rừng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn chúng tôi triển khai thành ba chương như sau:
Chương một: Những vấn đề chung
Trong chương này, người viết giới thiệu những nét cơ bản về cuộc đời
của nhà văn Lan Khai, đồng thời khẳng định sự nghiệp văn chương phong
phú, đa dạng của nhà văn cũng như vị trí Truyện đường rừng và những nhân
tố tác động góp phần tạo nên chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai.
Cùng với đó, người viết cũng tiến hành lí giải khái niệm về chất thơ và chất
thơ trong văn xuôi để làm cơ sở lí luận nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài
này.
Chương hai: Chất thơ trong bức tranh thiên nhiên miền núi sống
động, nhiều màu sắc
Trong chương này, người viết đi vào phân tích chất thơ trong bức tranh
thiên nhiên miền núi sống động, nhiều màu sắc. Đó là một bức tranh tươi đẹp,
thơ mộng với những gam màu tươi sáng, ấm áp đầy tính nhạc, tính họa và
luôn giao hòa, gắn bó với con người. Đồng thời, người viết cũng tiến hành
phân tích bút pháp nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế, giàu hình ảnh, cùng
với lối so sánh, ví von sinh động góp phần làm nổi bật chất thơ của bức tranh
thiên nhiên miền núi trong Truyện đường rừng của Lan Khai.
Chương ba: Chất thơ tỏa ra từ cuộc sống, con người miền núi
20
Trong chương này, người viết đi sâu vào tìm hiểu chất thơ tỏa ra từ cuộc
sống, con người miền núi. Đó là một cuộc sống tinh thần phong phú, đa dạng
mang đầy tính nhân văn với những lễ hội, phong tục đậm đà bản sắc dân tộc
cùng hình ảnh những con người miền núi chất phác, trọng tình nghĩa (những
chàng trai miền núi gan dạ, những cô sơn nữ xinh đẹp, trong sáng, thơ ngây
cùng những mối tình thơ mộng, đắm say giữa núi rừng tươi đẹp). Đồng thời
trong chương này, người viết cũng chú ý phân tích tình huống và cốt truyện
trữ tình cũng như ngôn từ nghệ thuật mang đậm chất ca dao, dân ca miền núi
để làm nổi bật chất thơ trong bức tranh về cuộc sống, con người miền núi
trong Truyện đường rừng của Lan Khai.
21
CHƯƠNG MỘT:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Lan Khai – nhà văn đường rừng xuất sắc
1.1.1 Một sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng
Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải, sinh ngày 24/6/1906 tại xã
Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Cha ông là cụ Nguyễn Đình
Chức, một nhà nho ưu tú thuộc dòng họ Nguyễn Đình có nguyên quán ở Thừa
Thiên Huế. Lan Khai từng kể lại về người cha của mình: “Cha tôi là một ông
nhà Nho kiêm nghề lương y, tính thích uống rượu ngâm thơ và rất yêu say
cảnh núi sông, hoa cỏ”[30, 11]. Nhà Nho ấy là người từng trải, có vốn văn
hóa uyên thâm và một tâm hồn phóng khoáng. Mẹ của Lan Khai là cụ Lỗ Thị
Thục một người phụ nữ nhân hậu, hiền lành, chịu thương chịu khó, có vốn
truyện dân gian phong phú.
Với gần 40 năm tuổi đời và gần 20 năm tuổi nghề, Lan Khai đã để lại
một sự nghiệp văn học đồ sộ với sự thể nghiệm hầu hết ở các thể loại: Tiểu
thuyết, Truyện ngắn, Kí, Thơ ca, Văn học dân gian, Thơ ca dân gian và cả Lí
luận và Phê bình văn học. Hầu hết các tác phẩm của Lan Khai đều rất đặc sắc,
thể hiện tài năng của nhà văn “Lâm Tuyền khách” và đề cao tính nhân văn,
tính chân thật trong văn học.
Có lẽ, người đọc biết đến Lan Khai đầu tiên với tư cách là một nhà tiểu
thuyết tâm lý xã hội. Lan Khai đặt chân vào làng tiểu thuyết trước tiên với đề
tài tâm lý xã hội, mở màn bằng cuốn ái tình tiểu thuyết Nước hồ Gươm (1928)
tiếp đó là hàng loạt các tiểu thuyết như: Cô Dung (1928- 1938), Lầm than
(1929- 1934, xuất bản 1938), Liếp ly (1938), Sóng lúa reo (1938), Nàng
(1940), Mực mài nước mắt (1941), Tội nhân hay nạn nhân (1941), Tội và
22
thương (1942), Mưa xuân (1942- 1943),… Đó là những bức tranh cuộc sống
từ nông thôn đến thành thị, hầm mỏ, nhà trường và môi trường gia đình, xã
hội cùng những cảnh đời và số phận riêng. Tác phẩm có sự phối hợp linh hoạt
giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, làm sống dậy chiều sâu về đời sống nội
tâm phức tạp của con người “thời kỳ Âu hóa” đầu thế kỷ XX.
Các tác phẩm Nơi ước hẹn (1934), Kiếp con tằm (1935), Mực mài nước
mắt (1941) của Lan Khai đã cho ta thấy những bức tranh nối tiếp về bi kịch
tinh thần của người nghệ sĩ trong xã hội thuộc địa. Đây là những sáng tác ra
đời trước cả Đời thừa, Trăng sáng và Sống mòn của Nam Cao nhiều năm.
Còn Liếp Ly (1938) là một câu chuyện tình lãng mạn giữa chàng trai Việt với
cô gái Lào.
Có thể nói tiểu thuyết tâm lý – xã hội của Lan Khai đã mở ra những
bức tranh sâu rộng về những con người và cảnh ngộ khác nhau. Mỗi câu
chuyện đặt ra một vấn đề bức thiết từ cuộc sống, được người viết vận dụng
linh hoạt nhiều khả năng thể hiện nghệ thuật. Đó là những câu chuyện giàu
tính hiện thực toát lên vốn sống phong phú của nhà văn.
Cùng với danh hiệu nhà tiểu thuyết tâm lý – xã hội, Lan Khai còn được
mệnh danh là nhà văn đường rừng với các truyện đường rừng phong phú, đặc
sắc gồm: tiểu thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết gồm: Lô HNồ (1932),
Tình và máu (1932), Mũi tên độc (1933), Lên thác xuống ghềnh (1934), Rừng
khuya (1935), Tiếng gọi của rừng thẳm (1936), Dấu ngựa trên sương (1939-
1940), Hồng Thầu (1940), Suối Đàn (1941), Chiếc nỏ cánh dâu (1941), …
Bên cạnh đó, một số tác phẩm như: Gái thời loạn, Đỉnh non Thần, Bóng cờ
trắng trong sương mù, Trong cơn binh lửa,… Tuy là những tiểu thuyết lịch
sử, nhưng nhân vật, tập quán và địa danh vẫn là những bức tranh sinh động về
miền núi. Điều này làm tăng thêm sức hấp dẫn cho Truyện đường rừng của
Lan Khai. Về truyện ngắn gồm những tác phẩm như: Người lạ, Ma thuồng
23
luồng, Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thủy tề, Gò thần, Tiền mất
lực, Khảm khắc, Pàng Nhả, Dưới miệng hùm, Sóng nước Lô Giang,… Có thể
nói Truyện đường rừng là một trong những đóng góp lớn của Lan Khai, cho
thấy cái nhìn nhân văn sâu sắc về thiên nhiên đất nước con người. Bằng
những hình tượng nghệ thuật, Lan Khai đã góp phần xóa đi bức tường ngăn
cách giữa miền ngược với miền xuôi, giữa cộng đồng các dân tộc khác nhau
trên lãnh thổ Việt Nam.
Không chỉ là một nhà tiểu thuyết tâm lí xã hội, nhà văn đường rừng,
Lan Khai còn là một nhà tiểu thuyết lịch sử. Sinh ra và lớn lên trong một gia
đình có truyền thống yêu nước, Lan Khai luôn mang trong mình lịch sử của
quê hương đất nước. Nhà văn đồng thời cũng sống trọn thời kì lịch sử có
nhiều sự kiện trọng đại. Ông đã để lại một di sản lớn với gần 30 tiểu thuyết
lịch sử như: Gái thời loạn (1933), Chiếc ngai vàng (1935), Chàng đi Bồng
Nga (1938), Chàng áo xanh (1938), Bóng cờ trắng trong sương mù (1938),
Đỉnh non Thần (1940), Cưỡi đầu voi dữ (1940), Gửi cái xuân tàn (1941), Sầu
lên ngọn ải (1941), Người thù mặt trời (1941), Trăng nước hồ Tây (1941),
Treo bức chiến bào (1942), Trong cơn binh lửa (1942), Thành bại với anh
hùng (1942), Tình ngoài muôn dặm (1942), Rỡn sóng Bạch Đằng (1942),
Cánh buồm thoát tục (1942), Theo lớp mây đưa (1942), Ái tình và sự nghiệp
(1942), Giấc mơ bạo chúa (1942), Việt Nam- Ngươi đi đâu? (1941),… Đương
thời, khi viết tiểu thuyết lịch sử, các nhà văn Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu
Luật, Phan Trần Chúc… nhằm tái hiện các sự kiện và nhân vật như nguyên
mẫu, nhưng với Lan Khai, ngoài việc bám sát các tư liệu lịch sử, ông còn
chọn cho mình một hướng đi riêng qua hư cấu nghệ thuật, thể hiện quan niệm
mới có chiều sâu nhân bản.
Ngoài tiểu thuyết tâm lý xã hội, truyện đường rừng, tiểu thuyết lịch sử,
Lan Khai còn có một số lượng tác phẩm đồ sộ ở thể loại truyện ngắn, kí, thơ
24
ca và dịch thuật. Truyện ngắn của ông bao gồm hai loại là: truyện ngắn đường
rừng và truyện ngắn tâm lý xã hội. Về truyện ngắn tâm lý xã hội có tập Lẩn
sự đời (1934) bao gồm 5 truyện: Lẩn sự đời, Giông tố, Bỡn cợt với tình, Một
việc tự tư, Vì cánh hoa trôi cùng nhiều truyện ngắn ở các tờ báo khác như:
Nơi ước hẹn trên Đông Phương (1934); Anh Sẩm, Thằng Gầy, Cái của nợ, Cô
Bụt, Khóc thông reo trên Ngọ báo (1934); Kiếp con tằm, Khổ tình, Chung
tình trên Loa (1935). Về truyện ngắn đường rừng có tập Truyện đường rừng
(1940) và các truyện ngắn đăng trên các báo như Ngọ báo, Đông Pháp. Tác
phẩm ký của Lan Khai cũng hết sức phong phú, bao gồm các tác phẩm như:
Trường hận ca về sự chết (1933), Sáu năm cách biệt nay hồi cố hương (1933,
viết cùng Yên Sơn), Thầy đồ tôi (1933), Viếng cô Hồng Yến (1933), Cháu tôi
chết (1933), Tập hồi kí nhan đề 8023 (viết 1930-1932, in 1935), Biệt ly
(1934), Cánh hoa mua (1929 in 1935), Con ngựa hồng của tôi (1930 in
1935), Một cuộc săn đêm (1935), Đau và chết (1939)… Đó là những bức
tranh chân thực về cuộc sống và những mảnh đời của nghệ sĩ Lan Khai. Do
đó không dễ dàng phân biệt giữa tự truyện và ký trong nhiều trang viết của
ông.
Trong cuộc đời nghệ thuật của mình, Lan Khai không ước vọng thành
một nhà thơ, nhưng thơ ca lại đến với ông một cách hồn nhiên chân thực.
Trong di cảo của ông còn lại một số bài thơ như: Chờ mẹ, Chiều, Quê ta,
Dòng huyết lệ, Tiếng hát xa, Tiếc xuân, Cõi Tiên, Tiếng hát làm dâu…
Ở mảng dịch thuật, dường như người nghệ sĩ này cũng luôn tham vọng
làm tất cả những gì cần thiết cho văn chương nghệ thuật. Ông vừa sưu tầm,
vừa chuyển dịch những văn bản văn học các dân tộc thiểu số và tiếng nước
ngoài sang tiếng Việt một cách nhuần nhị đem đến nhiều thông tin mới cho
bạn đọc. Ông từng dịch về các tác gia nước ngoài như: Anđrêgit, Lev Tolxtoi,
Stêphan Zweig, Romain Rolland, Đôxtôiepxky, Phêlixiêng Sale, E. Dôla…
25
Các bản dịch Pháp văn của ông thường là những tác phẩm văn học hoặc
những bài báo, hay sách kinh điển, được viện dẫn linh hoạt trong các bài nghị
luận về văn học, về giáo dục và lý luận nói chung.
Bên cạnh vị trí là một tác giả lớn của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện
đại, Lan Khai còn là một cây bút nghiên cứu, lý luận và phê bình sắc bén có
ảnh hưởng mạnh mẽ với đương thời và sau này. Quan niệm nghệ thuật của
ông tập trung trong những tác phẩm như: Tài hoa… cái lụy ngàn đời; Tình với
cảnh (1934); Đẹp; Nguồn cảm hứng của thi nhân; Âm điệu mới (1935); Cần
một ông trời; Tính cách Việt Nam trong văn chương; Cảm tưởng về cách dạy
hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Diệp; Thiên chức của văn sĩ Việt Nam; Cái nguy
mất gốc; Gửi một bạn trẻ muốn theo đuổi nghề viết văn; Một niềm tin cần
phải có; Bàn qua về nghệ thuật; Một quan niệm về văn chương; Phác họa
hình dung và tâm tính thi sĩ Tản Đà; Con người Vũ Trọng Phụng (1939); Gió
núi trăng ngàn (1933); Những câu hát xanh (1937); Cái đẹp với nghệ thuật
(1940); Lê Văn Trương (1940); Vũ Trọng Phụng (1941)… Tất cả các vấn đề
nghệ thuật và nhân sinh của Lan Khai thể hiện trong những bài viết và chuyên
luận, hoặc đan xen trong nhiều trang tiểu thuyết, tạo thành một hệ thống quan
niệm phong phú. Trong đó nổi bật lên là vấn đề tính dân tộc và con đường
cách tân văn nghệ; vai trò của nhà văn và nền văn nghệ tương lai; mối quan
hệ giữa mỹ học và nghệ thuật, văn hóa với văn học; vấn đề văn học dân gian
các dân tộc thiểu số… Bên cạnh đó, Lan Khai còn có nhiều công trình khảo
cứu về phong tục của nhiều dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam như
H’Mông, Tày, Nùng, Gia Rai, Ba Na, Dao… Cùng với đó là công trình khảo
cứu phong tục nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam. Tiêu biểu là công trình Gió
núi trăng ngàn (1933) và Những câu hát xanh (1937)… là những di sản quí về
thơ ca dân gian của đồng bào Tày bao gồm các thể đồng dao, tục ngữ, cao
dao, dân ca vô cùng sinh động với bút danh Lâm Tuyền Khách. Lan Khai
26
cũng nghiên cứu phong tục nhiều dân tộc thiểu số từ Việt Bắc đến Tây
Nguyên, như các công trình Mán Mèo, Người Thổ nâu, Quần Cộc chơi xuân,
Chút phảo nòn thoai, Mang lung, Đầu đỏ với ngày xuân, Tiếng tiêu trên núi
Lịch… Đó là các bài khảo cứu có giá trị về bản sắc văn hóa các dân tộc Tày,
H’Mông, Đại Bản, Tiểu Bản, Pà Thẻn, Dao Tiền, Quần Cộc, Lô Lô, Ba Na,
Gia Rai…
Có thể nói cuộc đời và sự nghiệp văn học phong phú, đa dạng của Lan
Khai đã để lại một dấu ấn sâu đậm cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông
là một trong những nhà văn đã tham gia vào công cuộc khai sơn phá thạch
cho nền văn học dân tộc ở thế kỉ XX. Là một nhà văn tài năng, Lan Khai đã
tham gia vào nhiều lĩnh vực văn học và ở đề tài nào cũng thể hiện những năng
lực sáng tạo riêng. Di sản văn học mà ông để lại là vô cùng quí giá, nó là
những sáng tác thể hiện tập trung nhất tâm hồn, tư tưởng của người nghệ sĩ
trước nhân dân và đất nước.
1.1.2. Truyện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của
Lan Khai
 Về khái niệm Truyện đường rừng:
Theo nhà nghiên cứu Bùi Quang Huy thì khái niệm Truyện đường rừng
xuất hiện trong văn học Việt Nam khoảng từ những năm 30 của thế kỉ XX với
những tên tuổi nổi tiếng như Thế Lữ, Lan Khai, Phạm Cao Củng, Bùi Huy
Phồn,… và Truyện đường rừng là một khái niệm mở. Trên cơ sở tiếp thu ý
kiến của Bùi Quang Huy và thực tế khảo sát Truyện đường rừng của Lan
Khai, Lý Văn Sâm, Thế Lữ,… chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số tiêu chí sau
để xác định một tác phẩm văn học có phải là Truyện đường rừng hay không:
1. Lấy khung cảnh rừng núi làm bối cảnh
27
2. Phản ánh cuộc sống vật chất và tinh thần (bao gồm cả đời sống tâm
linh) của những con người sống ở vùng rừng núi
3. Câu chuyện có yếu tố kỳ lạ, khác thường
 Về Truyện đường rừng của Lan Khai:
Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Truyện đường rừng của Lan
Khai xuất hiện trên văn đàn và có một sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với độc giả
cũng như giới nghiên cứu. Sự ra đời của Truyện đường rừng này là một hiện
tượng mới trong đời sống văn học nước ta bởi trong suốt thời kì trung đại cho
đến đầu những năm 30 của thế kỉ trước hình bóng cuộc sống và con người
trong văn học còn mờ nhạt. Năm 1936, tiểu thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm
của Lan Khai được Hội Trí tri trao giải nhất.
Truyện đường rừng của Lan Khai là những bức tranh về thế giới thiên
nhiên muôn màu muôn vẻ được nhìn qua lăng kính một nhà văn – họa sĩ đồng
thời cũng là một nhà thơ. Đó là thế giới của muôn vàn loài hoa khoe sắc đua
hương cũng là không gian tràn ngập tiếng chim cùng với tiếng reo của suối
ngàn gió núi. Bên cạnh thiên nhiên là hình tượng những con người gắn bó với
xứ sở lâm tuyền từ bao đời. Đó là chân dung những cô sơn nữ xinh đẹp, trẻ
trung, thơ ngây; những chàng trai tài giỏi, chất phác, họ cùng nhau sống hòa
mình với thiên nhiên, gắn kết với cộng đồng như: Peng Lang trong Tiếng gọi
của rừng thẳm, Ẻn trong Suối đàn, Mai Kham và Dua Phăm trong Rừng
khuya, Mai Khâm và Pengai Lâng trong Chiếc nỏ cánh dâu. Viết nên những
tác phẩm này, Lan Khai như hóa thân vào từng ngọn cỏ, lá cây, nhành hoa,
tiếng chim khiến người đọc có cảm giác như mình đang bước vào một thế
giới thiên nhiên phong phú, sống động rực rỡ sắc màu, đa dạng âm thanh dưới
ngòi bút của một nhà thơ, một nhà văn và một nhà sinh vật học. Tất cả tạo
28
thành một bức tranh thiên nhiên miền núi thơ mộng, tươi đẹp tràn đầy sức
sống.
Bước vào thế giới Truyện đường rừng của Lan Khai ta thấy bên cạnh
thiên nhiên là hình ảnh những con người lao động thật thà chất phác, mang
trong mình tình yêu lao động, yêu cuộc đời, yêu núi rừng tha thiết. Đó là Peng
Lang, Cang Ngrào trong Tiếng gọi của rừng thẳm, là Sẩu trong Suối Đàn, là
Mai Khâm, Pengai Lâng trong Chiếc nỏ cánh dâu,… Họ là những con người
lương thiện, những chàng trai chất phác, gan dạ, những cô gái trong sáng, thơ
ngây đẹp như những bông hoa rừng.
Trong Truyện đường rừng, đối lập với những con người lương thiện,
chất phác còn có những thế lực hắc ám như tên quan chánh trong Rừng khuya,
tên nha lại trong Dấu ngựa trên sương, vị tù trưởng trong Chiếc nỏ cánh
dâu,… Nói chung những tác phẩm này của Lan Khai đã để lại ấn tượng sâu
sắc trong lòng người đọc về số phận những con người bất hạnh ở môi trường
sống khác nhau từ thung lũng đến non cao.
Trong các Truyện đường rừng người đọc được chứng kiến những cuộc
tình thơ mộng của những đôi nam thanh nữ tú khác nhau về sắc tộc: chàng
trai dân tộc Dao với cô gái Tày (Rừng khuya), chàng trai Kinh với cô gái Thổ
(Tiếng gọi của rừng thẳm), chàng trai Kinh với cô gái Tày (Suối Đàn), thiếu
nữ Gia Rai với chàng trai Ba Na (Chiếc nỏ cánh dâu),…
Lan Khai được mệnh danh là nhà văn đường rừng còn bởi ông biết lẫn
mình vào phong tục tập quán của nhiều dân tộc thiểu số về cư trú, lao động,
sinh hoạt, vui chơi, tín ngưỡng, trang phục, hôn nhân và những nét tâm lý
riêng của mỗi cộng đồng sắc tộc. Truyện đường rừng là một trong những
đóng góp của Lan Khai cho thấy cái nhìn nhân văn sâu sắc và đầy chất thơ về
thiên nhiên, đất nước, con người. “Nhà văn đã mang đến những trang viết
29
của mình nhiều phẩm chất tinh túy của thi ca nhạc họa, những câu văn nhiều
ánh sáng, màu sắc, âm thanh, gợi ra những trường cảm giác mới lạ”[1,28].
Với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, Truyện đường rừng của
Lan Khai được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài
miền núi và được nhiều nhà nghiên cứu phê bình, đánh giá cao như Vũ Ngọc
Phan, Trương Tửu, Phạm Thế Ngũ, Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Văn Long, Hà
Minh Đức, Nguyễn Thanh Trường,…
1.1.3. Những nhân tố tác động tạo nên Chất thơ
trong Truyện đường rừng của Lan Khai
Thời thơ ấu, Lan Khai lớn lên trong một gia đình yêu cái đẹp và cái
thiện cùng với môi trường sinh thái phong phú, khí hậu mát mẻ ở miền rừng
núi Chiêm Hóa, sống gần gũi với những người dân tộc thiểu số thuộc vùng
Việt Bắc như: Tày, Dao, Cao Lan, Hà Nhì, Pà Thẻn… được hòa mình trong
cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng của núi rừng, được tắm mình trong
những làn điệu dân ca mượt mà, tình tứ và được nghe những câu chuyện
truyền thuyết, cổ tích gắn với miền đất “núi thần”, “sông gấm” này. Dường
như tất cả những vốn văn hóa dân gian, những truyền thống lịch sử của quê
hương đã được Lan Khai hấp thụ qua lời ru của mẹ và lời kể của cha. Những
năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ đó đã tạo cho Lan Khai có một vốn sống, vốn văn
hóa dân gian phong phú để viết lên những tác phẩm văn học giá trị thấm
đượm chất thơ về cuộc sống, con người và bức tranh thiên nhiên miền sơn
cước.
Khi đã trở thành nhà văn nổi tiếng trên văn đàn, viết về thời thơ ấu của
mình, Lan Khai đã tự bạch: “…không một ngày nào, những khi mẹ con được
gần gũi hú hý với nhau, mà mẹ tôi lại đã không kể cho tôi nghe ít nhất là một
30
sự tích về cái thời mà Bụt còn năng hiện xuống trần để can thiệp vào nhân sự,
hoặc cái lai lịch não nùng của bà Chúa Ba, hoặc sự kiên quyết của bao kiếp
luân hồi của Phật tổ? Mẹ tôi kể bằng một giọng chìm chìm, bí mật và đầy thi
vị, trong khi một vẻ mơ màng say đắm hiện long lanh trong hai mắt mẹ tôi…
Ngồi nghe mẹ kể tôi đã sống hiển hiện cuộc đời các nhân vật lạ lùng của
những chuyện cổ tích ấy”[30, 13]. Còn với cha, Lan Khai cũng có những hồi
ức rất đẹp: “Thầy tôi còn hay kể cho tôi nghe những chuyện về Thúy Kiều, về
Chiêu Quân, những tích rút ở Tình sử và Liêu Trai…”[30, 14].
Có thể nói tuổi thơ của Lan Khai từ một bản nhỏ thâm u bên bờ sông
Gâm đến vùng đất tỉnh lị bên bờ sông Lô đã đi vào sáng tác của ông với
những hình ảnh tươi đẹp, nên thơ. Cậu học trò Nguyễn Đình Khải đã lớn lên
trong môi trường thiên nhiên linh thiêng và thơ mộng của vùng đất Tuyên
Quang. Sau này, khi đã thành một học sinh Trường Bưởi và sinh viên Trường
Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, cũng như khi đã có một gia đình riêng yên
ấm, là một anh đồ Khải thì cái chất đường rừng với cái men nghệ sĩ đã đưa
bước chân anh đi khắp đó đây, từ núi rừng Việt Bắc đến các buôn sóc Tây
Nguyên xa xôi. Để từ đó Truyện đường rừng của Lan Khai ra đời như một
bức tranh tươi đẹp, thơ mộng về cuộc sống, con người và thiên nhiên miền
sơn cước.
Năm 1927, Lan Khai kết hôn với bà Hà Thị Minh Kim (1909- 1999) -
con một gia đình khá giả, là người có học thức, có nhan sắc lại thông minh,
giỏi thêu thùa, sống nhân hậu, thủy chung và là người phụ nữ về sau có ảnh
hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn chương của Lan Khai. Không chỉ là người
phụ nữ đảm đang lo toan mọi việc trong gia đình mà bà Hà Thị Minh Kim
còn là người “trợ bút” đắc lực cho Lan Khai trong nhiều trang viết.
Lan Khai là người đam mê vẽ tranh phong cảnh, thích sưu tầm văn học
dân gian, làm thơ về quê hương, tình bạn, tình yêu. Không những thế ông còn
31
là người có thú chơi sách, “anh đã lập cho mình một thư viện lớn ngang bằng
nhà sách ở phố Hàng Bông thời bấy giờ, gồm các loại sách báo cổ, kim,
Đông, Tây với tên tuổi các tác gia văn học, triết học và sử học nổi tiếng trên
thế giới… Anh đam mê khảo cứu phong tục tập quán và ngôn ngữ các dân tộc
thiểu số ở các vùng miền đất nước”[30, 17]. Thú chơi sách này đã tạo cho Lan
Khai một vốn tri thức phong phú, đồng thời niềm đam mê hội họa, thơ ca đã
tạo cho những trang Truỵên đường rừng của ông một màu sắc riêng thấm
đượm chất trữ tình.
Cuối năm 1943 – đầu năm 1944, từ giã Hà Thành, Lan Khai chuyển
hẳn về sống ở quê hương. Thời gian này ông mở hiệu sách “Lan Đình” bán
đủ thứ sách và tiếp tục dạy học, viết văn, vẽ truyền thần. Ông mất vào cuối
thu 1945 tại quê nhà Tuyên Quang.
1.2. Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi
Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống con người.
Đặc trưng của thơ biểu hiện rất sâu sắc từ cảm hứng sáng tạo, tình ý trong thơ
đến ngôn ngữ, nhạc điệu… Thơ là những rung động và cảm xúc của con
người trước cuộc sống được bộc lộ một cách chân tình, tự nhiên “Thơ là tiếng
nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” (Tố Hữu). Gorki cũng cho rằng “thơ trước
hết phải mang tính chất tình cảm”[168]. Là một thể loại văn học nằm trong
phương thức trữ tình, ngôn ngữ thơ luôn giàu nhạc tính, hàm súc và có tính
truyền cảm cao. Khi những đặc trưng này của thơ đi vào tác phẩm văn xuôi
thì được gọi là chất thơ trong văn xuôi. Chất thơ trong văn xuôi góp phần làm
cho tác phẩm văn xuôi thêm mượt mà, xúc cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu
hơn.
Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi (đồng chủ biên), NXB Giáo dục TP.HCM,2007 thì “Khái niệm chất
32
thơ để chỉ những sáng tác văn học bằng văn vần hoặc văn xuôi giàu xúc cảm,
nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu”[13,543]. Nói đến vai
trò chất thơ để tạo hồn văn, nhà văn Trung Quốc Quách Mạt Nhược nói :
“Trong tiểu thuyết và trong kịch nếu như không có chất thơ thì giống như
rượu bia và nước hoa đã bay hết hơi hết mùi, giống như một xác ướp không
có linh hồn”. Nhà lý luận Chu Quang Tiềm thì ví von chất thơ và cốt truyện
trong tiểu thuyết giống như hoa và giàn hoa, cốt truyện chỉ như cái giàn ghép
bằng những cành cây khô để cho chất thơ là những dây hoa mềm mại, mơn
mởn, rực rỡ, ngát hương vươn lên (Thi pháp văn học trung đại, Trần Đình
Sử). Còn Kuranốp - nhà nghiên cứu người Nga cũng từng khẳng định: “Trong
nền văn học hôm nay, chúng ta chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa thơ và
văn xuôi... Sự xích lại này làm cho văn xuôi chúng ta thêm nồng ấm, run rẩy,
nhiều chất hội hoạ, cô đọng hơn trong những ẩn dụ thấm vào từng câu, từng
đoạn. Việc xích lại gần với thơ làm cho văn xuôi vừa trở nên sâu sắc hơn, vừa
dễ hiểu hơn. Thứ dòng chảy ngầm này cần cho mọi truyện ngắn. Nó giúp cho
truyện ngắn gọn mà vẫn súc tích”. Và chính chất thơ trong tác phẩm văn xuôi
là yếu tố đưa người đọc đến những rung cảm mãnh liệt, sâu sắc. Phađeep đã
từng nói: “Văn xuôi cần phải có cánh. Đôi cánh ấy chính là thơ”. Chất thơ là
chiếc cầu nối mềm mại đưa văn xuôi thấm vào hồn người một cách êm ái, dịu
dàng hơn bao giờ hết. Nhà thơ Puskin cũng cho rằng: “Văn chương bao giờ
cũng thấm đượm chất thơ như chất nước ngọt ngào thấm trong trái táo” và
“Văn xuôi là sợi cốt còn thơ là sợi ngang. Cuộc sống trong văn xuôi không
đựng chất thơ sẽ thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên nhưng
không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả”.
Trong nghiên cứu văn xuôi trữ tình, các nhà nghiên cứu thường nhắc
đến chất thơ: “Văn xuôi trữ tình là dạng thức văn xuôi dung hợp, đa tạp,
chuyển hóa một cách hài hòa, nhuần nhụy giữa chất thực và chất thơ, giữa tự
33
sự với trữ tình, giữa hiện thực và lãng mạn. Nó không chịu nằm yên trong một
cái ô mà chúng ta đã chia sẵn. Nó tung phá các địa ranh, hòa trộn các địa
hạt của trào lưu, phương pháp của các thể loại để tự định hình cho mình một
diện mạo mới” [17, 67].
Việc nhà văn lựa chọn những chi tiết đời sống loại này mà không phải
loại khác; việc nhấn mạnh tô đậm ở phương diện này mà không phải ở
phương diện khác suy cho cùng đều là do cái nhìn của nhà văn quy định. Văn
xuôi trữ tình, không phải là lối nhìn đời một cách nghiêm ngặt, tỉnh táo theo
kiểu Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… mà chính là cái nhìn
chuyên chú phát hiện chất thơ của cuộc đời thường nhật, “những khía cạnh
bình thường mà nên thơ của cuộc sống”[17, 260] để nhằm tô điểm cho cuộc
sống vốn nghèo nàn cơ cực. Vì vậy ở văn xuôi trữ tình, sự kết hợp giữa chất
thực và cảm xúc trữ tình, giữa chất thơ và văn xuôi đã làm thành đặc điểm
thẩm mỹ loại hình cũng như nguyên tắc của cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc
sống, con người.
Phản ánh hiện thực và bộc lộ cảm xúc trữ tình đã đưa lại cho văn xuôi
trữ tình những trang viết giàu chất thơ. Chất thơ trong văn xuôi là nét khu biệt
trong đặc điểm thẩm mĩ của văn xuôi trữ tình. Chính chất thơ trong văn xuôi
đã tạo nên chiều sâu và sức ngân vang của những trang viết. Cái âm hưởng
trữ tình mượt mà cùng với chất thơ man mác, bàng bạc đã làm cho văn xuôi
trữ tình có sức lay động và truyền cảm sâu xa. Nó thực sự là những bài thơ
văn xuôi rất nhiều vang hưởng. Chất thơ trong văn xuôi trữ tình được phát
kiến và tìm tòi qua ba phương diện chủ yếu là: Chất thơ của cuộc đời thường
nhật, Chất thơ của tâm hồn và Chất thơ trong những bức tranh thiên nhiên.
Hiện thực được phản ánh trong văn xuôi trữ tình là hiện thực được vang vọng,
được lắng lọc qua tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhân vật, của người viết,
nghĩa là thông qua những phản ứng, những động thái tâm lý, thông qua sắc
34
thái nội tâm của nhà văn và nhân vật mà thấy được cuộc sống bên ngoài. Đó
là hiện thực nhưng hiện thực được đọng lại, được kết tinh qua tâm hồn của
con người. Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi trữ tình thường ít có cái xô bồ,
góc cạnh đầy nghiệt ngã của cuộc đời mà được phủ một chất thơ bàng bạc.
Chất thơ ấy như lãng đãng, như xao xác trên những số phận, những cuộc đời
hiu hắt. Và trong văn xuôi trữ tình, vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, cùng bức tranh
thiên nhiên nhiều màu sắc, hòa hợp với con người chính là một chất thơ
xuyên suốt tác phẩm. Đọc những tác phẩm văn xuôi trữ tình của Thạch Lam,
Xuân Diệu, Thanh Tịnh,… người đọc sẽ cảm nhận rõ hơn về điều này.
35
CHƯƠNG HAI:
CHẤT THƠ TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN
MIỀN NÚI SỐNG ĐỘNG, NHIỀU MÀU SẮC
2.1. Thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp
Là “cây bút sung mãn” với các tác phẩm ở nhiều thể loại văn học khác
nhau, đặc biệt với các sáng tác ở mảng Truyện đường rừng Lan Khai đã để lại
nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Với mảng đề tài này, nhà văn đã
dệt lên một thế giới nghệ thuật đặc sắc với những bức tranh thiên nhiên thơ
mộng, tươi đẹp mà ở đó có cảnh núi non trùng điệp, có ngàn hoa khoe sắc, có
bầu trời trong trẻo với những tiếng chim ca,...Và xen vào giữa bức tranh ấy
còn có những màn sương mỏng bảng lảng khi chiều xuống, có ánh nắng rát
vàng lên cảnh vật khi bình minh lên. Bước vào thế giới Truyện đường rừng
của Lan Khai là bước vào một khu rừng sống động với đầy đủ âm thanh và
màu sắc. Đó là âm thanh trong trẻo của tiếng chim họa mi, khướu,... của tiếng
gió thổi rừng cây, của sông, của suối,...Điểm thêm vào những âm thanh diệu
kì ấy là những gam màu sặc sỡ của những bông hoa rừng dưới nắng vàng
tươi, của bầu trời khi bình minh lên, lúc chiều xuống. Tất cả hợp thành một
bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp “muôn nghìn hình dáng” của rừng xanh.
Nếu chưa một lần tự mình khám phá sơn lâm thì đọc những trang viết chứa
chan cảm xúc với những cảm nhận tinh tế này của Lan Khai ta như thấy mình
đang tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp cùng sự huyền bí của rừng xanh. Qua
những trang viết của nhà văn về thiên nhiên, con người miền núi ta thấy yêu
biết bao cái vẻ đẹp thơ mộng pha lẫn sự huyền bí nên thơ của núi rừng, yêu
biết bao những cô sơn nữ xinh đẹp, trong sáng thơ ngây, yêu những chàng trai
miền núi gan dạ, chất phác,...Tất cả những vẻ đẹp ấy như hòa quyện với nhau,
vẻ đẹp của con người làm cho cảnh vật thêm rực rỡ và vẻ đẹp của cảnh vật
36
làm cho con người lung linh hơn. Có thể nói những bức tranh thiên nhiên
trong Truyện đường rừng của Lan Khai thường giàu màu sắc, hương thơm,
ánh sáng, và luôn gắn bó hòa quyện với con người.
Bước vào thế giới của: Sóng nước Lô Giang, Đôi con vịt, Tiền mất lực,
Vì cánh hoa trôi, Bên rừng xuân, Tiếng sáo đêm thu, Rừng khuya, Dấu ngựa
trên sương, Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối Đàn,...là bước vào một thế giới
tươi đẹp, thơ mộng của cỏ cây, hoa lá, của suối chảy, gió reo, của những tiếng
chim sơn ca, họa mi thánh thót. Cảnh vật như có linh hồn, có sự sống, đầy
chất nhạc, chất họa và có sức khơi gợi trong tâm hồn ta một tình yêu núi rừng
tha thiết.
Bức tranh thiên nhiên thơ mộng nhưng đượm buồn trong Sóng nước Lô
giang đã gợi trong lòng người nhiều rung cảm sâu xa. Câu chuyện xoay
quanh cảnh sông Lô và cuộc sống của một gia đình gồm “một vợ, một chồng
và một đứa con thơ còn nằm ngửa” trong một chiếc thuyền nan con đang lướt
sóng chạy về hướng Nam.
Trong Sóng nước Lô giang, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp
thơ mộng, nhưng pha chút buồn quạnh hiu của dòng sông khi phải chứng kiến
biết bao cảnh cướp bóc, chia lìa. Cuộc sống của những người dân lương thiện
quanh dòng Lô giang hàng ngày phải đối mặt với biết bao nguy hiểm rình rập
đe dọa đến mạng sống vì nạn Cờ Đen đang hoành hành khắp nơi. Khung cảnh
thiên nhiên mở đầu cho câu chuyện ấy là:“Một buổi sớm thu tàn. Phương
Đông, chân trời sau những chòm cây xanh thẫm, đỏ rỡ ràng như lửa cháy.
Dọc theo sông Lô, những ngọn đồi tranh liên tiếp, cằn cỗi xác xơ. Một vệt
khói rơm ai đốt nghi ngút bốc lên cao, vẽ ra trên bức cảnh đìu hiu một nét
hoạt động rời rã…”[31, 577]. Mùa thu vốn đã gợi trong lòng người ta những
nỗi buồn xa vắng nhưng vào buổi sớm thu tàn thì nỗi buồn dường như tăng
lên gấp bội. Cảnh vật như nhuốm một màu vàng úa, tàn phai với màu “đỏ rỡ
37
ràng như lửa cháy” của mặt trời sau những chòm cây xanh thẫm, với sự “cằn
cỗi xác xơ” của những ngọn đồi và điểm vào đó là những làn khói rơm nghi
ngút đang bốc lên cao khiến cho bức tranh phong cảnh càng thêm đìu hiu. Và
“Yên lặng, sông nước núi rừng biến thành một cõi vô cùng tịch mịch. Cái cảm
giác điêu linh tàn tạ nặng nề như trong một thế giới kiếp hồi nào…Dân gian,
cũng như chim ngàn thú nội, lẩn đâu mất cả, lẩn vào những hang sâu, bụi
rậm, cố giữ lấy cuộc sống gieo neo”[31, 577]. Cảnh sông nước vào những
ngày thu tàn vốn đã buồn lại càng thêm tịch mịch khi nó đã từng chứng kiến
bao nhiêu cái chết oan uổng của những người dân lành vì nạn cướp bóc của
bọn Cờ Đen đang hoành hành. Những người còn lại và ngay cả đến chim
ngàn thú nội cũng không dám xuất hiện để tận hưởng cuộc sống yên bình, tự
do giữa sông nước, núi rừng tươi đẹp này.
Cảnh sông nước Lô giang thơ mộng nhưng buồn, tịch mịch như báo
trước những điều không hay xảy đến với những ai đi qua trên khúc sông ấy.
Và thật không may cho một gia đình kia khi đang xuôi dòng trên chiếc thuyền
nan nhỏ để về xuôi. Người mẹ xinh đẹp của đứa con thơ còn đang ẵm ngửa đã
bị tên giặc háo sắc cướp đi. Vì sinh mạng của đứa con, người chồng đành đứt
ruột chèo thuyền ra đi, không thể chết cùng vợ. Nhưng khi người chồng vừa
khuất bóng, thì người vợ đã văng mình xuống dòng sông lạnh để “Nước bắn
tung tóe, sóng vỡ tơi bời, phút giây lại phẳng lỳ yên lặng, nhưng không ngờ
rằng vừa nuốt chửng một tấm linh hồn oan khổ đáng thương”[32, 112].
Người thiếu phụ xấu số thà văng mình xuống dòng sông lạnh chứ không chịu
để tướng giặc làm nhục khiến cho dòng sông vốn đã buồn tịch mịch lại càng
não nùng, ai oán: “Thuyền ai đi qua đó bây giờ, những lúc canh tàn khắc lụi
vẳng nghe tiếng chim rừng trong đêm tối lòng vẫn bồi hồi, xúc động, tưởng
đâu hồn thiếu phụ trăm năm còn tha thiết gọi chồng con…”[32, 112]. Ở đây,
phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ, cùng tình vợ chồng thủy chung son sắt và
38
tình mẫu tử thiêng liêng chính là chất thơ nhẹ nhàng xuyên suốt tác tẩm. Có
thể nói, bức tranh thiên nhiên trong Sóng nước Lô giang là một bức tranh thơ
mộng nhưng đượm buồn. Bức tranh ấy được cảm nhận bằng sự phối hợp hài
hòa giữa các giác quan (bằng thị giác: rừng cây xanh thẫm, mặt trời đỏ rỡ
ràng; bằng thính giác: tiếng chim rừng trong đêm, tiếng sóng vỡ tơi bời) cùng
sự tinh tế, nhạy cảm của một nhà thơ, nhà họa sĩ Lan Khai. Vẻ đẹp của dòng
sông, của người thiếu phụ cùng cái chết của cô như khắc vào lòng người một
nỗi buồn, một niềm thương cảm khôn nguôi. Cảnh thiên nhiên sông nước,
mây trời bao la, tươi đẹp là vậy mà cuộc sống của con người lại quá mong
manh, bất trắc.
Truyện đường rừng của Lan Khai còn chan chứa một chất thơ ngay
trong những bức tranh thu mơ màng, dịu nhẹ. Cũng là mùa thu nhưng Con
thuồng luồng nhà họ Ma lại mở ra một một không gian nhẹ nhàng nên thơ
khác với cái buồn tịch mịch của Sóng nước Lô giang. Bối cảnh mở đầu cho
câu chuyện là không gian thu đầy thơ mộng: “Một buổi sớm mùa thu kia,
dưới vòm trời trong vắt, núi xa mơ màng trong bức màn sương mỏng”[31,
543]. Mùa thu thường là mùa của sự tàn phai, rơi rụng vì thế mà bức tranh
thiên nhiên mùa thu dù thơ mộng, lãng mạn đến đâu cũng pha chút buồn mơ
màng của sự già úa, tàn phai: “cây rừng im lặng như nghĩ đến nỗi vàng úa
nay mai. Những đám lau lách bạc đầu, ngất ngưởng trước làn gió nhẹ, như
các ông già đã gác bỏ sự đời. Chim ngàn thú nội, ngẩn ngơ vì cái lặng lẽ
chung quanh, cũng ngậm hơi kín tiếng”. Cả núi rừng như đang nín thở chờ
đợi sự rơi rụng tàn úa nay mai khi mùa thu đi. Cảnh vật như chìm đắm trong
không khí im lặng của đất trời khi vào thu, ngay cả đến chim ngàn thú nội
cũng “ngẩn ngơ” trước cái lặng lẽ của mùa thu mà ngưng tiếng hót. Bằng
nghệ thuật nhân hóa, so sánh giàu hình ảnh, thiên nhiên mùa thu trong sáng
tác của Lan Khai hiện lên như những thực thể sống động và có hồn.
39
Không chỉ có nhà văn, nhà thơ, nhà họa sĩ Lan Khai xao xuyến trước
mùa thu mà cái lặng lẽ nhưng vô cùng ý vị của cảnh vật khi thu sang đã làm
xao động bao tâm hồn thi sĩ, để từ đó bao vần thơ hay đã ra đời. Đến với bài
thơ Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư người đọc không khỏi thổn thức mơ
hồ trước mùa thu:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
….
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô".
Bài thơ với ngôn từ mộc mạc nhưng gợi trong lòng ta bao cảm xúc dịu
nhẹ, mơ màng về mùa thu với bóng trăng mờ thổn thức, với tiếng lá rơi xào
xạc, với hình ảnh con nai vàng ngơ ngác giữa rừng thu,… Tất cả tạo thành
một bức tranh thu thi vị, nhẹ nhàng mà chứa chan cảm xúc. Ta cũng từng bắt
gặp không gian thu tràn ngập lá rơi trong thơ Bích Khê :
"Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông".
Trong Gò thần của Lan Khai, có khi vẻ thu chỉ biểu lộ trong những vật
thật giản dị, nhưng cũng thật tinh tế, nên thơ. Thu về "trong mấy đám cỏ gà
cằn cỗi, trên cái màu vàng nhuộm ố sắc cây xanh, trong luồng gió hanh hao
thổi hút nhựa, đốt cháy cả thảo mộc"[32, 87]. Chỉ thế thôi cũng đã đủ cho tâm
hồn ta tràn ngập khí thu rồi.
Trong nhiều trang Truyện đường rừng của Lan Khai bức tranh thu còn
hiện lên rực rỡ sắc màu. Mở ra trước mắt người đọc lúc này không phải một
không gian buồn tịch mịch mà bức tranh thu với gam màu tươi sáng của
40
"những dải núi xa in lên chân mây vàng rực, những cánh rừng xanh thẫm
hoen ố màu thu, những đám ruộng hoang bát ngát. Ánh chiều in lên những
chỏm cây cao, những bãi cỏ áy cái sắc vàng rực rỡ"[32, 58]. Trong cảm nhận
của tác giả, có khi thu về trong những cánh chim chiều "bay tung ngang
không, kêu ríu rít rồi xa xa chập vào ngọn cây trên đồi cao"[32, 58] gợi trong
lòng người một nỗi nhớ bâng khuâng, một nỗi buồn man mác.
Lan Khai dường như đã dùng tất cả những giác quan của mình để cảm
nhận mùa thu khiến bức tranh thu hiện lên sống động với đầy đủ màu sắc, âm
thanh: “Trời đẹp, khí hậu ấm áp. Vòm không trong xanh. Muôn tiếng chim
ngàn đua hót làm rung rinh cái yên tĩnh trùm lên sự vật”. Đọc những trang
viết của Lan Khai, người đọc có thể cảm nhận được những thay đổi của đất
trời, vạn vật khi thu về trong vẻ xanh trong của bầu trời, trong những bông
hoa roóc mạy như những "bó đuốc khổng lồ cháy rực dưới vòm không xanh
biếc"[31, 536].
Có thể nói mùa thu với những làn gió nhẹ, những chiếc lá vàng rơi, với
cái buồn dịu nhẹ đã làm rung động bao tâm hồn nghệ sĩ trong đó có Lan Khai.
Dưới ngòi bút và cái nhìn, óc quan sát sắc sảo, nhạy bén của một nhà thơ, nhà
họa sĩ, Lan Khai đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thu với những
gam màu đặc trưng, đầy ý vị và nên thơ của đất trời. Bức tranh thiên nhiên
thơ mộng ấy thật có sức gợi trong lòng người nhiều cảm xúc bâng khuâng,
xao xuyến khi thu sang.
Là một người con sinh ra và lớn lên ở "xứ sơn kỳ thủy tú, vạn vật phong
phú tốt tươi, sơn hào vô tận, ruộng nhiều lúa chín, đất nở đầy hoa, chim kêu
vượn hót; mặt người tươi đẹp, thuốc quí tiềm tàng, không gì là không có, nhờ
khí hạo nhiên"[30, 14], lại có niềm đam mê thơ ca, hội họa, ưa khám phá, Lan
Khai đã sáng tạo lên những trang Truyện đường rừng vừa chân thực, gần gũi,
lại rất mộng và thơ. Cảm nhận đầu tiên của người đọc khi đến với những tác
41
phẩm : Người lạ, Rừng khuya, Dấu ngựa trên sương, Tiếng gọi của rừng
thẳm, Suối Đàn… là thế giới thiên nhiên tươi đẹp, đầy tính họa, tính nhạc
cùng thủ pháp nghệ thuật miêu tả, so sánh, ví von và óc quan sát tinh tế nhạy
cảm của nhà văn.
Đến với truyện ngắn Người lạ của Lan Khai ta như được bước vào một
thế giới thơ mộng, dịu êm của vạn vật trong một buổi trưa êm đềm khi mà
"cảnh vật ngủ li bì dưới ánh nắng… suối đổ mơ hồ điểm thêm một đôi tiếng
cúc cu của con chim cu gáy ẩn hình nào đó"[32, 540]. Cái buổi trưa giữa núi
rừng khi mà cảnh vật đang say nồng giấc ngủ chỉ có tiếng chim cu gáy ẩn
mình đâu đó trong bụi rậm cất tiếng gáy làm cho không khí vốn đã lặng yên
lại càng thêm phần hiu hắt gợi trong lòng người một cảm giác bâng khuâng.
Thiên nhiên nơi rừng xanh dường như được Lan Khai quan sát, miêu tả
trong mọi góc độ không gian, thời gian khác nhau. Và ở khoảng thời gian nào
thì thiên nhiên cũng hiện lên thật đẹp, thật nên thơ. Khi đêm xuống, trăng lên
vạn vật lại khoác lên mình một tấm áo mới đầy quyến rũ : "Qua những đám
mây xốp trắng, mặt trăng tròn vành vạnh như một cái đĩa ngọc dạ quang treo
lơ lửng giữa vòm trời xám nhạt. Ánh sáng trong và mát dịu soi xuống mặt
sông chảy như một dòng thiếc lỏng, in lên mặt đường trắng lốp và những mái
nhà tranh âm thầm. Chân trời sáng trưng lên”[31, 553]. Cảnh đêm lúc này
dưới ngòi bút của Lan Khai hiện lên như một bức tranh phong cảnh mang
đậm chất hội họa với đầy đủ những màu sắc, đường nét: màu trắng của mây,
màu dạ quang của mặt trăng, màu xám nhạt của bầu trời, màu trắng lốp của
ánh trăng chiếu lên mặt đường. Chiêm ngưỡng bức tranh nên thơ ấy, ta như
thấy tâm hồn mình thư thái, nhẹ nhàng hơn. Đẹp hơn nữa là vẻ bình yên của
vầng trăng trong đêm khuya khi vạn vật đã chìm trong giấc ngủ êm đềm thì
ánh trăng cũng “thiêm thiếp ngủ trên cái lặng lẽ đêm sâu”[31, 555].
42
Đối với mỗi thời khắc của đất trời, thiên nhiên trong sự miêu tả của Lan
Khai lại mang một màu sắc riêng khiến núi rừng giống như một bức họa
phẩm lộng lẫy luôn biến đổi màu. Khi bình minh lên “cả non ngàn dường như
chìm đắm chìm trong ánh sáng lộng lẫy của nắng vàng rực rỡ” và những tia
nắng đầu tiên xuyên qua kẽ lá lọt xuống “nom như những bóng tơ vàng”,
“rừng cây man mác, chỗ lấp trong bóng tối dịu mát màu xanh, chỗ phơi ánh
nắng rực rỡ vàng hoe”[31, 558] tạo cho bức tranh thiên nhiên một vẻ xanh
trong, thanh khiết nhưng cũng vô cùng lấp lánh. Dưới cảm nhận của chàng
trai Mèo Tum Điàng trong Dấu ngựa trên sương thì cảnh núi rừng lúc bình
minh hiện lên thật nên thơ: “Những sườn núi cao, những chỏm cây lớn đều
sáng rực một thứ men vàng lóng lánh. Và tự các lòng thung lũng, sương mù
thong thả bốc lên như hơi nồi chõ”[31, 548]. Ánh bình minh trong buổi sớm
tinh khôi được ví như thứ “men vàng lóng lánh” tô điểm cho cỏ cây hoa lá
thêm sinh động, tươi đẹp hơn. Những giọt sương ban mai trong cảm nhận của
Tum Điàng mới thật ngộ nghĩnh: “một giọt móc lòe lửa trên đầu một ngọn cỏ
rác, nó phảng phất một con mắt đương nhấp nháy cười”[31, 548].
Đẹp hơn nữa là bức tranh thiên nhiên thơ mộng của núi rừng khi bình
minh lên, lúc chiều về hay những ngày xuân ấm áp trong Tiếng gọi của rừng
thẳm. Và đây là một buổi bình minh nơi rừng thẳm:
“Bình minh.
Trên cỏ cây thướt tha dấu sương mù.
Những chỏm núi xa vươn lên chân mây phơn phớt hồng, chờ đợi thái
dương. Trong lòng thung, lúa chín gục đầu dưới những hạt sương lấp lánh.
Suối róc rách chảy, tung bọt trắng lên những hòn đá phủ rêu xanh. Chim
chóc trên cành đua nhau hót”[31, 569]. Cái cảnh đẹp thơ mộng, sáng láng
này của núi rừng lúc bình minh không chỉ gợi trong ta những mơ mộng, khao
khát mà nó còn thể hiện vẻ đẹp của một cuộc sống bình yên, no ấm trong cái
43
màu “phơn phớt hồng” của những đám mây, trong bông lúa trĩu hạt “gục đầu
dưới những hạt sương lấp lánh”. Và trong cái không khí thanh tân, “mát dịu
thơm tho” ấy của đất trời lúc bình minh thì “vạn vật đều tưng bừng với ánh
sáng với sự thông thoáng, sự thở hút, sự vẫy vùng giữa cái khung cảnh mỹ
miều…”[31, 569]. Những đỉnh núi xa dường như cũng biến đổi màu sắc theo
ánh bình minh đang lên từ tím thẫm rồi “đổi xanh vàng nhạt, vàng già đỏ
lửa”[1, 489]. Tất cả tạo thành một bức tranh thiên nhiên thơ mộng với những
gam màu tươi sáng: màu phơn phớt hồng của của bầu trời, màu thiên thanh
của những chỏm núi xa, màu sáng trong óng ánh của những giọt sương mai,
màu vàng, màu xanh của cây lá…Vạn vật như tràn đầy sức sống dưới ánh
sáng lộng lẫy của vầng mặt trời khi bình minh lên.
Vào buổi trưa, khi mặt trời đã lên cao thì “ánh nắng chói chang bao
trùm lên vạn vật tạo ra muôn nghìn thanh sắc” và “Ánh nắng lọc qua trần lá
cây rung chuyển tắm những vật trong rừng bằng một thứ ánh sáng xanh
mờ”[31, 489], và “chảy lênh láng trên sự vật như tơ tằm óng ánh”[32, 47].
Không những thế ánh nắng còn “tắm những vật trong rừng bằng một thứ ánh
sáng xanh mờ. Những gốc cây cổ thụ xù xì rêu mốc, những dây leo chằng
chịt, những khóm hoa dại, những bóng gà lôi, chim rĩ, cầy cáo thoáng qua,
hết thảy trong cảnh mộng”[31, 489] làm cho bức tranh thiên nhiên thêm rực
rỡ, tươi sáng, thơ mộng hơn. Còn khi chiều xuống, ánh nắng gay gắt của buổi
trưa đã dịu bớt thì “Phẳng lặng, bát ngát đường chân trời như một nét chì
phai”[31, 24], “rừng cây căng lên chân trời một tấm màn sa dài màu úa sẫm”
và “Cuộc đời của chim muông, hoa cỏ vụt tiêu tan trong cái yên lặng trắng
tinh”[31, 490] gợi cho núi rừng một vẻ đẹp huyền bí. Nét chì phai của đường
chân trời ấy đẹp như một nét vẽ tự nhiên của tạo hóa trên nền trời mà không
một thứ bột màu nào có thể vẽ được. Đây chính là cách quan sát và miêu tả
tinh tế của Lan Khai về bức tranh thiên nhiên miền sơn cước.
44
Không chỉ trong Truyện đường rừng mà ở một số tác phẩm khác của
Lan Khai khung cảnh bầu trời cũng được miêu tả đậm chất hội họa. Trong
Đỉnh non thần khi bình minh lên bầu trời mang một màu tươi sáng“góc trời
đông sáng rực, vàng thẫm rồi mặt trời hiện ra tráng lên chỏm rừng cây xanh
ướt một màu vàng lấp loáng”[32, 63]. Ngay cả khi bóng đêm bao trùm lên
vạn vật thì bầu trời vẫn lấp lánh những vì sao đêm: “Sao mai như giọt lệ, long
lanh tỏa sáng”[32, 43] cùng với ánh sáng dịu nhẹ của vầng trăng làm cho
cảnh vật “hết thảy đầm trong cái ánh sáng yên lặng tờ mờ”[32, 43].
Trong Truyện đường rừng của Lan Khai, bức tranh thiên nhiên thơ
mộng, đậm chất hội họa còn được miêu tả theo những mùa khác nhau. Đọc
Dấu ngựa trên sương tâm hồn ta nhẹ nhàng, lâng lâng trong buổi chiều thu
thơ mộng trên một xóm Mèo với “không khí trong suốt, trời nhẹ lâng lâng và,
đằng phía tây, sau dãy núi tím mờ, nhuộm phớt màu lòng trứng…”[31, 527].
Trong không khí của buổi chiều thu “vàng lạnh” ấy giữa núi rừng vang lên
những câu hát trầm buồn của đoàn mã phu người Mèo đang trên đường tìm
đến nơi ở mới khiến lòng Tum Đìang một chàng trai con một gia đình người
Mèo ở xóm Nậm Tỉ xao động:
“Xứ Mèo biết ở nơi nao!
Sông sâu mấy dải, non cao mấy tầng?
Trong sương ai hát vang lừng;
Lửa thông ai nhóm trong rừng rậm khơi?
Truyện nghìn xưa, nhớ chăng ai:
Tổ tiên lưu lạc quan ngoài Hồ nam”[31, 530].
Tum Đìang nhìn theo đoàn mã phu, nghe họ hát mà lòng chàng bâng
khuâng, rung động “tự hồ thoáng nghe một tiếng gọi thiết tha”[30, 530].
Tiếng gọi ấy chính là tiếng gọi từ cuộc sống thích phiêu lưu đã chảy trong
máu của mỗi người Mèo từ bao đời bởi con đường mà đoàn mã phu vừa đi
45
qua cũng chính là con đường mà “trên đó bao nhiêu đoàn phu tải, trong số đó
có cha anh nữa, đã đi qua và hát vang lừng”[31, 530]. Lại cũng chính trên
con đường này, mẹ anh trong cái chuyến gia đình anh rời từ một ngọn núi
thuộc địa phận Hoàngtsưphì về Nặm tỉ đã đẻ rơi anh trên lưng ngựa. Tum
Đìang đã sống gắn bó với Nặm Tỉ từ khi anh sinh ra đến giờ đã “mười bảy lần
hoa tsi tàn đông rồi lại nở”, với nơi đây anh đã có biết bao yêu thương gắn bó
nhưng cái máu phiêu lưu của người Mèo trong anh vẫn chảy, anh khao khát
được đi trên con đường mà bao đoàn mã phu kia đang đi, vì thế mà những câu
hát ấy với anh có một sự “quyến rũ” kì lạ. Cuối cùng khát vọng lên đường của
cậu trai Mèo Tum Điàng đã phần nào được thỏa mãn khi cha đã đồng ý cho
cậu đi thay ra Bắc quang mua muối nhưng để cha cậu đi nốt lần này nữa bởi
ông thấy chim báng kêu, tức báo sự gì không hay sắp xảy ra nên không muốn
để con trai mình đi. Và lần đi cuối cùng đó ông Ghình Gúng- cha của Tum
Điàng đã chết khi cả người và ngựa ngã lăn xuống vực sâu.
Nếu bức tranh thiên nhiên trong Dấu ngựa trên sương đậm tính họa,
tính nhạc ở những buổi chiều thu, những câu hát của người Mèo thì “Suối
Đàn” lại vẽ lên một bức tranh rực rỡ sắc màu của sơn lâm trong những ngày
hè đầy nắng. Và đây là cảnh sắc của một ngày trời tươi sáng dưới cảm nhận
của một đôi uyên ương đang hẹn hò: “Gần chỗ thạch bàn, một cây đào chớm
nở rung rinh trong nắng như một cây bằng vàng nạm ngọc hồng và biếc.
Xa nữa, một cây cơi, hoa nở trắng như hoa mai.
Dòng suối vẫn rì rầm kể cho hai bờ sậy nghe những chuyện đem từ
những nơi xa lạ đến”[31, 701]. Trước cảnh sắc nên thơ ấy tâm hồn con người
không khỏi xao động và tràn ngập yêu thương. Với Khải cũng vậy, cảnh non
nước hữu tình này chính là nơi hẹn hò của anh và Ẻn. Tâm hồn anh đang tràn
ngập yêu thương và hy vọng. Giữa cái “chốn hẹn hò lý tưởng” này Khải hy
vọng biết mấy đề nghị se duyên kết tóc trăm năm của anh sẽ được Ẻn chấp
46
nhận. Vì thế khi gặp Ẻn, tâm hồn anh phới phới yêu thương, nghe con khướu
hót mà anh ngỡ như nó đang hát những lời của trái tim anh:
“Yêu đi, yêu đi!
Đời yêu như cánh hoa kia rỡ ràng
Màu tươi, hương ngát mơ màng
Yêu đi, kẻo lại lỡ làng tuổi xuân
Gió đông thổi lạnh xa gần
Nhị tàn, hương tạ, tiếc xuân, muộn rồi!”[31, 702].
Khải khao khát biết mấy cái tình yêu cháy bỏng kia của anh sẽ được Ẻn
mở lòng đón nhận nên những câu hát đó anh mượn lời chim khướu mà ca lên
mong Ẻn có thể thấu hiểu được lòng anh. Những câu hát tình tứ này vang lên
giữa núi rừng, giữa cảnh sắc tươi đẹp nên thơ ấy như một bản nhạc du dương,
trầm bổng làm đắm say lòng người.
Mùa xuân không chỉ là mùa của tình yêu mà còn là mùa mà đất trời, cỏ
cây như được khoác lên mình một tấm áo mới tươi đẹp, rực rỡ hơn. Đến với
Rừng khuya ta sẽ thấy thiên nhiên những ngày xuân về trên động Đèo Hoa
thật ấm áp, rực rỡ sắc hoa khác hẳn những ngày sương mù u ám: “Mây khói
mịt mùng bị ánh mặt trời tản mát…những khóm đào, mận nở tung…”[31,
517].
Đọc Tiếng gọi của rừng thẳm, ta sẽ thấy với những người sống trong
thế giới Đèo Hoa thì những ngày tết đầu năm khi xuân về là những ngày vui
nhất. Đó là ngày mà “trăm công nghìn việc đều xếp xó cả… cái ngày mà linh
hồn trai gái thanh niên thổn thức rung động theo tiếng khèn điệu hát, như
cùng hòa với khúc nhạc xuân tình đầm ấm trong thiên địa gian. Cái ngày mà
sương mù khí lạnh tiêu tan đi như một giấc mộng thê lương…”[31, 593].
Khắp các hang động đều náo nhiệt, đông vui với những cuộc tung còn, đánh
47
cầu, những nghi thức tế lễ, những câu hát, điệu kèn tình tứ của các cặp trai gái
yêu nhau.
Không chỉ có mùa xuân mà những ngày mùa hạ về trên động Đèo Hoa
cũng thật tươi vui, náo nức. Cảnh vật như tươi cười, sáng láng hơn trong
những tia nắng vàng và tâm hồn con người cũng nhẹ nhàng, bay bổng biết
bao:
“Một buổi sáng mùa hè.
Dưới ánh chiều dương, cảnh vật tươi cười, thảnh thơi, sung sướng. Sắc
cây xanh bóng điểm những màu hoa rỡ ràng, nổi rõ trên nền mây trắng rải
rác khắp bầu trời trong vắt.
Đàn trẻ nô giỡn trên cánh đồng cỏ tranh nhau đuổi bắt bướm chuồn
chuồn. Những tiếng reo hò lẫn với tiếng chim đua hót, rung động làn không
khí êm đềm[31, 620]. Cuộc sống của những đứa trẻ trong thế giới Đèo Hoa
như một bức tranh ngộ nghĩnh, vui tươi về tuổi thơ tươi đẹp. Nơi đó có những
cánh đồng cỏ trải rộng mênh mông để chúng tha hồ đuổi bắt bướm chuồn
chuồn, có bầu trời trong vắt với những tiếng chim ca hát líu lo. Nơi đó còn có
những con người lao động bình dị, hàng ngày “kéo nhau lên nương, xuống
ruộng, cày cuốc, phát cỏ, xén bờ. Việc làm tuy mệt nhọc nhưng thỉnh thoảng
một tiếng hát cất lên, trong trẻo, nhẹ nhõm, ngân dài ra như một đường tơ êm
dịu, thì ai nấy đều lại thư thái cả tâm hồn” [31, 620]. Công việc của họ tuy
vất vả nhưng tâm hồn họ tràn ngập niềm vui, phơi phới lòng yêu đời.
Thế giới Đèo Hoa với cỏ cây hoa lá tươi đẹp, với chim muông ca hát
líu lo thật có một sức lôi cuốn kì lạ để những người đã từng gắn bó với núi
rừng không thể rời xa. Vì yêu chàng Hoài Anh, yêu sự giàu sang, sa hoa mà
Peng Lang đã theo chàng ra tỉnh làm đám cưới và sống những ngày nhung
lụa. Nhưng giữa chốn thị thành ấy, bó hoa rừng Peng Lang cảm thấy lạc lõng,
cô độc giữa đám người xa lạ. Nàng bắt đầu cảm thấy buồn, thấy nhớ vì phải
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY

More Related Content

What's hot

PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT nataliej4
 
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYĐề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYĐề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đLuận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
Luận văn: Quá trình tiếp nhận tác phẩm của Tô Hoài, 9đ
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 

Similar to Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY

Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY (20)

Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAYLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đLuận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Chúa Trời, HAY, 9đ
 
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn KhuyếnKhóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
Khóa luận tốt nghiệp văn học về Cái say trong thơ của Nguyễn Khuyến
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ânTh s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh MaiLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 

Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÌNH CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN KHAI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh 2012
  • 2. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ BÌNH CHẤT THƠ TRONG TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN KHAI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BẠCH VĂN HỢP Thành phố Hồ Chí Minh 2012
  • 3. 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Bình
  • 4. 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bạch Văn Hợp – người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Trần Mạnh Tiến, và ông Nguyễn Lan Phương (con trai của nhà văn Lan Khai) cùng gia đình đã cung cấp nhiều tư liệu quí giá, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Ngữ Văn, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Bình
  • 5. 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................2 MỤC LỤC ............................................................................................................................3 QUY ƯỚC TRÌNH BÀY.....................................................................................................5 MỞ ĐẦU...............................................................................................................................5 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................................6 2. Lịch sử vấn đề................................................................................................................7 3. Đối tượng và phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................16 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................18 5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................18 6. Cấu trúc của luận văn...................................................................................................19 CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG...............................................................21 1.1. Lan Khai – nhà văn đường rừng xuất sắc.............................................................21 1.1.1 Một sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng.............................................21 1.1.2. Truyện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai..........................26 1.1.3. Những nhân tố tác động tạo nên Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai..........................................................................................................................29 1.2. Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi......................................................................31 CHƯƠNG HAI: CHẤT THƠ TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN MIỀN NÚI SỐNG ĐỘNG, NHIỀU MÀU SẮC ..................................................................................35 2.1. Thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp ........................................................................35 2.2. Thiên nhiên mơ màng, huyền bí........................................................................55 2.3. Thiên nhiên thấm đẫm tâm trạng con người ...................................................68 CHƯƠNG BA: CHẤT THƠ TỎA RA TỪ CUỘC SỐNG, CON NGƯỜI MIỀN NÚI .............................................................................................................................................80 3.1. Cuộc sống tinh thần mang đầy tính nhân văn.......................................................80 3.1.1. Những lễ hội mùa xuân..................................................................................80 3.1.2. Những phong tục, tập quán............................................................................84 3.2. Con người miền núi với những phẩm chất tốt đẹp ...............................................91 3.2.1. Những chàng trai tài giỏi, gan dạ, chất phác..................................................92
  • 6. 4 3.2.2. Những cô sơn nữ xinh đẹp, trong sáng, thơ ngây..........................................99 3.2.3. Những mối tình thơ mộng, đắm say ............................................................114 KẾT LUẬN.......................................................................................................................123 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................127 PHỤ LỤC..........................................................................................................................131
  • 7. 5 QUY ƯỚC TRÌNH BÀY  Cách ghi chú thích: Cụm chú thích ghi trong ngoặc vuông [ ] để ghi các ý kiến trích dẫn theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và trang trích (khi cần thiết) ghi sau dấu phẩy. Ví dụ: [15, 35-36] tức: Tài liệu số 15, trang 35-36.  Các ý kiến trích dẫn, được đặt trong dấu ngoặc kép “ ” và in nghiêng.
  • 8. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giai đoạn 1930 - 1945 là thời kì phát triển rực rỡ của nền Văn học Việt Nam hiện đại. Trên bình diện văn xuôi, xuất hiện nhiều tác giả có tên tuổi như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Kim Lân, Thạch Lam, Lan Khai,… Trong đó, nhà văn Lan Khai – cây bút chủ lực của Nhà xuất bản Tân Dân đồng thời cũng là tác giả của nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại văn học khác nhau từ tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa đến kí, thơ ca, dịch thuật, lý luận phê bình… đã gây được sự chú ý của đông đảo độc giả và giới phê bình. Từ quan niệm nghệ thuật đến sáng tác của Lan Khai đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nhà văn và độc giả đương thời. Lan Khai được mệnh danh là “Nhà văn đường rừng” với những thành tựu đặc sắc trong việc khám phá thế giới tưởng như huyền bí xa lạ, thế giới thiên nhiên và phong tục tập quán của con người miền núi, đã đem lại cho bạn đọc nhiều nhận thức mới về cuộc sống đa dạng của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là của đồng bào miền núi. Sự đóng góp về văn học của Lan Khai là không nhỏ. Trong vòng mười bảy năm sáng tác, ông đã để lại một khối lượng lớn tác phẩm với những đề tài phong phú có giá trị tư tưởng và nghệ thuật. Song gần như những tác phẩm ấy chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống tương xứng với tầm vóc của ông. Đặc biệt những sáng tác về đề tài miền núi của Lan Khai đã góp phần làm phong phú thêm gương mặt của nền văn học Việt Nam hiện đại. Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai là một trong những nét đặc sắc góp phần khẳng định tên tuổi, vị trí của ông trong nền văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945. Cùng thời với Lan Khai, trong sáng tác văn xuôi của một số nhà văn như Thạch Lam, Xuân Diệu, Nguyễn Tuân,… chất
  • 9. 7 thơ, chất trữ tình cũng được thể hiện đậm nét trong mỗi trang văn viết về cuộc sống và con người những năm trước Cách mạng. Song Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, lại mang màu sắc riêng, nó thấm đẫm trong mỗi trang viết của ông về thiên nhiên, con người và phong tục miền núi. Do vậy, chọn Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai làm đề tài nghiên cứu, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu những đặc sắc và thành tựu riêng của nhà văn, đồng thời thấy được một phong cách tiểu thuyết, truyện ngắn cũng như những đóng góp của ông đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Được đánh giá là một trong những cây bút sung mãn trong thời kì văn học Việt Nam 1930 – 1945, Lan Khai đã để lại một số lượng lớn tác phẩm nhiều thể loại như: tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tâm lý xã hội, truyện đường rừng, truyện tâm lý xã hội, ký, thơ ca, lý luận phê bình văn học… Trong đó Truyện đường rừng của ông thu hút nhiều sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu cũng chính những tác phẩm này đã góp phần tạo nên chỗ đứng riêng của nhà văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. • Trước Cách mạng tháng Tám: Trước Cách mạng tháng Tám, có một số bài viết và một số tác giả đã quan tâm đến sáng tác của Lan Khai như: Trần Huy Liệu, Trương Tửu, Hải Triều, Phạm Mạnh Phan, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan,… (Hiện nay đã được tập hợp lại trong “Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc”, Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2006). Đa số các tác giả của những bài viết, bài nghiên cứu này mới đề cập đến những tác phẩm mang tính lịch sử, xã hội của Lan Khai. Người đầu tiên quan tâm đến Truyện đường rừng của Lan Khai là nhà nghiên cứu Trương Tửu. Trong bài viết về tác giả Lan Khai đăng trên báo Loa (Số 81, ra ngày thứ 5 - 1935) Trương Tửu đã gọi Lan Khai là “nhà nghệ sĩ của
  • 10. 8 rừng rú” vì chính Lan Khai bằng “năng lực nghệ sĩ thiên bẩm thúc giục, ông cầm bút chép những chuyện lạ đường rừng, dắt ta vào một địa hạt xa xăm, tối hiểm. Từ từ, hồi hộp, ông ẩn khẽ cánh cửa của rừng thẳm, mở lối cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạ lùng, đầy những hình trạng nhiệm mầu, đột thú. Trong phạm vi ấy ông vẫn chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát”[43, 225] bởi lẽ “ông sống trong rừng rậm, núi cao, cảm thấy cái đẹp của sơn lâm và cái hay của các dân Mèo, dân Thổ. Luôn luôn ông chìm đắm trong những phút say khoái trá của giác quan. Chung quanh mình, ông được ngắm tê mê ngàn vạn những hình ảnh thiên nhiên mà một ngòi bút thiêng liêng điểm rồi lại xóa” và “Quả thực không có ai yêu tha thiết rừng núi như Lan Khai. Ông cho nó một linh hồn. Ông thu nó qua nét vẽ” [43, 225] và “Ông Lan Khai quả có con mắt tinh vi của nhà tiểu thuyết tả thực. Hình như ghi đầy đủ được các vật xung quanh mình đối với ông, là một cái thú riêng của nhà nghề, cũng như gửi tình cảm cho thiên nhiên, ở một thi nhân, là cách đặt ống giác vào trái tim đau đớn”[44, 228]. Trong bài viết về “Văn Lan Khai”, nhà nghiên cứu Trương Tửu đã có những đánh giá cao về ngòi bút tả cảnh của ông: “Trong các nhà văn tả cảnh hiện đại, ông Lan Khai đáng liệt vào địa vị danh dự”[44, 238] và thỉnh thoảng dưới ngòi bút Lan Khai “hình tượng nọ nối tiếp hình tượng kia thành một điệu dài làm cho người đọc như bị mê sảng không biết mình ở trong mộng hay trước cảnh thực” và “ văn ông bóng bẩy, đẹp đẽ. Không mấy khi ông tả màu sắc bằng một phẩm từ cộc lộc. Ông phải dùng lối ví. “Mái tóc màu hạt dẻ…” “Đỉnh núi xa màu lơ nhạt…” “Suối nước đen như mực loãng…”
  • 11. 9 (…)văn Lan Khai tổng hợp, đằm thắm và dễ cảm động”[44, 240]. Như vậy, với ý kiến của Trương Tửu, ta có thể khẳng định vị trí của Truyện đường rừng cũng như tài năng sáng tạo của Lan Khai trong miêu tả thiên nhiên miền núi ngay từ đầu những năm 1930 và phần nào thấy được Chất thơ trong Truyện đường rừng qua những bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người đầy thơ mộng. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, 1942, đã có những đánh giá xác đáng về thành tựu sáng tạo của Lan Khai. Khi bàn đến loại Truyện đường rừng – thể loại mà ông cho là “loại trội nhất” và để thấy được “tài nghệ của Lan Khai”, tác giả tập trung vào tìm hiểu các tiểu thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm và tập Truyện đường rừng, ông viết: “Đọc Tiếng gọi của rừng thẳm người ta cảm về cái tâm hồn ngây thơ và chất phác của cô sơn nữ bao nhiêu, thì đọc Truyện đường rừng của Lan Khai người ta lại ghê sợ về những cái bí hiểm của rừng núi bấy nhiêu và người ta có cái cảm tưởng như những chốn sơn lâm của Mường, Mán chỉ là những nơi ma thiêng nước độc, người man di còn ở lẫn với thú dữ và… ma. Hai quyển sách là hai bộ mặt của rừng: một đằng là cái vẻ đẹp của người, của cảnh phô bày trước mặt người lữ khách; còn một đằng là những điều huyền bí ẩn náu ở sau những người và những cảnh ấy”[17, 262]. Và theo Vũ Ngọc Phan thì “Đọc Truyện đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư thực, không nên đứng vào mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc thơ mộng, pha chút huyền ảo của cổ nhân, như khi đọc Liêu Trai của Bồ Tùng Linh vậy”[21, 263]. Ngoài ra ông còn khẳng định tài năng viết truyện ngắn của Lan Khai: “Lan Khai là cây bút rất tài tình để viết truyện ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ viết có tập Truyện đường rừng? Thật đáng tiếc!”[22, 246]. Cũng theo Vũ Ngọc Phan thì “Tiếng gọi của rừng thẳm là một tập truyện đường rừng tươi đẹp của Lan Khai (…) Lời văn thật giản dị và linh động(…). Cả truyện đều là những cảnh
  • 12. 10 dịu dàng kế tiếp”. “Trong tập Truyện đường rừng của Lan Khai, truyện Tiền mất lực (trang 97) có cái cốt cách của một truyện dài; chuyện thật cảm động, nào lòng hào hiệp, nào sự chung tình, rồi cái kết cục của đôi nhân tình mới oanh liệt làm sao! Rồi trong truyện còn điểm nhiều đoạn đầy thơ mộng. Cả truyện là một bài thơ trường thiên có hương vị của rừng núi”[22, 159-160]. Những đánh giá trên của Vũ Ngọc Phan, phần nào đã gợi ý cho ta cách tiếp cận vẻ đẹp của Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, đồng thời thấy được tài năng nghệ thuật của Lan Khai trong thể loại truyện ngắn. Có thể nói rằng, trước 1945, các tác phẩm của nhà văn Lan Khai đã thu hút được sự chú ý của không ít nhà nghiên cứu, phê bình văn học nổi tiếng. Song hầu hết các bài nghiên cứu mới chỉ tập trung ở các tác phẩm tiểu thuyết. Riêng mảng truyện ngắn của ông, ít nhiều các nhà nghiên cứu có đề cập đến song chưa đầy đủ và toàn diện. • Từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước 1986: Từ giữa những năm sáu mươi trở đi, rải rác ở hai miền Nam, Bắc có một số bài viết tiếp tục đề cập đến Lan Khai và những sáng tác của ông. Theo cuốn “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên”, tập III, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ trong phần “Tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai” đã có những nhận xét đánh giá cao sở trường viết tiểu thuyết và khả năng viết Truyện đường rừng của Lan Khai: “Chúng ta thấy về tiểu thuyết đường rừng Thế Lữ đã có viết nhưng chính Lan Khai mới là nhà văn của miền thượng du Bắc Việt … Thế Lữ đứng từ ngoài nhìn vào, cố đem đầu óc khoa học để giải thích vài bí mật đường rừng. Lan Khai muốn từ trong bước ra mở cửa cho ta chứng kiến cái thế giới huyền bí li kì của dân thượng du”[20, 287]. Ngoài ra Phạm Thế Ngũ còn đưa thêm một số ý kiến mới đánh giá xác đáng về văn phong của Lan Khai: “là một cây bút biết tự chăm sóc và có nhiều đức tính văn
  • 13. 11 chương… Ở những tác phẩm, những trang ông viết kỹ hơn cả ta thấy một bút pháp thực già dặn điêu luyện”[20, 292]. Trong cuốn “Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam”, 1968, Nguyễn Đức Đàn cũng đề cập đến tác giả Lan Khai và tiểu thuyết Lầm Than và đưa ra một số nhận xét “nhà văn lãng mạn rẽ bước chốc lát sang con đường hiện thực … cố nhiên vốn hiểu biết của “Nhà văn đường rừng” về giai cấp công nhân cũng khá mong manh…”. Có thể nói, từ sau cách mạng tháng Tám đến trước 1986, là thời kì khá dài do di sản văn học của Lan Khai bị thất lạc hoặc chưa được tái bản nên các bài nghiên cứu, phê bình về ông còn thưa thớt. • Từ 1986 đến nay: Năm 1989, trong cuốn “Tổng tập văn học Việt Nam tập 29A” tác giả Phan Cự Đệ trong bài “Khải Luận” đã đưa ra một vài nhận xét: “Lan Khai là một nhà văn viết Truyện đường rừng và Tiểu thuyết lịch sử theo khuynh hướng lãng mạn thoát ly. Tuy nhiên trong toàn bộ sáng tác của Lan Khai cũng có một số truyện ngắn (Thằng gầy; Kẻ chiến bại) và tiểu thuyết (Lầm than; Mực mài nước mắt) viết theo khuynh hướng hiện thực phê phán”. Nhìn chung cho đến thời điểm này việc nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Lan Khai còn sơ lược. Trên phụ san báo Văn nghệ ngày 19/08/1990, Gia Dũng có bài viết “Đôi điều về nhà văn Lan Khai”, tác giả đã cung cấp một số tư liệu mới về lịch sử quá trình sáng tác của nhà văn dựa trên nguồn tư liệu của địa phương và gia đình Lan Khai. Bài viết đã giúp ta hiểu hơn về thân thế, sự nghiệp của nhà văn: “Kể cả thời gian đi học và viết báo, viết văn, Lan Khai sống ở Hà Nội chưa đầy mười năm, thời gian còn lại ông sống gần gũi gắn bó với miền núi. Chính vì thế mà cuộc sống con người miền núi được thể hiện trong tác phẩm của Lan Khai một cách ưu ái, trân trọng và khá đậm nét”[8, 313].
  • 14. 12 Tiếp đến là một số bài viết của tác giả Hoàng Minh Tường về Lan Khai như “Hành hương về thủ đô kháng chiến” (Tuần báo văn nghệ 25/08/1990) và “Kiếm sống bằng nghề văn” (Văn nghệ số 26, 1991) tác giả cũng cung cấp thêm một số tư liệu về nhà văn Lan Khai trước cách mạng. Trong “Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam” năm 1992, do Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế biên soạn, ở mục “Nguyễn Lan Khai” đã khẳng định vị trí và đóng góp của nhà văn Lan Khai cho nền văn học nước nhà những năm 1930 – 1945 của thế kỉ XX. Tiếp đó, trong cuốn “Chân dung và giai thoại” (1992), tác giả Ngọc Giao trong bài “Lan Khai với truyện lạ đường rừng” đã cung cấp thêm một số tư liệu về cuộc đời nghệ thuật của Lan Khai trong những năm sống ở Hà Nội. Năm 1997, trên báo “Giáo dục và thời đại” số 38, Hoàng Dạ Vũ có bài viết “Vũ Trọng Phụng gặp Lan Khai”, giới thiệu về tình bạn của hai nhà văn cùng thời. Năm 1998, Nhà xuất bản khoa học xã hội cho xuất bản cuốn “Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945” (tập 2) trong đó có giới thiệu vắn tắt về Lan Khai. Tác giả cuốn sách cho rằng “Lan Khai sáng tác chủ yếu tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết đường rừng”. Tiếp đó, năm 2001, Nhà xuất bản văn học cho ra mắt bạn đọc cuốn “Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XIX – 1945”. Trong cuốn sách các tác giả đã đề cập tới những đóng góp của Lan Khai trên lĩnh vực tiểu thuyết Việt Nam hiện đại và giới thiệu vắn tắt về một số tác phẩm “Lầm than”, “Cô Dung”, “Gái thời loạn”, “Suối Đàn”… Trên báo Tiền phong cuối tháng 4,5,6,7/2001, tác giả Lan Phương trong mục “Những điều ít được biết về nhà văn” đã cung cấp nhiều tư liệu về mối quan hệ gắn bó giữa Lan Khai và các nhà văn cùng thời như: Tản Đà, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Hải Triều,… Trên báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh số 37 ra ngày 04/10/2001, tác giả Trần Mạnh Tiến
  • 15. 13 có bài viết “Vấn đề nhà văn trong quan niệm của Lâm Tuyền Khách”, tác giả đã đánh giá cao tư tưởng văn nghệ của Lan Khai dựa trên các tư liệu lý luận và phê bình văn học của nhà văn: “Từ quan niệm đến sáng tác, đương thời Lan Khai đã thể hiện cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc về vị trí nhà văn đối với cuộc sống và nghệ thuật”[34, 194] và theo Lan Khai “Nhà văn là tinh hoa của dân tộc và văn minh nhân loại được tỏa sáng bằng tài năng, tri thức và nhân cách, cần có sự phấn đấu không ngừng vì lợi ích dân tộc và mục tiêu cao cả nhất là làm ra cái đẹp để phụng sự con người… Phản ánh chân thực cuộc sống là thước đo cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ, là sức sống trường tồn của nghệ thuật”[34, 194]. Tác giả Nguyễn Thanh Trường, trong luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn: “Truyện đường rừng của Lan Khai”, 2001 khi nói về thiên nhiên trong Truyện đường rừng có nhận xét: “Cảm nhận đầu tiên của người đọc khi đến với những tác phẩm: Tiếng gọi của rừng thẳm, Đường đi Cao Bằng, Đỉnh non Thần, Hồng Thầu, Mọi rợ, Suối Đàn, Mưa xuân vv… là thế giới thiên nhiên trong những Truyện đường rừng này hiện lên thật đẹp, một vẻ đẹp chân thực tươi trẻ vừa mộc mạc gần gũi thân quen lại rất mộng và thơ”[40, 34] và “Trong số các nhà văn thuộc nền văn chương quốc ngữ từ 1945 trở về trước, Lan Khai là cây bút viết về cuộc sống miền núi gây được nhiều ấn tượng sâu sắc trong bạn đọc…. Đó là cảnh núi non trùng điệp, hùng vĩ, là những cảnh sắc tươi sáng trong trẻo của bầu trời và vạn vật, những hương thơm của hoa rừng, những lay động dịu êm của cây cỏ, những nét trẻ trung tràn đầy sức sống của muôn loài. Và xen vào đó là hình ảnh của sông, suối, của những màn sương mỏng lúc chiều buông, của những ánh nắng vàng tươi rói bao trùm lên cả một không gian rộng lớn”[40, 33-34]. Từ đó Nguyễn Thanh Trường đi đến khẳng định: “ta đến với rừng xanh yêu thương qua những trang viết chứa chan cảm xúc của nhà văn là đến với cái đẹp trong sáng tràn
  • 16. 14 đầy sức sống làm ấm lòng người, là đến với một thế giới thiên nhiên chân thực thơ mộng hòa hợp với con người”[40, 34]. Khi viết về con người miền núi trong Truyện đường rừng của Lan Khai, tác giả cũng có những đánh giá rất sâu sắc: “Con người trong truyện đường rừng của Lan Khai hiện lên một cách chân thực, sinh động, hòa hợp với thiên nhiên với môi trường sống và trở thành điểm sáng thẩm mĩ giữa núi rừng trùng điệp”[40, 102]. Đồng thời trong luận văn của mình, Nguyễn Thanh Trường còn nhận xét: “Đọc tiểu thuyết của Lan Khai, ta thấy sức cuốn hút mạnh mẽ của một ngôn ngữ nghệ thuật giầu chất thơ lan tỏa trong nhiều trang viết. Nhà văn đã triệt để khai thác vẻ đẹp của văn hóa dân gian để đưa vào trong tác phẩm của mình như việc xen các câu ca dao, dân ca mượt mà, đằm thắm của đồng bào dân tộc thiểu số vào trong nhiều trang tiểu thuyết”[40, 104]. Nhìn chung những đánh giá của Nguyễn Thanh Trường đã cho ta một cái nhìn khái quát về nội dung cũng như nghệ thuật Truyện đường rừng của Lan Khai. Tác giả Nguyễn Xuân Nam trong bài viết “Sự nghiệp văn học của Lan Khai một số điều cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu” nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Lan Khai, có đưa ra đánh giá: “Về tiểu thuyết đường rừng của Lan Khai, cũng có những điều cần bàn thêm: Là người sinh sống quen thuộc với núi rừng lại là một họa sĩ một nhà thơ, Lan Khai đã có những trang viết khá đặc sắc trong các Truyện đường rừng của ông”[29, 83]. Cũng trong “Lan Khai nhà văn hiện thực xuất sắc”, tác giả Nguyễn Thanh Trường trong bài viết “Hình tượng người phụ nữ miền núi trong tác phẩm của Lan Khai” đã nhấn mạnh bút pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc của Lan Khai thông qua việc xây dựng thành công hình tượng người phụ nữ miền núi: “Bằng bút pháp nghệ thuật so sánh, ví von, liên tưởng Lan Khai đã phác họa thành công chân dung người phụ nữ từ ngoại hình cho đến nội tâm, vừa có
  • 17. 15 dấu ấn phong tục, vừa mang bản sắc của mỗi cộng đồng vừa có chiều sâu nhân bản”[29, 98]. Trên báo Văn nghệ số 15, ngày 15/04/2006, trong bài viết: “Nhà văn Lan Khai – người mở đường vào thế giới sơn lâm”, tác giả Trần Mạnh Tiến khẳng định: “Tiểu thuyết đường rừng là những tác phẩm kết hợp giữa yếu tố lãng mạn và hiện thực, đôi khi xen cả những yếu tố truyền kì làm cho câu chuyện thêm “hương vị của rừng”. Riêng ở phạm vi này có thể xem Lan Khai là nhà văn đã tìm một hướng đi riêng cho tiểu thuyết, tiêu biểu với các tác phẩm Rừng khuya, Mọi rợ, Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối Đàn, Tiền mất lực, Hồng Thầu…” [33, 156] và “Sức hấp dẫn trong tiểu thuyết đường rừng biểu hiện ở những bức tranh phong cảnh đặc sắc trong đó hiện lên chân dung sống động của con người…Lan Khai là người nghệ sĩ đã mang đến cho tiểu thuyết của mình những phẩm chất tinh túy của thơ ca và nhạc họa”[33,158]. Nói về Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, tác giả Trần Mạnh Tiến còn đi sâu vào một số tác phẩm cụ thể và khẳng định: “Trong Rừng khuya đoạn mô tả tấm thân nõn nà của Dua Phăn ngâm mình trong bồn nước trong vắt giữa rừng xanh là một bức tranh tràn đầy mĩ cảm… Cái tên Suối Đàn không chỉ là địa danh thôn bản mà còn là bản tình ca bất tận của thiên nhiên ban tặng con người. Trong Chiếc nỏ cánh dâu cuộc tình giữa Pengai Lâng với Mai Khâm trở nên sống động hơn bằng làn điệu dân ca Giarai uyển chuyển qua tiếng hát của người thiếu nữ làm cho núi rừng Tây Nguyên thêm thơ mộng” [33,158]. Và “Những trang viết của ông hiện lên nhiều từ ngữ giàu tính tạo hình và biểu cảm, câu văn chứa nhiều ánh sáng và màu sắc với âm thanh hương vị gợi ra những trường cảm giác mới lạ. Cùng đó là những biện pháp so sánh ví von giàu sức liên tưởng tạo nên những vẻ đẹp thi ca trong tiểu thuyết”[33,159].
  • 18. 16 Năm 2010, “Tuyển tập Lan Khai” được Trần Mạnh Tiến biên soạn và giới thiệu, do Nhà xuất bản văn học phát hành đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về con người và sự nghiệp văn học của Lan Khai, đồng thời tập hợp hầu hết những sáng tác của nhà văn từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến kí, thơ ca, phê bình văn học. Điều này đã giúp cho người đọc có cái nhìn đầy đủ, toàn diện về những di sản văn học của ông trong đó có Truyện đường rừng. Tóm lại, sự nghiệp văn chương của Lan Khai từ trước cách mạng tháng Tám đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, đánh giá cao song chưa được tiến hành thường xuyên và toàn diện. Đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai. Tuy trong các bài nghiên cứu của Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Thanh Trường có chú ý đến vẻ đẹp của của chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể trên nhiều bình diện của từng tác phẩm mà mới chỉ dừng lại ở những nhận định, đánh giá. Do vậy, luận văn này là công trình đầu tiên đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống từ những nhân tố tác động tạo nên chất thơ và biểu hiện cụ thể vẻ đẹp của Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai. 3. Đối tượng và phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai Phạm vi nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ những tác phẩm của Lan Khai trong mảng Truyện đường rừng bao gồm các tác phẩm như:  Về tiểu thuyết bao gồm: Rừng khuya (1935);
  • 19. 17 Tiếng gọi của rừng thẳm (1939); Dấu ngựa trên sương (1940); Suối đàn (1941); Chiếc nỏ cánh dâu (1941) được Trần Mạnh Tiến sưu tập, biên soạn, giới thiệu trong “Lan Khai tuyển tập” tập 1, NXB Văn học, 2010.  Về truyện ngắn bao gồm: Sóng nước Lô giang; Người lạ; Ma thuồng luồng; Con thuồng luồng nhà họ Ma; Con bò dưới thủy tề; Đôi con vịt; Mũi tên dẹp loạn; Tiền mất lực; Pàng Nhả; Dưới miệng hùm; Khảm khắc; Tiếng sáo đêm thu; Đêm ấy; Bên rừng xuân, Vì cánh hoa trôi… được Trần Mạnh Tiến sưu tập và giới thiệu trong “Lan Khai tuyển truyện ngắn”, NXB Hà Nội, 2011. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm một số tiểu thuyết lịch sử và tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Khai cũng đề cập đến thiên nhiên, con người
  • 20. 18 miền núi như: Ai lên phố cát (1937); Đỉnh non thần (1941); Mưa xuân (1944),… Nhiệm vụ nghiên cứu: Nhiệm vụ của đề tài này là nghiên cứu những biểu hiện của chất thơ trong nội dung và nghệ thuật Truyện đường rừng của Lan Khai qua những bức tranh thiên nhiên thơ mộng; những sơn nữ xinh đẹp, trong sáng; trong những lễ hội, phong tục; trong ngôn từ nghệ thuật; ….để góp phần khẳng định những đặc sắc của Lan Khai trong mảng Truyện đường rừng. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp hệ thống: Tiến hành tập hợp những tiểu thuyết và truyện ngắn viết về miền núi của Lan Khai để khảo sát chất thơ trong những tác phẩm đó như: bức tranh thiên nhiên thơ mộng, hình ảnh những sơn nữ xinh đẹp, trong sáng; những chàng trai tài giỏi, gan dạ; những lễ hội mùa xuân; những phong tục kén chồng, cưới hỏi,… - Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi tiến hành phân tích những tiểu thuyết đường rừng và truyện đường rừng của Lan Khai thuộc phạm vi nghiên cứu và chỉ ra biểu hiện của chất thơ trong nội dung và nghệ thuật của các sáng tác đó. - Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, khi cần thiết chúng tôi sẽ so sánh với chất thơ trong tác phẩm của một số nhà văn khác để làm nổi bật nét đặc sắc và sự sáng tạo của nhà văn. 5. Đóng góp của luận văn
  • 21. 19 Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống về Chất thơ trong truyện đường rừng của Lan Khai trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đánh giá của những người đi trước. Với công trình này, chúng tôi mong muốn góp phần khẳng định vị trí của Lan Khai trong dòng văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945 và chỉ ra những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông khi viết Truyện đường rừng. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn chúng tôi triển khai thành ba chương như sau: Chương một: Những vấn đề chung Trong chương này, người viết giới thiệu những nét cơ bản về cuộc đời của nhà văn Lan Khai, đồng thời khẳng định sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng của nhà văn cũng như vị trí Truyện đường rừng và những nhân tố tác động góp phần tạo nên chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai. Cùng với đó, người viết cũng tiến hành lí giải khái niệm về chất thơ và chất thơ trong văn xuôi để làm cơ sở lí luận nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài này. Chương hai: Chất thơ trong bức tranh thiên nhiên miền núi sống động, nhiều màu sắc Trong chương này, người viết đi vào phân tích chất thơ trong bức tranh thiên nhiên miền núi sống động, nhiều màu sắc. Đó là một bức tranh tươi đẹp, thơ mộng với những gam màu tươi sáng, ấm áp đầy tính nhạc, tính họa và luôn giao hòa, gắn bó với con người. Đồng thời, người viết cũng tiến hành phân tích bút pháp nghệ thuật miêu tả thiên nhiên tinh tế, giàu hình ảnh, cùng với lối so sánh, ví von sinh động góp phần làm nổi bật chất thơ của bức tranh thiên nhiên miền núi trong Truyện đường rừng của Lan Khai. Chương ba: Chất thơ tỏa ra từ cuộc sống, con người miền núi
  • 22. 20 Trong chương này, người viết đi sâu vào tìm hiểu chất thơ tỏa ra từ cuộc sống, con người miền núi. Đó là một cuộc sống tinh thần phong phú, đa dạng mang đầy tính nhân văn với những lễ hội, phong tục đậm đà bản sắc dân tộc cùng hình ảnh những con người miền núi chất phác, trọng tình nghĩa (những chàng trai miền núi gan dạ, những cô sơn nữ xinh đẹp, trong sáng, thơ ngây cùng những mối tình thơ mộng, đắm say giữa núi rừng tươi đẹp). Đồng thời trong chương này, người viết cũng chú ý phân tích tình huống và cốt truyện trữ tình cũng như ngôn từ nghệ thuật mang đậm chất ca dao, dân ca miền núi để làm nổi bật chất thơ trong bức tranh về cuộc sống, con người miền núi trong Truyện đường rừng của Lan Khai.
  • 23. 21 CHƯƠNG MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Lan Khai – nhà văn đường rừng xuất sắc 1.1.1 Một sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng Lan Khai tên thật là Nguyễn Đình Khải, sinh ngày 24/6/1906 tại xã Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Cha ông là cụ Nguyễn Đình Chức, một nhà nho ưu tú thuộc dòng họ Nguyễn Đình có nguyên quán ở Thừa Thiên Huế. Lan Khai từng kể lại về người cha của mình: “Cha tôi là một ông nhà Nho kiêm nghề lương y, tính thích uống rượu ngâm thơ và rất yêu say cảnh núi sông, hoa cỏ”[30, 11]. Nhà Nho ấy là người từng trải, có vốn văn hóa uyên thâm và một tâm hồn phóng khoáng. Mẹ của Lan Khai là cụ Lỗ Thị Thục một người phụ nữ nhân hậu, hiền lành, chịu thương chịu khó, có vốn truyện dân gian phong phú. Với gần 40 năm tuổi đời và gần 20 năm tuổi nghề, Lan Khai đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với sự thể nghiệm hầu hết ở các thể loại: Tiểu thuyết, Truyện ngắn, Kí, Thơ ca, Văn học dân gian, Thơ ca dân gian và cả Lí luận và Phê bình văn học. Hầu hết các tác phẩm của Lan Khai đều rất đặc sắc, thể hiện tài năng của nhà văn “Lâm Tuyền khách” và đề cao tính nhân văn, tính chân thật trong văn học. Có lẽ, người đọc biết đến Lan Khai đầu tiên với tư cách là một nhà tiểu thuyết tâm lý xã hội. Lan Khai đặt chân vào làng tiểu thuyết trước tiên với đề tài tâm lý xã hội, mở màn bằng cuốn ái tình tiểu thuyết Nước hồ Gươm (1928) tiếp đó là hàng loạt các tiểu thuyết như: Cô Dung (1928- 1938), Lầm than (1929- 1934, xuất bản 1938), Liếp ly (1938), Sóng lúa reo (1938), Nàng (1940), Mực mài nước mắt (1941), Tội nhân hay nạn nhân (1941), Tội và
  • 24. 22 thương (1942), Mưa xuân (1942- 1943),… Đó là những bức tranh cuộc sống từ nông thôn đến thành thị, hầm mỏ, nhà trường và môi trường gia đình, xã hội cùng những cảnh đời và số phận riêng. Tác phẩm có sự phối hợp linh hoạt giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, làm sống dậy chiều sâu về đời sống nội tâm phức tạp của con người “thời kỳ Âu hóa” đầu thế kỷ XX. Các tác phẩm Nơi ước hẹn (1934), Kiếp con tằm (1935), Mực mài nước mắt (1941) của Lan Khai đã cho ta thấy những bức tranh nối tiếp về bi kịch tinh thần của người nghệ sĩ trong xã hội thuộc địa. Đây là những sáng tác ra đời trước cả Đời thừa, Trăng sáng và Sống mòn của Nam Cao nhiều năm. Còn Liếp Ly (1938) là một câu chuyện tình lãng mạn giữa chàng trai Việt với cô gái Lào. Có thể nói tiểu thuyết tâm lý – xã hội của Lan Khai đã mở ra những bức tranh sâu rộng về những con người và cảnh ngộ khác nhau. Mỗi câu chuyện đặt ra một vấn đề bức thiết từ cuộc sống, được người viết vận dụng linh hoạt nhiều khả năng thể hiện nghệ thuật. Đó là những câu chuyện giàu tính hiện thực toát lên vốn sống phong phú của nhà văn. Cùng với danh hiệu nhà tiểu thuyết tâm lý – xã hội, Lan Khai còn được mệnh danh là nhà văn đường rừng với các truyện đường rừng phong phú, đặc sắc gồm: tiểu thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết gồm: Lô HNồ (1932), Tình và máu (1932), Mũi tên độc (1933), Lên thác xuống ghềnh (1934), Rừng khuya (1935), Tiếng gọi của rừng thẳm (1936), Dấu ngựa trên sương (1939- 1940), Hồng Thầu (1940), Suối Đàn (1941), Chiếc nỏ cánh dâu (1941), … Bên cạnh đó, một số tác phẩm như: Gái thời loạn, Đỉnh non Thần, Bóng cờ trắng trong sương mù, Trong cơn binh lửa,… Tuy là những tiểu thuyết lịch sử, nhưng nhân vật, tập quán và địa danh vẫn là những bức tranh sinh động về miền núi. Điều này làm tăng thêm sức hấp dẫn cho Truyện đường rừng của Lan Khai. Về truyện ngắn gồm những tác phẩm như: Người lạ, Ma thuồng
  • 25. 23 luồng, Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thủy tề, Gò thần, Tiền mất lực, Khảm khắc, Pàng Nhả, Dưới miệng hùm, Sóng nước Lô Giang,… Có thể nói Truyện đường rừng là một trong những đóng góp lớn của Lan Khai, cho thấy cái nhìn nhân văn sâu sắc về thiên nhiên đất nước con người. Bằng những hình tượng nghệ thuật, Lan Khai đã góp phần xóa đi bức tường ngăn cách giữa miền ngược với miền xuôi, giữa cộng đồng các dân tộc khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Không chỉ là một nhà tiểu thuyết tâm lí xã hội, nhà văn đường rừng, Lan Khai còn là một nhà tiểu thuyết lịch sử. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, Lan Khai luôn mang trong mình lịch sử của quê hương đất nước. Nhà văn đồng thời cũng sống trọn thời kì lịch sử có nhiều sự kiện trọng đại. Ông đã để lại một di sản lớn với gần 30 tiểu thuyết lịch sử như: Gái thời loạn (1933), Chiếc ngai vàng (1935), Chàng đi Bồng Nga (1938), Chàng áo xanh (1938), Bóng cờ trắng trong sương mù (1938), Đỉnh non Thần (1940), Cưỡi đầu voi dữ (1940), Gửi cái xuân tàn (1941), Sầu lên ngọn ải (1941), Người thù mặt trời (1941), Trăng nước hồ Tây (1941), Treo bức chiến bào (1942), Trong cơn binh lửa (1942), Thành bại với anh hùng (1942), Tình ngoài muôn dặm (1942), Rỡn sóng Bạch Đằng (1942), Cánh buồm thoát tục (1942), Theo lớp mây đưa (1942), Ái tình và sự nghiệp (1942), Giấc mơ bạo chúa (1942), Việt Nam- Ngươi đi đâu? (1941),… Đương thời, khi viết tiểu thuyết lịch sử, các nhà văn Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc… nhằm tái hiện các sự kiện và nhân vật như nguyên mẫu, nhưng với Lan Khai, ngoài việc bám sát các tư liệu lịch sử, ông còn chọn cho mình một hướng đi riêng qua hư cấu nghệ thuật, thể hiện quan niệm mới có chiều sâu nhân bản. Ngoài tiểu thuyết tâm lý xã hội, truyện đường rừng, tiểu thuyết lịch sử, Lan Khai còn có một số lượng tác phẩm đồ sộ ở thể loại truyện ngắn, kí, thơ
  • 26. 24 ca và dịch thuật. Truyện ngắn của ông bao gồm hai loại là: truyện ngắn đường rừng và truyện ngắn tâm lý xã hội. Về truyện ngắn tâm lý xã hội có tập Lẩn sự đời (1934) bao gồm 5 truyện: Lẩn sự đời, Giông tố, Bỡn cợt với tình, Một việc tự tư, Vì cánh hoa trôi cùng nhiều truyện ngắn ở các tờ báo khác như: Nơi ước hẹn trên Đông Phương (1934); Anh Sẩm, Thằng Gầy, Cái của nợ, Cô Bụt, Khóc thông reo trên Ngọ báo (1934); Kiếp con tằm, Khổ tình, Chung tình trên Loa (1935). Về truyện ngắn đường rừng có tập Truyện đường rừng (1940) và các truyện ngắn đăng trên các báo như Ngọ báo, Đông Pháp. Tác phẩm ký của Lan Khai cũng hết sức phong phú, bao gồm các tác phẩm như: Trường hận ca về sự chết (1933), Sáu năm cách biệt nay hồi cố hương (1933, viết cùng Yên Sơn), Thầy đồ tôi (1933), Viếng cô Hồng Yến (1933), Cháu tôi chết (1933), Tập hồi kí nhan đề 8023 (viết 1930-1932, in 1935), Biệt ly (1934), Cánh hoa mua (1929 in 1935), Con ngựa hồng của tôi (1930 in 1935), Một cuộc săn đêm (1935), Đau và chết (1939)… Đó là những bức tranh chân thực về cuộc sống và những mảnh đời của nghệ sĩ Lan Khai. Do đó không dễ dàng phân biệt giữa tự truyện và ký trong nhiều trang viết của ông. Trong cuộc đời nghệ thuật của mình, Lan Khai không ước vọng thành một nhà thơ, nhưng thơ ca lại đến với ông một cách hồn nhiên chân thực. Trong di cảo của ông còn lại một số bài thơ như: Chờ mẹ, Chiều, Quê ta, Dòng huyết lệ, Tiếng hát xa, Tiếc xuân, Cõi Tiên, Tiếng hát làm dâu… Ở mảng dịch thuật, dường như người nghệ sĩ này cũng luôn tham vọng làm tất cả những gì cần thiết cho văn chương nghệ thuật. Ông vừa sưu tầm, vừa chuyển dịch những văn bản văn học các dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài sang tiếng Việt một cách nhuần nhị đem đến nhiều thông tin mới cho bạn đọc. Ông từng dịch về các tác gia nước ngoài như: Anđrêgit, Lev Tolxtoi, Stêphan Zweig, Romain Rolland, Đôxtôiepxky, Phêlixiêng Sale, E. Dôla…
  • 27. 25 Các bản dịch Pháp văn của ông thường là những tác phẩm văn học hoặc những bài báo, hay sách kinh điển, được viện dẫn linh hoạt trong các bài nghị luận về văn học, về giáo dục và lý luận nói chung. Bên cạnh vị trí là một tác giả lớn của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Lan Khai còn là một cây bút nghiên cứu, lý luận và phê bình sắc bén có ảnh hưởng mạnh mẽ với đương thời và sau này. Quan niệm nghệ thuật của ông tập trung trong những tác phẩm như: Tài hoa… cái lụy ngàn đời; Tình với cảnh (1934); Đẹp; Nguồn cảm hứng của thi nhân; Âm điệu mới (1935); Cần một ông trời; Tính cách Việt Nam trong văn chương; Cảm tưởng về cách dạy hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Diệp; Thiên chức của văn sĩ Việt Nam; Cái nguy mất gốc; Gửi một bạn trẻ muốn theo đuổi nghề viết văn; Một niềm tin cần phải có; Bàn qua về nghệ thuật; Một quan niệm về văn chương; Phác họa hình dung và tâm tính thi sĩ Tản Đà; Con người Vũ Trọng Phụng (1939); Gió núi trăng ngàn (1933); Những câu hát xanh (1937); Cái đẹp với nghệ thuật (1940); Lê Văn Trương (1940); Vũ Trọng Phụng (1941)… Tất cả các vấn đề nghệ thuật và nhân sinh của Lan Khai thể hiện trong những bài viết và chuyên luận, hoặc đan xen trong nhiều trang tiểu thuyết, tạo thành một hệ thống quan niệm phong phú. Trong đó nổi bật lên là vấn đề tính dân tộc và con đường cách tân văn nghệ; vai trò của nhà văn và nền văn nghệ tương lai; mối quan hệ giữa mỹ học và nghệ thuật, văn hóa với văn học; vấn đề văn học dân gian các dân tộc thiểu số… Bên cạnh đó, Lan Khai còn có nhiều công trình khảo cứu về phong tục của nhiều dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam như H’Mông, Tày, Nùng, Gia Rai, Ba Na, Dao… Cùng với đó là công trình khảo cứu phong tục nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam. Tiêu biểu là công trình Gió núi trăng ngàn (1933) và Những câu hát xanh (1937)… là những di sản quí về thơ ca dân gian của đồng bào Tày bao gồm các thể đồng dao, tục ngữ, cao dao, dân ca vô cùng sinh động với bút danh Lâm Tuyền Khách. Lan Khai
  • 28. 26 cũng nghiên cứu phong tục nhiều dân tộc thiểu số từ Việt Bắc đến Tây Nguyên, như các công trình Mán Mèo, Người Thổ nâu, Quần Cộc chơi xuân, Chút phảo nòn thoai, Mang lung, Đầu đỏ với ngày xuân, Tiếng tiêu trên núi Lịch… Đó là các bài khảo cứu có giá trị về bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, H’Mông, Đại Bản, Tiểu Bản, Pà Thẻn, Dao Tiền, Quần Cộc, Lô Lô, Ba Na, Gia Rai… Có thể nói cuộc đời và sự nghiệp văn học phong phú, đa dạng của Lan Khai đã để lại một dấu ấn sâu đậm cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một trong những nhà văn đã tham gia vào công cuộc khai sơn phá thạch cho nền văn học dân tộc ở thế kỉ XX. Là một nhà văn tài năng, Lan Khai đã tham gia vào nhiều lĩnh vực văn học và ở đề tài nào cũng thể hiện những năng lực sáng tạo riêng. Di sản văn học mà ông để lại là vô cùng quí giá, nó là những sáng tác thể hiện tập trung nhất tâm hồn, tư tưởng của người nghệ sĩ trước nhân dân và đất nước. 1.1.2. Truyện đường rừng trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai  Về khái niệm Truyện đường rừng: Theo nhà nghiên cứu Bùi Quang Huy thì khái niệm Truyện đường rừng xuất hiện trong văn học Việt Nam khoảng từ những năm 30 của thế kỉ XX với những tên tuổi nổi tiếng như Thế Lữ, Lan Khai, Phạm Cao Củng, Bùi Huy Phồn,… và Truyện đường rừng là một khái niệm mở. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Bùi Quang Huy và thực tế khảo sát Truyện đường rừng của Lan Khai, Lý Văn Sâm, Thế Lữ,… chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số tiêu chí sau để xác định một tác phẩm văn học có phải là Truyện đường rừng hay không: 1. Lấy khung cảnh rừng núi làm bối cảnh
  • 29. 27 2. Phản ánh cuộc sống vật chất và tinh thần (bao gồm cả đời sống tâm linh) của những con người sống ở vùng rừng núi 3. Câu chuyện có yếu tố kỳ lạ, khác thường  Về Truyện đường rừng của Lan Khai: Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, Truyện đường rừng của Lan Khai xuất hiện trên văn đàn và có một sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với độc giả cũng như giới nghiên cứu. Sự ra đời của Truyện đường rừng này là một hiện tượng mới trong đời sống văn học nước ta bởi trong suốt thời kì trung đại cho đến đầu những năm 30 của thế kỉ trước hình bóng cuộc sống và con người trong văn học còn mờ nhạt. Năm 1936, tiểu thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm của Lan Khai được Hội Trí tri trao giải nhất. Truyện đường rừng của Lan Khai là những bức tranh về thế giới thiên nhiên muôn màu muôn vẻ được nhìn qua lăng kính một nhà văn – họa sĩ đồng thời cũng là một nhà thơ. Đó là thế giới của muôn vàn loài hoa khoe sắc đua hương cũng là không gian tràn ngập tiếng chim cùng với tiếng reo của suối ngàn gió núi. Bên cạnh thiên nhiên là hình tượng những con người gắn bó với xứ sở lâm tuyền từ bao đời. Đó là chân dung những cô sơn nữ xinh đẹp, trẻ trung, thơ ngây; những chàng trai tài giỏi, chất phác, họ cùng nhau sống hòa mình với thiên nhiên, gắn kết với cộng đồng như: Peng Lang trong Tiếng gọi của rừng thẳm, Ẻn trong Suối đàn, Mai Kham và Dua Phăm trong Rừng khuya, Mai Khâm và Pengai Lâng trong Chiếc nỏ cánh dâu. Viết nên những tác phẩm này, Lan Khai như hóa thân vào từng ngọn cỏ, lá cây, nhành hoa, tiếng chim khiến người đọc có cảm giác như mình đang bước vào một thế giới thiên nhiên phong phú, sống động rực rỡ sắc màu, đa dạng âm thanh dưới ngòi bút của một nhà thơ, một nhà văn và một nhà sinh vật học. Tất cả tạo
  • 30. 28 thành một bức tranh thiên nhiên miền núi thơ mộng, tươi đẹp tràn đầy sức sống. Bước vào thế giới Truyện đường rừng của Lan Khai ta thấy bên cạnh thiên nhiên là hình ảnh những con người lao động thật thà chất phác, mang trong mình tình yêu lao động, yêu cuộc đời, yêu núi rừng tha thiết. Đó là Peng Lang, Cang Ngrào trong Tiếng gọi của rừng thẳm, là Sẩu trong Suối Đàn, là Mai Khâm, Pengai Lâng trong Chiếc nỏ cánh dâu,… Họ là những con người lương thiện, những chàng trai chất phác, gan dạ, những cô gái trong sáng, thơ ngây đẹp như những bông hoa rừng. Trong Truyện đường rừng, đối lập với những con người lương thiện, chất phác còn có những thế lực hắc ám như tên quan chánh trong Rừng khuya, tên nha lại trong Dấu ngựa trên sương, vị tù trưởng trong Chiếc nỏ cánh dâu,… Nói chung những tác phẩm này của Lan Khai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về số phận những con người bất hạnh ở môi trường sống khác nhau từ thung lũng đến non cao. Trong các Truyện đường rừng người đọc được chứng kiến những cuộc tình thơ mộng của những đôi nam thanh nữ tú khác nhau về sắc tộc: chàng trai dân tộc Dao với cô gái Tày (Rừng khuya), chàng trai Kinh với cô gái Thổ (Tiếng gọi của rừng thẳm), chàng trai Kinh với cô gái Tày (Suối Đàn), thiếu nữ Gia Rai với chàng trai Ba Na (Chiếc nỏ cánh dâu),… Lan Khai được mệnh danh là nhà văn đường rừng còn bởi ông biết lẫn mình vào phong tục tập quán của nhiều dân tộc thiểu số về cư trú, lao động, sinh hoạt, vui chơi, tín ngưỡng, trang phục, hôn nhân và những nét tâm lý riêng của mỗi cộng đồng sắc tộc. Truyện đường rừng là một trong những đóng góp của Lan Khai cho thấy cái nhìn nhân văn sâu sắc và đầy chất thơ về thiên nhiên, đất nước, con người. “Nhà văn đã mang đến những trang viết
  • 31. 29 của mình nhiều phẩm chất tinh túy của thi ca nhạc họa, những câu văn nhiều ánh sáng, màu sắc, âm thanh, gợi ra những trường cảm giác mới lạ”[1,28]. Với những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, Truyện đường rừng của Lan Khai được coi là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài miền núi và được nhiều nhà nghiên cứu phê bình, đánh giá cao như Vũ Ngọc Phan, Trương Tửu, Phạm Thế Ngũ, Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Văn Long, Hà Minh Đức, Nguyễn Thanh Trường,… 1.1.3. Những nhân tố tác động tạo nên Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai Thời thơ ấu, Lan Khai lớn lên trong một gia đình yêu cái đẹp và cái thiện cùng với môi trường sinh thái phong phú, khí hậu mát mẻ ở miền rừng núi Chiêm Hóa, sống gần gũi với những người dân tộc thiểu số thuộc vùng Việt Bắc như: Tày, Dao, Cao Lan, Hà Nhì, Pà Thẻn… được hòa mình trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng của núi rừng, được tắm mình trong những làn điệu dân ca mượt mà, tình tứ và được nghe những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích gắn với miền đất “núi thần”, “sông gấm” này. Dường như tất cả những vốn văn hóa dân gian, những truyền thống lịch sử của quê hương đã được Lan Khai hấp thụ qua lời ru của mẹ và lời kể của cha. Những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ đó đã tạo cho Lan Khai có một vốn sống, vốn văn hóa dân gian phong phú để viết lên những tác phẩm văn học giá trị thấm đượm chất thơ về cuộc sống, con người và bức tranh thiên nhiên miền sơn cước. Khi đã trở thành nhà văn nổi tiếng trên văn đàn, viết về thời thơ ấu của mình, Lan Khai đã tự bạch: “…không một ngày nào, những khi mẹ con được gần gũi hú hý với nhau, mà mẹ tôi lại đã không kể cho tôi nghe ít nhất là một
  • 32. 30 sự tích về cái thời mà Bụt còn năng hiện xuống trần để can thiệp vào nhân sự, hoặc cái lai lịch não nùng của bà Chúa Ba, hoặc sự kiên quyết của bao kiếp luân hồi của Phật tổ? Mẹ tôi kể bằng một giọng chìm chìm, bí mật và đầy thi vị, trong khi một vẻ mơ màng say đắm hiện long lanh trong hai mắt mẹ tôi… Ngồi nghe mẹ kể tôi đã sống hiển hiện cuộc đời các nhân vật lạ lùng của những chuyện cổ tích ấy”[30, 13]. Còn với cha, Lan Khai cũng có những hồi ức rất đẹp: “Thầy tôi còn hay kể cho tôi nghe những chuyện về Thúy Kiều, về Chiêu Quân, những tích rút ở Tình sử và Liêu Trai…”[30, 14]. Có thể nói tuổi thơ của Lan Khai từ một bản nhỏ thâm u bên bờ sông Gâm đến vùng đất tỉnh lị bên bờ sông Lô đã đi vào sáng tác của ông với những hình ảnh tươi đẹp, nên thơ. Cậu học trò Nguyễn Đình Khải đã lớn lên trong môi trường thiên nhiên linh thiêng và thơ mộng của vùng đất Tuyên Quang. Sau này, khi đã thành một học sinh Trường Bưởi và sinh viên Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, cũng như khi đã có một gia đình riêng yên ấm, là một anh đồ Khải thì cái chất đường rừng với cái men nghệ sĩ đã đưa bước chân anh đi khắp đó đây, từ núi rừng Việt Bắc đến các buôn sóc Tây Nguyên xa xôi. Để từ đó Truyện đường rừng của Lan Khai ra đời như một bức tranh tươi đẹp, thơ mộng về cuộc sống, con người và thiên nhiên miền sơn cước. Năm 1927, Lan Khai kết hôn với bà Hà Thị Minh Kim (1909- 1999) - con một gia đình khá giả, là người có học thức, có nhan sắc lại thông minh, giỏi thêu thùa, sống nhân hậu, thủy chung và là người phụ nữ về sau có ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp văn chương của Lan Khai. Không chỉ là người phụ nữ đảm đang lo toan mọi việc trong gia đình mà bà Hà Thị Minh Kim còn là người “trợ bút” đắc lực cho Lan Khai trong nhiều trang viết. Lan Khai là người đam mê vẽ tranh phong cảnh, thích sưu tầm văn học dân gian, làm thơ về quê hương, tình bạn, tình yêu. Không những thế ông còn
  • 33. 31 là người có thú chơi sách, “anh đã lập cho mình một thư viện lớn ngang bằng nhà sách ở phố Hàng Bông thời bấy giờ, gồm các loại sách báo cổ, kim, Đông, Tây với tên tuổi các tác gia văn học, triết học và sử học nổi tiếng trên thế giới… Anh đam mê khảo cứu phong tục tập quán và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở các vùng miền đất nước”[30, 17]. Thú chơi sách này đã tạo cho Lan Khai một vốn tri thức phong phú, đồng thời niềm đam mê hội họa, thơ ca đã tạo cho những trang Truỵên đường rừng của ông một màu sắc riêng thấm đượm chất trữ tình. Cuối năm 1943 – đầu năm 1944, từ giã Hà Thành, Lan Khai chuyển hẳn về sống ở quê hương. Thời gian này ông mở hiệu sách “Lan Đình” bán đủ thứ sách và tiếp tục dạy học, viết văn, vẽ truyền thần. Ông mất vào cuối thu 1945 tại quê nhà Tuyên Quang. 1.2. Chất thơ và chất thơ trong văn xuôi Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm trong đời sống con người. Đặc trưng của thơ biểu hiện rất sâu sắc từ cảm hứng sáng tạo, tình ý trong thơ đến ngôn ngữ, nhạc điệu… Thơ là những rung động và cảm xúc của con người trước cuộc sống được bộc lộ một cách chân tình, tự nhiên “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” (Tố Hữu). Gorki cũng cho rằng “thơ trước hết phải mang tính chất tình cảm”[168]. Là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình, ngôn ngữ thơ luôn giàu nhạc tính, hàm súc và có tính truyền cảm cao. Khi những đặc trưng này của thơ đi vào tác phẩm văn xuôi thì được gọi là chất thơ trong văn xuôi. Chất thơ trong văn xuôi góp phần làm cho tác phẩm văn xuôi thêm mượt mà, xúc cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu hơn. Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học, Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), NXB Giáo dục TP.HCM,2007 thì “Khái niệm chất
  • 34. 32 thơ để chỉ những sáng tác văn học bằng văn vần hoặc văn xuôi giàu xúc cảm, nội dung cô đọng, ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu”[13,543]. Nói đến vai trò chất thơ để tạo hồn văn, nhà văn Trung Quốc Quách Mạt Nhược nói : “Trong tiểu thuyết và trong kịch nếu như không có chất thơ thì giống như rượu bia và nước hoa đã bay hết hơi hết mùi, giống như một xác ướp không có linh hồn”. Nhà lý luận Chu Quang Tiềm thì ví von chất thơ và cốt truyện trong tiểu thuyết giống như hoa và giàn hoa, cốt truyện chỉ như cái giàn ghép bằng những cành cây khô để cho chất thơ là những dây hoa mềm mại, mơn mởn, rực rỡ, ngát hương vươn lên (Thi pháp văn học trung đại, Trần Đình Sử). Còn Kuranốp - nhà nghiên cứu người Nga cũng từng khẳng định: “Trong nền văn học hôm nay, chúng ta chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa thơ và văn xuôi... Sự xích lại này làm cho văn xuôi chúng ta thêm nồng ấm, run rẩy, nhiều chất hội hoạ, cô đọng hơn trong những ẩn dụ thấm vào từng câu, từng đoạn. Việc xích lại gần với thơ làm cho văn xuôi vừa trở nên sâu sắc hơn, vừa dễ hiểu hơn. Thứ dòng chảy ngầm này cần cho mọi truyện ngắn. Nó giúp cho truyện ngắn gọn mà vẫn súc tích”. Và chính chất thơ trong tác phẩm văn xuôi là yếu tố đưa người đọc đến những rung cảm mãnh liệt, sâu sắc. Phađeep đã từng nói: “Văn xuôi cần phải có cánh. Đôi cánh ấy chính là thơ”. Chất thơ là chiếc cầu nối mềm mại đưa văn xuôi thấm vào hồn người một cách êm ái, dịu dàng hơn bao giờ hết. Nhà thơ Puskin cũng cho rằng: “Văn chương bao giờ cũng thấm đượm chất thơ như chất nước ngọt ngào thấm trong trái táo” và “Văn xuôi là sợi cốt còn thơ là sợi ngang. Cuộc sống trong văn xuôi không đựng chất thơ sẽ thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên nhưng không cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả”. Trong nghiên cứu văn xuôi trữ tình, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến chất thơ: “Văn xuôi trữ tình là dạng thức văn xuôi dung hợp, đa tạp, chuyển hóa một cách hài hòa, nhuần nhụy giữa chất thực và chất thơ, giữa tự
  • 35. 33 sự với trữ tình, giữa hiện thực và lãng mạn. Nó không chịu nằm yên trong một cái ô mà chúng ta đã chia sẵn. Nó tung phá các địa ranh, hòa trộn các địa hạt của trào lưu, phương pháp của các thể loại để tự định hình cho mình một diện mạo mới” [17, 67]. Việc nhà văn lựa chọn những chi tiết đời sống loại này mà không phải loại khác; việc nhấn mạnh tô đậm ở phương diện này mà không phải ở phương diện khác suy cho cùng đều là do cái nhìn của nhà văn quy định. Văn xuôi trữ tình, không phải là lối nhìn đời một cách nghiêm ngặt, tỉnh táo theo kiểu Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… mà chính là cái nhìn chuyên chú phát hiện chất thơ của cuộc đời thường nhật, “những khía cạnh bình thường mà nên thơ của cuộc sống”[17, 260] để nhằm tô điểm cho cuộc sống vốn nghèo nàn cơ cực. Vì vậy ở văn xuôi trữ tình, sự kết hợp giữa chất thực và cảm xúc trữ tình, giữa chất thơ và văn xuôi đã làm thành đặc điểm thẩm mỹ loại hình cũng như nguyên tắc của cái nhìn nghệ thuật đối với cuộc sống, con người. Phản ánh hiện thực và bộc lộ cảm xúc trữ tình đã đưa lại cho văn xuôi trữ tình những trang viết giàu chất thơ. Chất thơ trong văn xuôi là nét khu biệt trong đặc điểm thẩm mĩ của văn xuôi trữ tình. Chính chất thơ trong văn xuôi đã tạo nên chiều sâu và sức ngân vang của những trang viết. Cái âm hưởng trữ tình mượt mà cùng với chất thơ man mác, bàng bạc đã làm cho văn xuôi trữ tình có sức lay động và truyền cảm sâu xa. Nó thực sự là những bài thơ văn xuôi rất nhiều vang hưởng. Chất thơ trong văn xuôi trữ tình được phát kiến và tìm tòi qua ba phương diện chủ yếu là: Chất thơ của cuộc đời thường nhật, Chất thơ của tâm hồn và Chất thơ trong những bức tranh thiên nhiên. Hiện thực được phản ánh trong văn xuôi trữ tình là hiện thực được vang vọng, được lắng lọc qua tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhân vật, của người viết, nghĩa là thông qua những phản ứng, những động thái tâm lý, thông qua sắc
  • 36. 34 thái nội tâm của nhà văn và nhân vật mà thấy được cuộc sống bên ngoài. Đó là hiện thực nhưng hiện thực được đọng lại, được kết tinh qua tâm hồn của con người. Thế giới nghệ thuật trong văn xuôi trữ tình thường ít có cái xô bồ, góc cạnh đầy nghiệt ngã của cuộc đời mà được phủ một chất thơ bàng bạc. Chất thơ ấy như lãng đãng, như xao xác trên những số phận, những cuộc đời hiu hắt. Và trong văn xuôi trữ tình, vẻ đẹp tâm hồn nhân vật, cùng bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc, hòa hợp với con người chính là một chất thơ xuyên suốt tác phẩm. Đọc những tác phẩm văn xuôi trữ tình của Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh,… người đọc sẽ cảm nhận rõ hơn về điều này.
  • 37. 35 CHƯƠNG HAI: CHẤT THƠ TRONG BỨC TRANH THIÊN NHIÊN MIỀN NÚI SỐNG ĐỘNG, NHIỀU MÀU SẮC 2.1. Thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp Là “cây bút sung mãn” với các tác phẩm ở nhiều thể loại văn học khác nhau, đặc biệt với các sáng tác ở mảng Truyện đường rừng Lan Khai đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Với mảng đề tài này, nhà văn đã dệt lên một thế giới nghệ thuật đặc sắc với những bức tranh thiên nhiên thơ mộng, tươi đẹp mà ở đó có cảnh núi non trùng điệp, có ngàn hoa khoe sắc, có bầu trời trong trẻo với những tiếng chim ca,...Và xen vào giữa bức tranh ấy còn có những màn sương mỏng bảng lảng khi chiều xuống, có ánh nắng rát vàng lên cảnh vật khi bình minh lên. Bước vào thế giới Truyện đường rừng của Lan Khai là bước vào một khu rừng sống động với đầy đủ âm thanh và màu sắc. Đó là âm thanh trong trẻo của tiếng chim họa mi, khướu,... của tiếng gió thổi rừng cây, của sông, của suối,...Điểm thêm vào những âm thanh diệu kì ấy là những gam màu sặc sỡ của những bông hoa rừng dưới nắng vàng tươi, của bầu trời khi bình minh lên, lúc chiều xuống. Tất cả hợp thành một bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp “muôn nghìn hình dáng” của rừng xanh. Nếu chưa một lần tự mình khám phá sơn lâm thì đọc những trang viết chứa chan cảm xúc với những cảm nhận tinh tế này của Lan Khai ta như thấy mình đang tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp cùng sự huyền bí của rừng xanh. Qua những trang viết của nhà văn về thiên nhiên, con người miền núi ta thấy yêu biết bao cái vẻ đẹp thơ mộng pha lẫn sự huyền bí nên thơ của núi rừng, yêu biết bao những cô sơn nữ xinh đẹp, trong sáng thơ ngây, yêu những chàng trai miền núi gan dạ, chất phác,...Tất cả những vẻ đẹp ấy như hòa quyện với nhau, vẻ đẹp của con người làm cho cảnh vật thêm rực rỡ và vẻ đẹp của cảnh vật
  • 38. 36 làm cho con người lung linh hơn. Có thể nói những bức tranh thiên nhiên trong Truyện đường rừng của Lan Khai thường giàu màu sắc, hương thơm, ánh sáng, và luôn gắn bó hòa quyện với con người. Bước vào thế giới của: Sóng nước Lô Giang, Đôi con vịt, Tiền mất lực, Vì cánh hoa trôi, Bên rừng xuân, Tiếng sáo đêm thu, Rừng khuya, Dấu ngựa trên sương, Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối Đàn,...là bước vào một thế giới tươi đẹp, thơ mộng của cỏ cây, hoa lá, của suối chảy, gió reo, của những tiếng chim sơn ca, họa mi thánh thót. Cảnh vật như có linh hồn, có sự sống, đầy chất nhạc, chất họa và có sức khơi gợi trong tâm hồn ta một tình yêu núi rừng tha thiết. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng nhưng đượm buồn trong Sóng nước Lô giang đã gợi trong lòng người nhiều rung cảm sâu xa. Câu chuyện xoay quanh cảnh sông Lô và cuộc sống của một gia đình gồm “một vợ, một chồng và một đứa con thơ còn nằm ngửa” trong một chiếc thuyền nan con đang lướt sóng chạy về hướng Nam. Trong Sóng nước Lô giang, người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng, nhưng pha chút buồn quạnh hiu của dòng sông khi phải chứng kiến biết bao cảnh cướp bóc, chia lìa. Cuộc sống của những người dân lương thiện quanh dòng Lô giang hàng ngày phải đối mặt với biết bao nguy hiểm rình rập đe dọa đến mạng sống vì nạn Cờ Đen đang hoành hành khắp nơi. Khung cảnh thiên nhiên mở đầu cho câu chuyện ấy là:“Một buổi sớm thu tàn. Phương Đông, chân trời sau những chòm cây xanh thẫm, đỏ rỡ ràng như lửa cháy. Dọc theo sông Lô, những ngọn đồi tranh liên tiếp, cằn cỗi xác xơ. Một vệt khói rơm ai đốt nghi ngút bốc lên cao, vẽ ra trên bức cảnh đìu hiu một nét hoạt động rời rã…”[31, 577]. Mùa thu vốn đã gợi trong lòng người ta những nỗi buồn xa vắng nhưng vào buổi sớm thu tàn thì nỗi buồn dường như tăng lên gấp bội. Cảnh vật như nhuốm một màu vàng úa, tàn phai với màu “đỏ rỡ
  • 39. 37 ràng như lửa cháy” của mặt trời sau những chòm cây xanh thẫm, với sự “cằn cỗi xác xơ” của những ngọn đồi và điểm vào đó là những làn khói rơm nghi ngút đang bốc lên cao khiến cho bức tranh phong cảnh càng thêm đìu hiu. Và “Yên lặng, sông nước núi rừng biến thành một cõi vô cùng tịch mịch. Cái cảm giác điêu linh tàn tạ nặng nề như trong một thế giới kiếp hồi nào…Dân gian, cũng như chim ngàn thú nội, lẩn đâu mất cả, lẩn vào những hang sâu, bụi rậm, cố giữ lấy cuộc sống gieo neo”[31, 577]. Cảnh sông nước vào những ngày thu tàn vốn đã buồn lại càng thêm tịch mịch khi nó đã từng chứng kiến bao nhiêu cái chết oan uổng của những người dân lành vì nạn cướp bóc của bọn Cờ Đen đang hoành hành. Những người còn lại và ngay cả đến chim ngàn thú nội cũng không dám xuất hiện để tận hưởng cuộc sống yên bình, tự do giữa sông nước, núi rừng tươi đẹp này. Cảnh sông nước Lô giang thơ mộng nhưng buồn, tịch mịch như báo trước những điều không hay xảy đến với những ai đi qua trên khúc sông ấy. Và thật không may cho một gia đình kia khi đang xuôi dòng trên chiếc thuyền nan nhỏ để về xuôi. Người mẹ xinh đẹp của đứa con thơ còn đang ẵm ngửa đã bị tên giặc háo sắc cướp đi. Vì sinh mạng của đứa con, người chồng đành đứt ruột chèo thuyền ra đi, không thể chết cùng vợ. Nhưng khi người chồng vừa khuất bóng, thì người vợ đã văng mình xuống dòng sông lạnh để “Nước bắn tung tóe, sóng vỡ tơi bời, phút giây lại phẳng lỳ yên lặng, nhưng không ngờ rằng vừa nuốt chửng một tấm linh hồn oan khổ đáng thương”[32, 112]. Người thiếu phụ xấu số thà văng mình xuống dòng sông lạnh chứ không chịu để tướng giặc làm nhục khiến cho dòng sông vốn đã buồn tịch mịch lại càng não nùng, ai oán: “Thuyền ai đi qua đó bây giờ, những lúc canh tàn khắc lụi vẳng nghe tiếng chim rừng trong đêm tối lòng vẫn bồi hồi, xúc động, tưởng đâu hồn thiếu phụ trăm năm còn tha thiết gọi chồng con…”[32, 112]. Ở đây, phẩm giá tốt đẹp của người phụ nữ, cùng tình vợ chồng thủy chung son sắt và
  • 40. 38 tình mẫu tử thiêng liêng chính là chất thơ nhẹ nhàng xuyên suốt tác tẩm. Có thể nói, bức tranh thiên nhiên trong Sóng nước Lô giang là một bức tranh thơ mộng nhưng đượm buồn. Bức tranh ấy được cảm nhận bằng sự phối hợp hài hòa giữa các giác quan (bằng thị giác: rừng cây xanh thẫm, mặt trời đỏ rỡ ràng; bằng thính giác: tiếng chim rừng trong đêm, tiếng sóng vỡ tơi bời) cùng sự tinh tế, nhạy cảm của một nhà thơ, nhà họa sĩ Lan Khai. Vẻ đẹp của dòng sông, của người thiếu phụ cùng cái chết của cô như khắc vào lòng người một nỗi buồn, một niềm thương cảm khôn nguôi. Cảnh thiên nhiên sông nước, mây trời bao la, tươi đẹp là vậy mà cuộc sống của con người lại quá mong manh, bất trắc. Truyện đường rừng của Lan Khai còn chan chứa một chất thơ ngay trong những bức tranh thu mơ màng, dịu nhẹ. Cũng là mùa thu nhưng Con thuồng luồng nhà họ Ma lại mở ra một một không gian nhẹ nhàng nên thơ khác với cái buồn tịch mịch của Sóng nước Lô giang. Bối cảnh mở đầu cho câu chuyện là không gian thu đầy thơ mộng: “Một buổi sớm mùa thu kia, dưới vòm trời trong vắt, núi xa mơ màng trong bức màn sương mỏng”[31, 543]. Mùa thu thường là mùa của sự tàn phai, rơi rụng vì thế mà bức tranh thiên nhiên mùa thu dù thơ mộng, lãng mạn đến đâu cũng pha chút buồn mơ màng của sự già úa, tàn phai: “cây rừng im lặng như nghĩ đến nỗi vàng úa nay mai. Những đám lau lách bạc đầu, ngất ngưởng trước làn gió nhẹ, như các ông già đã gác bỏ sự đời. Chim ngàn thú nội, ngẩn ngơ vì cái lặng lẽ chung quanh, cũng ngậm hơi kín tiếng”. Cả núi rừng như đang nín thở chờ đợi sự rơi rụng tàn úa nay mai khi mùa thu đi. Cảnh vật như chìm đắm trong không khí im lặng của đất trời khi vào thu, ngay cả đến chim ngàn thú nội cũng “ngẩn ngơ” trước cái lặng lẽ của mùa thu mà ngưng tiếng hót. Bằng nghệ thuật nhân hóa, so sánh giàu hình ảnh, thiên nhiên mùa thu trong sáng tác của Lan Khai hiện lên như những thực thể sống động và có hồn.
  • 41. 39 Không chỉ có nhà văn, nhà thơ, nhà họa sĩ Lan Khai xao xuyến trước mùa thu mà cái lặng lẽ nhưng vô cùng ý vị của cảnh vật khi thu sang đã làm xao động bao tâm hồn thi sĩ, để từ đó bao vần thơ hay đã ra đời. Đến với bài thơ Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư người đọc không khỏi thổn thức mơ hồ trước mùa thu: “Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức …. Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp trên lá vàng khô". Bài thơ với ngôn từ mộc mạc nhưng gợi trong lòng ta bao cảm xúc dịu nhẹ, mơ màng về mùa thu với bóng trăng mờ thổn thức, với tiếng lá rơi xào xạc, với hình ảnh con nai vàng ngơ ngác giữa rừng thu,… Tất cả tạo thành một bức tranh thu thi vị, nhẹ nhàng mà chứa chan cảm xúc. Ta cũng từng bắt gặp không gian thu tràn ngập lá rơi trong thơ Bích Khê : "Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông". Trong Gò thần của Lan Khai, có khi vẻ thu chỉ biểu lộ trong những vật thật giản dị, nhưng cũng thật tinh tế, nên thơ. Thu về "trong mấy đám cỏ gà cằn cỗi, trên cái màu vàng nhuộm ố sắc cây xanh, trong luồng gió hanh hao thổi hút nhựa, đốt cháy cả thảo mộc"[32, 87]. Chỉ thế thôi cũng đã đủ cho tâm hồn ta tràn ngập khí thu rồi. Trong nhiều trang Truyện đường rừng của Lan Khai bức tranh thu còn hiện lên rực rỡ sắc màu. Mở ra trước mắt người đọc lúc này không phải một không gian buồn tịch mịch mà bức tranh thu với gam màu tươi sáng của
  • 42. 40 "những dải núi xa in lên chân mây vàng rực, những cánh rừng xanh thẫm hoen ố màu thu, những đám ruộng hoang bát ngát. Ánh chiều in lên những chỏm cây cao, những bãi cỏ áy cái sắc vàng rực rỡ"[32, 58]. Trong cảm nhận của tác giả, có khi thu về trong những cánh chim chiều "bay tung ngang không, kêu ríu rít rồi xa xa chập vào ngọn cây trên đồi cao"[32, 58] gợi trong lòng người một nỗi nhớ bâng khuâng, một nỗi buồn man mác. Lan Khai dường như đã dùng tất cả những giác quan của mình để cảm nhận mùa thu khiến bức tranh thu hiện lên sống động với đầy đủ màu sắc, âm thanh: “Trời đẹp, khí hậu ấm áp. Vòm không trong xanh. Muôn tiếng chim ngàn đua hót làm rung rinh cái yên tĩnh trùm lên sự vật”. Đọc những trang viết của Lan Khai, người đọc có thể cảm nhận được những thay đổi của đất trời, vạn vật khi thu về trong vẻ xanh trong của bầu trời, trong những bông hoa roóc mạy như những "bó đuốc khổng lồ cháy rực dưới vòm không xanh biếc"[31, 536]. Có thể nói mùa thu với những làn gió nhẹ, những chiếc lá vàng rơi, với cái buồn dịu nhẹ đã làm rung động bao tâm hồn nghệ sĩ trong đó có Lan Khai. Dưới ngòi bút và cái nhìn, óc quan sát sắc sảo, nhạy bén của một nhà thơ, nhà họa sĩ, Lan Khai đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh thu với những gam màu đặc trưng, đầy ý vị và nên thơ của đất trời. Bức tranh thiên nhiên thơ mộng ấy thật có sức gợi trong lòng người nhiều cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến khi thu sang. Là một người con sinh ra và lớn lên ở "xứ sơn kỳ thủy tú, vạn vật phong phú tốt tươi, sơn hào vô tận, ruộng nhiều lúa chín, đất nở đầy hoa, chim kêu vượn hót; mặt người tươi đẹp, thuốc quí tiềm tàng, không gì là không có, nhờ khí hạo nhiên"[30, 14], lại có niềm đam mê thơ ca, hội họa, ưa khám phá, Lan Khai đã sáng tạo lên những trang Truyện đường rừng vừa chân thực, gần gũi, lại rất mộng và thơ. Cảm nhận đầu tiên của người đọc khi đến với những tác
  • 43. 41 phẩm : Người lạ, Rừng khuya, Dấu ngựa trên sương, Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối Đàn… là thế giới thiên nhiên tươi đẹp, đầy tính họa, tính nhạc cùng thủ pháp nghệ thuật miêu tả, so sánh, ví von và óc quan sát tinh tế nhạy cảm của nhà văn. Đến với truyện ngắn Người lạ của Lan Khai ta như được bước vào một thế giới thơ mộng, dịu êm của vạn vật trong một buổi trưa êm đềm khi mà "cảnh vật ngủ li bì dưới ánh nắng… suối đổ mơ hồ điểm thêm một đôi tiếng cúc cu của con chim cu gáy ẩn hình nào đó"[32, 540]. Cái buổi trưa giữa núi rừng khi mà cảnh vật đang say nồng giấc ngủ chỉ có tiếng chim cu gáy ẩn mình đâu đó trong bụi rậm cất tiếng gáy làm cho không khí vốn đã lặng yên lại càng thêm phần hiu hắt gợi trong lòng người một cảm giác bâng khuâng. Thiên nhiên nơi rừng xanh dường như được Lan Khai quan sát, miêu tả trong mọi góc độ không gian, thời gian khác nhau. Và ở khoảng thời gian nào thì thiên nhiên cũng hiện lên thật đẹp, thật nên thơ. Khi đêm xuống, trăng lên vạn vật lại khoác lên mình một tấm áo mới đầy quyến rũ : "Qua những đám mây xốp trắng, mặt trăng tròn vành vạnh như một cái đĩa ngọc dạ quang treo lơ lửng giữa vòm trời xám nhạt. Ánh sáng trong và mát dịu soi xuống mặt sông chảy như một dòng thiếc lỏng, in lên mặt đường trắng lốp và những mái nhà tranh âm thầm. Chân trời sáng trưng lên”[31, 553]. Cảnh đêm lúc này dưới ngòi bút của Lan Khai hiện lên như một bức tranh phong cảnh mang đậm chất hội họa với đầy đủ những màu sắc, đường nét: màu trắng của mây, màu dạ quang của mặt trăng, màu xám nhạt của bầu trời, màu trắng lốp của ánh trăng chiếu lên mặt đường. Chiêm ngưỡng bức tranh nên thơ ấy, ta như thấy tâm hồn mình thư thái, nhẹ nhàng hơn. Đẹp hơn nữa là vẻ bình yên của vầng trăng trong đêm khuya khi vạn vật đã chìm trong giấc ngủ êm đềm thì ánh trăng cũng “thiêm thiếp ngủ trên cái lặng lẽ đêm sâu”[31, 555].
  • 44. 42 Đối với mỗi thời khắc của đất trời, thiên nhiên trong sự miêu tả của Lan Khai lại mang một màu sắc riêng khiến núi rừng giống như một bức họa phẩm lộng lẫy luôn biến đổi màu. Khi bình minh lên “cả non ngàn dường như chìm đắm chìm trong ánh sáng lộng lẫy của nắng vàng rực rỡ” và những tia nắng đầu tiên xuyên qua kẽ lá lọt xuống “nom như những bóng tơ vàng”, “rừng cây man mác, chỗ lấp trong bóng tối dịu mát màu xanh, chỗ phơi ánh nắng rực rỡ vàng hoe”[31, 558] tạo cho bức tranh thiên nhiên một vẻ xanh trong, thanh khiết nhưng cũng vô cùng lấp lánh. Dưới cảm nhận của chàng trai Mèo Tum Điàng trong Dấu ngựa trên sương thì cảnh núi rừng lúc bình minh hiện lên thật nên thơ: “Những sườn núi cao, những chỏm cây lớn đều sáng rực một thứ men vàng lóng lánh. Và tự các lòng thung lũng, sương mù thong thả bốc lên như hơi nồi chõ”[31, 548]. Ánh bình minh trong buổi sớm tinh khôi được ví như thứ “men vàng lóng lánh” tô điểm cho cỏ cây hoa lá thêm sinh động, tươi đẹp hơn. Những giọt sương ban mai trong cảm nhận của Tum Điàng mới thật ngộ nghĩnh: “một giọt móc lòe lửa trên đầu một ngọn cỏ rác, nó phảng phất một con mắt đương nhấp nháy cười”[31, 548]. Đẹp hơn nữa là bức tranh thiên nhiên thơ mộng của núi rừng khi bình minh lên, lúc chiều về hay những ngày xuân ấm áp trong Tiếng gọi của rừng thẳm. Và đây là một buổi bình minh nơi rừng thẳm: “Bình minh. Trên cỏ cây thướt tha dấu sương mù. Những chỏm núi xa vươn lên chân mây phơn phớt hồng, chờ đợi thái dương. Trong lòng thung, lúa chín gục đầu dưới những hạt sương lấp lánh. Suối róc rách chảy, tung bọt trắng lên những hòn đá phủ rêu xanh. Chim chóc trên cành đua nhau hót”[31, 569]. Cái cảnh đẹp thơ mộng, sáng láng này của núi rừng lúc bình minh không chỉ gợi trong ta những mơ mộng, khao khát mà nó còn thể hiện vẻ đẹp của một cuộc sống bình yên, no ấm trong cái
  • 45. 43 màu “phơn phớt hồng” của những đám mây, trong bông lúa trĩu hạt “gục đầu dưới những hạt sương lấp lánh”. Và trong cái không khí thanh tân, “mát dịu thơm tho” ấy của đất trời lúc bình minh thì “vạn vật đều tưng bừng với ánh sáng với sự thông thoáng, sự thở hút, sự vẫy vùng giữa cái khung cảnh mỹ miều…”[31, 569]. Những đỉnh núi xa dường như cũng biến đổi màu sắc theo ánh bình minh đang lên từ tím thẫm rồi “đổi xanh vàng nhạt, vàng già đỏ lửa”[1, 489]. Tất cả tạo thành một bức tranh thiên nhiên thơ mộng với những gam màu tươi sáng: màu phơn phớt hồng của của bầu trời, màu thiên thanh của những chỏm núi xa, màu sáng trong óng ánh của những giọt sương mai, màu vàng, màu xanh của cây lá…Vạn vật như tràn đầy sức sống dưới ánh sáng lộng lẫy của vầng mặt trời khi bình minh lên. Vào buổi trưa, khi mặt trời đã lên cao thì “ánh nắng chói chang bao trùm lên vạn vật tạo ra muôn nghìn thanh sắc” và “Ánh nắng lọc qua trần lá cây rung chuyển tắm những vật trong rừng bằng một thứ ánh sáng xanh mờ”[31, 489], và “chảy lênh láng trên sự vật như tơ tằm óng ánh”[32, 47]. Không những thế ánh nắng còn “tắm những vật trong rừng bằng một thứ ánh sáng xanh mờ. Những gốc cây cổ thụ xù xì rêu mốc, những dây leo chằng chịt, những khóm hoa dại, những bóng gà lôi, chim rĩ, cầy cáo thoáng qua, hết thảy trong cảnh mộng”[31, 489] làm cho bức tranh thiên nhiên thêm rực rỡ, tươi sáng, thơ mộng hơn. Còn khi chiều xuống, ánh nắng gay gắt của buổi trưa đã dịu bớt thì “Phẳng lặng, bát ngát đường chân trời như một nét chì phai”[31, 24], “rừng cây căng lên chân trời một tấm màn sa dài màu úa sẫm” và “Cuộc đời của chim muông, hoa cỏ vụt tiêu tan trong cái yên lặng trắng tinh”[31, 490] gợi cho núi rừng một vẻ đẹp huyền bí. Nét chì phai của đường chân trời ấy đẹp như một nét vẽ tự nhiên của tạo hóa trên nền trời mà không một thứ bột màu nào có thể vẽ được. Đây chính là cách quan sát và miêu tả tinh tế của Lan Khai về bức tranh thiên nhiên miền sơn cước.
  • 46. 44 Không chỉ trong Truyện đường rừng mà ở một số tác phẩm khác của Lan Khai khung cảnh bầu trời cũng được miêu tả đậm chất hội họa. Trong Đỉnh non thần khi bình minh lên bầu trời mang một màu tươi sáng“góc trời đông sáng rực, vàng thẫm rồi mặt trời hiện ra tráng lên chỏm rừng cây xanh ướt một màu vàng lấp loáng”[32, 63]. Ngay cả khi bóng đêm bao trùm lên vạn vật thì bầu trời vẫn lấp lánh những vì sao đêm: “Sao mai như giọt lệ, long lanh tỏa sáng”[32, 43] cùng với ánh sáng dịu nhẹ của vầng trăng làm cho cảnh vật “hết thảy đầm trong cái ánh sáng yên lặng tờ mờ”[32, 43]. Trong Truyện đường rừng của Lan Khai, bức tranh thiên nhiên thơ mộng, đậm chất hội họa còn được miêu tả theo những mùa khác nhau. Đọc Dấu ngựa trên sương tâm hồn ta nhẹ nhàng, lâng lâng trong buổi chiều thu thơ mộng trên một xóm Mèo với “không khí trong suốt, trời nhẹ lâng lâng và, đằng phía tây, sau dãy núi tím mờ, nhuộm phớt màu lòng trứng…”[31, 527]. Trong không khí của buổi chiều thu “vàng lạnh” ấy giữa núi rừng vang lên những câu hát trầm buồn của đoàn mã phu người Mèo đang trên đường tìm đến nơi ở mới khiến lòng Tum Đìang một chàng trai con một gia đình người Mèo ở xóm Nậm Tỉ xao động: “Xứ Mèo biết ở nơi nao! Sông sâu mấy dải, non cao mấy tầng? Trong sương ai hát vang lừng; Lửa thông ai nhóm trong rừng rậm khơi? Truyện nghìn xưa, nhớ chăng ai: Tổ tiên lưu lạc quan ngoài Hồ nam”[31, 530]. Tum Đìang nhìn theo đoàn mã phu, nghe họ hát mà lòng chàng bâng khuâng, rung động “tự hồ thoáng nghe một tiếng gọi thiết tha”[30, 530]. Tiếng gọi ấy chính là tiếng gọi từ cuộc sống thích phiêu lưu đã chảy trong máu của mỗi người Mèo từ bao đời bởi con đường mà đoàn mã phu vừa đi
  • 47. 45 qua cũng chính là con đường mà “trên đó bao nhiêu đoàn phu tải, trong số đó có cha anh nữa, đã đi qua và hát vang lừng”[31, 530]. Lại cũng chính trên con đường này, mẹ anh trong cái chuyến gia đình anh rời từ một ngọn núi thuộc địa phận Hoàngtsưphì về Nặm tỉ đã đẻ rơi anh trên lưng ngựa. Tum Đìang đã sống gắn bó với Nặm Tỉ từ khi anh sinh ra đến giờ đã “mười bảy lần hoa tsi tàn đông rồi lại nở”, với nơi đây anh đã có biết bao yêu thương gắn bó nhưng cái máu phiêu lưu của người Mèo trong anh vẫn chảy, anh khao khát được đi trên con đường mà bao đoàn mã phu kia đang đi, vì thế mà những câu hát ấy với anh có một sự “quyến rũ” kì lạ. Cuối cùng khát vọng lên đường của cậu trai Mèo Tum Điàng đã phần nào được thỏa mãn khi cha đã đồng ý cho cậu đi thay ra Bắc quang mua muối nhưng để cha cậu đi nốt lần này nữa bởi ông thấy chim báng kêu, tức báo sự gì không hay sắp xảy ra nên không muốn để con trai mình đi. Và lần đi cuối cùng đó ông Ghình Gúng- cha của Tum Điàng đã chết khi cả người và ngựa ngã lăn xuống vực sâu. Nếu bức tranh thiên nhiên trong Dấu ngựa trên sương đậm tính họa, tính nhạc ở những buổi chiều thu, những câu hát của người Mèo thì “Suối Đàn” lại vẽ lên một bức tranh rực rỡ sắc màu của sơn lâm trong những ngày hè đầy nắng. Và đây là cảnh sắc của một ngày trời tươi sáng dưới cảm nhận của một đôi uyên ương đang hẹn hò: “Gần chỗ thạch bàn, một cây đào chớm nở rung rinh trong nắng như một cây bằng vàng nạm ngọc hồng và biếc. Xa nữa, một cây cơi, hoa nở trắng như hoa mai. Dòng suối vẫn rì rầm kể cho hai bờ sậy nghe những chuyện đem từ những nơi xa lạ đến”[31, 701]. Trước cảnh sắc nên thơ ấy tâm hồn con người không khỏi xao động và tràn ngập yêu thương. Với Khải cũng vậy, cảnh non nước hữu tình này chính là nơi hẹn hò của anh và Ẻn. Tâm hồn anh đang tràn ngập yêu thương và hy vọng. Giữa cái “chốn hẹn hò lý tưởng” này Khải hy vọng biết mấy đề nghị se duyên kết tóc trăm năm của anh sẽ được Ẻn chấp
  • 48. 46 nhận. Vì thế khi gặp Ẻn, tâm hồn anh phới phới yêu thương, nghe con khướu hót mà anh ngỡ như nó đang hát những lời của trái tim anh: “Yêu đi, yêu đi! Đời yêu như cánh hoa kia rỡ ràng Màu tươi, hương ngát mơ màng Yêu đi, kẻo lại lỡ làng tuổi xuân Gió đông thổi lạnh xa gần Nhị tàn, hương tạ, tiếc xuân, muộn rồi!”[31, 702]. Khải khao khát biết mấy cái tình yêu cháy bỏng kia của anh sẽ được Ẻn mở lòng đón nhận nên những câu hát đó anh mượn lời chim khướu mà ca lên mong Ẻn có thể thấu hiểu được lòng anh. Những câu hát tình tứ này vang lên giữa núi rừng, giữa cảnh sắc tươi đẹp nên thơ ấy như một bản nhạc du dương, trầm bổng làm đắm say lòng người. Mùa xuân không chỉ là mùa của tình yêu mà còn là mùa mà đất trời, cỏ cây như được khoác lên mình một tấm áo mới tươi đẹp, rực rỡ hơn. Đến với Rừng khuya ta sẽ thấy thiên nhiên những ngày xuân về trên động Đèo Hoa thật ấm áp, rực rỡ sắc hoa khác hẳn những ngày sương mù u ám: “Mây khói mịt mùng bị ánh mặt trời tản mát…những khóm đào, mận nở tung…”[31, 517]. Đọc Tiếng gọi của rừng thẳm, ta sẽ thấy với những người sống trong thế giới Đèo Hoa thì những ngày tết đầu năm khi xuân về là những ngày vui nhất. Đó là ngày mà “trăm công nghìn việc đều xếp xó cả… cái ngày mà linh hồn trai gái thanh niên thổn thức rung động theo tiếng khèn điệu hát, như cùng hòa với khúc nhạc xuân tình đầm ấm trong thiên địa gian. Cái ngày mà sương mù khí lạnh tiêu tan đi như một giấc mộng thê lương…”[31, 593]. Khắp các hang động đều náo nhiệt, đông vui với những cuộc tung còn, đánh
  • 49. 47 cầu, những nghi thức tế lễ, những câu hát, điệu kèn tình tứ của các cặp trai gái yêu nhau. Không chỉ có mùa xuân mà những ngày mùa hạ về trên động Đèo Hoa cũng thật tươi vui, náo nức. Cảnh vật như tươi cười, sáng láng hơn trong những tia nắng vàng và tâm hồn con người cũng nhẹ nhàng, bay bổng biết bao: “Một buổi sáng mùa hè. Dưới ánh chiều dương, cảnh vật tươi cười, thảnh thơi, sung sướng. Sắc cây xanh bóng điểm những màu hoa rỡ ràng, nổi rõ trên nền mây trắng rải rác khắp bầu trời trong vắt. Đàn trẻ nô giỡn trên cánh đồng cỏ tranh nhau đuổi bắt bướm chuồn chuồn. Những tiếng reo hò lẫn với tiếng chim đua hót, rung động làn không khí êm đềm[31, 620]. Cuộc sống của những đứa trẻ trong thế giới Đèo Hoa như một bức tranh ngộ nghĩnh, vui tươi về tuổi thơ tươi đẹp. Nơi đó có những cánh đồng cỏ trải rộng mênh mông để chúng tha hồ đuổi bắt bướm chuồn chuồn, có bầu trời trong vắt với những tiếng chim ca hát líu lo. Nơi đó còn có những con người lao động bình dị, hàng ngày “kéo nhau lên nương, xuống ruộng, cày cuốc, phát cỏ, xén bờ. Việc làm tuy mệt nhọc nhưng thỉnh thoảng một tiếng hát cất lên, trong trẻo, nhẹ nhõm, ngân dài ra như một đường tơ êm dịu, thì ai nấy đều lại thư thái cả tâm hồn” [31, 620]. Công việc của họ tuy vất vả nhưng tâm hồn họ tràn ngập niềm vui, phơi phới lòng yêu đời. Thế giới Đèo Hoa với cỏ cây hoa lá tươi đẹp, với chim muông ca hát líu lo thật có một sức lôi cuốn kì lạ để những người đã từng gắn bó với núi rừng không thể rời xa. Vì yêu chàng Hoài Anh, yêu sự giàu sang, sa hoa mà Peng Lang đã theo chàng ra tỉnh làm đám cưới và sống những ngày nhung lụa. Nhưng giữa chốn thị thành ấy, bó hoa rừng Peng Lang cảm thấy lạc lõng, cô độc giữa đám người xa lạ. Nàng bắt đầu cảm thấy buồn, thấy nhớ vì phải