You are on page 1of 106

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Xưa nay các nền văn hóa trong quá trình phát triển của mình phải luôn
đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ, đó là duy trì những nét văn hóa truyền
thống và tiếp thu các thành tố bên ngoài để đổi mới. Quá trình này được diễn
ra thường xuyên liên tục. Chúng ta biết rằng, không thể có một nền văn hóa
nào dù lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến đâu lại có thể liên tục phát triển
triển một địa bàn khép kín, tách rời sự tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
Chỉ có giao lưu và qua giao lưu giữa các nền văn hóa mới có thể làm tăng
vốn liếng của mình, tạo nên những tiền đề để tiếp ứng với các giá trị mới của
nhân loại.
Văn học là một thành tố cơ bản của văn hóa nên bản thân văn học cũng
mang những đặc điểm cơ bản của văn hóa, trong đó có đặc điểm về sự giao
lưu, ảnh hưởng như đã nói. Điều này có nghĩa rằng văn học thế giới không
phải là phép cộng đơn thuần của các nền văn học riêng lẻ. Nó cũng không
phải là bảng thống kê đơn thuần những kiệt tác của các nhà văn mà theo
Trương Đăng Dung là “sự giao lưu của những giá trị tinh túy và đa dạng của
các nền văn học dân tộc vào một tiến trình chung nhất - tiến trình văn học
thế giới”[; 86]. Như vậy quá trình giao lưu hội nhập văn học nước mình với
văn học các dân tộc khác là một quá trình tất yếu, nhất là trong bối cảnh hiện
nay xu thế toàn cầu hóa đang được thúc đẩy mạnh mẽ. Có rất nhiều hình
thức để một nền văn học dân tộc này thâm nhập vào một nền dân tộc khác,
trong đó dịch thuật được coi là hình thức chiếm ưu thế hơn cả. Dịch thuật
không phải là một công việc mới mẻ đối với thế giới cũng như Việt Nam ta.
Nó đóng vai trò quan trọng trong sự giao lưu văn hóa và kinh tế giữa các dân
tộc. Nói chung, đó là quá trình “thể hiện hiện thực được hình dung trong văn
bản gốc bằng văn bản dịch”[; 169], là “chuyển đạt ngôn ngữ từ mã số này
sang mã số khác trong phạm vi quốc gia hay quốc tế, nhưng không đơn
thuần chỉ là chuyển đạt mã số, mà chính là chuyển đạt tâm tư qua tín hiệu
của mã số, nhất lại là dịch thuật thơ văn”[; 169]. Với việc thay đổi lớp vỏ
ngôn ngữ, tạo ra một hình hài ngôn ngữ hoàn toàn mới của tác phẩm được
dịch so với văn bản gốc và tồn tại dưới lớp hình hài này. Trong hình hài mới
văn bản đã đánh mất một số yếu tố so với văn bản gốc và nó cũng thu nhận
thêm một số yếu tố khác, nó thoát khỏi tình trạng duy nhất ban đầu và hòa
nhập vào dòng chảy chung đa ngôn ngữ của văn bản gốc. Dịch thuật không
chỉ có ở ngành văn học mà còn ở sử học, triết học, khoa học kĩ thuật. v. v.
Dịch thuật văn học là công tác chuyển đổi ngôn ngữ của tác phẩm văn học,
từ ngôn ngữ nước ngoài thành ngôn ngữ bản địa, từ đó làm chuyển đổi chủ
thể tiếp thu tác phẩm từ độc giả nước ngoài thành độc giả bản địa, tức là
cách thức làm cho người khác hiểu được một văn bản này thông qua một
văn bản khác. Đối tượng nghiên cứu của dịch thuật văn học đó là nghiên cứu
dịch giả, nghiên cứu quá trình dịch và nghiên cứu tác phẩm dịch. Vì vậy,
nghiên cứu vấn đề dịch thuật nói chung và dịch văn học nói riêng thực chất
là một khía cạnh của mỹ học tiếp nhận hiện đại ngày nay. Nguyễn Văn Bổng
cho rằng “chính dịch thuật đã giúp cho một tác phẩm kéo dài tuổi thọ ở một
môi trường khác và dịch thuật cũng trở thành bản gốc có tác động mới mẻ
đối với môi trường ấy. Dịch thuật đã đưa lại một đời sống mới cho bản
gốc”[;]. Hans Robert Jauss và Wolfgang Iser là hai đại biểu tiêu biểu của mỹ
học tiếp nhận hiện đại của thế kỉ XX đã chứng minh được rằng “sự tồn tại
của tác phẩm văn học không thể hình dung được nếu thiếu sự tham dự của
người đọc”[; 106] và từ đó người đọc chính là nhân tố tất yếu sống còn của
tác phẩm. Dịch giả - người đọc đặc biệt mọi thời đại chính là chiếc cầu nối
diệu kì giữa nền văn học của dân tộc khác với nền văn học của dân tộc mình.
Họ phải là người có vốn hiểu biết chung về nền văn hóa văn học có tác
phẩm được dịch. Họ phải giỏi ngoại ngữ và hiểu biết kĩ về nghề văn đặc biệt
về phong cách sáng tác. Ngoài ra họ còn phải nắm vững tiếng mẹ đẻ, phải có
cảm quan tinh nhạy và năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ. Dịch - một quá
trình đọc đặc biệt, dịch giả đã nhân thêm sức sống cho văn bản gốc. Họ đã
tiếp nhận đưa những áng văn chương vươn xa hơn, tới những chân trời thẩm
mĩ khác nhau. Như vậy, không gian thẩm mỹ của tác phẩm được nới rộng tới
vô cùng, từ thời đại này sang thời đại khác, từ dân tộc này sang dân tộc
khác, từ người này qua người khác và tác phẩm - trung tâm tạo nghĩa sẽ mở
ra vô vàn cách hiểu, cách nhìn mới lạ.
Thơ Đường là tinh hoa của văn học Trung Quốc, là thành quả rực rỡ
của một thời đại văn chương có một không hai không chỉ với Trung Hoa mà
với toàn thế giới. Nó không những được coi là “khuôn vàng thước ngọc” về
hệ đề tài, chủ đề và nội dung tư tưởng mà còn được coi là mẫu mực trong
việc sử dụng ngôn từ vừa chính xác, vừa trau chuốt, vừa giản dị lại vừa uyên
thâm. Với tính chất hàm súc, ước lệ, cổ kính, trang nghiêm, chặt chẽ về niêm
luật, thể loại, thơ Đường đã vượt qua mọi thử thách về không gian - thời
gian đến nay hàng ngàn năm đã trôi qua mà việc tiếp nhận vẫn diễn ra không
ngừng. Điều này càng khẳng định hơn nữa sức sống trường tồn vĩnh cửu của
các thi phẩm cổ điển Đường thi có ảnh hưởng, tác động sâu sắc tới nền văn
học thế giới nói chung và khu vực nói riêng. Việt Nam và Trung Quốc có
quan hệ qua lại lâu đời, mật thiết về nhiều mặt như lịch sử, văn hóa…Lẽ dĩ
nhiên, thơ Đường - một kiệt tác của nền văn hóa nhân loại cũng có tác động
sâu sắc đến văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Từ phương diện thể loại cho
đến đề tài, chủ đề, từ phần thơ chữ Hán đến phần thơ Nôm của dân tộc ta
đều ghi đâm dấu ấn của Đường thi. Các nhà nho Việt Nam đã coi các thi
nhân Trung Quốc như là cổ nhân của mình, lấy Đường thi làm khuôn mẫu.
Không chỉ vay mượn, người Việt Nam còn tiếp nhận Đường thi dưới nhiều
hình thức như dịch thuật, diễn dịch, “thổng”…thơ Đường. Vì thế nghiên cứu
tiếp nhận thơ Đường ở Việt Nam hiện nay sẽ cho chúng ta thấy bức tranh
toàn diện của nó đã ảnh hưởng, ăn sâu vào văn hóa văn học Việt Nam như
thế nào?
Tiếp nhận thơ Lý Bạch là một khía cạnh của việc tiếp nhận thơ Đường
nói chung ở Việt Nam. Lý Bạch là một trong hai thi nhân lớn nhất đời
Đường (Lý Bạch, Đỗ Phủ), là một trong ba đỉnh cao của thơ Đường (Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị). Để có được địa vị ấy không chỉ ở chỗ Lý Bạch
đã sáng tác ra một số lượng tác phẩm đồ sộ gồm hàng nghìn bài thơ, trong
đó có những thi phẩm nổi tiếng trở thành kiệt tác, mà còn ở chỗ ông đã tạo
cho mình một phong cách riêng không có một nhà thơ đương thời nào có.
Đó là chất trữ tình lãng mạn với những nét ngang tàng, khí phách, phóng
khoáng, ngôn từ điêu luyện, tự nhiên dễ chinh phục lòng người. Nếu Đỗ Phủ
trung thành với Khổng giáo được người đời tôn là “Thánh Thi” thì Lý Bạch
lại nghiêng về Đạo giáo thích ẩn dật, tiêu dao mà được phong là “Tiên Thi”.
Ảnh hưởng của thơ Lý Bạch đến các đời sau khá mạnh mẽ và Lý Bạch quả
là một “Tiên Thi” mà tài hoa còn lan tỏa đến ngàn đời sau. Theo sự tìm hiểu
của chúng tôi, cho đến nay vấn đề phiên dịch thơ Lý Bạch đã được giới thiệu
rất nhiều trong các báo, tạp chí, các tuyển tập thơ Đường ở Việt Nam. Tuy
nhiên chưa có công trình nào đặt vấn đề trực tiếp đi sâu tìm hiểu một cách có
hệ thống việc phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam từ góc độ mỹ học tiếp
nhận. Đây chính là lý do chính để chúng tôi chọn đề tài cho khóa luận của
mình: Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


Có thể nói nghiên cứu quá trình tiếp nhận thơ Lý Bạch nói riêng và thơ
Đường nói chung là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. Bởi trong
quá trình tìm tài liệu phục vụ cho khóa luận của mình, chúng tôi thấy không
có công trình nào nghiên cứu về vấn đề phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam.
Chúng tôi chỉ thấy có các công trình luận án, khóa luận nghiên cứu về nội
dung, tư tưởng nghệ thuật của Lý Bạch. Tức là những công trình nghiên cứu
trực tiếp về thi hào Lý Bạch. Cụ thể là luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn của Phạm
Hải Anh với đề tài: Thơ tứ tuyệt Lý Bạch phong cách và thể loại (Đại học sư
phạm Hà Nội, 1996). Luận án đã vận dụng thi pháp học hiện đại để nghiên
cứu phong cách thơ tứ tuyệt Lý Bạch. Tiếp đến là luận án Tiến sĩ Ngữ văn
của Trần Trung Hỷ với đề tài: Thi pháp thơ Lý Bạch - một số phương diện
chủ yếu (Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội, 2002). Luận án
này đề cập đến ba vấn đề chính là quan niệm thơ ca và con người Lý Bạch
trong thơ; thời gian - không gian nghệ thuật và thể loại ngôn ngữ thơ Lý
Bạch. Ngoài ra, còn phải kể đến rất nhiều đề tài khóa luận làm về Lý Bạch
của sinh viên Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội như:
Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Lý Bạch của Nguyễn Thế Hiệp (1965);
Hình tượng người phụ nữ trong thơ ca Lý Bạch của Nguyễn Đức Anh
(1966); Bút pháp lãng mạn trong thơ ca Lý Bạch của Nguyễn Hồng Vân
(1970). v. v.
Tuy nhiên khi thực hiện đề tài này, chúng tôi nhận thấy cũng có nhiều
công trình cùng hướng khai thác. Nghiên cứu về quá trình tiếp nhận thơ
Đường ở Việt Nam có thể kể tới luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn của
Nguyễn Tuyết Hạnh với đề tài: Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam (Thành
Phố Hồ Chí Minh, 1996). Luận án của Nguyễn Tuyết Hạnh đã cung cấp cho
chúng ta một cái nhìn bao quát về vấn đề dịch thuật nói chung cũng như việc
dịch thuật thơ Đường nói riêng ở Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu được sự
vận động và phát triển của việc dịch thơ Đường qua các giai đoạn lịch sử, sự
vận động của thể loại chuyển dịch theo trục thời gian lịch đại, việc dịch thơ
Đường trên góc độ thi pháp.
Ngoài công trình nghiên cứu này, qua sự khảo sát chúng tôi thấy có khá
nhiều khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội
& Nhân Văn Hà Nội đã đề cập tới vấn đề này.
Năm 1965, Phạm Đình Lợi đã viết khóa luận với tên đề tài: Điểm qua
việc dịch thuật thơ Đường ở Việt Nam. Khóa luận đã bước đầu điểm qua
được những nét lớn, qua những dịch giả tên tuổi cung cấp cho độc giả những
tư liệu quý về vấn đề dịch thơ Đường tại Việt Nam.
Năm 1972, Nguyễn Trọng Nuôi đã thực hiện khóa luận với tên đề tài:
Tìm hiểu việc dịch thuật và nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam trước Cách
mạng Tháng tám. Khóa luận đã tổng hợp được tài liệu và bước đầu có những
lời bình ý nghĩa về vấn đề nghiên cứu Đường thi ở Việt Nam.
Năm 1991, Nguyễn Thị Mỹ Linh đã viết khóa luận với tên đề tài: Tình
hình giới thiệu, nghiên cứu và phiên dịch thơ ca Trung Quốc ở Việt Nam từ
trước tới nay. So với hai khóa luận trên, khóa luận này có dự nghiên cứu tiếp
nhận rộng hơn ở cả lĩnh vực giới thiệu, nghiên cứu và phiên dịch; và đối
tượng nghiên cứu rộng không giới hạn ở Đường thi mà là cả thơ ca Trung
Quốc. Khóa luận đã cung cấp cho độc giả nguồn tư liệu quý giá rất chi tiết
về việc tiếp nhận thơ ca Trung Quốc.
Nhìn chung các công trình trên được nghiên cứu từ góc độ văn học so
sánh (nghiên cứu ảnh hưởng), chứ chưa khảo sát đối tượng từ góc độ mỹ học
tiếp nhận. Những năm gần đây khi mỹ học tiếp nhận được mở rộng, lí luận
tiếp nhận đã chuyển từ nghiên cứu ảnh hưởng sang nghiên cứu tiếp nhận thì
vấn đề đối tượng tiếp nhận được nghiên cứu sâu hơn. Liên tiếp những năm
2006, 2007, 2008, 2009 dưới sự hướng dẫn của thầy Phạm Ánh Sao, đã có
các niên luận, khóa luận hiểu quá trình tiếp nhận thơ Đường tại Việt Nam
trong sách giáo khoa phổ thông và qua một số trường hợp tiêu biểu.
Năm 2006, khóa luận của Nguyển Thu Hương viết về đề tài: Tiếp nhận
và diễn dịch Phong kiều dạ bạc tại Việt Nam. Khóa luận đã cung cấp những
lí luận cơ bản về tiếp nhận văn học và đưa ra một hướng tiếp cận mới về
Phong kiều dạ bạc ở Việt Nam.
Năm 2008, Nguyễn Thị Hường đã thực hiện đề tài niên luận: Vấn đề
tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam. Niên luận đã cơ bản mô tả được những
ghi chép về thời điểm sớm nhất tiếp nhận văn bản Tỳ bà hành ở Việt Nam.
Năm 2008, Mạnh Thị Minh viết đề tài khóa luận về: Đường thi trong
SGK phổ thông ở Việt Nam. Khóa luận cung cấp cho độc giả nhiều tư liệu
quý trong việc tìm hiểu Đường thi trong SGK phổ thông.
Năm 2009, có khóa luận của Lê Thị Tuyết Mai với tên đề tài: Nghiên
cứu tiếp nhận vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam, chủ yếu thông qua hai tác
phẩm là Tỳ bà hành và Phong kiều dạ bạc. Khóa luận đã tập trung tìm hiểu
qua trình tiếp nhận và diễn dịch hai tác phẩm đó ở Việt Nam theo từng giai
đoạn khác nhau, khảo sát mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của quá trình
tiếp nhận và diễn dịch văn bản, lý giải nguyên nhân và hệ quả của những cách
tiếp cận, từ đó nhận diện một số vấn đề đọc thơ Đường ở Việt Nam.
Năm 2009, Nguyễn Thị Hồng Mơ viết đề tài khóa luận: Tiếp nhận
Hoàng Hạc lâu tại Việt Nam. Khóa luận đã tổng thuật và lí giải những ý kiến
xung quanh tác phẩm trên các phương diện như dịch thuật, nghiên cứu; khảo
sát mối liên hệ giữa tác phẩm với người tiếp nhận.
Năm 2009, còn có niên luận của Phạm Thanh Thủy với tên đề tài: Đi
tìm độ vênh giữa bản dịch với nguyên tác thơ Đường trong SGK trung học
phổ thông (THCS). Niên luận đã dựa vào việc so sánh đối chiếu hình thức
diễn đạt ngữ nghĩa để tìm ra những chỗ khác biệt giữa các bản dịch và
nguyên tác của các bài thơ Đường trong SGK THCS.
Thông qua việc hệ thống trên, chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu
tiếp nhận này đã có những đóng góp rất quý báu trong việc tổng hợp, thống
kê, mô tả, diễn dịch, giảng giải, cắt nghĩa, đối chiếu, so sánh…trên phương
diện dịch thuật, nghiên cứu, phê bình các tác phẩm Đường thi. Điều đó có
nghĩa các công trình này, đặc biệt là ở những năm gần đây đã tiếp cận được
lí thuyết của mỹ học tiếp nhận hiện đại. Từ đó chúng tôi cũng thấy chưa có
một công trình nào đi sâu đề cập tới việc dịch thuật các thi phẩm của một
danh gia Đường thi cụ thể nào một cách hệ thống. Thực hiện đề tài này,
chúng tôi mong muốn tiếp tục đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào
mảnh đất tiếp nhận Đường thi nói chung, thơ Lý Bạch nói riêng ở Việt Nam.

3. NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI


Để thực hiện đề tài này, nhiệm vụ của chúng tôi là đi thống kê, mô tả
việc tuyển chọn và dịch thuật thơ Lý Bạch ở Việt Nam trên báo, tạp chí,
trong các sách giáo khoa phổ thông, sách giáo trình đại học, đặc biệt là trong
các tuyển tập thơ dịch. Từ việc thống kê, mô tả một cách hệ thống ấy, chúng
tôi dựa vào đó làm tiền đề để nghiên cứu cận cảnh về dịch phẩm, nghiên cứu
xã hội học về dịch giả. Đối với dịch phẩm tức các văn bản dịch, chúng tôi sẽ
tiến hành nghiên cứu vấn đề lựa chọn thể loại dịch, là dịch giả dịch theo
nguyên tác hay chọn các thể loại khác để dịch (dựa vào chương một, chúng
tôi sẽ nhận xét các thể loại chuyển dịch chủ yếu là trong các tuyển tập thơ
dịch); tiếp đó chúng tôi sẽ tập trung đi sâu vào việc diễn giải nghĩa nguyên
tác - tức quá trình đọc nghĩa của các dịch giả cùng dịch về một tác phẩm của
Lý Bạch (trong phạm vi của một khóa luận, chúng tôi không có điều kiện để
đối chiếu, so sánh tất cả các tác phẩm nguyên tác của Lý Bạch với các bản
dịch của các dịch giả Việt Nam, mà chúng tôi chỉ đối chiếu, so sánh một vài
tác phẩm của Lý Bạch với các bản dịch tương ứng của các dịch giả Việt
Nam để tìm ra những khoảng trống thể hiện trên tác phẩm dịch). Đối với
phần dịch giả, chúng tôi tiến hành phân loại dịch giả và nghiên cứu phông
tiếp nhận, tầm đón nhận của họ về thơ Lý Bạch.
Mục đích khóa luận của chúng tôi là mong muốn có một cái nhìn hệ
thống việc phiên dịch thơ Lý Bạch tại Việt Nam, theo trục thời gian lịch đại
của văn học sử. Như đã trình bày, khóa luận của chúng tôi tiếp tục kế thừa
các công trình nghiên cứu trước, vận dụng lí thuyết của mỹ học tiếp nhận để
tiếp nhận thơ Lý Bạch nói riêng, góp phần vào tiếp nhận Đường thi nói
chung.

4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHẠM VI TƯ LIỆU


Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là tìm hiểu quá trình phiên dịch
thơ Lý Bạch ở Việt Nam. Tương ứng với đối tượng nghiên cứu đó, phạm vi
nghiên cứu của chúng tôi là những vấn đề xung quanh việc dịch thuật thơ Lý
Bạch ở Việt Nam.
Về phạm vi tài liệu, chúng tôi chủ yếu dựa vào các tài liệu thành văn
bằng chữ quốc ngữ (sách, báo,tạp chí, các tuyển tập thơ dịch…) từ đầu thế kỉ
XX đến nay.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Để thực hiện đề tài này, trên phương diện lí thuyết, chúng tôi tiếp cận
đối tượng chủ yếu từ góc độ văn học so sánh và mỹ học tiếp nhận.
Về các mặt thao tác khoa học cụ thể, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương
pháp mô tả, thống kê, phân loại, chia giai đoạn nhằm khôi phục diện mạo và
phác họa quá trình Phiên dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam, đồng thời cũng sử
dụng phương pháp xã hội học văn học, phương pháp phân tích ngữ nghĩa, so
sánh, đối chiếu, lí giải…để làm rõ việc tiếp nhận các văn bản dịch của chủ
thể tiếp nhận - dịch giả.

6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo ra, phần Nội dung
của khóa luận bao gồm hai chương:
CHƯƠNG 1: TUYỂN CHỌN VÀ DỊCH THUẬT THƠ LÝ BẠCH
Ở VIỆT NAM
1.1. Khởi điểm dịch thuật ở Việt Nam.
1.2. Thơ Lý Bạch trong báo chí Việt Nam đầu thế kỉ XX.
1.3. Thơ Lý Bạch trong Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng
Hàm.
1.4. Thơ Lý Bạch trong các tuyển tập thơ dịch (từ năm 1945 đến nay).
1.5. Thơ Lý Bạch ở trong SGK phổ thông.
1.6. Thơ Lý Bạch ở trong sách giáo trình đại học.
1.7. Thơ Lý Bạch ở trên báo chí (khảo sát trên báo văn nghệ từ năm
1990 đến nay).
1.8. Thơ Lý Bạch ở trên tạp chí (khảo sát từ những năm 1960 đến nay).
CHƯƠNG 2: DỊCH PHẨM VÀ DỊCH GIẢ THƠ LÝ BẠCH
2. 1. Dịch phẩm.
2. 1. 1. Lựa chọn thể loại dịch.
2. 1. 2. Diễn giải nghĩa nguyên tác.
2. 2. Dịch giả.
2. 2. 1. Phân loại dịch giả.
2. 2. 2. Phông tiếp nhận và tầm đón nhận.

7. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY


Khóa luận của chúng tôi được trình bày theo quy cách của Trường Đại
Học Khoa học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội quy định cho khóa luận tốt
nghiệp.
Đối với tên các tác phẩm của Trung Quốc và Việt Nam ở các công trình
nghiên cứu hay tên tác phẩm riêng, để tôn trọng nguyên tác và tiện tra cứu,
chúng tôi phiên âm Hán Việt đồng thời in nghiêng; riêng tên các tác phẩm
của Lý Bạch chúng tôi sẽ in nghiêng đậm.
Đối với tên các công trình nghiên cứu niên luận, khóa luận hay luận
văn…chúng tôi cũng sẽ in nghiêng. Các thông tin về công trình và các bài
báo, tạp chí như tác giả, xuất xứ, nhà xuất bản… chúng tôi sẽ ghi cụ thể
ngay bên cạnh.
Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự tên tác giả vần a,b,c… ở
cuối khóa luận.
Để chú thích chúng tôi sử dụng dấu ngoặc vuông: [;] số đứng trước là
vị trí của tài liệu như trong thư mục tham khảo, số đứng sau là số vị trí trang
trong tài liệu của tư liệu được chú thích.
Chú thích trực tiếp ở chân trang dành riêng cho việc giải thích từ ngữ,
khái niệm
Sau đây là một số kí hiệu viết tắt:

Số thứ tự STT
Sách giáo khoa SGK
Nhà xuất bản NXB
Trang Tr hoặc tr
Hà Nội H.
v. v.
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
TUYỂN CHỌN VÀ DỊCH THUẬT THƠ LÝ BẠCH Ở VIỆT NAM

1.1. Khởi điểm dịch thuật ở Việt Nam.


Như đã trình bày ở trên, vấn đề dịch thuật văn học trở nên hết sức cần
thiết trong quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hóa, văn học. Dựa
vào những cứ liệu còn để lại đến ngày nay, chúng ta có thể khẳng định rằng
Việt Nam là một trong những nước có truyền thống dịch thuật từ lâu đời.
Theo nhà nghiên cứu Đình Vĩnh thì “sách Lĩnh nam trích quái có ghi vào
thời Thành Vương nhà Chu, Hùng Vương sai bề tôi là họ Việt Thường đem
bạch trĩ sang tiến cống. Vì ngôn ngữ bất đồng, Chu Công phải sai sứ qua
nhiều lần thông dịch mới hiểu được nhau”[;73]. Dĩ nhiên đây là hình thức
dịch nói. Vào giai đoạn Bắc thuộc, khi sang xâm chiếm nước ta, chính quyền
phong kiến Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp nhằm đồng
hóa dân tộc ta. Thời kì này, chữ Hán được truyền vào nước ta và dần dần trở
thành công cụ để chính quyền phong kiến Trung Quốc xây dựng và phát
triển nền văn hóa thành văn. Hình thức dịch viết đã ra đời và chủ yếu dành
cho việc chuyển dịch các Kinh Phật từ chữ Sancrit hoặc chữ Pali sang chữ
Hán là chữ được ông cha ta sử dụng. Sử sách còn ghi vào thế kỉ thứ hai, Luy
Lâu đã trở thành trung tâm Phật giáo lớn, quy mô ở Việt Nam hơn cả Bành
Thành và Lạc Dương ở Trung Quốc. Văn học phật giáo từ bên ngoài cụ thể
là từ Ấn Độ bằng nhiều con đường cũng được truyền vào nước ta và được
dịch ở thời kì này.
Sau một nghìn năm Bắc thuộc giành được độc lập dân tộc, ông cha ta
lại bắt tay vào việc xây dựng lại đất nước, chủ động học hỏi những cái hay
từ nền văn hóa bên ngoài, trong đó cơ bản vẫn là học hỏi văn hóa Trung
Hoa. Trên tinh thần học hỏi tự chủ, sáng tạo, ông cha ta đọc rất nhiều tác
phẩm thơ văn của Trung quốc và chữ Hán lúc này được dùng làm ngôn ngữ
chính thống, do vậy việc tiếp xúc là thông qua con đường nguyên tác. Thời
kì này, việc dịch thơ chữ Hán của Việt Nam và Trung Quốc đã có, không kể
văn xuôi. Nhà sư Lý Đạo Tái, pháp danh Huyền Quang (1254 - 1334) thời
Trần dịch một bài thơ của nhà sư Từ Lộ, pháp danh Đạo Hạnh (? – 1117)
thời Lý, và Hồ Quý Ly (1336 - ?) dịch Kinh Thi. Đến thế kỉ XV khi chữ
Nôm ra đời, phát triển và thịnh hành và được dùng để sáng tác văn học thì
việc dịch cũng bắt đầu được chú ý. Những văn bản đầu tiên được lựa chọn
dịch là những văn bản chữ Hán. Theo các nhà nghiên cứu, việc dịch từ chữ
Hán sang chữ Nôm đã giúp cho công chúng dễ tiếp cận với tác phẩm hơn.
Suốt quá trình lịch sử của chế độ phong kiến Việt Nam, tuy chữ Hán được
dùng làm “quốc gia văn tự”, hầu như người ta vẫn “diễn nôm” nhiều tác
phẩm, có lẽ với mục đích làm tăng hiệu quả việc truyền đạt chúng. Trên lĩnh
vực thơ ca, ông cha ta dịch nhiều nhất là Kinh Thi (Mao Thi ngâm vịnh thực
lục, Thi kinh giải âm, Thi kinh diễn nghĩa, Thi Kinh diễn âm), thơ Đường
(Đường thi quốc âm, Đường thi trích dịch, Đường thi tuyệt cú diễn ca,
Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm…), và một số bài lẻ tẻ như Quy
khứ lai từ diễn ca (trong Chư đề hợp tuyển), Tương tiến tửu (trong Ca điệu
lược kí), Tỳ bà hành diễn ca, Trường hận ca, Chính khí ca. Trong giai đoạn
này, cha ông ta chú trọng nhiều đến phương pháp “ dịch chữ” (trực dịch),
nếu có “dịch ý” (nghĩa dịch) thì cũng còn rất thô sơ.
Bắt đầu từ cuối thế kỉ XVIII mới xuất hiện những dịch phẩm hay, sáng
giá, trong đó nổi bật lên là Chinh phụ ngâm diễn ca của Phan Huy Ích (1751
- 1822), nguyên tác của Đặng Trần Côn (tập truyện vốn cho là Đoàn Thị
Điểm dịch) và Tì bà hành diễn ca của Phan Huy Thực (1779 - 1846).
Đến thế kỉ XIX, thơ Nôm đã hết sức phát triển, nghệ thuật sử dụng
ngôn từ cũng rất điêu luyện nên cũng có nhiều bản dịch thơ Đường. Nhưng
đến ngày nay chỉ tìm thấy một số rất ít bài của một số dịch giả vốn là những
nhà thơ nổi tiếng như Phạm Đình Toái dịch Xuân giang hoa nguyệt dạ của
Đỗ Phủ, Nguyễn Công Trứ dịch Vịnh tỳ bà của Bạch cư Dị và dịch Thu
hứng I của Đỗ Phủ, Trần Tế Xương có dịch bài Thập thất dạ đối nguyệt của
Đỗ Phủ, Nguyễn Khuyến dịch bài Há chung Nam Sơn quá Hộc Tư sơn
nhân túc trí tửu của Lý Bạch theo thể song thất lục bát và tự dịch thơ mình.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX khi chữ Hán, chữ Nôm mất dần vị thế
của mình thì chư Quốc ngữ đã lên ngôi. Trước những âm mưu đè ép của
thực dân Pháp, chữ Quốc ngữ vẫn thể hiện được sức sống mãnh liệt của nó.
Nó được coi là thứ chữ dễ học, dễ đọc, dễ viết đủ mềm mại phong phú để
phô diễn các loại tư tưởng tình cảm, từ cái tinh vi đến cái thông thường, là
phương tiện thuận lợi để thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của văn hóa xã
hội Việt Nam. Văn học dịch Tiếng Việt (theo mẫu tự La tinh) đã hình thành
trước năm 1900. Tuy nhiên phải đến những năm đầu thế kỉ XX, dịch thuật
mới phát triển rầm rộ và trở thành một bộ phận trong dòng chảy của văn học
Việt Nam.

1. 2. Thơ Lý Bạch trong báo chí Việt Nam đầu thế kỉ XX


Đầu thế kỉ XX, dịch thuật hầu như chiếm hết văn đàn trong bước đầu
của nền quốc văn mới. Chưa bao giờ nền dịch thuật của ta lại phát triển đến
thế, dịch văn học Âu châu chủ yếu là văn học Pháp, dịch Tân thư Trung
Quốc, dịch cổ thi nước nhà và Trung Quốc. Nho học vốn đã suy tàn từ trước,
giờ đây khi chính phủ bảo hộ lần lượt bãi bỏ chế độ khoa cử ở cả ba kì thì số
người “ném bút lông đi, gác bút chì lại” ngày càng đông đảo. Hầu như
không có mấy ai học chữ Hán trong cái thời “ông nghè, ông cống vẫn nằm
co”. Các cựu nho học có tâm huyết muốn cứu vãn nền học cổ chỉ còn dựa
vào dịch thuật, dịch từ chữ Hán hoặc nhữ Nôm ra chữ Quốc ngữ. Trước tình
hình đó, thơ Đường đã được sưu tập lại từ những bản dịch xưa hoặc được
các nhà cựu học như Tùng Vân, Đông châu Nguyễn Hữu Tiến, Sở Cuồng Lê
Dư, Phạm Sỹ Vỹ, Tản Đà, Á Nam Trần Tuấn Khải, Trúc Khê. v. v. dịch
thành thơ đăng tải trên các tạp chí.
Thơ Đường trên các tạp chí đã giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử dịch
thơ Đường đầu thế kỉ XX ở nước ta. Trong thời điểm này các tạp chí là
phương tiện duy nhất phổ biến những bản dịch thơ Đường, trong đó có các
bản dịch thơ Lý Bạch bằng chữ Quốc ngữ. Về sau, nhiều tuyển tập thơ
Đường cũng sưu tập lại các bản dịch thơ Đường đăng tải trên các tạp chí. Do
sự hạn chế về mặt tài liệu nên chúng tôi không thống kê được đầy đủ các
bản dịch thơ Lý Bạch trên các báo, tạp chí đầu thế kỉ XX, mà chúng tôi chỉ
thống kê được một số bản dịch thơ Lý Bạch trên một số báo, tạp chí.
Nam phong tạp chí, ra đời năm 1917 do Phạm Quỳnh chủ biên. Đây là
tạp chí đi đầu trong việc dịch, giới thiệu thơ Đường đầu thế kỉ XX. Người
phụ trách phần dịch thơ Đường là Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục - là một
trong những nhà nho cuối mùa rất có tâm huyết trong việc chấn hưng lại nền
văn học cổ. Ông cùng với Đông Châu Nguyễn Hữu tiến và Sở Cuồng Lê Dư
đã đem hết sức lực của mình để tiến hành dịch và giới thiệu thơ Đường cho
giới tân học. Tồn tại trong vòng 17 năm (1917 - 1934), Nam Phong tạp chí
đã dịch được khoảng 300 bài thơ Đường. Chúng tôi đã sưu tập được một số
bản dịch thơ Lý Bạch trên mục Văn uyển của Tạp chí Nam Phong dưới đây:
-Tạp chí Nam Phong số 9, trang 163, năm 1918 có bài: Thanh bình
điệu (3 bài) do Nguyễn Khuyến sưu tầm.
-Tạp chí Nam Phong số 10, trang 230 - 231, năm 1918 có 4 bài: Tô đài
lãm cổ; Đêm xuân ở Lạc thành nghe tiếng sáo; Trên lầu Hoàng Hạc tiễn
Mạnh Hiệu Nhiên đi ra đất Quảng Lăng; Tảo phát Bạch Đế thành do dịch
giả Vô danh dịch.
-Tạp chí Nam Phong số 33, trang 258 - 259, năm 1920 có 2 bài: Đêm
xuân ở Lạc thành nghe tiếng sáo; Ông Lý Bạch tiễn ông Mạnh Hiệu
Nhiên ở lầu Hoàng Hạc đi ra Quảng Lăng do Trần Sở Kiều dịch.
-Tạp chí Nam Phong số 48, trang 518 - 519, năm 1921 có 2 bài: Thanh
bình điệu tam thủ; Ở Hoàng Hạc tiễn ông Mạnh Hiệu Nhiên đi Quảng
Lăng do cụ Đặng Tích Trù dịch.
-Tạp chí Nam Phong số 65, trang 389 - 390, năm 1922 có bài: Nghĩ cổ
(2 bài) do Tùng Vân dịch.
-Tạp chí Nam Phong số 99, trang 279, năm 1925 có bài: Một mình trên
núi Kính Đình do Nguyễn Thế Nức dịch.
-Tạp chí Nam Phong số 115, trang 277 - 278, năm 1927 có 2 bài: Việt
trung lãm cổ; Tô đài lãm cổ do Tùng Vân dịch.
Các bản dịch thơ Lý Bạch trên chỉ trích đăng phần nguyên văn chữ Hán
và bản dịch thơ.
Do sự hạn chế về mặt tài liệu nên chúng tôi không thống kê được hết
các bản dịch thơ của Lý Bạch trên tạp chí này, nhưng thông qua một số bản
dịch thơ mà chúng tôi đã thống kê được ở trên có thể khẳng định rằng các
bản dịch thơ Lý Bạch của các dịch giả đương thời và các bản dịch cổ được
sưu tập lại đã đóng góp rất đáng kể vào nền dịch thuật thơ Đường trong buổi
Hán học suy tàn, mở đầu cho phong trào dịch thơ Đường nói chung, thơ Lý
Bạch nói riêng trên các tạp chí.
Đông Dương tạp chí ra đời năm 1937 được phát hành với mục đích
tuyên truyền cho văn hóa Pháp. Vì thế tạp chí ra đời không bao lâu thì bị
đình chỉ nên các dịch phẩm thơ Đường tồn tại rất ít, số lượng không đáng kể.
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì cây bút dịch thơ Đường chủ yếu là Á
Nam Trần Tuấn Khải - một cây bút cổ học có tiếng. Ông chỉ dịch các bài cổ
phong của Đỗ Phủ không thấy dịch bài thơ nào của Lý Bạch. Các bài thơ của
Lý Bạch chỉ thấy đăng phần phiên âm Hán Việt và các dịch giả đều dịch
nghĩa, dịch thơ bằng tiếng Pháp. Cụ thể:
-Ngân Giang dịch 2 bài: Vấn nguyệt ; Xuân dạ yến đào của Lý Bạch
trên tạp chí số 3, trang 26, năm 1937.
-Ngân Giang dịch bài: Tương tiến tửu của Lý Bạch trên tạp chí số 4,
trang 30, năm 1937.
-Nam Dương dịch bài: Tương Dương ca của Lý Bạch trên tạp chí số 7,
trang 290, năm 1937.
Tạp chí ngày nay ra đời năm 1935, tồn tại trong vòng 5 năm(1935 đến
năm 1939). Tạp chí đã giới thiệu được hơn 77 dịch phẩm thơ Đường. Tạp
chí này cũng là nơi thể hiện sự tài hoa của nhà thơ Tản Đà và chỉ có mình
Tản Đà dịch thơ Đường. Với lối dịch thanh thoát trong việc lựa chọn thể Lục
bát(thể thơ dân tộc), trong hầu như các bản dịch, ông đã đưa thơ Đường gần
gũi với hồn Việt. Do sự hạn chế trong việc tìm tài liệu, chúng tôi dựa vào
tuyển tập Tản Đà dịch thơ Đường do Nguyễn Quảng Tuân biên soạn có thể
thống kê các bản dịch thơ Lý Bạch của Tản Đà trên tạp chí Ngày nay theo
bảng dưới đây:
STT Số đăng tải trên tạp chí Tên tác phẩm nguyên tác
Ngày nay
1. Số 77 (19. 9. 1937) Biệt hữu nhân
2. Số 78 (26. 9. 1937) Xuân tứ
3. Số 82 (24. 10. 1937) Kinh Hạ Bì dĩ kiều hoài Trương Tử
Phòng
4. Số 83 (31. 10. 1937) Ô dạ đề
5. Số 88 (5. 12. 1937) Tảo phát Bạch Đế thành
6. Số 89 (10. 12. 1937) Thái liên khúc
7. Số 91 (26. 12. 1937) Xuân nhật túy khởi ngôn chí
8. Số 94 (16. 1. 1938) Sơn trung vấn đáp
9. Số 119 (17. 7. 1938) Tống khách qui ngô
10. Số 119 (17. 7. 1938) Oán tình
11. Số 130 (1. 10. 1938) Tặng nội
12. Số 135 (5. 11. 1938) Tặng Uông Luân

Các bản dịch thơ do Tản Đà dịch ở trên mỗi bài chỉ có phần phiên âm
và bản dịch thơ.
Tạp chí Tri Tân ra đời năm 1941, tồn tại trong vòng 5 năm (1941 -
1945) đóng góp hơn 30 bản dịch thơ Đường của Hoa Bằng, Tùng Vân, Giản
Chi, Trúc Khê, J. Leiba, Nguyễn Đức Tốn… Tạp chí Tri tân đã qui tụ các
nhà thơ, nhà văn của thế hệ Nam Phong có tân học thấm nhuần nho học.
Nhiều bản dịch trên Tri Tân có giá trị nhất là những bài của Trúc Khê, Giản
Chi. Chúng tôi cũng chỉ thống kê được một số bản dịch thơ của Lý Bạch
dưới đây:
-Tạp chí Tri Tân số 35, trang 23, năm 1942 ở mục Vườn hoa xuân có
bài: Xuân tứ do Nguyễn Đức Tốn dịch có kèm theo phiên âm Hán Việt,
-Tạp chí Tri Tân số 89, trang 2, năm 1943 ở phần Nguồn gốc lối từ
khúc có trích đăng 2 bài kèm theo cả chữ Hán, phiên âm và dịch thơ: Khuê
tình; Thu tứ.
-Tạp chí Tri Tân ở mục Tùy hứng số 89, trang 7, năm 1943 có bài
Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng doTrúc Khê dịch.
-Tạp chí Tri Tân ở mục Tùy hứng số 94, trang 3, năm 1943 có bài: Việt
trung hoài cổ do Trúc Khê dịch.
-Tạp chí Tri Tân ở mục Tùy hứng số 98, trang 5, năm 1943 có bài: Ô
thê khúc do Trúc Khê dịch.
Các bản dịch thơ của Trúc Khê trên chỉ trích đăng phần dịch thơ.
Đến những năm 50, 60 một số tạp chí như tạp chí Lành Mạnh, tạp chí
văn hóa Ngày nay vẫn trích đăng mục dịch thơ Đường trong đó có thơ Lý
Bạch. Tuy nhiên số lượng các bản dịch được giới thiệu trên mặt báo đã ít đi
dần.

Tiểu kết:
Do sự hạn chế về mặt tài liệu nên việc thống kê các bản dịch thơ Lý
Bạch trên các báo, tạp chí đầu thế kỉ của chúng tôi chỉ mang tính chất tương
đối. Qua việc thống kê ấy chúng tôi thấy rằng, trong giai đoạn đầu thế kỉ XX
nhiệm vụ của các tạp chí chủ yếu là phổ biến các bản dịch thơ Đường nói
chung, thơ Lý Bạch nói riêng bằng chữ Quốc ngữ. Có thể ghi nhận rằng
chưa bao giờ thơ Đường trong đó có thơ Lý Bạch được sưu tập và được dịch
thuật nhiều đến như vậy. Chính bằng con đường dịch thuật này mà thơ
Đường đã đến với những thanh niên tân học và những nhà thơ mới. Đến
những năm 50,60 thì hầu như không còn tạp chí nào duy trì mục dịch thơ
Đường thường xuyên nữa. Việc phổ biến thơ Đườngcũng như thơ Lý Bạch
trên tạp chí đã chuyển giao nhiệm vụ cho các tuyển tập thơ Đường.

1. 3. Thơ Lý Bạch trong Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng
Hàm
Công trình Việt Nam văn học sử yếu của nhà nghiên cứu Dương Quảng
Hàm xuất bản lần đầu tiên tại Hà Nội, năm 1943. Dương Quảng Hàm là
người đầu tiên đưa môn văn học Trung Quốc vào chương trình nhà trường
phổ thông trung học. Đây không chỉ là một cuốn sách giáo khoa văn học
dùng ở bậc phổ thông trung học dưới thời Pháp thuộc trước Cách mạng
Tháng Tám, mà còn được xem như một cuốn lịch sử văn học Việt Nam có
tính cách phổ thông đầu tiên được biên soạn bằng chữ Quốc ngữ. Đặt trong
nền học thuật bằng chữ Quốc ngữ lúc đó đang thịnh đạt, Việt Nam văn học
sử yếu tỏ rõ sự vững chắc trong việc bao quát quá trình văn học dân tộc từ
khởi nguyên đến đương thời, thu góp được hầu hết những kết quả sưu tầm,
nghiên cứu của giới học giả tính đến thời điểm ấy, từ đó phác thảo một lịch
trình diễn biến của văn học dân tộc. Trong cuốn sách này, tác giả đã dành
hẳn sáu chương cho văn học Trung Quốc từ dân gian đến hiện đại. Trong
chương trình năm thứ nhì ban trung học Đông Pháp (Lớp nhất trong các
trường trung học Pháp), Dương Quảng Hàm dành ba chương cho văn học
Trung Quốc. Trong chương thứ nhất nhan đề: Ảnh hưởng của văn chương
Tàu, tác giả giới thiệu năm nhà thơ Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất đến
văn chương Việt Nam là Khuất Nguyên, Đào Tiềm (trước đời Đường); Lý
Bạch, Hàn Dũ (đời Đường); Tô Đông Pha (đời Tống). Như vậy chúng ta
thấy, trong ba đỉnh cao của thơ Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị thì
Dương Quảng Hàm chỉ tuyển chọn Lý Bạch vào chương trình giảng dạy. Vì
Lý Bạch được tác giả coi là một trong năm nhà thơ có ảnh hưởng lớn nhất
đến văn chương Việt Nam. Ngoài phần giới thiệu về thân thế, tính tình tư
tưởng, văn từ của Lý Bạch, trong phần các bài đọc thêm Dương Quảng Hàm
đã tuyển chọn một bài thơ của Lý Bạch với dụng ý là làm rõ hơn những
nhận xét về tính tình tư tưởng của nhà thơ Lý Bạch. Đó là bài Tương tiến
tửu (Sắp kèo rượu) do Vô danh dịch và Dương Quảng Hàm đã trích phần
dịch thơ của Vô Danh.

1. 4. Thơ Lý Bạch trong các tuyển tập thơ dịch (từ 1945 đến nay)
Có thể thấy trước năm 1945, chủ yếu việc dịch thuật và giới thiệu
Đường thi nói chung trong đó có thơ Lý Bạch được phổ biến trên các báo,
tạp chí. Năm 1931, có tập Đường thi hợp tuyển của Huyền Mặc đạo nhân do
Dương Mạnh Huy san dịch và chú giải. Qua khảo sát có hai bài thơ của Lý
Bạch trong tập dịch này: Tống hạ giám quy Tứ Minh ứng chế; Đề Đông
Khê công u cư. Các bài thơ trong tập dịch này đều ghi rõ nguyên văn chữ
hán, phiên âm Hán Việt, chú thích, dịch nghĩa và diễn thơ Nôm.
Từ thập niên 40 trở đi, các tuyển tập thơ Đường trong đó có thơ Lý
Bạch ngày càng phong phú, số tuyển tập được tái bản nhiều lần. Trong phần
này, chúng tôi sẽ kẻ bảng thống kê tên tác phẩm nguyên tác, thể loại thơ
nguyên tác, thể loại thơ chuyển dịch để tạo tiền đề cho chương hai chúng tôi
nhận xét về phần lựa chọn thể loại thơ dịch. Chúng tôi sẽ đi thống kê các
bản dịch thơ Lý Bạch trong các tuyển tập thơ Đường và các tuyển tập thơ Lý
Bạch theo thứ tự thời gian các tuyển tập thơ dịch được xuất bản.
* Năm 1940, có cuốn Phiên dịch và khảo cứu thơ Đường của Ngô Tất
Tố. Đến năm 1961, nó được tái bản lại có tên là cuốn Đường thi của Ngô Tất
Tố. Trong tuyển tập này có 52 bài thơ Đường được dịch, trong đó có 10 bài
thơ của Lý Bạch. Mỗi bài thơ trong tuyển tập đều có nguyên tác chữ Hán,
phiên âm Hán Việt, phần tìm điển, giải nghĩa và dịch vần. Dưới đây là tên
10 bài thơ dịch của Lý Bạch:

STT Tên Tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Thể loại chuyển
dịch
1 Xuân nhật túy khởi ngôn Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
chí
2 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
3 Thục đạo nan Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
4 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Song thất lục bát
5 Độc tọa Kính Đình sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
6 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
7 Ức Đông sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
8 Thanh bình điệu Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
9 Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
10 Tống hữu nhân nhập Thục Ngũ ngôn luật Nguyên thể
* Năm 1950 có cuốn Đường thi của Trần Trọng Kim tuyển dịch. Đến
năm 1995, nó được tái bản lại. Trong tuyển tập này có 336 bài thơ Đường
được dịch, trong đó Lý Bạch được dịch 40 bài. Mỗi bài thơ trong tuyển tập
đều có nguyên văn chữ Hán, phiên âm Hán Việt, chú thích ngắn gọn và bản
dịch thơ. Tên 40 bài thơ của Lý Bạch cụ thể đưới đây:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Thể loại
chuyển dịch
1 Xuân nhật độc chước Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
2 Xuân nhật túy khởi ngôn Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
chí
3 Nguyệt hạ độc chước Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
4 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
5 Há chung Nam Sơn quá Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
Hộc Tư sơn nhân túc trí tửu
6 Tử dạ thu ca Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
7 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Song thất lục
bát
8 Giang thượng ngâm Thất ngôn cổ thể Lục bát
9 Hành lộ nan Thất ngôn cổ thể Song thất lục
bát
10 Tuyên châu Tạ Diểu lâu Thất ngôn cổ thể Lục bát
tiễn biệt hiệu thư Thúc vân
11 Kim Lăng tửu tứ lưu biệt Thất ngôn cổ thể Lục bát
12 Thu tứ Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
13 Tống hữu nhân nhập Thục Ngũ ngôn luật Lục bát
14 Tặng Tiền trưng quân thiếu Ngũ ngôn luật Lục bát
dương
15 Tống hữu nhân Ngũ ngôn luật Lục bát
16 Tầm ung tôn sư ẩn cư Ngũ ngôn luật Lục bát
17 Phỏng đái Thiên sư đạo sĩ Ngũ ngôn luật Lục bát
bất ngộ
18 Thính thục tăng tuấn đàn Ngũ ngôn luật Lục bát
cầm
19 Tặng Mạnh Hạo Nhiên Ngũ ngôn luật Lục bát
20 Dạ bạc ngưu chử hoài cổ Ngũ ngôn luật Lục bát
21 Đăng Kim Lăng phượng Thất ngôn luật Lục bát
hoàng đài
22 Tống hạ Giám qui Tứ Minh Thất ngôn luật Lục bát
ứng chế
23 Đề Đông Khê u cư Thất ngôn luật Lục bát
24 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
25 Ngọc giai oán Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
26 Tự khiển Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
27 Lục thủy khúc Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
28 Ức Đông Sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
29 Độc tọa kính Đình Sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
30 Oán tình Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
31 Thanh bình điệu Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
-33
34 Thiếu niên hành Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
35 Hoàng giang từ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
36 Mạch thượng tặng hữu Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
nhân
37 Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
38 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
39 Việt trung hoài cổ Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
40 Tảo phát Bạch Đế Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
* Năm 1962 có tuyển tập thơ Đường (2 tập) do Nam Trân tuyển thơ,
Hoa bằng, Tảo Trang, Hoàng Tạo dịch nghĩa và chú thích. Tuyển tập này
tuyển chọn dịch 356 bài thơ Đường, mỗi bài đều có phần phiên âm Hán
Việt, dịch nghĩa, chú thích và dịch thơ. Trong 356 bài thơ Đường được tuyển
chọn này có 64 bài của Lý Bạch được chọn dịch. Nam Trân đã tuyển chọn
nhiều bài dịch hay của các dịch giả nổi tiếng (Tản Đà, Trúc Khê, Nguyễn
Hữu Bổng, Khương Hữu Dụng, Ngô Tất Tố…) trên các tạp chí như Nam
Phong, Tiểu thuyết thứ bẩy, Ngày Nay…và các bản dịch cổ nên các bản dịch
thơ hầu hết đều có giá trị. Vì đây là tuyển tập sưu tầm nhiều bản dịch của
nhiều dịch giả khác nhau nên trong bảng thống kê tên mỗi bài thơ chúng tôi
ghi tên dịch giả ngay bên cạnh:

STT Tên tác phẩm Thể loại nguyên tác Dịch giả/ Thể loại
nguyên tác chuyển dịch
1 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Khương Hữu Dụng/
Lục bát
2 Oán tình Ngũ ngôn tuyệt cú Tản Đà/ Lục bát;
Tương Như/ Nguyên
thể
3 Việt Trung lãm cổ Thất ngôn tuyệt cú Tùng Vân/ Nguyên thể
4 Thái liên khúc Thất ngôn luật Tản Đà/ Lục bát
5 Tặng uông Luân Thất ngôn tuyệt cú Khương Hữu Dụng/
Lục bát
6 Phỏng đái Thiên Ngũ ngôn luật Trần Quang Thân và
sơn đạo sĩ bất ngộ Tương Như/ Nguyên
thể
7 Dạ bạc ngưu chử Ngũ ngôn luật Nguyễn Hữu Bổng/
hoài cổ Lục bát
8 Ô thê khúc Thất ngôn cổ thể Trúc Khê/ Nguyên thể
9 Kinh Hạ Bì dĩ kiều Ngũ ngôn cổ thể Trúc Khê/ Nguyên thể
hoài Trương Tử
Phòng
10 Há chung Nam sơn Ngũ ngôn cổ thể Tam Nguyên Yên Đổ/
quá Hộc Tư sơn song thất lục bát;
nhân túc trí tửu Cường Thiết/ Nguyên
thể
11 Bả tửu vấn nguyệt Thất ngôn cổ thể Tương Như/ Nguyên
thể
12 Tống khách qui Ngũ ngôn luật Tản Đà/ Lục bát
Ngô
13 Mạch thượng tặng Thất ngôn Tuyệt cú TRúc Khê/ Nguyên
mỹ nhân thể
14 Ký viễn Thất ngôn cổ thể Nguyễn Hữu Bổng/
Nguyên thể
15 Tống Dương sơn Ngũ ngôn luật Nguyễn Hữu Bổng/
nhân qui Tung sơn Lục bát
16 Tống Trương xá Ngũ ngôn luật Nguyễn Hữu Bổng/
nhân chi Giang Nguyên thể
đông
17 Tặng nội Ngũ ngôn tuyệt cú Tản Đà/ Lục bát
18 Vương chiêu quân Thất ngôn cổ thể Trúc Khê/ Nguyên thể
19 Song yến ly Ngũ ngôn cổ thể Trúc Khê/ Lục bát
20 Trường Tương tư Thất ngôn cổ thể Nguyễn Hữu Bổng/ 4
chữ; Nguyễn Bích
Ngô/ Nguyên thể
21 Quan san nguyệt Ngũ ngôn cổ thể Tản Đà/ Lục bát;
Hoàng Tạo/ nguyên thể
22 Tái hạ khúc Ngũ ngôn luật Tương Như/ Nguyên
thể
23 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt cú Tương Như/ Nguyên
thể
24 Ngọc giai oán Ngũ ngôn tuyệt cú Tương Như/ Nguyên
thể
25 Đảo y thiên Thất ngôn cổ thể Khương Hữu Dụng/
Nguyên thể
26 Trường tương tư Thất ngôn cổ thể Nguyễn Hữu Bổng/ 4
chữ; Nguyễn Bích
Ngô/ nguyên thể
27 Tống hữu nhân Ngũ ngôn luật Tản Đà/ Lục bát;
Khương Hữu Dụng/
Nguyên thể
28 Đăng Kim Lăng Thất ngôn luật Khương Hữu Dụng/
phượng hoàng đài Nguyên thể
29 Nguyệt hạ độc Ngũ ngôn cổ thể Tương Như/ Nguyên
chước thể
30 Lao lao đình Ngũ ngôn tuyệt cú Trúc Khê/ Lục bát;
Tương Như/ Nguyên
thể
31 Vọng Lư Sơn bộc Thất ngôn tuyệt cú Tương Như/ Nguyên
bố thể
32 Độc bất kiến Ngũ ngôn cổ thể Trúc Khê/ Lục bát
33 Xuân nhật túy khởi Ngũ ngôn cổ thể Ngô Tất Tố/ Lục bát
ngôn chí
34 Bạch đầu ngâm Ngũ ngôn cổ thể Trúc Khê/ Nguyên thể
35 Nga mi sơn nguyệt Thất ngôn tuyệt cú Tương Như/ Nguyên
thể
36 - Trường can Ngũ ngôn cổ thể Trúc Khê(I)/ Nguyên
37 hành(I,II) thể; Khương Hữu
Dụng(II)/ Nguyên thể
38 Hoàng Hạc lâu Thất ngôn tuyệt cú Ngô Tất Tố/ Lục bát
tống Mạnh Hạo
Nhiên chi Quảng
Lăng
39 Khách trung tác Thất ngôn tuyệt cú Tương Như/ Nguyên
thể
40 Trào lỗ nho Ngũ ngôn cổ thể Hoàng Tạo/ Thể 7 chữ
41 Giang thượng Thất ngôn cổ thể Trúc Khê/ Lục bát
ngâm
42 Xuân dạ Lạc thành Thất ngôn tuyệt cú Tương Như/ Nguyên
văn địch thể
43 Đinh đô hộ ca Ngũ ngôn cổ thể Khương Hữu Dụng/
Nguyên thể
44 Tô đài lãm cổ Thất ngôn tuyệt cú Khương Hữu Dụng/
Nguyên thể
45 Kim Lăng tửu tứ Thất ngôn cổ thể Khương Hữu Dụng/
lưu biệt Nguyên thể
46 Thục đạo nan Thất ngôn cổ thể Ngô Tất Tố/ Nguyên
thể
47 Tống hữu nhân Ngũ ngôn luật Ngô tất Tố/ Nguyên
nhập Thục thể
48 Ô dạ đề Thất ngôn cổ thể Tản Đà/ Lục bát
49 Tử dạ ngô ca (I; II) Ngũ ngôn cổ thể Nguyễn Hữu Bổng(I)/
-50 Lục bát; Tương
Như(II)/ Nguyên thể
51 Thanh bình điệu Thất ngôn tuyệt cú Ngô Tất Tố/ Nguyên
-53 thể
54 Hành lộ nan Thất ngôn cổ thể Hoàng Tạo/ Nguyên
thể
55 Sa Khâu thành hạ Ngũ ngôn luật Tương Như/ Nguyên
kí Đỗ Phủ thể
56 Mộng du thiên mụ Thất ngôn cổ thể Khương Hữu Dụng/
ngâm lưu biệt Nguyên thể
57 Chiến thành nam Thất ngôn cổ thể Hoàng tạo và Tương
Như/ Nguyên thể
58 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Hoàng Tạo và Tương
Như/ Nguyên thể;
Khương Hữu Dụng/
Nguyên thể
59 Văn Vương Xương Thất ngôn tuyệt cú Tương Như/ Lục bát
Linh tả Thiên long
tiêu dao hữu sử ký
60 Độc tọa Kính Đình Ngũ ngôn tuyệt cú Phạm Lê Duyện/
sơn Nguyên thể
61 Tuyên châu Tạ Diểu Thất ngôn cổ thể Khương Hữu dụng /
lâu tiễn biệt hiệu thư Nguyên thể; Phạm Lê
Thúc vân Duyện/ Nguyên thể
62 Thu phố ca Ngũ ngôn tuyệt cú Trúc Khê/ Nguyên thể
63 Tảo phát Bạch Đế Thất ngôn tuyệt cú Tương Như/ Nguyên thể
thành
64 Bồi tộc thúc hình bộ Thất ngôn tuyệt cú Nguyễn Hữu Bổng/
thị lang diệp cập Nguyên thể
trung thư giả xá nhân
chí du Động Đình

* Tuyển tập Đường thi trích dịch do Đỗ Bằng Đoàn và Bùi Khánh Đản
hợp tác làm từ tháng 6 năm 1954 đến cuối năm 1958 mới hoàn thành, và đến
năm 2007 được tái bản lại. Ngoài sự đồ sộ về khối lượng các bài thơ được
trích dịch: 503 bài với phần nguyên văn chữ Hán, chú giải, dịch nghĩa, dịch
thơ công phu. Có 133 nhà thơ Đường được đề cập đến trong đó Lý Bạch
được dịch nhiều nhất với 60 bài cụ thể dưới đây:
STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên Thể loại
tác chuyển dịch
1 Đăng Kim Lăng phượng Thất ngôn luật Nguyên thể
hoàng đài
2 Tống hạ Giám qui Tứ Thất ngôn luật Nguyên thể
Minh
3 Đề Đông Khê công u cư Thất ngôn luật Nguyên thể
4 Ký thôi thị ngự Thất ngôn luật Nguyên thể
5 Tảo phát Bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
6 Hoàng Hạc lâu tống Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
Mạnh Hạo Nhiên chi
Quảng Lăng
7 Tô đài lãm cổ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
8 Việt Trung lãm cổ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
9 Mạch thượng tặng mỹ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
nhân
10 Xuân dạ Lạc thành văn Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
địch
11 Kết miệt tử Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
12 Tặng Uông Luân Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
13 Hoàng giang từ (kỳ nhất) Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
14 Hoàng giang từ (kỳ nhị) Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
15 Dữ sử lang trung ẩm Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
thính Hoàng hạc lâu
thượng xuy địch
16 Thiếu niên hành Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
17 Thượng hoàng tây tuần Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
Nam Kinh (kỳ nhất)
18 Thượng hoàng tây tuần Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
nam Kinh (Kỳ nhị)
19 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
20 Sơn trung dữ u nhân đối Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
chước
21 Vọng Thiên môn sơn Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
22 Khách trung tác Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
23 Trường môn oán Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
24 Văn Vương Xương Linh Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
tả thiên long tiêu dao hữu

25 Thanh bình điệu tam thủ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
-27
28 Tặng Tiền Trưng quân Ngũ ngôn luật Lục bát
thiếu dương
29 Tống hữu nhân nhập Ngũ ngôn luật Lục bát
Thục
31 Quá thôi bát trượng thủy Ngũ ngôn luật Lục bát
đình
32 Phỏng đái Thiên Sơn đạo Ngũ ngôn luật Lục bát
sĩ bất ngộ
33 Tặng Mạnh Hạo Nhiên Ngũ ngôn luật Lục bát
34 Thu tứ Ngũ ngôn luật Lục bát
35 Tống Dương sơn nhân Ngũ ngôn luật Lục bát
qui Tung Sơn
36 Tầm ung tôn sư ẩn cư Ngũ ngôn luật Lục bát
37 Tống hữu nhân Ngũ ngôn luật Lục bát
38 Thu đăng tuyên thành Tạ Ngũ ngôn luật Lục bát
Diểu bắc lâu
39 Tạ công đình Ngũ ngôn luật Lục bát
40 Dạ bạc ngưu chử hoài cổ Ngũ ngôn luật Lục bát
41 Thính thục Tăng tuấn Ngũ ngôn luật Lục bát
đàn cầm
42 Tầm hứa sơn nhân bất ngộ Ngũ ngôn luật Lục bát
43 Đăng tân bình lâu Ngũ ngôn luật Lục bát
44 Ức Đông Sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
45 Độc tọa Kinh Đình sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
Lục bát
46 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
Lục bát
47 Tự khiển Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
Lục bát
48 Oán tình Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
Lục bát
49 Lục thủy khúc Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
Lục bát
50 Lao lao đình Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
Lục bát
51 Kim hương tống vi bát chi Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
tây kinh Lục bát
52 Tái thượng khúc nhị thủ Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
-53 Lục bát
54 Cửu nguyệt thập nhật tức Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
sự Lục bát
55 Việt nữ từ Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
Lục bát
56 Thanh khê bán dạ văn Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
địch Lục bát
57 Thu phố ca Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể/
Lục bát
58 Xuân nhật túy khởi ngôn Ngũ ngôn bài luật Nguyên thể
chí
59 Tống trừ Ung chi Vũ Ngũ ngôn bài luật Nguyên thể
Xương
60 Xuân nhật quy sơn ký Ngũ ngôn bài luật Nguyên thể
Mạnh Hạo Nhiên

* Năm 1989 có cuốn thơ Đường - Tản Đà dịch do Nguyễn Quảng Tuân
biên soạn và đến năm 2003 được tái bản lại. Với 84 bản dịch được nhà
nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân sưu tập từ các tạp chí Ngày nay, Tiểu
thuyết thứ bẩy, là một trong những tuyển tập có giá trị nhất, được yêu thích
nhất. Mỗi bài thơ đều có phần nguyên văn chữ Hán, phiên âm Hán Việt, chú
giải ngắn gọn, phần dịch thơ tài hoa, tập thơ đã thực sự đáp ứng lòng mong
mỏi của các độc giả. Trong tuyển tập này Lý Bạch được dịch 14 bài, các bài
đều được dịch theo thể Lục bát:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên Thể loại chuyển
tác dịch
1 Oán tình Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
2 Tặng nội Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
3 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
4 Tống khách qui ngô Ngũ ngôn luật Lục bát
5 Xuân nhật túy khởi ngôn Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
chí
6 Biệt hữu nhân Ngũ ngôn luật Lục bát
7 Quan san nguyệt Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
8 Thu tịch lữ hoài Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
9 Kinh Hạ Bì dĩ kiều hoài Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
Trương Tử Phòng
10 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt Lục bát

11 Tặng Uông Luân Thất ngôn tuyệt Lục bát

12 Tảo phát Bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt Lục bát

13 Ô dạ đề Thất ngôn cổ thể Lục bát
14 Thái liên khúc Thất ngôn luật Lục bát

* Năm 1992 có tuyển tập thơ Lý Bạch do Trúc Khê dịch. Đây là tuyển
tập thơ Lý Bạch đầu tiên được Trúc Khê dịch gồm 50 bài, mỗi bài đều có
phần phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú giải, giải thích, dịch thơ. Sau đây
là bảng thống kê tên tác phẩm nguyên tác, thể loại nguyên tác, thể loại
chuyển dịch thơ Lý Bạch:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Thể loại
chuyển dịch
1 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
2 Thu phố ca Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể
3 Ngọc giai oán Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể
4 Ức Đông sơn Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể
5 Độc tọa Kính Đìnhsơn Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
6 Lao lao đình Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
7 Thanh bình điệu tam Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
thủ
8 -9 Tống Mạnh Hạo Nhiên Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
-10 chi Quảng Lăng
11 Tảo phát Bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
12 Tô đài lãm cổ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
13 Xuân dạ Lạc thành văn Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
địch
14 Tặng Uông Luân Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
15 Mạch thượng tặng mỹ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
nhân
16 Việt Trung hoài cổ Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
17 Kết miệt tử Thất ngôn tuyệt cú Thơ 4 chữ
18 Tử dạ ngô ca Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
19 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
20 Tống Nhượng sơn nhân Ngũ ngôn luật Nguyên thể
qui Tung sơn
21 Tặng Mạnh Hạo Nhiên Ngũ ngôn luật Nguyên thể
22 Tống hữu nhân Ngũ ngôn luật Lục bát
23 Phỏng đái Thiên sơn Ngũ ngôn luật Nguyên thể
đạo sĩ bất ngộ
24 Tống hữu nhân nhập Ngũ ngôn luật Nguyên thể
Thục
25 Tầm ung tôn sư ẩn cư Ngũ ngôn luật Lục bát
26 Tạ công đình Ngũ ngôn luật Lục bát
27 Cổ phong đệ cửu thủ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
28 Cổ phong đệ thập nhất Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
thủ
29 Cổ phong đệ nhị thập Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
tam thủ
30 Cổ phong đệ nhị thập Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
bát thủ
31 Cổ phong đệ tứ thập tứ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
thủ
32 Kinh Hạ Bì dĩ kiều hoài Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
Trương Tử Phòng
33 Xuân nhật túy khởi Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
ngôn chí
34 Song yến ly Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
35 Độc bất kiến Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
36 Há chung Nam sơn quá Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
Hộc tư sơn nhân túc trí
tửu
37 Thiếp bạc mệnh Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
38 Trường can hành Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
39 Ô dạ đề Thất ngôn cổ thể Nuyên thể
40 Ô thê khúc Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
41 Kim lăng tửu tứ lưu biệt Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
42 Ký viễn Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
43 Vương chiêu quân Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
44 Vu điền thái hoa Thất ngôn cổ thể Lục bát
45 Giang thượng ngâm Thất ngôn cổ thể Lục bát
46 Tuyên châu Tạ Diểu lâu Thất ngôn cổ thể Lục bát
tiễn biệt hiệu thư Thúc
Vân
47 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Lục bát
48 Chiến thành nam Thất ngôn cổ thể Lục bát
49 Bạch đầu ngâm Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
50 Thục đạo nan Thất ngôn cổ thể Lục bát

* Năm 1996 có tập thơ Đường của Khương Hữu Dụng dịch. Trong
tuyển tập này Khương Hữu Dụng chủ yếu dịch các tác phẩm của ba thi hào
đời Đường, trong đó Lý Bạch được dịch nhiều nhất với 41 bài (Đỗ Phủ: 38
bài; Bạch Cư Dị: 29 bài). Mỗi bài thơ đều có nguyên văn chữ Hán, phiên âm
Hán Việt, chú thích ngắn gọn và phần dịch thơ. Dưới đây là bảng thống kê
cụ thể tên 41 dịch phẩm thơ Lý Bạch:
STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên Thể loại
tác chuyển dịch
1 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
2 Kim Lăng tửu tứ lưu biệt Thất ngôn cổ thể Nguyên thể/
Lục bát
3 Độc tọa Kính Đình sơn Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

4 Đảo y thiên Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
5 Tống hữu nhân Ngũ ngôn luật Nguyên thể
6 Tử dạ ngô ca Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
7 Tống Dương sơn nhân quy Ngũ ngôn luật Nguyên thể
Tung sơn
8 Văn Vương Xương Linh tả Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
Thiên Long cú
9 Mộng du Thiên mụ ngâm Thất ngôn cổ thất Nguyên thể
lưu biệt
10 Tự khiển Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

11 Tặng nội Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

12 Thu phố ca Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

13 Trường can hành (bài thứ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
hai)
14 Khách trung tác Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

15 Đinh đô hộ ca Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
16 Thục đạo nan Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
17 Hí tặng Đỗ Phủ Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

18 Thanh bình điệu Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
-20 cú
21 Tuyên châu Tạ Diểu lâu tiễn Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
biệt
22 Oán tình Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

23 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

24 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
25 Lục thủy khúc Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

26 Xuân nhật túy khởi ngôn chí Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
27 Ký viễn Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
28 Đăng Kim Lăng phượng Thất ngôn luật Nguyên thể
hoàng đài
29 Tặng Mạnh Hạo nhiên Ngũ ngôn luật Nguyên thể
30 Việt Trung lãm cổ Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

31 Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
Quảng Lăng cú
32 Mạch thượng tặng mỹ nhân Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

33 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

34 Tảo phát bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

35 Tặng Uông Luân Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

36 Ngô vương vũ nhân bán túy Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

37 Tầm ung tôn sư ẩn cư Ngũ ngôn luật Nguyên thể
38 Đề Đông Khê công u cư Thất ngôn luật Nguyên thể
39 Lao lao đình Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

40 Việt nữ từ Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

41 Song yến ly Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể

* Năm 1997 có tuyển tập thơ Đường do Trần Trọng San biên dịch.
Tuyển tập này gồm có hai phần: phần một tác giả dịch các bài thơ của các
nhà thơ đời Đường; phần hai tác giả tập trung dịch các thi phẩm của ba thi
hào đời Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, trong đó Lý Bạch có số
lượng bản dịch nhiều nhất. Mỗi bài thơ đều có nguyên văn chữ Hán, phiên
âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú giải, dịch thơ (song ngữ tiếng Việt và tiếng
Anh).

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Thể loại
chuyển
dịch
1 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt cú Lục bát
2 Oán tình Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
3 Ngọc giai oán Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
4 Lục thủy khúc Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
5 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
6 Mach thượng tặng mỹ nhân Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
7 Xuân dạ Lạc dương văn địch Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
8 Tảo phát Bạch đế thành Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
9 Tặng Uông Luân Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
10 Ngô vương vũ nhân bán túy Thất ngôn tuyệt cú Nguyên
thể
11 Việt Trung lãng cổ Thất ngôn tuyệt cú Lục bát
12 Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Thất ngôn tuyệt cú Nguyên
Quảng Lăng thể
13 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
14 Kim lăng tửu tứ lưu biệt Thất ngôn cổ thể Lục ngôn
15 Tống hữu nhân Ngũ ngôn luật Lục bát
16 Thính thục Tăng Tuấn đàn Ngũ ngôn luật Lục bát
cầm
17 Độ kinh môn tống biệt Ngũ ngôn luật Lục bát
18 Ký viễn Thất ngôn cổ thể Nguyên
thể
19 Đăng Kim Lăng phượng Thất ngôn luật Nguyên
hoàng đài thể
20 Tặng Mạnh Hạo Nhiên Ngũ ngôn luật Lục bát
21 Trường tương tư Thất ngôn cổ thể Nguyên
thể
22 Quan san nguyệt Ngũ ngôn cổ thể Nguyên
thể
23 Xuân nhật úy khởi ngôn chí Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
24 Nguyệt hạ đọc chước Ngũ ngôn cổ thể Nguyên
thể
25 Nguyệt hạ đọc chước Ngũ ngôn cổ thể Nguyên
thể
26 Trường can hành (kỳ nhất) Ngũ ngôn cổ thể Nguyên
thể
27 Trường can hành (kỳ nhị) Ngũ ngôn cổ thể Nguyên
thể
28 Há chung Nam Sơn quá Hộc Ngũ ngôn cổ thể Nguyên
tư sơn nhân túc trí tửu thể
29 Hiệp khách hành Ngũ ngôn cổ thể Thơ 7 chữ
30 Giang thượng ngâm Thất ngôn cổ thể Lục bát
31 Thanh bình điệu tam thủ Thất ngôn tuyệt cú Nguyên
-33 thể
34 Tuyên châu Tạ Diệu lâu tiễn Thất ngôn cổ thể Lục bát
biệt hiệu thư Thúc Vân
35 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Nguyên
thể
36 Thục đạo nan Thất ngôn cổ thể Nguyên
thể

* Năm 2000 có cuốn thơ Đường bình chú của Nguyễn Thế Nữu. Mỗi
bài thơ đều có phần dịch âm, dịch chữ, dịch nghĩa, dịch thơ và có mục xuất
xứ bài thơ và bài học trong thơ. Trong tuyển tập này, Lý Bạch được dịch 5
bài đều theo nguyên thể cụ thể dưới đây:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên tác Thể loại chuyển
dịch
1 Quan san nguyệt Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
2 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt cú Nguyên thể
3 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
4 Dạ bạc ngưu chử hoài Ngũ ngôn luật Nguyên thể
cổ
5 Nguyệt hạ độc chước Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể

* Năm 2005 có tuyển tập thơ Lý Bạch do Ngô Văn Phú sưu tầm, biên
soạn, dịch thơ gồm 194 bài thơ. Mỗi bài đều có nguyên văn chữ Hán, phiên
âm Hán Việt, dịch nghĩa, dịch thơ. Trong 194 bài thơ của Lý Bạch ngoài bản
dịch thơ của mình, tác giả còn sưu tập thêm các bản dịch thơ khác của các
dịch giả như: Trúc Khê Khương Hữu Dụng, Ngô Tất Tố, Tản Đà, Tương
Như, Trần trọng Kim, Hoàng Tạo, Vô Danh.
Stt Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên Thể loại chuyển
tác dịch
1 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
2 Trường can hành (kỳ nhất ) Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
3 Trương can hành (kỳ nhị ) Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
4 Thu phố ca Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

5 Thái liên khúc Thất ngôn luật Nguyên thể
6 -7 Trường tương tư (2 bài ) Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
8 Vương chiêu quân Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
9 Song yến ly Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
10 Tống khúc thập thiếu phủ Ngũ ngôn luật Nguyên thể
11 Đảo y thiên Thất ngôn cổ thể Lục bát
12 Tảo phát Bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt Lục bát

13 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

14 Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
Hạo Nhiên chi Quảng Lăng cú
15 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
16 Xuân nhật túy khởi ngôn Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
chí
17 Trào lỗ nho Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
18 Xuân dạ Lạc thành văn Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
địch cú
19 Đinh đô hộ ca Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
20 Kim Lăng tửu tứ lưu biệt Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
21 Độc tọa Kính Đình sơn Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

22 Tử dạ ngô ca (2 bài ) Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
-23
24 Tống Dương sơn nhân quy Ngũ ngôn luật Lục bát
Tung sơn
25 Mộng du thiên mụ ngâm Thất ngôn cổ thể Song thất lục
lưu biệt bát
26 Tặng nội Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

27 Tự khiển Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

28 Thanh bình điệu (3 bài ) Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
-30 cú
31 Hí tặng Đỗ Phủ Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

32 Tống khách quy ngô Ngũ ngôn luật Nguyên thể
33 Ngọc giai oán Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

34 Oán tình Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

35 Tuyên châu Tạ Diểu lâu Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
tiễn biệt hiệu thư Thúc Vân
36 Thục đạo nan Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
37 Tống hữu nhân Ngũ ngôn luật Nguyên thể
38 Văn Vương Xương Linh tả Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
Thiên Long tiêu dao hữu cú
thử ký
39 Lục thủy khúc Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

40 Tặng Uông Luân Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

41 Ký viễn Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
42 Việt Trung lãm cổ Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

43 Mạch thượng tặng mỹ Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
nhân cú
44 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt Lục bát

45 Tầm ung tôn sư ẩn cư Ngũ ngôn luật Nguyên thể
46 Việt nữ từ Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

46 Lao lao đình Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

48 Ngô vương vũ nhân bán túy Thất ngôn tuyệt Lục bát

49 Tô đài lãm cổ Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

50 Ức Đông Sơn Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

51 Đăng Kim Lăng phượng Thất ngôn luật Lục bát
hoàng đài
52 Kết miệt tử Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

53 Thiếu niên hành Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

54 Khách trung tác Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

55 Đề Bắc Tạ bi Tất ngôn tuyệt cú Nguyên thể
56 Hoành giang từ Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

57 Vọng Lư sơn Bộc Bố Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

58 Nga mi sơn nguyệt ca Thất ngôn tuyệt Lục bát

59 Bồi tộc thúc hình bộ thị Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
lang hoa cập trung thư giả cú
xá nhân chí du Động Đình
60 Đề Đông Khê công u cư Thất ngôn luật Lục bát
61 Tống Trương xá nhân chi Ngũ ngôn luật Nguyên thể
giang đông
62 Độ kinh môn tống biệt Ngũ ngôn luật Lục bát
63 Thính thục tăng tuấn đàn Ngũ ngôn luật Lục bát
cầm
64 Dạ bạc ngưu chử hoài cổ Ngũ ngôn luật Nguyên thể
65 Tặng Mạnh Hạo Nhiên Ngũ ngôn luật Nguyên thể
66 Sa khâu thành hạ ký Đỗ Ngũ ngôn luật Nguyên thể
Phủ
67 Tống hữu nhân nhập Thục Ngũ ngôn luật Nguyên thể
68 Phỏng đái Thiên sơn đạo sĩ Ngũ ngôn luật Nguyên thể
bất ngộ
69 Tống Hạ giám quy Tứ Thất ngôn luật Nguyên thể
Minh ứng chế
70 Tặng tiền Trưng quân thiếu Ngũ ngôn luật Lục bát
dương
71 Anh vũ châu Thất ngôn luật Lục bát
72 Há chung Nam Sơn quá Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
Hộc tư sơn nhân túc trí tửu
73 Quan san nguyệt Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
74 Xuân nhật độc chước Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
75 Tống Mạnh Hạo Nhiên chi Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
Quảng Lăng cú
76 Đối tửu Ngũ ngôn cổ thể Song thất lục
bát
77 Nguyệt hạ độc chước (4 Thất ngôn tuyệt Lục bát
-80 bài) cú
81 Thiếp bạc mệnh Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
82 Tương dương ca Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
83 Nam sơn Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
84 Khuê tình Ngũ ngôn cổ thể Song thất lục
bát
85 Hiệp khách hành Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
86 Cổ ý Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
87 Thu tứ Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
88 Kim Lăng Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
89 Khẩu hiệu tặng Trưng Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
quân lư hồng công thì bị
triệu
90 Giang hạ biệt tống chi đễ Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
91 Quá thôi bát trượng thủy Ngũ ngôn luật Nguyên thể
đình
92 Tạ công đình Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
93 Kinh Hạ Bì dĩ kiều hoài Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
Trương Tử Phòng
94 Lư sơn dao ký lư thị ngự Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
hư chu
95 Bả tửu vấn nguyệt Thất ngôn cổ thể Song thất lục
bát
96 Tư biên Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
97 Giang thượng ngâm Thất ngôn cổ thể Lục bát
98 Phú phong hào sĩ ca Thất ngôn cổ thể Song thất lục
bát
99 Hành lộ nan (3 bài ) Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
-101
102 Độc bất kiến Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
103 Cửu biệt ly Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
104 Thu tứ Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
105 Ô thê khúc Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
106 Bạch đầu ngâm Thất ngôn cổ thể Song thất lục
bát
107 Chiến thành nam Thất ngôn cổ thể Song thất lục
bát
108 Mộc dục tử Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
109 Cổ phong (15 bài) Ngũ ngôn cổ thể Bài 12, 13, 14,
-124 15: Lục bát; còn
lại là theo
nguyên thể.
125 Nghĩ cổ (5 bài) Ngũ ngôn cổ thể Bài 1,3: Lục
-129 bát; còn lại là
theo nguyên thể
130 Thu đăng tuyên thành Tạ Ngũ ngôn luật Nguyên thể
Diểu bắc lâu
131 Đoản hành ca Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
132 Cổ lãng nguyệt hành Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
133 Tặng lô tư hộ Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
134 Ký Đông lỗ nhị tử Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
135 Thu nhập lỗ quận nghiêu Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
từ đình thượng, yến biệt đỗ
bổ khuyết phạm thị ngự
136 Vọng Anh vũ châu hoài nhĩ Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
hành
137 Vọng chung nam sơn ký tử Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
các ẩn giả
138 Tống bùi thập bát đồ nam Ngũ ngôn luật Nguyên thể
quy Tung sơn
139 Đăng Hoàng sơn lăng khao Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
đài tống tộc đế phiêu dương
úy tế xung phiếm chu phó
hoa âm đắc đề tự
140 Viễn biệt ly Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
141 Ô dạ đề Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
142 Thượng lưu điền hành Thất ngôn cổ thể Lục bát
143 Phi phong dẫn nhị thủ (2 Thất ngôn cổ thể Lục bát
-144 bài )
145 Thướng tam hiệp Ngũ ngôn luật Nguyên thể
146 Dương bản nhi Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
147 Đăng cao khâu nhi vọng Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
viễn hải
148 Độc lộc thiên Bát ngôn cổ thể Lục bát
149 Di tắc cánh thướng bạch Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
cưu phất vũ từ
150 Nhật xuất nhập hành Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
151 U giản tuyền Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
152 Bắc phong hành Thất ngôn cổ thể Song thất lục
bát
153 Sơn nhân khuyến tửu Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
154 Lương phụ ngâm Thất ngôn cổ thể Song thất lục
bát
155 Thị tòng nghi xuân uyển Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
phụng chiếu phú long trì
liễu sắc sơ thạch…
156 Ký vương ốc sơn nhân Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
Mạnh đại dung
157 Minh cao ca sầm Trưng Thất ngôn cổ thể Song thất lục
quân bát
158 Thu há kinh môn Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

159 Dữ giả xá nhân phiếm Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
Động Đình cú
160 Ba Lăng tặng giá xá nhân Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

161 Hoàng Hạc lâu văn địch Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

162 Há giang lăng Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

163 Thi tòng du túc ôn tuyền Ngũ ngôn luật Nguyên thể
164 Vọng Thiên môn sơn Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

165 Đương đồ Triệu viêm thiếu Thất ngôn cổ thể Song thất lục
phủ phấn Đồ sơn thủy ca bát
166 ức cựu du ký tiền quận Thất ngôn cổ thể Lục bát
nguyên tham quân
167 Tặng bùi thập tứ Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
168 Bạch vân ca tống lưu thập Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
lục hoàn sơn
169 Bá Lăng hành tống biệt Thất ngôn cổ Lục bát
phong
170 Kinh khê Động Đình ký Thất ngôn luật Nguyên thể
Trịnh thiếu phủ ngạc
171 Thị kim lăng tử Thất ngôn luật Nguyên thể
172 Cung trung hành lạc từ Ngũ ngôn luật Lục bát
- thất thủ (7 bài)
178
179 Tái hạ khúc (6 bài ) Ngũ ngôn luật Nguyên thể
-184
185 Thái nguyên tảo thu Ngũ ngôn luật Lục bát
186 Quan liệp Ngũ ngôn luật Nguyên thể
187 Thu nhật đăng Dương châu Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
Tây Linh tháp
188 Trung thừa tống công dĩ Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
ngô binh phó Hà nam, quân
thứ Tầm Dương thoát dư
chi tù, tham mưu Mạc phủ
nhân tặng chio
189 Thanh khê bán dạ văn địch Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

190 Thượng hoàng tây tuần Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
Nam Kinh ca cú
191 Biệt Trung Đô Minh phủ Thất ngôn luật Nguyên thể
huynh
192 Tống hữu nhân tầm Việt Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
Trung sơn thủy
193 Tóng trữ ấp chi Vũ Xương Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
194 Thu nhật dữ Trương thiếu Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
phủ Sở thành vĩ công tàng
thư cao trai tác

* Năm 2007 có cuốn thơ Đường do Phạm Sán phỏng dịch. Trong tuyển
tập này Lý Bạch được dịch 8 bài. Mỗi bài thơ đều có nguyên văn chữ Hán,
phiên âm Hán Việt, dịch thơ.

Stt Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên Thể loại
tác chuyển dịch
1 Xuân dạ Lạc thành văn địch Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

2 ức Đông sơn Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

3 Độc tọa Kính Đình sơn Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

4 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

5 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
6 Há Giang Lăng Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

7 Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể

8 Đăng Kim Lăng phượng Thất ngôn luật Nguyên thể
hoàng đài

* Năm 2008 có tuyển tập Lý Bạch những bài Đường thi nổi tiếng do Đỗ
Trung Lai soạn sách và dịch thơ. Trong tuyển tập này, tác giả dịch 78 bài thơ
của Lý Bạch. Tác giả dịch theo 6 nội dung: Phần I - thơ biên tái; Phần II -
thơ thế sự; Phần III - thơ về rượu và trăng; Phần IV - thơ gặp gỡ, tiễn biệt;
Phần V – thơ phụ nữ, và tình yêu; Phần VI - thơ tức cảnh ngâm vịnh. Mỗi
bài thơ đều có nguyên văn chữ Hán, phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú giải
và dịch thơ. Dưới đây chúng tôi thống kê cụ thể tên 78 bản dịch thơ của Lý
Bạch theo các nội dung trên:

Nội STT/ Tên tác phẩm nguyên Thể loại nguyên Thể loại
dung tác tác chuyển dịch

1. Tử dạ thu ca kỳ nhị Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể/


song thất lục
bát

2. Quan san nguyệt Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể/


song thất lục
Thơ bát
biên 3. Tái hạ khúc kỳ nhất Ngũ ngôn cổ thể Thơ 6 chữ
tái 4. Tư biên Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
5. Thu tứ Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
6. Cổ phong kỳ nhất Ngũ ngôn cổ thể Thơ 6 chữ
7. Cổ phong kỳ nhị thập lục Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
8. Nghĩ cổ kỳ ngũ Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
9. Nghĩ cổ kỳ tam Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
10. Nghĩ cổ kỳ lục Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể/
song thất lục
Thơ bát
thế sự 11. Giang thượng ngâm Thất ngôn cổ thể Lục bát
12. Phù phong hào sĩ ca Thất ngôn cổ thể Thơ 5 chữ
13. Khu phố ca Ngũ ngôn tuyệt Thơ 6 chữ

14. Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt Lục bát

15. Lao lao đình Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

16. Tống hạ Giám qui Tứ Thất ngôn luật Nguyên thể
Minh
17. Tặng tiền Trưng quân Ngũ ngôn luật Nguyên thể
thiếu dương
18. Đối tửu Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
19. Nguyệt hạ độc chước kỳ Ngũ ngôn cổ thể Song thất
nhất lục bát
20. Nguyệt hạ độc chước kỳ Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
nhị
21. Nguyệt hạ độc chước kỳ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
tam
22. Nguyệt hạ độc chước kỳ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
Thơ tứ
thế sự 23. Xuân nhật độc chước Ngũ ngôn cổ thể Thơ 6 chữ
24. Xuân nhật túy khởi ngôn Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
chí
25. Há chung Nam Sơn quá Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
Hộc tư sơn nhân túc trí tửu
26. Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Song thất
lục bát
27. Bả tửu vấn nghiệp Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
28. Tống hữu nhân Ngũ ngôn luật Lục bát
Thơ 29. Nghĩ cổ kỳ bát Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
về 30. Khách trung táp Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
rượu cú
và 31. Văn Vương Xương Linh Thất ngôn tuyệt Lục bát
trăng tả Thiên long tiêu dao hữu cú
thử ký
32. Hoàng Hạc lâu tống Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng cú
Lăng
33. Tặng Uông Luân Thất ngôn tuyệt Lục bát

34. Kim lăng tửu tứ lưu biệt Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
35. Tuyên câu Tạ Diểu lâu Thất ngôn cổ thể Nguyên thể
Thơ tiễn biệt
gặp 36. Hý tặng Đỗ Phủ Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
gỡ và cú
tiễn 37. Tống khách qui ngô Ngũ ngôn luật Lục bát
biệt 38. Đề Đông Khê công u cư Thất ngôn luật Lục bát
39. Độ kinh môn tống biệt Ngũ ngôn luật Nguyên thể
40. Thính thục tăng tuấn đàn Ngũ ngôn luật Song thất
cầm lục bát
41. Tặng Mạnh Hạo Nhiên Ngũ ngôn luật Nguyên thể
42. Tống Trương xá nhân Ngũ ngôn luật Lục bát
chi giang đông
43. Xa khâu thành hạ ký Đỗ Ngũ ngôn luật Nguyên thể
Phủ
44. Tống hữu nhân nhập Ngũ ngôn luật Nguyên thể
Thục
45. Phỏng đới thiên sơn đạo Ngũ ngôn luật Nguyên thể
sĩ bất ngộ
46. Oán tình Ngũ ngôn tuyệt Nguyên
cú thể/lục bát
47. Trường can hành kỳ nhất Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
48. Trường can hành kỳ nhị Ngũ ngôn cổ thể Song thất
lục bát
49. Thiếp bạc mệnh Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
50. Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Song thất
lục bát
51. Ký viễn Ngũ ngôn cổ thể Song thất
Thơ lục bát
phụ 52. Khuê tình Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
nữ và 53. Ngô vương vũ nhân bán Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
tình túy cú
yêu 54. Thanh bình điệu tam phủ Thất ngôn tuyệt Lục bát

55. Vương Chiêu Quân Thất ngôn cổ thể Lục bát
56. Song yến ly Ngũ ngôn cổ thể Lục bát
57. Việt lữ từ Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

58. Cửu biệt ly Thất ngôn cổ thể Lục bát
59. Bạch đầu ngâm Thất ngôn cổ thể Song thất
lục bát
60. Tặng nội Ngũ ngôn tuyệt Thất ngôn
cú tuyệt cú
61. Độc tọa kính Đình sơn Ngũ ngôn tuyệt Song thất
cú lục bát
62. Ức Đông Sơn Ngũ ngôn tuyệt Thất ngôn
cú tuyệt cú
63. Tĩnh dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt Nguyên thể/
Thơ cú lục bát
tức 64. Nghĩ cổ kỳ thập nhất Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
cảnh 65. Việt Trung lãm cổ Thất ngôn tuyệt Nguyên thể
ngâm cú
vịnh 66. Thiếu niên hành Thất ngôn tuyệt Lục ngôn

67. Há giang lăng Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

68. Xuân dạ Lạc thành văn Thất ngôn tuyệt Song thất
địch cú lục bát
69. Kết miệt tử Thất ngôn tuyệt Song thất
cú lục bát
70. Đăng Kim Lăng phượng Thất ngôn luật Lục bát
hoàng đài
71. Tự khiển Ngũ ngôn tuyệt Lục bát

72. Tô đài lãm cổ Thất ngôn tuyệt Thơ 8 chữ

73. Vọng Lư Sơn bộc bố thủy Thất ngôn tuyệt Nguyên thể

74. Bồi tộc thúc hình bộ thị Thất ngôn tuyệt Lục bát
lang hoa cập trung thư giả xá cú
nhân chí du động đình
75. Anh vũ châu Thất ngôn luật Nguyên thể
76. Thu tứ Ngũ ngôn cổ thể Nguyên thể
77. Ô thê khúc Thất ngôn luật Nguyên thể
78. Thục đạo nan Thất ngôn cổ thể Nguyên thể

Tiểu kết:
Như vậy tiếp nối các báo, tạp chí đầu thế kỉ XX, từ năm 1940 đến nay
các tuyển tập thơ Đường ở Việt Nam đã lần lượt ra đời bao gồm cả tuyển tập
của dịch giả và tuyển tập của các soạn giả sưu tập. Qua khảo sát chúng tôi
thấy, cùng với Đỗ Phủ, thơ của Lý Bạch được dịch với số lượng nhiều nhất
trong các nhà thơ Đường. Ngoài các tuyển tập thơ Đường nói chung, thơ Lý
Bạch cũng được xuất bản thành những tuyển tập riêng. Đó là ba tuyển tập
thơ Lý Bạch của Trúc Khê (1992), Ngô văn Phú (2005), Đỗ Trung Lai
(2008). Điều này càng khẳng định sức sống của thơ Lý Bạch nói riêng, thơ
Đường nói chung ở Việt Nam.

1. 5 Thơ Lý Bạch ở trong sách giáo khoa (SGK) phổ thông


Nếu như trước Cách mạng Tháng Tám bộ SGK cơ bản dùng trong
trường phổ thông là cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm,
thì sau Cách mạng Tháng Tám mà cụ thể là giai đọan từ 1956 - 1979, kể từ
sau đợt chỉnh lí SGK năm 1979, SGK môn văn không giới thiệu thơ Đường
trong chương trình phổ thông. Tác giả duy nhất của văn học Trung Quốc
được giới thiệu là Lỗ Tấn. Dựa vào tư liệu tham khảo chuyên đề tiếp nhận
thơ Đường tại Việt Nam của thầy Phạm Ánh Sao, chúng tôi được biết thơ
Đường chính thức được đưa vào chương trình phổ thông từ những năm 1989
- 1990. Cũng dựa vào mục Đường thi trong SGK phổ thông ở Việt Nam
trong chuyên đề tiếp nhận thơ Đường của thầy Phạm Ánh Sao, chúng tôi
được biết các bài thơ Đường trong đó có thơ Lý Bạch được tuyển chọn vào
SGK đều rút từ tuyển tập thơ Đường (2 tập) của NXB văn học, năm 1962 do
Nam Trân tuyển chọn và từ bộ văn học sử theo Lịch sử văn học Trung Quốc
tập I của NXB giáo dục, năm 1987 do Nguyễn Khắc Phi chủ biên. Đây đều
là các bản dịch hay, đáng tin cậy. Mỗi bài thơ được tuyển chọn đều có phiên
âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú thích và dịch thơ. Dưới đây chúng tôi kẻ bảng
thông kê tên các tác phẩm thơ của Lý Bạch được đưa vào chương trình SGK
phổ thông.
* Bảng thống kê năm học, tên tác phẩm nguyên tác và dịch giả bản dịch
thơ Lý Bạch trong SGK trung học cơ sở (THCS):

Năm học Tên tác phẩm nguyên tác Dịch giả


Năm 1989 Vọng Lư Sơn bộc bố Tương Như
(văn 9, tập 2) Hành lộ nan Hoàng Tạo
Tĩnh dạ tứ Tương Như
Thái liên khúc Tản Đà
Song yến ly Trúc Khê
Năm Vọng Lư Sơn bộc bố Tương Như
1995(văn9, tập Hành lộ nan Nguyễn Khắc Phi
2) Tĩnh dạ tứ Tương Như
Thái lên khúc Tản Đà
Thu phố ca Nguyễn Khắc Phi
2001 (ngữ văn Vọng Lư Sơn bộc bố Tương Như
7, tập 1) Tĩnh dạ tứ Tương Như
* Bảng thống kê năm học, tên tác phẩm nguyên tác và dịch giả bản dịch
thơ Lý Bạch trong SGK trung học phổ thông (THPT):

Năm Tên tác phẩm nguyên tác Dịch giả


học Bản 1, văn Hoàng hạc lâu tống Mạnh hạo Ngô Tất Tố
1990 học10, Nhiên chi Quảng Lăng
tập2
Tảo phát Bạch Đế thành Tương Như
Bản 2(văn Hoàng Hạc lâu tống Mạnh hạo Ngô Tất Tố
học 10, Nhiên chi Quảng Lăng
phần văn Tảo phát Bạch Đế thành Tương Như/
học nước Nguyễn Khắc
ngoài Phi
1993 Văn học Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Ngô Tất Tố
10, tập Nhiên chi Quảng Lăng
2,ban
KHTN
Văn học Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Ngô Tất Tố
10, tập 2, Nhiên chi Quảng Lăng
ban Tảo phát Bạch Đế thành Tương Như/
KHXH Nguyễn Khắc
Phi
2000 Văn Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Ngô Tất Tố
10,tập 2 NHiên
Tảo phát Bạch Đế thành Tương Như/
Nguyễn Khắc
Phi
2003 Ngữ văn Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Ngô Tất Tố
10, tập Nhiên chi Quảng Lăng
1,thí điểm Hành lộ nan Hoàng Tạo
bộ 1
Ngữ văn Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Ngô Tất Tố
10, tập 2, Nhiên chi Quảng Lăng
thí điểm Hành lộ nan Hoàng Tạo
bộ 2
2006 Ngữ văn Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Ngô Tất Tố
10, ban cơ Nhiên chi Quảng Lăng
bản
Ngữ văn Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Ngô Tất Tố
10, ban Nhiên chi Quảng Lăng
nâng cao

Tiểu kết:
Qua khảo sát, chúng ta thấy bộ SGK phổ thông từ lớp 6 - 12 từ năm
1989 -2006: Trước năm 2001, chương trình THCS dạy Đường thi ở lớp 9,
sau đó đến năm 2001 thay sách, chương trình THCS chuyển xuống dạy
Đường thi ở lớp 7 và giảm bớt số bài thơ của Lý Bạch; chương trình THPT
vẫn dạy Đường thi ở lớp 10.
Số lượng các tác phẩm thơ Lý Bạch được chọn vào giảng dạy và số lần
được chọn vào SGK ở trường phổ thông từ năm 1989 -2006:
1. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (9 lần)
2. Tảo phát Bạch Đế thành (4 lần).
3. Hành lộ nan (4 lần).
4. Tĩnh dạ tứ (3 lần ).
5. Vọng Lư sơn Bộc Bố (3 lần).
6. Thái liên khúc (2 lần).
7. Thu phố ca (1 lần).
8. Song yến ly (1 lần)
Qua khảo sát chúng tôi thấy trong 24 dịch phẩm Đường thi thì có 8 dịch
phẩm của Lý Bạch được tuyển chọn vào giảng dạy ở trường phổ thông. Sau
mỗi đợt thay đổi SGK chúng tôi thấy, chương trình vẫn giữ lại các tác phẩm
tiêu biểu để giảng thông qua tần xuất xuất hiện của các tác phẩm rất cao:
Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, tảo phát Bạch Đế
thành, hành lộ nan. Có tác phẩm chỉ xuất hiện một lần không thấy lặp lại ở
những năm thay sách sau đó là Song yến ly. Việc thay đổi bản dịch khi thay
đổi SGK không nằm ngoài mục đích là giới thiệu những bản dịch đạt tiêu
chuẩn hơn, hay hơn theo quan điểm của người biên soạn SGK.
Trong số 12 dịch giả Đường thi thì có 5 dịch giả thơ Lý Bạch đó là:
Tương Như dịch 3 bài (Vọng Lư sơn Bộc Bố, Tĩnh dạ tứ, Tảo phát Bạch
Đế thành); Nguyễn Khắc Phi dịch 3 bài (Hành lộ nan, Tảo phát Bạch Đế
thành, Thu phố ca); Tản Đà dịch 2 bài (Thái liên khúc, Song yến ly); Ngô
Tất Tố dịch: Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng;
Hoàng Tạo dịch: Hành lộ nan.

1. 6. Thơ Lý Bạch ở trong sách giáo trình đại học


Hầu hết các bộ văn học Trung Quốc phần nói về thơ đời nhà Đường
trong đó có thơ Lý Bạch đều trích dẫn thơ và các bản dịch được rút ra từ các
tạp chí, các tuyển tập thơ Đường. Qua khảo sát, chúng tôi tìm được một vài
bộ văn học sử Trung Quốc có tuyển chọn thơ Lý Bạch vào giảng dạy. Để
tiện cho việc theo dõi, chúng tôi cũng sẽ thống kê tên tác phẩm nguyên
tác,dịch giả và thể loại chuyển dịch thơ Lý Bạch trong các sách giáo trình
dưới đây:
• Đại cương văn học sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê, NXB trẻ,
năm 1997.
Bộ sách gồm 6 phần chia theo các thời đại của văn học Trung quốc,
trong đó văn học đời Đường là quan trọng nhất và dài nhất. Trong các thi sĩ
đời Đường đặc biệt là thời Thịnh Đường thì Lý Bạch được Nguyễn Hiến Lê
tuyển chọn và đánh giá là “ ngôi sao Bắc đẩu trên thi đàn muôn thuở của
Trung Quốc”. Mỗi bài thơ trong phần trích dẫn đều có nguyên văn chữ Hán,
phiên âm, chú giải và dịch thơ. Dưới đây chúng tôi sẽ thống kê tên tác tác
phẩm nguyên tác, thể loại nguyên tác, thể loại chuyển dịch có kèm theo dịch
giả trong phần trích dẫn thơ Lý Bạch:
STT Tên tác phẩm nguyên Thể loại nguyên Dịch giả/ thể loại
tác tác chuyển dịch
1 Sơn trung vấn đáp Thất ngôn tuyệt Nguyễn Hiến Lê/
cú Nguyên thể
2 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Vô Danh/ Nguyên thể
3 Xuân nhật túy khởi Ngũ ngôn luật Trần Trọng Kim/ Lục
ngôn chí bát
4 Dạ tứ Ngũ ngôn tuyệt Nguyễn Hiến Lê/
cú Nguyên thể
5 Ức Đông Sơn Ngũ ngôn tuyệt Ngô Tất Tố/ Lục bát

6 Trường tương tư Ngũ ngôn luật Nguyễn Hiến Lê/
Nguyên thể
7 Hạ Giang lăng Thất ngôn tuyệt Vô Danh/ Nguyên thể

8 Há chung Nam Sơn Ngũ ngôn cổ thể Vô Danh/ Nguyên thể
9 Kim Lăng tửu tứ lưu Thất ngôn cổ thể Vô Danh/ Nguyên thể
biệt
10 Phỏng đái Thiên sơn Ngũ ngôn luật Trần Trọng Kim/ Lục
đạo sĩ bất ngộ bát
11 Kinh Hạ Bì dĩ Kiều Ngũ ngôn cổ thể Vô danh/ Nguyên thể
Hoài Trương Tử
Phòng
12 Nguyệt hạ độc chước Ngũ ngôn cổ thể Vô Danh/ Nguyên thể
13 Độc tọa Kính Đình Ngũ ngôn tuyệt Nguyễn Hiến Lê/
sơn cú Nguyên thể
14 Xuân tứ Ngũ ngôn cổ thể Vô Danh/ Nguyên thể
15 Thục đạo nan Thất ngôn cổ thể Ngô Tất Tố/ Nguyên
thể
16 Hoàng hạc lâu tống Thất ngôn tuyệt Nguyễn Hiến Lê/
Mạnh Hạo Nhiên chi cú Nguyên thể
Quảng Lăng
17 Tặng Mạnh Hạo Ngũ ngôn luật Trần Trọng Kim/ Lục
Nhiên bát
18 Xuân nhật độc chước Ngũ ngôn cổ thể Trần Trọng Kim/ Lục
bát
19 Đăng Kim Lăng Thất ngôn luật Vô Danh/ nguyên thể
phượng hoàng đài

• Lịch sử văn học Trung Quốc tập 1 do Lê Huy Tiêu chủ biên, NXB
giáo dục, năm 2003.
Bộ sách giới thiệu sự phát triển của văn học Trung Quốc từ Thượng cổ
đến đời Đường. Trong phần văn học đời Đường, ngoài phần giới thiệu các
thi nhân đời Đường, các soạn giả đã giới thiệu ba thi hào đời Đường: Lý
Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, mỗi thi hào được giới thiệu trong một chương
riêng (Lý Bạch được giới thiệu ở chương thứ IV). So với bộ sách của
Nguyễn Hiến Lê, khi nói về tư tưởng, nội dung nghệ thuật của Lý Bạch, các
soạn giả chỉ trích đăng bản dịch thơ Lý Bạch của các dịch giả. Vì vậy, bảng
thống kê dưới đây chúng tôi chỉ thống kê tên tác phẩm nguyên tác, dịch giả
và thể loại chuyển dịch thơ Lý Bạch:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Dịch giả/ Thể loại chuyển
dịch
1 Hiệp khách hành Hoàng Tạo/ thơ 5 chữ
2 Cổ phong bài 18 Nguyễn Khắc Phi/ Thơ 5
chữ
3 Cổ phong, bài 24 Nguyển Khắc Phi/ Thơ 5
chữ
4 Hành lộ nan, bài 2 Nguyễn Khắc Phi/ Thơ 7
chữ
5 Tương tiến tửu Ngô Tất tố/ song thất lục bát
6 Tuyên châu Tạ Diểu lâu tiễn biệt Khương Hữu Dụng/ Thơ 7
hiệu thư Thúc Vân chữ
7 Mộng du thiên mụ ngâm lưu Khương hữu Dụng/ thơ 7
biệt chữ
8 Vọng Lư sơn bộc bố Tương Như/ Thất ngôn luật
9 Tĩnh dạ tứ Tương như/ thất ngôn luật
10 Tái hạ khúc, bài 1 Tương Như/ Ngũ ngôn luật
11 Chiến thành nam Hoàng Tạo và Tương Như/
Ngũ ngôn luật
12 Cổ phong, bài bài 34 Nguyễn Khắc Phi/ Thơ 5
chữ
13 Đinh đô hộ Khương Hữu Dụng/ Thơ 5
chữ
14 Xuân tứ Khương Hữu Dụng/ Lục bát
15 Ô dạ đề Tản Đà/ Lục bát
16 Hoàng hạc lâu tống Mạnh Hạo Ngô Tất Tố/ Lục bát
Nhiên chi Quảng Lăng
17 Độc tọa Kính Đình sơn Phạm Lê Duyện/ Ngũ ngôn
tuyệt cú
18 Tí dạ ngôn ca Tương Như/ Thơ 5 chữ
19 Trường can hành Trúc Khê/ Thơ 5 chữ
20 Tặng Uông Luân Tản Đà/ Lục bát
21 Cổ phong, bài19 Nguyễn Khắc Phi/ Lục bát

• Hợp tuyển văn học Châu Á (tập 1) - văn học Trung Quốc, do Lưu
Đức Trung chủ biên, NXB đại học quốc gia Hà Nội, năm 1999.
Nếu như hai bộ văn học sử Trung Quốc trên trích đăng phần thơ dịch để
làm rõ nội dung, tư tưởng nghệ thuật của Lý Bạch, thì trong bộ sách này chỉ
trích đăng các bài thơ Đường nói chung, thơ Lý Bạch nói riềng gồm phần
phiên âm Hán Việt, dịch nghĩa, chú thích, dịch thơ. Các soạn giả trích các
bài thơ lấy từ các tuyển tập thơ Đường, trong đó Lý Bạch có 5 tác phẩm
được trích dịch dưới đây:

STT Tên tác phẩm nguyên tác Thể loại nguyên Dịch giả/ Thể loại
tác chuyển dịch
1 Hoàng Hạc lâu tống Thất ngôn tuyệt Ngô Tất Tố/ Lục
Mạnh hạo nhiên chi cú bát
Quảng Lăng
2 Tương tiến tửu Thất ngôn cổ thể Hoàng Tạo và
Tương Như/
Nguyên thể
3 Thu phố ca Ngũ ngôn tuyệt cú Trúc Khê/ Nguyên
thể
4 Tảo phát Bạch Đế thành Thất ngôn tuyệt Tương Như/
cú Nguyên thể
5 Nguyệt hạ độc chước Ngũ ngôn cổ thể Tương Như/
nguyên thể

* Tiểu kết:
Qua việc thống kê thơ Lý Bạch trong các sách giáo trình đại học, chúng
tôi thấy hầu hết các bộ văn học sử Trung Quốc đều trích dẫn những bản dịch
hay, đáng tin cậy của những dịch giả nổi tiếng trên các tạp chí hoặc trong
các tuyển tập thơ Đường: Ngô Tất Tố, Trúc Khê, Tản Đà, Khương Hữu
dụng, Tương Như v. v. Cũng có những bài thơ trong phần trích dẫn soạn giả
tự dịch lấy hay tìm những bản dịch mới chưa được công bố trước đó (trong
bộ Văn học sử Trung Quốc có thêm 5 bản dịch của Nguyễn Hiến Lê; trong
bộ Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 1 do Lê Huy Tiêu chủ biên có thêm 6
bản dịch của Nguyễn Khắc Phi).
1. 7. Thơ Lý Bạch ở trên báo chí (khảo sát trên báo văn nghệ từ
năm 1990 đến nay)
Do sự hạn chế về nguồn tài liệu và trong khuôn khổ của một khóa luận
tốt nghiệp, chúng tôi chỉ thống kê thơ Lý Bạch trên báo văn nghệ từ năm
1990 đến nay. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy không có mục nào giới
thiệu các bản dịch thơ Đường nói chung trong đó có thơ Lý Bạch nói riêng
trên báo văn nghệ, mà chỉ có các bài nghiên cứu rải rác về tác giả cũng như
tác phẩm thơ Lý Bạch trên các số báo:
• Báo văn nghệ, số 32,trang 5, năm 1995 có bài: Về một bài thơ của Lý
Bạch trong SGK của Hà Thị Bích Thủy, lớp 11C1, Trường THPT Ngô
Quyền.
Đây là một bài thơ của một học sinh cấp ba về bài thơ Hoàng Hạc lâu
tống Mạnh Hạo Nhiên do Ngô Tất Tố dịch. Bài viết đã đưa ra những nhận
xét về hai câu thơ cuối mà bản dịch thơ chưa thật sát so với nguyên tác, sau
đó dịch lại bài thơ này gồm 8 câu theo thể lục bát.
• Báo văn nghệ số 14, trang 6 -7, năm 2004 có bài: Nhân Thánh Thán
phê bình thơ Đường của Lê Đạt
Lê Đạt đã chọn hai bài thơ . Đường tương đối quen thuộc với độc giả
Việt Nam mà Thánh thán phê bình đó là bài: Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu
và Đăng Kim Lăng phượng hoàng đài của Lý Bạch. Tác giả đã trích dẫn
phần phê bình của Thánh Thán đối với hai bài thơ ấy. Sau đó, tác giả lạm
bàn về cách đánh giá của Thánh Thán cho rằng: Thánh Thán lấy một bài thơ
trong số ngàn bài thơ của Lý Bạch để so sánh với Hoàng Hạc lâu - kiệt tác
của Thôi Hiệu e rằng không công bằng vì làm lại một bài thơ của người khác
không phải là chuyện lạ, vấn đề là biến cái của người khác thành cái của
mình như thế nào. Và Lê Đạt đi giải thích sự khác nhau giữa hai phong cách
của hai nhà thơ ấy theo hướng phê bình mở.
• Báo văn nghệ trên mục tìm hiểu thơ cổ Trung Quốc số 15, trang 23,
năm 2004 có bài: Tại sao nói Đường thi, Tống từ, Nhạc khúc đại biểu cho
văn học cổ điển Trung Quốc của Vương Quốc Dũng.
Bài viết tập trung nói về việc các thi sĩ đời Đường đã kế thừa thành tựu
của thơ ca Nam triều, nghiên cứu các hình thức thơ hình thành nên các luật
thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn. Sau đó bài viết trích những câu tho nổi tiếng
của các thi nhân trong đó có những câu thơ trong bài Vọng Thiên môn sơn
của Lý Bạch.
• Báo văn nghệ số 23, trang 13, năm 2008 có bài: Lý Bạch trong tôi của
Đỗ Trung Lai.
Bài nghiên cứu thể hiện sự yêu mến của Đỗ Trung Lai đối với Lý Bạch.
Tác giả đã dựa vào một loạt các bài thơ của Lý Bạch để giải thích sự buồn
vui, triết lí sống, lẽ xuất xử của Lý Bạch thể hiện trong những bài thơ ấy:
Nghĩ cổ thứ sáu, Cổ phong thứ ba, Cổ phong thứ năm, Đối tửu, Tương
tiến tửu, Thu phố ca, Xuân nhật túy khởi ngôn chí, Tặng Mạnh hạo
Nhiên. v. v. Tác giả khẳng định rằng Lý Bạch cũng như các hiền nhân
Phương đông có con mắt nhìn đời tinh tường, hiểu mọi kiếp nhân sinh nên
luôn ôm mối sầu vạn cổ và Lý Bạch đã chọn cách sống ung dung tự tại ưa
Đạo lão, thích tiêu dao giống như một bậc tao nhân mặc khách, một vị Tiên
thi.
• Báo văn nghệ số 23, trang 14, năm 2008 có bài: Mười bài thơ lịch sử
của Trung Hoa do Nguyễn Tiến Cử dịch từ báo văn nghệ Trung Quốc.
Theo tác giả trên báo văn nghệ Trung Quốc đã cho công bố 10 bài thơ
được bình chọn là có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với lịch sử văn học Trung
Quốc. Trong 10 bài thơ ấy thì bài Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch được xếp ở vị trí
thứ nhất. Bởi đây là bài thơ dễ nhớ, dễ thuộc, lại diễn tả được tình cảm nhớ
quê hương mà trong mỗi người đều có. Vì vậy trải qua hàng ngàn năm, bài
thơ đã được lưu truyền rộng rãi và trở thành bài thơ cổ điển được mọi người
yêu thích nhất.
• Báo văn nghệ số 3+4+5, trang 51, năm 2009 có bài: Tĩnh dạ tứ bí ẩn
Lý Bạch của Nguyễn Tiến Cử.
Bài viết đã đưa ra những bí ẩn trong bài thơ này mà độc giả thắc mắc
về các từ trong nguyên tác và các cách hiểu khác nhau mà các nhà nghiên
cứu văn học Trung Quốc đưa ra. Qua đó tác giả khẳng định rằng những thi
nhân vĩ đại, tác phẩm vĩ đại bất hủ với thời gian luôn chứa đựng nhiều bí ẩn.
• Báo văn nghệ số 9, trang 15, năm 2010 có bài: Đường thi danh bất hư
truyền của Song Quế.
Bài viết đề cập đến thể loai thơ tứ tuyệt chỉ có 20, 24, 28 chữ Hán mà
vô cùng linh diệu, biến ảo, hàm súc thực là danh bất hư truyền. Thông qua
các bài của các thi nhân đời Đường, tác giả đã chứng minh điều ấy trong đó
có thơ Lý Bạch. Tác giả đã trích dẫn một số bài thơ của Lý Bạch như:
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Tĩnh dạ tứ, Việt
Trung lãm cổ, Tặng nội, Việt nữ từ, Thu phố ca, Sơn trung vấn đáp. v. v.
Tiểu kết:
Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy, từ những năm 2000 trở lại đây
có nhiều bài phê bình về Đường thi nói chung, thơ Lý Bạch nói riêng. Các
bài này mang tính chất nghiên cứu, phê bình về tư tưởng cũng như nghệ
thuật thẩm mỹ của các thi nhân trong đó Lý Bạch. Qua đó khẳng định sức
sống tiềm tàng của Đường thi trong đời sống văn học.

1. 8. Thơ Lý Bạch ở trên tạp chí (từ những năm 1960 đến nay)
Nhiệm vụ nghiên cứu thơ Đường, trong đó có thơ Lý Bạch về tác giả
cũng như tác phẩm trên các tạp chí được chuyển giao cho giai đoạn từ những
năm 1960 đến nay. Qua khảo sát, chúng tôi đã tìm được những bài nghiên
cứu về Đường thi nói chung, thơ Lý Bạch nói riêng trên các tạp chí dưới
đây:
• Tạp chí văn học:
Năm 1964: Trên tạp chí văn học số 5 có bài nghiên cứu về tác giả Lý
Bạch của Bùi Thanh Ba, có tên : Lý Bạch nhà thơ lãng mạn thiên tài.
Bài viết nghiên cứu bốn nội dung về nội dung cũng như tư tưởng nghệ
thuật của Lý Bạch được thể hiện trong thơ: Tính chất lãng mạn trong thơ Lý
Bạch qua các bài như Tương tiến tửu, Mộng du thiên mụ ngâm lưu biệt,
Bạch đầu ngâm …; Tính hiện thực trong thơ Lý Bạch qua các bài như
Tương tiến tửu, Tây thượng liên hoa sơn; Hoài bão và ước mơ của Lý
Bạch qua các bài như Thu phố ca, Ngọc hồ ngâm, Tặng Vi Bi tứ xuân và
bút pháp nghệ thuật phóng khoáng, khoa trương, tài hoa, lãng mạn trữ tình.
Qua đó tác giả khẳng định Lý Bạch là nhà thơ vĩ đại, là một trong hai nhà
thơ chói lọi nhất đời Đường.
Năm 2001: Trên tạp chí văn học số 6 có bài Quan niệm thơ của Lý
Bạch của nhà nghiên cứu Trần Trung Hỷ.
Bài viết cho rằng, qua một số bài thơ có tính lí luận tương đối độc lập
như Cổ phong 1, Cổ phong 35 và một số câu thơ khác trong các bài thơ
khác Lý bạch đã trình bày nhiều ý kiến có giá trị, đặc biệt có sự thống nhất
cao giữa quan niệm và thực tiễn sáng tác. Tác giả đã đề cập đến các phương
diện quan niệm thơ của Lý Bạch cụ thể là: Cái đẹp tự nhiên (Cổ phong 35,
Tống bùi thập bát Đồ nam quy Tung Sơn); Khôi phục đạo xưa (Cổ phong
sồ 1); Đề cao phong cốt (Tuyên châu Tạ Diểu lâu tiễn biệt hiệu thư Thúc
Vân, Tặng xá đệ…).
Năm 2002: Trên tạp chí văn học số 3 có bài Quan niệm về con người
trong thơ Lý Bạch của nhà nghiên cứu Trần Trung Hỷ.
Tác giả khẳng định sáng tác của Lý Bạch có thể xem là đại biểu sáng
giá nhất với những biểu hiện đa dạng và phức tạp của một kiểu con người
thời đại. Đó là: Con người cá nhân tự ý thức (Tiếu hành ca, Hành lộ nan,
Tống bùi thập bát Đồ Nam qui Tung Sơn…); Con người thị tài (Vị tống
Trương thừa tự tiến biểu, tặng Trương tướng cảo, thư hoài tặng Năm
lăng thường tán phủ); Con người hành lạc (Tương dương ca, Tương tiến
tửu, Tặng nội, Nguyệt hạ độc chước); Con người cô độc (Bất kiến,
Thướng Lý Ung, Tặng Vương phán quan thời Dư quy ẩn Lư Sơn).

• Tạp chí văn học nước ngoài:


Năm 2010: Trên tạp chí văn học nước ngoài số 3 có bài: Vì sao tôi lại
dịch thơ Đường của tác giả Đỗ Trung Lai.
Bài viết đưa ra những lí do muốn dịch thơ Đường là vì muốn tiếp nối
truyền thống thơ ca của cha ông, truyền bá thơ Đường thật gần với ngày nay
để không làm mất bản sắc Việt, không mất gốc Phương Đông. Tác giả đã
trích dẫn ba thi hào đời Đường trong đó có Lý Bạch. Đỗ Trung Lai đã nhận
xét về Lý Bạch thật chân xác: “ Quả thật, một thi sĩ viết về lẽ trời, lẽ đời, về
mối sầu vạn cổ bất di bất dịch kia sâu sắc như vậy, cảm động như vậy, tài
hoa như vậy để cả ngàn năm sau vẫn còn vằng vặc những lời thơ, để cả ngàn
đời sau đọc lại vẫn hệt bây giờ - thi sĩ ấy chỉ có thể là Lý bạch”[;129 -140].

• Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc:


Năm 1998: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 3, trang 67 có bài Lý
Bạch làm thơ ca ngợi hoa mẫu đơn, Cao lực sĩ tháo ủng, Dương Quốc
Trung mài mực do Dương Quốc Anh sưu tập.
Tác giả đã sưu tầm được một giai thoại về Lý Bạch khi say rượu dưới
chỉ dụ của vua Huyền Tôn, Cao lực sĩ phải tháo ủng, Dương Quốc Trung
phải mài mực cho Lý Bạch và Lý Bạch đã làm một lúc ba bài Thanh bình
điệu.
Năm 2002: Tạp chí nghiên cứu Trung quốc số 1, trang 57, có bài Bàn
về cái tôi trữ tình trong thơ từ của Lý Bạch và Tô Đông Pha của Nguyễn Thị
Thu Phương.
Bài viết đề cập đến hai đại diện cho hai thời kì đỉnh cao của thơ ca
Trung Quốc, một Đường thi, một Tống từ. Bài viết khẳng định cái tôi của Lý
Bạch trong thơ được miêu tả với đầy cá tính, ngang tàn, phóng túng, cuồng
phóng như không hề biết đến mọi vòng cương tỏa qua các bài thơ như:
Quan san nguyệt, Tặng nội, Mộng du thiên mụ ngâm lưu biệt, Tương tiến
tửu, Công vô độ. v. v. Còn cái tôi của Tô Đông Pha cũng hào mại, phóng
túng nhưng lại đi về giữa đời thực và trăng sao.
Năm 2005: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2, trang 56, có bài Ý
cảnh nghệ thuật trong thơ cổ Trung Quốc của Trần Lê Bảo.
Bài viết đề cập đến vấn đề ý cảnh là một phạm trù thẩm mĩ quân trọng,
trong đó tính hoàn chỉnh và liên tục của không gian là cơ sở của ý cảnh. Tác
giả đã lấy bài Tý dạ ngô ca của Lý Bạch để chứng minh điều đó. Với các ý
tượng là Trường An, trăng - một không gian hoàn chỉnh đến một không gian
mở rộng là làn gió thu, âm vang của tiếng chày đập áo mà ba câu thơ đầu hài
hòa thống nhất tạo nên một ý cảnh hoàn chỉnh.
Năm 2007: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2, trang 54, có bài Nỗi
sầu thiên cổ trong thơ Đường của Đinh Thị Hương.
Bài viết cho rằng nỗi sầu lớn nhất, chung nhất của các thi nhân đời
Đường là nỗi sầu về cảnh đầu bạc, bởi họ ý thức được sự hữu hạn của kiếp
người trước cái vô hạn của vũ trụ. Bài viết cũng khẳng định rằng Lý Bạch là
nhà thơ nói đến nỗi sầu nhiều nhất, không chỉ sầu về sự ngắn ngủi của kiếp
người mà còn sầu về nỗi sinh li, tử biệt qua các bài: Tương tiến tửu, Lao
lao đình, Thu phố ca . v. v.
Năm 2008: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 1, trang 73, có bài Xuân
trong thơ Đường của Nguyễn Thu Phương.
Tác giả đã thông kê và chứng minh có rất nhiều bài thơ Đường nói về
chủ đề này như: Xuân hiểu của Mạnh Hạo Nhiên; Xuân vọng của Đỗ
Phủ,;Thương xuân khúc của Bạch Cư Dị…trong đó có Xuân tứ của Lý
Bạch. Tác giả khẳng định thông qua bài thơ này, Lý Bạch muốn thể hiện
những khát vọng yêu đương nồng nàn qua lời nhắn nhủ của người vợ trẻ gửi
tới chồng ở nơi xa.
Năm 2009: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 5, trang 65, có bài Cái
bi trong thơ chinh phụ đời Đường của Lương Huyền Thanh.
Bài viết nghiên cứu cái bi thể hiện trước nhất qua nỗi sầu của người
chinh phụ và khẳng định Lý Bạch có nhiều bài nói về nỗi sầu của người
thiếu phụ phải xa chồng như bài: Xuân tứ, Độc bất kiến, Tư biên, Thu tứ,
Khuê tình, Đảo y thiên…
Năm 2009: Trên tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 8, trang 54, có bài
Tư duy nghệ thuật của thơ Đường của Trần Lê Bảo.
Cấu tứ nghệ thuật là một trong những khía cạnh của tư duy nghệ thuật
thơ Đường. Tác giả cho rằng cấu tứ nghệ thuật là phạm trù quan trọng của
tác phẩm và lấy bài Xuân tứ, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi
Quảng Lăng của Lý Bạch để chứng minh: Xuân tứ là kiểu cấu tứ đồng nhất
giữa các mặt đối lập - thời gian mùa xuân và không gian xa cách giữa đất
Yên, đất tần; Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng dùng
cảnh để nói tình.
Năm 2009: Trên tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 11, trang 71, có bài
Cái “kỳ” trong thơ Lý Hạ và Lý Bạch của Phạm Thị Xuân Châu.
Bài viết đã đưa ra sự khác nhau về cái “kỳ” trong thơ của Lý Hạ và Lý
Bạch. Nếu như cái “kỳ” trong thơ của Lý Hạ khiến người ta kinh ngạc trước
những điều hư huyễn, kì dị, siêu hiện thực, thì cái “kỳ” trong thơ của Lý
Bạch làm cho người đọc ngỡ ngàng trước sự khuếch chương của cái đẹp
chất phác tự nhiên, thanh thoát, tráng lệ nhưng không xa lạ qua các bài:
Vọng Lư sơn Bộc Bố, Thu phố ca, Tương tiến tửu…

Tiểu kết:
Thông qua các tạp chí này, chúng tôi thấy xu hướng nghiên cứu văn
học cổ điển Trung quốc nói chung và thơ Đường nói riêng, trong đó có thơ
Lý Bạch ở Việt Nam đã và đang trở thành mối quan tâm sâu sắc đối với các
nhà nghiên cứu, các độc giả, đặc biệt là từ những năm 2000 trở lại đây. Các
nhà nghiên cứu dựa vào các bản dịch trong các tuyển tập Đường thi đã mở
rộng hướng tiếp cận thơ Đường, trong đó có thơ Lý Bạch ở mọi khía cạnh
như tìm hiểu về tác giả, tìm hiểu quan niệm của nhà thơ, tìm hiểu những tư
tưởng thẩm mĩ nghệ thuật của nhà thơ. v. v. Có thể khẳng định rằng các bài
nghiên cứu Đường thi đều có trích dẫn thơ của Lý Bạch, bên cạnh đó cũng
có nhiều bài nghiên cứu trực tiếp về nội dung cũng như tư tưởng nghệ thuật
của Lý Bạch. Qua đó chúng ta thấy, Lý Bạch thực sự là một trong hai thi
nhân lớn nhất đời Đường, có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với sự tiếp nhận của
độc giả Việt Nam.
CHƯƠNG 2
DỊCH PHẨM VÀ DỊCH GIẢ THƠ LÝ BẠCH

2. 1. Dịch phẩm.
2. 1. 1. Lựa chọn thể loại dịch.
Thể loại là một yếu tố thuộc về hình thức trong chỉnh thể cấu trúc của
tác phẩm văn học. Nó là “một hiện tượng loại hình của sáng tác và giao tiếp
văn học hình thành trên cơ sở sự lặp lại có quy luật của các yếu tố tác
phẩm”[; 340], là “mã văn chương, tổng thể chuẩn mực, quy tắc của trò chơi,
cho người đọc biết cách anh ta sẽ phải tiếp cận văn bản”[; 340]. Khi độc giả
tiếp cận với các dịch phẩm thơ Đường thì vấn đề thể loại là một vấn đề vô
cùng quan trọng, rất được chú ý. Đối với các dịch phẩm Đường thi, chỉ có
một số bài được sáng tác theo lối cổ thể - cổ phong khá tự do, phóng túng, ít
bị trói buộc trong niêm luật câu chữ(thơ chỉ cần có vần chứ không phải theo
luật bằng trắc, lời trong câu có thể dài ngắn khác nhau, số câu cũng không
quy định cụ thể), nhưng đa phần là làm theo lối kim thể có niêm luật vô
cùng chặt chẽ (tuyệt thi, luật thi). Thi nhân sáng tác theo hình thức thơ
Đường luật nhằm mục đích truyền đạt cái ý thơ sâu sa, hàm súc, cô đọng của
mình. Đối với Lý Bạch, ông cũng sáng tác theo lối thơ cổ thể và kim thể
nhưng sở trường chính của ông là theo lối thơ cổ thể và thơ tuyệt cú. Nhưng
vấn đề cần nghiên cứu ở đây là khi dịch thơ Lý Bạch người dịch có dịch
theo nguyên tác hay lựa chọn thể loại khác để dịch. Thông qua sự thống kê ở
chương một, chúng tôi chủ yếu dựa vào các tuyển tập thơ dịch rút ra một số
nhận xét về việc lựa chọn thể loại dịch thơ Lý Bạch dưới đây:
• Trong cuốn Đường thi của Ngô Tất Tố có 10 bài thơ dịch về Lý Bạch,
trong đó có: 6 bài được dịch theo thể lục bát, 3 bài theo nguyên thể và 1 bài
theo dịch theo thể song thất lục bát (Tương tiến tửu).
• Trong cuốn Đường thi của Trần Trọng Kim có 40 bài thơ dịch về Lý
Bạch, trong đó có: 33 bài được dịch theo thể lục bát, 5 bài được dịch theo
nguyên thể và 2 bài được dịch theo thể song thất lục bát (Tương tiến tửu,
Hành lộ nan).
• Trong cuốn Thơ Đường (2 tập) do Nam Trân tuyển chọn có 64 bài thơ
dịch về Lý Bạch, trong đó có: 15 bài được dịch theo thể lục bát; 3 bài vừa
được dịch theo nguyên thể, vừa được dịch theo thể lục bát (Tống hữu nhân,
Quan san nguyệt, Oán tình); 1 bài vừa được theo nguyên thể, vừa được
dịch theo thể thơ 4 chữ (Trường tương tư); 1 bài vừa được dịch theo nguyên
thể, vừa được dịch theo thể song thất lục bát (Há chung Nam sơn quá Hộc
tư sơn nhân túc trí tửu); 1 bài được dịch chuyển từ thể ngũ ngôn cổ thể
sang thể thơ 7 chữ (Trào lỗ nho); các bài còn lại là dịch theo nguyên thể.
• Trong cuốn Đường thi trích dịch của Đỗ Bằng Đoàn và Bùi Khánh
Đản có 60 bài thơ dịch về Lý Bạch, trong đó có: 15 bài được dịch theo thể
lục bát, 15 bài vừa được dịch theo nguyên thể lại vừa được dịch theo thể lục
bát và còn lại 30 bài là được dịch theo nguyên thể.
• Trong cuốn Thơ Đường - Tản Đà dịch do Nguyễn Quảng Tuân biên
soạn có 14 bài thơ dịch về Lý Bạch thì cả 14 bài đều được dịch theo thể lục
bát.
• Trong cuốn Thơ Lý Bạch do Trúc Khê dịch có 50 bài thơ dịch về Lý
Bạch, trong đó có: 17 bài được dịch theo thể lục bát, 1 bài được dịch chuyển
từ thể thất ngôn tuyệt cú sang thể thơ 4 chữ (Kết miệt tử), các bài còn lại là
được dịch theo nguyên thể.
• Trong cuốn Thơ Đường của Khương Hữu Dụng có 41 bài thơ dịch về
Lý Bạch, trong đó có: 1 bài được dịch theo thể lục bát (Độc tọa Kính Đình
sơn ), 1 bài vừa được dịch theo nguyên thể lại vừa được dịch theo thể lục bát
(Kim Lăng tửu tứ lưu biệt), còn lại 32 bài được dịch theo nguyên thể.
• Trong cuốn thơ Đường của Trần trọng San có 36 bài thơ dịch về Lý
Bạch, trong đó có: 18 bài được dịch theo thể lục bát, 1 bài được dịch chuyển
từ thể ngũ ngôn cổ thể sang thể thơ 7 chữ (Hiệp khách hành), 1 bài được
dịch theo thể thơ 6 chữ (Kim Lăng tửu tứ lưu biệt), 16 bài còn lại được dịch
theo nguyên thể.
• Trong cuốn Thơ Đường bình chú của Nguyễn Thế Nữu có 5 bài thơ
dịch về Lý Bạch thì cả 5 bài đều được dịch theo nguyên thể.
• Trong cuốn Thơ Lý Bạch do Ngô Văn Phú sưu tầm và biên soạn có
194 bài thơ dịch về Lý Bạch, trong đó có: 62 bài được dịch theo thể lục bát,
11 bài được dịch theo thể song thất lục bát, các bài còn lại là dịch theo
nguyên thể.
• Trong cuốn Thơ Đường của Phạm Sán có 8 bài thơ dịch về Lý Bạch,
trong đó có: 2 bài được dịch theo thể lục bát (Ức Đông sơn, Độc tọa Kính
Đình sơn), các bài còn lại được dịch theo nguyên thể.
• Trong cuốn Lý Bạch những bài Đường thi nổi tiếng của Đỗ Trung Lai
gồm 78 bài thơ dịch về Lý Bạch, trong đó có: 22 bài được dịch theo thể lục
bát, 10 bài được dịch theo thể song thất lục bát,5 bài được dịch theo theo thể
thơ 6 chữ, 3 bài vừa được dịch theo nguyên thể lại vừa được dịch theo thể
song thất lục bát (Tử dạ thu ca, Quan san nguyệt, Nghĩ cổ kỳ lục), 2 bài
vừa được dịch theo nguyên thể lại vừa được dịch theo thể lục bát (Tĩnh dạ
tứ, Oán tình), 1 bài được dịch chuyển từ thể ngũ ngôn tuyệt cú sang thể thơ
7 chữ (Ức Đông sơn), 1 bài được dịch chuyển từ thể thất ngôn cổ thể sang
thể thơ 5 chữ (Phú phong hào sỹ ca), 1 bài được dịch chuyển từ thể ngũ
ngôn tuyệt cú sang thể thơ thất ngôn tuyệt cú (Tặng nội), 1 bài được dịch
chuyển từ thể thất ngôn tuyệt cú sang thể thơ 8 chữ (Tô đài lãm cổ), các bài
còn lại được dịch theo nguyên thể.
Thông qua việc khảo sát trên, chúng tôi nhận thấy trong vấn đề lựa
chọn thể loại dịch, số lượng các bản dịch giữ nguyên thể loại nhiều hơn số
lượng biến thể mà cụ thể ở đây là theo các thể thơ của dân tộc như song thất
lục bát, lục bát. v. v. Đối với người Việt Nam, ngay từ lời ăn tiếng nói thông
thường cũng hay nói bắt vần, còn hay dùng từ láy để cho câu nói được xuôi
thuận có nhiều âm điệu. Thơ tự do vốn nghèo vần điệu nên ít được dùng
trong dịch thơ chữ Hán.
Thể song thất lục bát: Từ sự thành công rực rỡ của thể loại song thất lục
bát được thể hiện qua bản dịch “ Chinh phụ ngâm khúc diễn ca”, với hai câu
thất ngắt nhịp hoàn toàn Việt Nam kết hợp với hai câu lục bát - thể thơ Việt
Nam, thể loại này được xem như là thể loại lý tưởng để dịch các bài hành,
các khúc ngâm, những bài thơ cổ phong, những bài thơ thất ngôn trường
thiên…Trong số các tuyển tập thơ dịch trên, thì có hai tuyển tập có nhiều bài
thơ dài trĩu nặng tâm sự của Lý Bạch được dịch theo thể song thất lục bát:
Thơ Lý Bạch do Ngô Văn Phú sưu tầm và biên soạn có 11 bài; Lý Bạch
những bài Đường thi nổi tiếng do Đỗ Trung Lai dịch có 10 bài.
• Thể lục bát: Thể lục bát trước kia không được đung để dịch thơ, đến
giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX do chịu ảnh hưởng về mặt xã hội,
thời đại nên thể lục bát được dùng phổ biến để dịch thơ Đường. Là thể thơ
thuần túy Việt Nam, phát sinh và phát triển trong khuôn khổ những đặc tính
ngôn ngữ nước ta, nó mang đậm bản sắc dân tộc. Lục bát là thể thơ truyền
thống của dân tộc ta rất dễ nhớ, dễ học, dễ đọc, dễ thuộc, dễ chuyển tải được
tư tưởng tình cảm. Vì thế nó dễ ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt
Nam. Trong khoảng độ dài 8 câu trở lại thể lục bát phát huy tác dụng rất lớn
và ngược lại nó kém phát huy tác dụng ở những bài thơ có độ dài trên 8 câu,
vì với nhịp chẵn đều đặn nó dễ gây nên sự nhàm chán. Hầu hết trong các
tuyển tập thơ dịch có rất nhiều bài được dịch theo thể lục bát mà chúng tôi
đã thống kê cụ thể ở chương một . Ngoài ra, còn có tuyển tập mà tất cả các
bài thơ dịch về Lý Bạch đều theo thể lục bát, đó là tuyển tập Thơ Đường -
Tản Đà dịch do Nguyễn Quảng Tuân biên soạn(14 bài thơ của Lý Bạch đều
được dịch sang thể lục bát). Đường luật là thể thơ có hình thức niêm luật
chặt chẽ, nghiêm cẩn, còn lục bát là thể thơ có vẻ đẹp mộc mạc, giản dị. Khi
dịch các tác phẩm Đường thi nói chung, thơ Lý Bạch nói riêng sang thể lục
bát thì lời thơ sẽ dôi ra rất nhiều. Có rất nhiều ý kiến tranh luận về việc lựa
chọn thể thơ lục bát để dịch thơ Đường như Bàng Bá Lân cho rằng: “Dịch
Đường thi bằng thể lục bát chẳng khác nào đem bức tranh trang trọng cổ
kính của chiếc khung chạm, sơn son thiếp vàng mà lồng vào chiếc khung
trúc có thừa nhưng vẻ trang trọng không còn nữa” [;11]. Theo ý kiến của
chúng tôi khi tác phẩm nguyên tác được chuyển dịch thì nhìn ở góc độ nào
cũng ít nhiều không thể diễn đạt hết cái “thần” trong tác phẩm nguyên tác.
Vì thế, dịch giả có thể dịch theo nguyên thể, có thể chuyển thành thể loại
khác trong kho tàng thể loại thơ ca của dân tộc. Vấn đề ở đây là dịch giả có
thể dịch thoát nhưng vẫn sát, vẫn diễn đạt được đầy đủ ý của nguyên tác mà
khi tiếp nhận độc giả hiểu và cảm nhận được tác phẩm.
Như vậy, vấn đề lựa chọn thể loại thơ chuyển dịch là vấn đề thuộc về
tài năng và sở trường của dịch giả và cũng liên quan chặt chẽ đến thời đại,
quan niệm thời đại. Dịch giả dịch theo sở trường của mình sẽ phát huy được
tài năng của mình làm cho bản dịch được tự nhiên hơn. Nhiều người trong
quá trình dịch cố gượng ép mình theo đúng thể trong nguyên tác đã tạo nên
những bản dịch thiếu hoàn chỉnh.
2.1.2. Diễn giải nghĩa nguyên tác
Từ trước tới nay trong dịch thuật người ta thường đặt ra ba tiêu chuẩn
là tín, đạt, nhã. Tín là nói đến tính chất khoa học, bản dịch phải đúng, phải
trung thành tối đa với nguyên tác về nhiều mặt từ ý nghĩa đến chủ đề, từ nội
dung đến hình thức, không xuyên tạc, không võ đoán. Nhã là nói về tính
chất nghệ thuật, bản dịch phải lột được tinh thần nguyên tác, không những
nêu bật được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ gốc mà còn phản ánh được cái
hay, cái đẹp của ngôn ngữ chuyển. Thỏa mãn được hai tiêu chuẩn trên thì sẽ
cho ta một bản dịch đạt. Có hai phương pháp dịch là trực dịch(dịch thẳng )
và ý dịch(dịch ý). Trực dịch coi trọng “từ”, “câu” nên chủ yếu vận dụng
trong việc dịch cấu trúc câu và mặt chữ của nguyên tác. Còn ý dịch coi trọng
“ ý” nên áp dụng cho một tập hợp câu biểu đạt một ý tưởng, một hình tượng
tương đối hoàn chỉnh, sau đó vận dụng vào việc dịch phong cách, hàm ý và
thần vận tổng thể của nguyên tác. Thực chất công tác dịch thuật trong đó có
dịch thuật văn học không bao giờ là một việc đơn giản, dễ dàng, đặc biệt đối
với dịch thuật thơ ca. Để bản dịch thơ truyền đạt được hết ý của nguyên tác
là điều rất khó, nhất là với các bài thơ Đường có tính hàm súc cao “ ý tại
ngôn ngoại”, mà bản dịch thơ lại bị giới hạn trong các hình thức thơ nhất
định. Truyền đạt ý nguyên tác đã khó mà chuyển tải cái “thần” của tác
phẩm, cái phong cách của tác giả trong tác phẩm lại càng khó hơn. Tìm hiểu
vấn đề diễn giải nghĩa nguyên tác thực chất là đi xem xét quá trình tiếp nhận
tác phẩm nguyên tác của dịch giả được thể hiện như thế nào trên bản dịch?
Từ đó, chúng tôi thấy có rất nhiều bản dịch thơ về một tác phẩm nguyên tác
và có nhiều khoảng trống thể hiện trên bản dịch so với nguyên tác. Như đã
nói, trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi không có điều
kiện đối chiếu tất cả các tác phẩm của Lý Bạch với các bản dịch thơ của các
dịch giả. Vì vậy, dưới đây chúng tôi chỉ chọn một số bài thơ trữ tình, hàm
súc, đa nghĩa của Lý Bạch để đối chiếu, so sánh.
* Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Tại lầu
Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng)
Dịch nghĩa:
Bạn cố tri từ biệt ta tại lầu Hoàng Hạc ở phía tây, xuôi xuống Dương
Châu (ở phía đông) giữa lúc mùa xuân nồng đượm hoa khói.
Ta cứ đứng nhìn theo bóng cánh buồm cô đơn của bạn mất hút giữa
bầu trời xanh ngắt, chỉ thấy dòng sông Trường Giang (tựa như) chảy mãi
phía chân trời xa [;46].
Đây là bài thơ viết về cảnh biệt li hết sức độc đáo của Lý Bạch, vì
không thấy có những cảnh buồn xám lạnh, không có giọt lệ chia ly mà thay
vào đó là cảnh sông nước, trời mây quyện chặt lấy mối tình bạn bè. Hai câu
thơ đầu là thời gian, địa điểm đưa tiễn; hai câu thơ sau, nhà thơ đem tình
cảm của mình hòa lẫn vào thiên nhiên. Rõ ràng sau khi tiễn bạn lên đường,
nhà thơ đứng rất lâu trên bến sông theo dõi bóng bạn trên chiếc thuyền buồm
cô lẻ và mất hút trên khoảng trời xanh thẳm. Nhà thơ mượn cảnh đó, đặc biệt
mượn dòng sông Trường Giang dài rộng đó để thể hiện tình cảm của mình
đối với bạn. Có rất nhiều bản dịch về bài thơ này.
Ngay từ đầu thế kỉ XX, với ý thức xây dựng một nền quốc văn mới
bằng chữ Quốc ngữ mà một số nhà nho có vốn tân học đã có ý thức dịch
những vốn văn hóa truyền thống để bảo tồn, hơn nữa để bắc nhịp cầu với các
thế hệ chỉ được đào tạo theo vốn tân học. Vì thế trên Nam Phong tạp trí có
rất nhiều bản dịch về bài thơ với mục đích giới thiệu và phổ biến cho thế hệ
tân học.
Vô Danh dịch:
Khách từ giở gót xuống lầu
Đưa đường xuân khéo nhuộm mầu cỏ hoa
Cánh buồm thấp thoáng nẻo xa
Bên giời man mác nước pha nửa vờ.
[; 230]
Bản dịch này nếu đánh giá chúng ta sẽ thấy dịch rất thoát về mặt câu
chữ so với nguyên tác. Bởi ở câu thứ nhất nguyên tác là “cố nhân tây từ
Hoàng Hạc lâu” mà dịch như trên thì sẽ không thấy được địa điểm đưa tiễn
bạn cụ thể ở đâu? Tiếp tục ở câu thơ thứ hai, bản dịch chưa dịch được rõ
thời gian đưa tiễn (yên hoa tam nguyệt - vào tháng ba giữa lúc mùa xuân
nồng đượm hoa khói) và nơi bạn đến là Dương Châu. Đến câu thứ ba dịch
vẫn chưa thật sát so với nguyên tác (cô phàm viễn ảnh bích không tận - bóng
cánh buồm đơn lẻ mất hút dần giữa bầu trời xanh ngắt), bóng cánh buồm ta
vẫn thấy thấp thoáng ở nẻo xa mà chưa mất dần vào khoảng không vô tận
của trời biếc. Và đến câu thơ cuối, ta thấy dịch giả dịch rất thoát cái nhìn của
Lý Bạch dõi theo bóng bạn, trông thấy con sông Trường Giang chảy mãi ở
phía chân trời xa so với nguyên tác. Nhưng đọc kĩ bốn câu lục bát trên,
chúng ta vẫn cảm nhận được nỗi buồn man mác ẩn chứa trong bản dịch và
một sự trống trải trong lòng người về một cuộc chia li. Bằng việc sử dụng
các cụm từ so sánh như “thấp thoáng”, “man mác” càng thể hiện rõ điều ấy.
Trần Sở Kiều dịch:
Lầu Hạc đưa chân chốn ngại ngùng,
Đất Dương phong cảnh có gì không?
Chiếc buồm xuôi gió về đâu tá?
Nước biếc trời xanh những ngóng trông.
[; 259]
Đây là bản dịch theo nguyên thể và cũng dịch rất thoát về mặt câu chữ
so với nguyên tác. Ở câu thơ đầu tiên, chúng ta thấy có nói đến địa điểm đưa
tiễn là lầu Hạc nhưng vẫn chưa cụ thể so với nguyên tác vì cuộc đưa tiễn này
là ở tại phía tây lầu Hoàng Hạc bạn ra đi (cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu),
thêm nữa câu thơ dịch lại pha thêm tâm trạng ngại ngùng trong cuộc đưa
tiễn mà không phải là tâm trạng lưu luyến như ta thường thấy về một cuộc
chia li. Đến câu thơ thứ hai cũng không thấy bản dịch dịch về thời gian đưa
tiễn bạn (yên hoa tam nguyệt há Dương Châu - bạn đi xuống Dương Châu
trong mùa hoa khói tháng ba), mà thay vào đó là một câu hỏi nghi vấn: “Đất
Dương phong cảnh có gì không?” thì thật thoát hoàn toàn so với nguyên tác.
Ở câu thơ thứ ba tiếp tục được dịch lại là một câu hỏi nghi vấn nữa thoát so
với nguyên tác. Dịch: “Chiếc buồm xuôi gió về đâu tá?” sẽ không cho ta
thấy được cái nhìn của Lý Bạch dõi theo bóng cánh buồm cô đơn của bạn
mất hút vào khoảng trời xanh vô tận, mà chỉ là câu hỏi đơn thuần không lời
đáp. Ở câu thơ cuối, chúng ta cũng không thấy miêu tả hình ảnh sông
Trường Giang chảy mãi phía chân trời theo cái nhìn của Lý Bạch (Duy kiến
Trường Giang thiên tế lưu) mà dịch là “nước biếc trời xanh” cũng thật thoát
so với nguyên tác. Bản dịch gần như thoát hoàn toàn so với nguyên tác
nhưng khi đọc kĩ, đặc biệt với hai câu hỏi nghi vấn, chúng ta thấy được tình
cảm da diết, không muốn bạn rời xa mình. Bởi cái nơi bạn muốn đến không
biết có tốt đẹp không? Và nhân vật trữ tình trong bản dịch dường như thẫn
thờ không muốn con thuyền đưa bạn sẽ trôi về nơi ấy nên đã bộc lộ cảm xúc
thật da diết và “những ngóng trông” tin của bạn.
Đặng Tích Trù dịch:
Bạn quan xa chốn lầu vàng,
Tháng ba hoa khói băng miền Châu Dương.
Buồm cao bóng ngất mêng mang,
Sông dài trời rộng coi càng xa xa.
[; 518]
Cũng như hai bản dịch trên, bản dịch này cũng thể hiện được tinh thần
nguyên tác miêu tả về cuộc chia li giữa hai người bạn. Với việc sử dụng thể
thơ lục bát và dịch thoát ở một số chỗ so với nguyên tác, nhưng đây là bản
dịch giàu hình ảnh, cảm xúc.
Đến những năm 1940 tới nay, hầu hết các dịch giả đều quan tâm tới
việc dịch thuật kết hợp với việc khảo cứu, giới thiệu các tác phẩm Đường thi
trong các tuyển tập thơ dịch nên việc dịch thuật các tác phẩm không chỉ để
thưởng thức mà còn để tìm hiểu và học tập thơ Đường.
Ngô Tất Tố dịch:
Bạn từ lầu Hạc lên đường,
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng.
Bóng buồm đã khuất bầu không,
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời.
[; 120]
Nhìn chung đây là bản dịch khá đạt và sát so với nguyên tác, được
tuyển chọn trong nhiều tuyển tập thơ dịch. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỗ
bản dịch chưa diễn đạt được hết ý của nguyên tác. Đó là ở câu đầu tiên, bản
dịch cũng chưa làm rõ được địa điểm cụ thể bạn ra đi ở phía tây lầu Hạc, mà
chỉ nói chung chung là ở lầu Hạc mà thôi. Và dịch như hai câu cuối thì sẽ
không nói hết được cái vô tận của khoảng không xanh biếc, cái bao la của
dòng sông, cái đơn lẻ của cánh buồm mang đi tình bạn của Lý Bạch. Miêu tả
“bóng buồm đã khuất” sẽ không lột tả được sự khuất đi đột ngột bóng cánh
buồm ở xa nơi chân trời theo cái nhìn của thi nhân. Ở câu thơ cuối, cụm từ
“Trường Giang thiên tế lưu” dịch là “ dòng sông bên trời” thì sẽ không nói
lên được địa danh là Trường Giang và cảnh vĩ đại nước cuồn cuộn chảy của
dòng sông.
Cao Bá Vũ dịch:
Cố nhân dời Hoàng Hạc lâu,
Hoa tàn khói nhạt Dương Châu xuôi dòng.
Cánh buồm hun hút sang đông,
Trường Giang trắng xóa vời trông nhạt nhòa.
[; 124]
Đây là bản dịch cũng đã diễn đạt được ý so với nguyên tác. Ở câu thơ
thứ nhất, bản dịch cũng chỉ dịch địa điểm mà bạn ra đi là lầu Hoàng Hạc.
Tiếp đến câu thứ hai, dịch giả đã hiểu cụm từ “yên hoa tam nguyệt” là “hoa
tàn khói nhạt” . “Yên hoa tam nguyệt” có thể hiểu là lúc đương kì tháng ba,
giữa lúc mùa xuân nồng đượm hoa khói, cảnh vật rất tươi; nhưng cũng có
thể hiểu là “hoa tàn khói nhạt”. Bởi đây thuộc tầm đón nhận của độc giả.
Cảnh chia tay giữa hai người bạn đã nhuốm trùm lên cảnh vật. Hai câu cuối
sát với nguyên tác hơn nhưng vẫn chưa thật đạt. Ở câu thứ ba, dịch cụm từ
“viễn ảnh bích không tận” thành “hun hút sang đông” ta sẽ không thấy được
rõ bóng cánh buồm lẻ loi chở Mạnh Hạo Nhiên hun hút vào cái vô tận của
khoảng không xanh biếc. Câu cuối : “Trường Giang trắng xóa vời trông
nhạt nhòa” đã dịch cụm từ “thiên tế lưu” rất mờ nhạt, làm cho ta cảm nhận
không rõ độ dài của con sông Trường Giang ở phía chân trời xa kia, nó đo
tình cảm của thi nhân đối với người bạn yêu quý ấy.
Nguyễn Hiến Lê dịch:
Cố nhân từ biệt Hoàng Hạc lâu,
Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu.
Bóng buồm đã hút trên xanh biếc,
Chỉ thấy sông trời sắc một màu.
[; 336]
Bản dịch được dịch theo nguyên thể và cũng dịch được tinh thần của
nguyên tác và thể hiện được cái ý man mác buồn khi phải rời xa người bạn
như chính dịch giả khẳng định.
Đỗ Trung Lai dịch:
Cố nhân đi từ Hoàng Hạc lâu,
Về tây, anh ghé xuống Châu Dương.
Tháng ba hoa nở sông lên khói.
Buồm lẻ vào mây lẫn một màu.
Chỉ thấy Trường Giang trôi mải miết,
Về tới chân trời tận đẩu đâu.
[;]
Đây là bản dịch rất sát, đạt so với nguyên tác, hơn nữa còn rất thơ. Duy
chỉ có câu thơ đầu tiên ngay trong phần dịch nghĩa, chúng tôi thấy dịch giả
dịch như sau: “Cố nhân từ biệt lầu Hoàng Hạc đi sang phía tây, xuống
Dương Châu trong mùa hoa khói tháng ba”. Ở đây, theo nguyên tác thì cố
nhân ra đi ở phía tây của lầu Hoàng Hạc và xuôi xuống Dương Châu như đã
giải thích, chứ không phải từ lầu Hoàng Hạc đi sang phía tây rồi mới ghé
xuống Dương Châu. Như vậy ở đây lại có thêm một cách hiểu mới nữa, điều
này hoàn toàn nằm trong tầm đón nhận của dịch giả.
* Vọng Lư Sơn bộc bố (Xa ngắm thác Lư Sơn)
Dịch nghĩa:
Mặt trời chiếu trên đỉnh núi Hương Lô, khiến cho khí mây phát ra
những tia sáng rực rỡ.
Từ xa nhìn lại, thác nước trông tựa như một dòng sông treo ở trước
mặt.
(Thác Lư Sơn) dội thẳng từ độ cao ba ngàn thước,
Ngỡ là dải sông Ngân Hà từ chín tầng mây rơi tụt xuống. [; 58]
Đây là bài thơ mô tả cảnh vô cùng tráng lệ mang đậm phong cách Lý
Bạch -ông là bậc “trích tiên” nên cảnh mô tả cũng là “cảnh tiên”. Nhà thơ
chọn ngang thác nước hùng vĩ, tráng lệ để mô tả nên cảnh trong bài bài thơ
cũng không bình thường chút nào. Ở đây nhà thơ cho chúng ta một động từ:
Dao khan (đứng từ xa nhìn) nên chúng ta biết được vị trí nhà thơ đứng ngắm
thác Lư Sơn là từ phía xa và thấp hơn nhiều so với chiều cao của thác. Chính
cái vị trí đứng ngắm ấy mà nhà thơ đã tưởng tưởng ra cảnh thác nước núi Lư
tựa như một bức tranh sơn thủy treo ở lưng chừng trời. Dòng thác trắng đổ
ầm ầm như bay thẳng từ lưng chừng trời “ ba ngàn thước” xuống, như nối
liền mây với núi, đất với trời. Cái đẹp kì vĩ, hùng tráng của dòng thác núi
Lư, đặc biệt là độ cao của núi nơi thác nước đổ xuống và sắc trắng bạc của
dòng nước đã gợi cho Lý Bạch sự liên tưởng thật bất ngờ, sáng tạo: “Nghi
thị Ngân Hà lạc cửu thiên”. Sự liên tưởng này càng tôn thêm vẻ đẹp hùng vĩ
của thác nước núi Lư. Dòng thác Lư Sơn đã đem đến cho Lý Bạch một cảm
hứng thơ, và cảm hứng ấy lại làm cho dòng thác lưu danh với muôn đời
bằng ngôn từ với sức tưởng tưởng diệu kì của một hồn thơ khoáng đạt. Có
thể nói, các bản dịch tiếng Việt sức tưởng tượng đều không theo kịp nhà thơ
Lý Bạch.
Tương Như dịch:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này.
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
[; 51]
Ở câu thơ thứ nhất, dịch “Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên”(mặt trời
chiếu trên đỉnh núi Hương Lô khiến cho khí mây phát ra những tia sáng rực
rỡ) thành “Nắng rọi Hương Lô khói tía bay”, sẽ làm cho chúng ta dễ lầm
tưởng ra hai cảnh khác. Ở độ cao ba ngàn thước, dòng thác đổ xuống làm
cho hơi nước bốc lên thành những làn khói; thế núi lại gợi hình, gợi vẻ, núi
đỉnh tròn hìng dạng giống như cái lư hương khiến nhà thơ nghĩ đến một
chiếc lư hương khổng lồ tỏa khói nghi ngút giữa trời và nước. Làn hơi nước
với muôn ngàn thấu kính li ti được ánh sáng mặt trời rọi vào, khúc xạ tạo
nên một làn khói tím kì ảo. Bản dịch thơ đã không thể hiện được nghĩa của
chữ “sinh” trong nguyên tác, nên không diễn đạt được làn khói tím huyền ảo
kia do mặt trời chiếu trên đỉnh Hương Lô khiến cho làn hơi nước bốc lên
bao quanh chiếc lư hương ấy phát ra làn khói tím. Và như vậy câu thơ dịch
không diễn tả được độ cao của ngọn núi nơi thác nước đổ xuống . Ở câu thơ
thứ hai, dịch “dao khan bộc bố quải tiền xuyên - từ xa nhìn lại thác trông tựa
như một dòng sông treo ở trước mặt” thành “xa trông dòng thác trước sông
này” là cũng chưa diễn đạt được ý của nguyên tác. Ở đây Lý Bạch đã dùng
biện pháp tỉnh lược đi từ so sánh “như”, chỉ để lại hai đối tượng so sánh là
thác nước và dòng sông. Nhà thơ đo chiều dài của dòng sông cũng bằng
chiều dài của thác nước để giúp chúng ta hình dung ra độ cao và lớn của
thác đổ xuống. Câu thơ dịch của Tương Như sẽ làm cho độc giả chỉ hiểu
rằng, thi nhân đứng từ xa nhìn ngắm thác nước Lư Sơn đổ xuống phía trước
con sông. Bởi bản dịch của Tương Như đã đánh mất một chữ quan trọng
nhất của câu thơ nguyên tác là chữ “quải”(treo). Chữ “quải” đã biến thác
nước từ trạng thái “động” sang trạng thái “tĩnh”, khiến cho thác nước Lư
Sơn không còn mang vẻ đẹp bình thường mà có vẻ đẹp tráng lệ, kì vĩ, được
treo giữa khoảng không bao la của vũ trụ. Điều này tiêu biểu cho cái gọi là
lạ hóa, mỹ hóa và Lý Bạch là “tiên hóa”. Câu thơ cuối dịch từ “cửu thiên”
bằng một chữ “mây” cũng chưa dịch đạt hết ý của nguyên tác. Ở đây phải
dịch là sông Ngân rơi xuống từ chín tầng mây thì mới có thể so sánh được
với vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ, kì vĩ của thác nước Lư sơn.
Đỗ Trung Lai dịch:
Nắng rọi, thôn Lư mờ khói tím,
Thác xa, bộc bố mịt mù rơi.
Nước đổ từ ba ngàn thước xuống,
Như thể sông Ngân gãy giữa trời.
[;]
Bản dịch này cũng đã dịch đạt ý của nguyên tác. Tuy nhiên, có một số
chỗ diễn đạt còn mờ nhạt, chưa sát kịp ý so với nguyên tác. Ở câu thơ thứ
nhất, dịch chữ “sinh” - khiến cho, làm cho… (động từ) thành chữ “mờ” - độ
đậm nhạt (tính từ) và dịch “Hương Lô” - “núi Hương Lô” thành “thôn Lư”
thì sẽ không đạt. Ở câu thơ thứ hai, dịch chữ “quải” -“treo” thành chữ “rơi”
cũng không đạt. Mặc dù “treo”, “rơi” đều là động từ nhưng có sắc thái biểu
thị khác nhau: chữ “treo” sẽ làm cho người đọc thấy được sự lơ lửng của
một vật gì đó ở trên cao, mà cụ thể ở đây là thác nước treo trên đỉnh núi
Hương Lô khi nhìn từ xa; còn “rơi” chúng ta chỉ cảm nhận được một vật gì
đó từ trên cao rơi xuống mà cụ thể ở đây chỉ là nước rơi xuống. Ở câu thơ
cuối, dịch cụm từ “ cửu thiên” -“chín tầng mây” là “gãy giữa trời” thì cũng
làm cho người đọc không tưởng tưởng được hết sự đồ sộ, hùng vĩ, kì ảo của
thác nước Lư Sơn.
Ngô Văn Phú dịch:
Nắng rọi Hương Lư khói biếc lan,
Xa trông bộc bố thác treo ngang.
Cuộn bay rót tự ba ngàn thước,
Tưởng sông Ngân rớt tự chín tầng mây. [; 119]
Bản dịch của Ngô Văn Phú so với hai bản dịch trên dịch đạt và sát hơn
với nguyên tác. Chỉ có câu thơ thứ nhất, cũng như bản dịch của Tương Như
chưa dịch được chữ “sinh” trong nguyên tác nên cũng khiến cho người đọc
tưởng là hai cảnh khác nhau: cảnh nắng rọi vào núi Hương Lư và cảnh khói
biếc lan.
Nhìn chung, các bản dịch tiếng Việt đều dịch không theo kịp sức tưởng
tượng của Lý Bạch. Và vì thế cũng chưa lột tả hết cái “thần”, cái phong cách
của thi nhân ẩn trong bài thơ. Thi nhân đã hòa cái chủ thể của mình vào cái
khách thể là dòng thác Lư Sơn, qua đó khẳng định bản ngã của mình ẩn
trong bài thơ. Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh tiên và
Lý Bạch giống như một vị trích tiên đang ngao du thưởng ngoạn cảnh đẹp
ấy. Điều này đối lập hẳn với chốn lợi danh, quan trường mà Lý Bạch đã từng
sống.
* Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)
Dịch nghĩa:
Trước giường bóng trăng sáng
Ngỡ là sương rơi trên mặt đất
Ngẩng đầu lên trông trăng sáng
Cúi đầu xuống lại nhớ quê hương.
Đây là bài thơ đặc sắc, điển hình cho phong cách thơ của Lý Bạch:
“Thanh thủy xuất phù dung”, “Thiên nhiên khứ điêu sức” (hoa sen mọc lên
từ nước trong, thiên nhiên không cần phải bài trí, gia công). Bài thơ có ngôn
từ mộc mạc, giản dị như lời nói bình thường hằng ngày đọc lên thật dễ dàng,
nhưng lại diễn tả cái tình nhớ quê hương vô cùng đậm đà với tất cả mọi cung
bậc mà trong mỗi người đều có. Vì thế mà hàng ngàn năm nay bài thơ đã
được lưu truyền rộng rãi, trở thành bài thơ cổ điển được mọi người yêu thích
nhất. Trong một đêm thanh tĩnh, nhà thơ không ngủ được, có biết bao nhiêu
nỗi niềm hoài cảm đến với ông. Nỗi niềm “tư hương” trong bài thơ thì ai đọc
cũng cảm nhận được nhưng cái lí do sâu sa của niềm “tư hương” ấy thể hiện
trong bài thơ thì không phải ai đọc cũng hiểu. Chính vì thế có nhiều bản dịch
có những cách hiểu khác nhau.
Tương Như dịch:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương. [; 40]
Ở hai câu đầu tiên, bản dịch chưa diễn đạt được sát ý của nguyên tác.
Câu thơ dịch xuất hiện tới hai động từ: “rọi” và “phủ”. Điều này có nghĩa
hai động từ ấy sẽ làm rõ trạng thái của hai đối tượng là ánh trăng và sương
mà nhân vật trữ tình nhìn ngắm. Người đọc sẽ hiểu có ánh trăng sáng rọi
xuống đầu giường và có cả hơi sương phủ trên mặt đất nữa. Trong khi
nguyên tác chỉ có duy nhất một đối tượng là “minh nguyệt quang” - “ánh
trăng sáng” mà nhân vật trữ tình nhìn ngắm. Ở đây, qua chữ “nghi” - “ngỡ
là” chúng ta thấy nhân vật trữ tình nhìn ánh trăng sáng rọi xuống đầu
giường, trăng phủ tràn mặt đất mà ngỡ là sương trên mặt đất. Nhìn ánh trăng
ngỡ là sương nói được những điều thật sâu sa sau câu chữ ấy. Đó là lẽ hóa
sinh, sinh hóa của vạn vật, lẽ biến dịch ở đời mà nhà thơ đã từng trải qua, để
rồi trong cái đêm yên tĩnh này, chúng lần lượt trỗi dậy, dù lời thơ đã cố giữ
cảm xúc mà dường như không kìm nén nổi của người lữ khách tha hương.
Qua đó, chúng ta thấy đối tượng trữ tình - “trăng” và nhân vật trữ tình có
mối quan hệ vừa thống nhất, lại vừa có sự đối lập. Thống nhất ở sự biến
dịch, còn đối lập ở chỗ người thì khuyết vì nhớ quê, trăng lại tròn. Người
khuyết mà ngắm vầng trăng tròn thì lòng lại càng day dứt nỗi “tư hương”.
Bản dịch thơ đã không diễn đạt được mối liên hệ sâu xa này. Vì thế, mặc dù
hai câu thơ cuối dịch rất sát nhưng chỉ chuyển tải được nỗi nhớ quê mà
không thể hiện được hết cái ẩn ý sâu xa của thi nhân.
Có một vài bản dịch cũng dịch rất đạt và sát cái “thần” của nguyên tác
như bản dịch của Khương Hữu Dụng:
Nhìn trăng sáng trước giường
Trên đất ngỡ là sương
Ngẩng đầu trông trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương
[;41]
Trần Trọng Kim dịch:
Đầu giường chợt thấy bóng trăng
Mập mờ trên đất, ngỡ rằng sương sa.
Ngửng đầu trông vẻ gương nga.
Cúi đầu luống những nhớ nhà băn khoăn.
[; 369]
Bản dịch vừa lột tả được tinh thần của nguyên tác lại vừa nói được tâm
trạng của chính dịch giả. Vì dịch giả lúc này đang bị bắt ở đảo Chiêu nam,
trong tình cảnh éo le, xa quê nhà thì không điều gì có thể diễn tả nổi tâm tình
sầu muộn của người lữ khách.
Trần Trọng san dịch:
Trước giường ngắm ánh trăng sa,
Trăng phơi mặt đất, ngỡ là ánh sương.
Ngẩng đầu trông ngắm vầng trăng,
Cúi đầu lại nhớ xóm làng ngày xưa.
[; 190]
Bản dịch cũng lột tả được sát ý của nguyên tác và cả cái tâm trạng của
chính dịch giả nhớ về xóm làng của mình.
Nguyễn Thế Nữu dịch:
Đầu giường ánh trăng sáng
Ngỡ sương phủ nền nhà
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ quê xa.
[;118]
Bản dịch sát so với nguyên tác, thể hiện được mối liên hệ giữa nhân vật
trữ tình với đối tượng trữ tình, diễn đạt được cái nỗi niềm “tư hương”của Lý
Bạch. Tuy nhiên có một số chỗ chúng tôi thấy bản dịch diễn đạt chưa thật
hay. Khi nhìn ngắm vầng trăng rọi xuống trước giường, trăng phủ tràn mặt
đất đã khiến nhà thơ ngỡ là sương ở trên mặt đất, trong câu thơ dịch là
“sương phủ nền nhà” cũng đúng nhưng không gian lại hẹp. Ở câu thơ cuối,
dịch “cố hương” thành “quê xa” không sai nhưng sẽ mất đi ít nhiều ý nghĩa.
Vì “quê xa” chỉ là cụm từ chỉ quê hương ở nơi xa, còn “cố hương” không
chỉ là cụm từ diễn tả miền quê cũ mà chất chứa ở trong đó cái chiều sâu tình
cảm da diết đối với quê hương. Vì thế theo chúng tôi nên giữ lại từ “cố
hương” trong bản dịch thơ sẽ hay hơn nhiều khi dịch sang những cụm từ
khác và cụm từ này hoàn toàn nằm trong tầm tiếp nhận của độc giả. Bản
dịch như vậy cũng chính là thể hiện cái tâm trạng của chính dịch giả khi phải
xa quê.
Phạm Sán dịch:
Trăng thả bóng trước giường
Ngỡ đêm bồng bềnh sương
Hứng đầy lòng trăng tỏ
Quê nhà lại nhớ thương.
[; ]
Bản dịch thơ cũng đã chuyền tải được ý nguyên tác. Ở hai câu thơ đầu
cũng chưa chuyển tải được rõ đối tượng trữ tình duy nhất là vầng trăng.
Chúng ta thấy cụm từ “địa thượng sương” - “sương trên mặt đất” được dịch
thành “đêm bồng bềnh sương” thì thực không sát nguyên tác mà còn tạo nên
một đối tượng nữa là sương ở trong đêm. Điều này đã tách rời đối tượng
trong sự cảm nhận của nhân vật trữ tình. Đến hai câu thơ cuối, bản dịch dịch
rất thoát ý mà dường như cái nỗi “tư hương” của thi nhân được chuyển
thành nỗi nhớ quê của chính dịch giả. Ở đây, hai tư thế là “cử đầu” -“ ngẩng
đầu” và “đê đầu” - “cúi đầu” đều không được bản dịch đề cập đến mà chỉ
còn lại cái tâm trạng của nhân vật trữ tình. Như thế bản dịch đã không
chuyển tải được cái trạng thái dẫn đến sợi giây tình cảm của nhân vật trữ
tình ở trên bản dịch thơ. Nhưng thông qua bản dịch chúng ta cũng thấy nỗi
nhớ quê ở đây không còn là của riêng thi nhân Lý Bạch nữa mà của chính
dịch giả nên mọi thứ đều nằm trong tầm đón nhận của thi nhân.
* Thu phố ca (Bài ca thu phố)
Dịch nghĩa:
Tóc trắng dài ba ngàn trượng, sầu ly biệt cũng dài như thế. Không biết
ở trong gương sáng, sương thu lọt được vào chỗ nào [;1030].
Đây là bài thơ tứ tuyệt trữ tình súc tích, nghẹn ngào, hoành tráng và vĩ
đại. Bằng bút pháp cực tả và cường điệu, bài thơ nói về “nỗi buồn tóc trắng”,
mối “sầu vạn cổ” trước mọi kiếp nhân sinh. Nói mái tóc dài ba ngàn trượng
là cường điệu, khiến người ta liên tưởng tới dải mây trắng bất tận. Nó dài kì
lạ bởi nỗi sầu. Vậy đó cũng phải là nỗi sầu kì lạ. Thi nhân mang mái tóc kì
lạ của mình soi vào trong gương tưởng mình đang sống trong ảo giác, tóc
trắng dài đến nỗi phủ kín cả tấm gương không cả có chỗ cho chút sương thu
lọt nào. Như vậy chính nỗi sầu mênh mang đã kéo mái tóc dài ra vô tận và
cũng chính nỗi sầu ấy đã nhuốm màu sương thu lên mái tóc đời người. Chỉ
khi soi gương thi nhân mới đối diện thực sự với nỗi sầu trong lòng mình,
mới nhận ra một cách sâu sâu sắc nỗi sầu vĩ đại khi đời đã vào thu.
Đỗ Bằng Đoàn dịch:
Tóc trắng dài lê thê
Ly sầu há kém gì
Trong gương sao chỉ thấy
Khắp chốn sương thu che.
[;1029]
Bản dịch nghĩa dịch đạt nhưng trong bản dịch thơ chúng tôi thấy dịch
khác so với nguyên tác rất nhiều. Ngay trong câu mở đầu dịch “tam thiên
trượng” - “ba ngàn trượng” thành “dài lê thê” thì không sát vì nguyên tác
tưởng tưởng mái tóc dài với con số cụ thể, còn bản dịch đã lược bỏ đi điều
đó và chỉ khẳng định đó là mái tóc dài. Tiếp đến hai câu cuối, chúng ta cũng
thấy bản dịch thơ diễn đạt khác với nguyên tác. Dịch như trên khiến người
đọc hiểu rằng sương thu lọt đầy gương và phủ kín cả tấm gương. Trong khi
nguyên tác lại là mái tóc dài phủ kín cả tấm gương, không còn kẽ hở nào cho
sương thu lọt được vào như chúng tôi đã giải thích ở trên. Ở đây do bản dịch
không chuyển đạt hai cụm từ nghi vấn là “bất tri” - “không biết” và “hà xứ”
- “chỗ nào”, nên nguyên tác là những câu hỏi còn bản dịch lại là những câu
khẳng định. Điều này có nghĩa dịch giả đồng nhất sương thu với mái tóc,
chính nỗi sầu đã nhuốm sương thu lên mái tóc đời người. Cách hiểu như vậy
theo chúng tôi cũng có lí và mở ra cho tác phẩm một cách hiểu nữa bên cạnh
những cách hiểu dưới đây.
Có những bản dịch rất đạt và sát so với nguyên tác:
Khương Hữu Dụng dịch:
Tóc trắng ba nghìn trượng
Là do cũng bấy sầu
Trong gương đâu kẽ hở
Để lọt sương thu vào?
[; 26]
Đỗ Trung Lai dịch:
Tóc trắng dài ba ngàn trượng
Sầu ta dài lê thê.
Đầy gương, hỏi đâu còn chỗ?
Gọi chút sương thu về.
[; ]
Bản dịch của Đỗ Trung Lai trong hai câu cuối không chỉ miêu tả nơi
chốn “trong gương” như Khương Hữu Dụng mà còn miêu tả thêm cả trạng
thái “đầy gương” không còn chỗ cho sương thu lọt vào .
* Tảo phát Bạch Đế thành (Sớm ra đi từ thành Bạch Đế)
Dịch nghĩa:
Buổi sớm mai từ biệt thành Bạch Đế giữa những đám mây rực rỡ,
(Lên thuyền xuôi về) Giang Lăng đường xa hàng vạn dặm chỉ mất một
ngày.
Tiếng vượn hót dọc hai bên sông vẫn còn chưa dứt,
(Thì) con thuyền nhẹ đưa ta về đã lướt qua vạn trùng núi non. [;60]
Bài thơ này Lý Bạch làm sau khi được ân xá trên đường đến Quí Châu.
Được lệnh ân xá, Lý Bạch xuôi Trường Giang về phía đông Đây cũng là một
trong những kiệt tác miêu tả cảnh vật, thiên nhiên của Lý Bạch. Chỉ bằng
mấy nét chấm phá, bài thơ đã miêu tả được một cách hết sức sinh động cuộc
hành trình của thi nhân từ thành Bạch Đế đến Giang Lăng. Những cảnh sắc
tiêu biểu nhất của dòng sông cũng như hai bên bờ đã được tái hiện lại. Qua
đó chúng ta thấy một tâm hồn sảng khoái, tinh thần trăn trở nhập thế, lòng
yêu mến đất nước cảnh vật của một nhà thơ lớn.
Đã có rất nhiều bản dịch thơ dịch đạt, hay so với nguyên tác như:
Tương Như dịch:
Sớm từ Bạch Đế rực ngàn mây,
Muôn dặm Giang Lăng tới một ngày.
Vượn hót ven sông nghe rỉ rả,
Thuyền qua muôn núi nhẹ như bay.
[; 97]
Bản dịch thể hiện được ý tưởng, tinh thần của nguyên tác và thể hiện
được phong cách của một nhà thơ mới có lời thơ bay bổng, câu thơ giàu
nhạc điệu, âm điệu.
Tản Đà dịch:
Sớm ra Bạch Đế thành mây,
Giăng Lăng nghìn dặm một ngày về luôn.
Hai bờ tiếng vượn véo von,
Thuyền lan đã vượt núi non vạn trùng
[; 58]
Bản dịch của này theo thể lục bát mang đậm phong cách của Tản Đà.
Đó là chất trữ tình, lãng mạn, từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc, câu thơ đọc lên
thật thanh thoát, nhẹ nhàng. Vì Tản Đà cũng là bậc tiền bối của phong trào
thơ mới.
Phạm Sán dịch:
Bạch Đế chia xa ửng hửng trời,
Giang Lăng trở lại lối xa xôi.
Bên bờ vượn hót thôi ngơi nghỉ,
Núi thẳm lui thuyền lững thững xuôi.
[;]
Bản dịch này đã chuyển tải được ý của nguyên tác. Bản dịch đã sử dụng
nhiều từ láy làm cho câu thơ giàu âm điệu, cảm xúc. Vì thế mà bản dịch về
mặt câu chữ có một số chỗ dịch thoát so với nguyên tác. Ở câu mở đầu
chúng ta thấy bản dịch không dịch cụm từ “thái vân gian” - “những đám
mây rực rỡ”. Thêm nữa, trong nguyên tác nói chính xác thời gian qua từ
“triêu” - “buổi sáng sớm”, còn bản dịch lại lấy trạng thái “ửng hửng” của
trời để nói thời gian buổi sáng. Điều này sẽ làm mất đi cảnh vật mà thi nhân
miêu tả, bản dịch thơ chỉ còn lại địa điểm và thời gian thi nhân ra đi. “Bạch
Đế thái vân gian” -“thành Bạch Đế ở giữa những đám mây rực rỡ” có nghĩa
là vị trí của thành này rất cao mà bản dịch thơ đã không chuyển tải được.
Tiếp đến câu thứ hai, bản dịch thơ cũng dịch rất thoát so với nguyên tác.
Chúng ta không thấy bản dịch dịch cụm từ “thiên lý” -“nghìn dặm” và “nhất
nhật hoàn” -“chỉ trong một ngày”, mà dịch là “Giang Lăng trở lại lối xa
xôi”. Dịch như vậy sẽ làm cho độc giả không thấy được sự xa xôi cụ thể từ
Bạch Đế đến Giang Lăng và cái thời gian mà thi nhân tới đó chỉ trong có
một ngày là đến nơi. Vì bản dịch không miêu tả được cảnh vật nơi xuất phát
nên người đọc không hình dung được độ cao của thành Bạch Đế và như vậy
cũng không hình dung được con đường thủy từ Bạch Đế đến Giăng Lăng
nước chảy rất xiết nên chỉ một ngày mà thuyền đi nhanh đến, vượt qua một
dải đường dài xa nghìn dặm. hai câu cuối dịch sát hơn so với nguyên tác.
Nếu nhìn trực tiếp chúng ta sẽ thấy bản dịch chuyển tải rất mờ nhạt cái
“thần” của bài thơ là tâm hồn khoáng đạt, là tấm lòng nhẹ lâng lâng yêu mến
cảnh vật thiên nhiên của thi nhân. Nhưng không giống như Tản Đà, Tương
Như, dịch giả không phải là một nhà thơ nên ngôn ngữ thơ chuyển đạt không
thể so sánh với các bậc tiền bối cội gạo. Hơn nữa với tư duy của con người
hiện đại ngày nay thì chỉ cần miêu tả như vậy độc giả cũng có thể hình dung
được sự xa xôi từ Bạch Đế đến Giang Lăng.
* Hành lộ nan (Đường đi khó)
Dịch nghĩa:
Chén vàng, rượu quý, mỗi đấu tiễn ngàn.
Mâm ngọc, thức ăn ngon, giá đáng tiền muôn.
Ngừng chén ném đũa, không thể nuốt.
Rút kiếm nhìn bốn phía lòng mênh mang!
Muốn qua Hoàng Hà, băng lấp kín dòng sông,
Muốn lên núi Thái Hàng, tuyết che tối bầu trời.
Gặp lúc nhàn ngồi bên khe, buông cần câu cá,
Bỗng lại thấy cưỡi thuyền, mơ đến kinh đô.
Đường khó đi, đường khó đi!
Nhiều ngã ba, ngã tư, giờ đương ở nơi nào?
Cưỡi gió mạnh, phá sóng lớn rồi cũng có khi,
Giong thẳng buồm mây, vượt biển cả![;81]
Bài thơ tưởng như một khúc ca buồn làm cho chúng ta sợ hãi, nhụt ý
chí thì ngược lại nó đem đến cho ta niềm vui và sự sảng khoái của một tâm
hồn thơ phóng khoáng, một chí khí hào hùng. Nhà thơ nhìn thấy rõ mọi khó
khăn trên đường đời mà vẫn ung dung, ngạo nghễ vì tin vào tài năng, trí tuệ
của con người có thể san bằng mọi trở ngại.
Hoàng Tạo dịch:
Bình vàng, rượu trong, cốc vạn đáy,
Mâm ngọc, nhắm quý, giá mười ngàn!
Dằn chén, ném đũa, nuốt không được,
Vung gươm bốn mặt lòng mênh mang.
Băng đầy sông, khó nỗi vượt Hoàng Hà!
Tuyết mù trời, không đường lên Thái hàng!
Rảnh rỗi buông câu bờ suối biếc,
Chợt cưỡi thuyễn mơ bên thái dương.
Đường gian nan! Đường gian nan!
Bao ngả rẽ! Nay đâu rồi!
Đè sóng cưỡi gió hẳn có lúc,
Treo thẳng buồm mây vượt bể khơi. [; 82]
Bản dịch có một số chỗ chưa dịch đạt so với nguyên tác. Ở câu thứ tư,
dịch cụm từ “bạt kiếm tứ cố” thành “vung gươm bốn mặt” thì chưa đạt được
ý của nguyên tác. “Bạt kiếm tứ cố” thể hiện cái nhìn của chủ thể ra bốn
phương trời đất bao la, cho thấy sự mạnh mẽ, kiên quyết của một con người
không dễ bằng lòng với cuộc sống sung mãn đó, không dễ an phận thủ
thường với cuộc sống trần tục ấy, quyết xa lánh bả vinh hoa phú quý để dấn
thân tìm một lối đi riêng. Vì thế mà chủ thể mới thấy lòng mình mênh mang
vô định. Còn “vung gươm bốn mặt” chúng ta chỉ thấy cái hành động tay
vung gươm của chủ thể mà không thấy cái nhìn của chủ thể. Ở câu thứ năm,
dịch cụm từ “băng tắc xuyên” thành “băng đầy sông” thì chưa diễn đạt được
ý của nguyên tác và làm thay đổi hẳn tính chất của cảnh vật. “Băng tắc
xuyên” là một cảnh tĩnh làm cho người đọc hiểu băng lấp hết cả dòng sông,
không còn một kẽ hở nào. Còn “Băng đầy sông” là một cảnh động khiến cho
người đọc hiểu rằng trên dòng sông có nhiều tảng băng mà không biết là
băng có lấp kín sông Hoàng Hà hay không? Ở câu thơ thứ sáu, dịch cụm từ
“tuyết ám thiên” thành “tuyết mù trời” cũng đã làm thay đổi tính chất của
cảnh vật so với nguyên tác. “Tuyết ám thiên ” cũng là một cảnh tĩnh chỉ cảnh
núi Thái Hàng bị tuyết phủ kín che tối cả bầu trời, không còn lối mà lên núi
nữa. Còn “tuyết mù trời” là một cảnh động khiến người đọc liên tưởng tới
cảnh tuyết bay mù mịt trong không trung, không phải là tuyết phủ kín núi
Thái Hàng. Trong nguyên tác miêu tả sự tĩnh tại của thiên nhiên để tượng
trưng cho những khó khăn không thể thay đổi, ngăn cản hành động của con
người. Sông Hoàng Hà và núi Thái Hàng là con sông, ngọn núi rất lớn ở
Trung Quốc nên những người muốn vượt sông, lên núi đó không thể là một
con người bình thường mà phải là người có chí lớn mới nhận lấy hết những
khó khăn trên con đường đi ấy. Bản dịch thơ đã đảo cụm từ “băng đầy
sông”, “tuyết mù trời ” lên đầu mỗi câu đã không thể hiện được ý muốn thực
hiện hành động của con người là: “Dục độ”, “tương đăng” (muốn vượt qua
sông, muốn lên núi), mà chỉ nhấn mạnh vào những khó khăn cản trở con
người. Chính điều đó đã làm mờ đi hình ảnh của con người có ý chí muốn
băng qua núi, muốn vượt qua sông. Thực chất những điều này thể hiện tầm
đón nhận của dịch giả. Phải chăng trong hoàn cảnh dân tộc đang nằm dưới
ách đô hộ của thực dân xâm lược mà dịch giả muốn nhấn mạnh vào những
khó khăn trong cuộc kháng chiến của dân tộc ta? Và chúng ta cảm nhận
được vì sao dịch giả lại miêu tả hành động “vung gươm bốn mặt” và các
cảnh vật thiên nhiên ở nguyên tác đang trong trạng thái tĩnh lại được miêu tả
ở trạng thái động.
Ngô Văn Phú dịch:
Chén vàng, rượu quý, đấu mười nghìn,
Mâm ngọc, món ngon, giá bạc muôn.
Dừng chén, quăng đũa, không nuốt nổi.
Phóng mắt tuốt kiếm, lòng mênh mang.
Muốn vượt Hoàng Hà, sông nghẽn băng.
Thái Hàng tuyết đóng, núi không đường.
Được nhàn bên suối ngồi câu cá.
Kinh thành chợt mơ cưỡi thuyền lên.
Đường đi khó! Đường đi khó!
Ta ở đâu đây? Bao lối rẽ.
Rồi cưỡi gió mạnh đè sóng to.
Giong buồm mây, biển lớn vượt qua.
[; 204]
Bản dịch này so với bản dịch của Hoàng Tạo đã chuyển tải ý sát hơn so
với nguyên tác. Tuy nhiên có một số chỗ vẫn chưa dịch đạt hết ý nguyên tác.
Ở câu thứ tư, dịch cụm từ “bạt kiếm tứ cố” thành “phóng mắt, tuốt kiếm” có
khá hơn bản dịch của Hoàng Tạo là đã miêu tả được cái nhìn và hành động
của chủ thể, nhưng chưa rõ hẳn đó là cái nhìn “tứ cố” của nguyên tác mà chỉ
là phóng tầm mắt thôi. Cụm từ “băng tắc xuyên”, “tuyết ám thiên” dịch đạt
hơn bản dịch của Hoàng Tạo. Câu “Trường phong phá lăng hội hữu thì” -
“cưỡi gió mạnh phá sóng lớn rồi cũng có khi” mà dịch như trên cũng chưa
sát so với nguyên tác. Câu thơ nguyên tác thể hiện cái mong ước rồi sẽ có
lúc cưỡi gió mạnh đè sóng lớn của chủ thể trữ tình, chứ không phải chủ thể
trữ tình đã và đang thực hiện cái hành động ấy trên con đường đi gập ghềnh.
Bản dịch của Hoàng Tạo dịch đạt hơn vì dịch được cụm từ “hữu thì” (có khi,
có lúc). Chúng tôi cũng thấy cụm từ “đình bôi”, Ngô Văn Phú dịch là “dừng
chén” có sắc thái bình thường, không thể hiện được nỗi niềm u uất, bực bội,
kìm nén của con người có tài không những không được trọng dụng mà còn
bị bài xích, cho nên rượu quý, thức ăn ngon cũng “bất năng thực”. Dịch
“dằn chén” như Hoàng Tạo thì tâm trạng ấy của chủ thể trữ tình được biểu
đạt rõ hơn. Thực chất bối cảnh thời đại đã chi phối nhiều tới tâm thức của
dịch giả. Ngô Văn Phú dịch bài thơ này trong thời bình, còn Hoàng Tạo dịch
trong thời chiến nên cách cảm nhận cũng khác nhau từ sắc thái biểu cảm đến
hình ảnh miêu tả trong bản dịch thơ.

Tiểu kết:
Qua một số tác phẩm trên của Lý Bạch, chúng tôi thấy có nhiều bản
dịch thơ về một tác phẩm . Các bản dịch đó có thể được dịch theo các thể
thơ khác nhau hoặc cũng có thể giống nhau tùy thuộc vào sở trường của mỗi
dịch giả. Mỗi bản dịch thơ mặc dù đều thể hiện được cái tinh thần của
nguyên tác nhưng mỗi bản dịch ấy lại tạo ra những khoảng trống khác nhau,
tức là những cách diễn giải khác nhau. Điều này phụ thuộc vào bối cảnh thời
đại và tâm thức đón nhận của mỗi dịch giả. Đầu thế kỉ XX với việc xây dựng
nền quốc văn mới bằng chữ Quốc ngữ nên dịch thuật các tác phẩm thơ
Đường, trong đó có thơ Lý Bạch nhằm đáp ứng nhu cầu đọc và thị hiếu thẩm
mĩ của công chúng để bảo tồn vốn văn hóa truyền thống và để bắc nhịp cầu
giữa truyền thống với hiện đại. Vì thế mà các dịch phẩm thơ Đường nói
chung, thơ Lý Bạch nói riêng được dịch và giới thiệu rất nhiều trên các báo,
tạp chí bằng chữ Quốc ngữ. Từ những năm 1940 trở đi, nền văn học mới
đang trên đà ổn định, phát triển nên việc dịch thuật các thi phẩm cổ điển nói
chung, thơ Đường nói riêng nhằm mục đích giới thiệu vốn tinh hoa và làm
tài liệu khảo cứu. Các tác phẩm thơ Lý Bạch cũng cũng vậy được dịch kết
hợp với việc khảo cứu, giới thiệu. Cũng chính bối cảnh thời đại chi phối đến
tầm đón nhận của mỗi dịch giả. Thông qua sự phân tích sơ lược của chúng
tôi ở trên đã cho thấy cái nhìn lịch đại trong việc tiếp nhận thơ Lý Bạch ở
Việt Nam. Từ đó chúng ta có thể khẳng định sức sống mạnh mẽ của thơ Lý
Bạch đối với thời gian.
2. 2. Dịch giả
2. 2. 1. Phân loại dịch giả
Như đã nói, mĩ học tiếp nhận hiện đại ra đời đã khẳng định vai trò vô
cùng quan trọng của người đọc, coi người đọc là nhân tố sống còn của tác
phẩm văn học. Vì tác phẩm văn học “không phải là sản phẩm của riêng nhà
văn mà nó phải được người đọc tiếp nhận thì mới trở nên hoàn chỉnh. Kết
quả sáng tạo của nhà văn phải được kết tinh thành văn văn bản, nhưng đó
chưa phải là tác phẩm vì chưa có nghĩa. Ý nghĩa của tác phẩm chỉ được sản
sinh qua sự tương tác giữa văn bản và người đọc”[; 107]. Nếu như trước đây
người ta nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa tác phẩm và tác giả, không chú ý
tới người đọc và người đọc chỉ là một yếu tố “ngoại tại” đối với bản thể tác
phẩm văn học. Điều này đồng nghĩa với việc tách rời hoạt động sáng tạo và
tiếp nhận văn học. Trong khi đó, mĩ học tiếp nhận hiện đại lại khẳng định
mối liên hệ chi phối, tác động lẫn nhau giữa hoạt động sáng tạo và tiếp nhận.
Tiếp nhận văn học là hoạt động trong đó người đọc tham dự vào tác phẩm,
giải mã văn bản, bù lấp những khoảng trống, làm sống dậy những ý nghĩa ẩn
tàng trong các tầng bậc kết cấu văn bản, trở thành kẻ “đồng sáng tạo” với tác
giả. Như vậy, nếu trong quá trình sáng tạo, chủ thể là nhà văn thì trong hoạt
động tiếp nhận chủ thể là người đọc. Kết quả của sự tương tác giữa người
đọc và văn bản đã sản sinh ra ý nghĩa của tác phẩm.
Dịch giả cũng được coi là một độc giả, nhưng khác với các độc giả
thông thường. Với những độc giả thông thường đọc các tác phẩm với tâm
thế của người thưởng thức, cảm thụ tác phẩm là chính. Họ không bị ràng
buộc bởi các yếu tố bên ngoài khi cảm thụ. Họ lý giải tác phẩm theo khả
năng và ý muốn của mình một cách thoải mái, thậm chí có lúc còn đánh giá
sai về tác phẩm cũng là lẽ bình thường. Còn đối với dịch giả, họ là những
người đọc đặc biệt của tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học mà dịch giả đọc
là tác phẩm của một ngôn ngữ khác, sau đó họ dịch chuyển sang ngôn ngữ
của dân tộc mình thành một tác phẩm mới - dịch phẩm. Khác hẳn với cái
tâm thế đọc thưởng thức của các độc giả thông thường, dịch giả phải truyền
đạt được ý nghĩa và mọi thông tin mà nguyên tác muốn đem đến cho độc
giả. Cho nên dịch giả không thể hiểu sai lệch một cách tùy tiện về nguyên
tác như những độc giả thông thường. Họ vừa phải đọc kĩ, vừa phải nghiên
cứu tác phẩm một cách nghiêm túc để hiểu sâu, hiểu đúng về nguyên tác,
nắm bắt được cái “thần” của nguyên tác ẩn giấu sau hình thức ngôn ngữ và
cách thức mô tả. Sau đó chuyển dịch tác phẩm nguyên tác thật sát ý, thật
hay. Để làm được những điều đó thì dịch giả phải là những người giỏi ngoại
ngữ, có tầm hiểu biết sâu rộng về văn hóa nơi có tác phẩm được dịch, nắm
vững ngôn ngữ bản địa. Hơn nữa, họ còn phải có tố chất của một người nghệ
sĩ để tái tạo lại nguyên tác theo sự lĩnh hội, cảm thụ và lý giải của mình.
Thực chất trong quá trình này, dịch giả đã đóng vai trò là tác giả, còn tác giả
nguyên tác đã ẩn mình đi sau tác phẩm. Dịch giả Lương Tống Ngọc đã phát
biểu rằng: “Lúc đó dịch giả cảm thấy tác giả là tiền thân của mình, còn mình
là sự đầu thai của tác giả, cho nên đã dùng hết lòng nhiệt tình, sự mến mộ và
thành kính để làm sống lại cái thần của nguyên tác”[; 204].
Việt Nam có truyền thống dịch thơ Đường từ khá sớm trong lịch sử.
Nguyễn Tuyết Hạnh trong luận án của mình đã nhận xét rằng: “Người Việt
Nam thích dịch thơ Đường hơn bất cứ thứ thơ nào của Trung Quốc và hơn
bất cứ thứ thơ của nước nào khác”[; 1]. Vì vậy, trước thế kỉ XX ông cha ta
chủ yếu là những nhà nho uyên thâm Hán học đã dịch các tác phẩm Đường
thi, trong đó có thơ Lý Bạch để thưởng ngoạn, di dưỡng tinh thần. Từ những
năm đầu thế kỉ XX đến nay khi nền Hán học đã suy tàn thì dịch thuật thơ
Đường, trong đó có thơ Lý Bạch trở thành một phong trào rầm rộ và trở
thành một bộ phận trong dòng chảy mới của văn học Việt Nam. Chính điều
này đã thu hút đông đảo một đội ngũ những người dịch thơ Đường, trong đó
có thơ Lý Bạch ở Việt Nam. Đa số họ đều là những nhà trí thức am hiểu về
Hán học, có trình độ văn hóa và năng lực cảm nhận văn chương ở mức độ
cao. Qua sự thông kê ở chương một, chúng tôi thấy có các loại dịch giả thơ
Lý Bạch khác nhau:
* Nhà thơ: Tùng Vân Nguyễn Đôn phục, Trần Sở Kiều, Trúc Khê, Tản
Đà, Tương Như, Khương Hữu Dụng, Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản, Trần
Trọng San, Ngô Văn Phú, Đỗ Trung Lai…
* Nhà văn: Ngô tất Tố.
* Nhà giáo dục: Trần Trọng Kim.
* Bác sĩ: Phạm Sán.
* Kĩ sư nông nghiệp: Nguyễn Thế Nữu.
* Nhà nghiên cứu: Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Khắc Phi…
Như vậy, chúng ta thấy có rất nhiều dịch giả ở các ngành nghề khác
nhau đã dịch và tiếp nhận thơ Lý Bạch ở Việt Nam. Qua quá trình thống kê
chúng tôi cũng thấy, nếu như trước đây các dịch giả chủ yếu dịch thơ Đường
nói chung trong đó có thơ Lý Bạch nói riêng là gồm các nhà thơ, nhà văn,
thì đến những năm gần đây các dịch giả không chỉ có các nhà thơ, nhà văn
mà còn mở rộng ra các nghành nghề khác nữa như bác sĩ, kĩ sư, nhà nghiên
cứu. v. v. Điều đó nó khẳng định sức sống và sức lan tỏa của thơ Đường nói
chung và thơ Lý Bạch nói riêng ở Việt Nam.

2. 2. 2. Phông tiếp nhận và tầm đón nhận.


2. 2. 2. 1. Phông tiếp nhận:
Phông tiếp nhận trong mĩ học tiếp nhận chính là nghiên cứu về bối cảnh
văn hóa - xã hội và thời đại đã ảnh hưởng và quy định đến dịch giả như thế
nào? Tìm hiểu bối cảnh văn hóa – xã hội và thời đại đối việc dịch thuật thơ
Đường, trong đó có thơ Lý Bạch ở Việt Nam từ đầu thế kỉ thứ XX trở lại
đây chúng ta sẽ thấy một bức tranh tổng thể về việc tiếp nhận.
Từ cuối thế kỉ XIX đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, quan hệ văn
học Việt Nam và Trung Quốc ở vào thế rất không thuận chiều so với những
thế kỉ trước. Đó là do sự chi phối mạnh mẽ của thực dân Pháp. Ngay từ buổi
đầu xâm lược, dù theo đường lối “đồng hóa” hay “hợp tác” thực dân Pháp
cũng đều xem việc tách Việt Nam ra khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Đó là
một trong những biện pháp hữu hiệu để nô dịch. Trước sự đô hộ xâm lược
của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến chuyển quan
trọng về kinh tế, chính trị, xã hội…trong đó có văn hóa, văn học. Đây được
coi là giai đoạn giao thời, là buổi “hỗn hợp văn hóa Đông - tây” trong nền
văn hóa, văn học dân tộc. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chính phủ bảo hộ
Pháp lần lượt bãi bỏ chế độ khoa cử ở Nam Kì rồi Bắc Kì và Trung Kì. Hán
học vốn đã suy vi từ trước giờ lại càng lụi tàn. Âm mưu của thực dân Pháp
chủ trương bằng mọi cách phổ biến chữ Quốc ngữ, tranh thủ chữ Quốc ngữ
thành công cụ nô dịch để tuyên truyền cho văn hóa Pháp. Chính quá trình xã
hội hóa chữ Quốc ngữ từ cuối thế kỉ thứ XIX đã khiến cho các nhà nho yêu
nước có tư tưởng duy tân đầu thế kỉ XX, tiêu biểu là phong trào Đông Kinh
nghĩa thục (1907) nhận thấy nhận thấy “chữ Quốc ngữ là “lợi khí” trên con
đường “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” và xác định việc dịch “sách
các nước, sách Chi na”[; 134] ra chữ Quốc ngữ là một trong những con
đường hữu hiệu nhất. Nhưng hoạt động này của phong trào Đông Kinh nghĩa
thục đã sớm bị thực dân Pháp đàn áp. Thực dân Pháp đã phong bế quan hệ
Việt Nam – Trung Quốc sau làn sóng Tân Thư này. Điều này đã hạn chế
nhiều mặt đến giao lưu văn hóa, văn học Việt Trung. Hướng hoạt động của
các nhà duy tân đầu đầu thế kỉ đã khiến cho thực dân Pháp phải lưu tâm và
chú ý hơn nữa tới chữ Quốc ngữ. Đây chính là lí do chủ yếu khiến cho thực
dân Pháp bỏ tiền mở các tòa báo, tạp chí lớn như Nam Phong tạp chí, Đông
Dương tạp chí. Trước sự lấn át của xu hướng chạy theo tư tưởng học thuật,
lối sống phương Tây, sự đứt gãy với văn hóa truyền thống là nguy cơ trước
mắt khiến cho nhiều người lo sợ cho cái phần hồn quốc túy của quốc dân.
Trong bối cảnh ấy, một số nhà nho có vốn tân học đã có ý thức dịch những
vốn văn hóa của truyền thống để bảo tồn và hơn thế nữa để bắc nhịp cầu nối
với các thế hệ chỉ được đào tạo theo vốn tân học, nối giữa truyền thống với
hiện đại, đáp ứng nhu cầu đọc và thị hiếu thẩm mĩ của công chúng. Dịch
thuật văn chương trong đó có thơ Đường và thơ Lý Bạch gắn lền với ý thức
xây dựng nền văn hóa, học thuật mới trong bối cảnh giao thời văn hóa Đông
– Tây. Cũng vì thế, nó có vai trò quan trọng đối với tiến trình hiện đại hóa
văn học Việt Nam đầu thế kỉ. Trong thời kì này, báo chí phát triển nên dịch
thuật văn chương nói chung và thơ Đường nói riêng chủ yếu được giới thiệu
và phổ biến rầm rộ trên các báo, tạp chí bằng chữ Quốc ngữ như đã thống kê
ở chương một. Từ những năm 1950 trở đi phong trào dịch thuật thơ Đường
trên các báo, tạp chí thưa thớt dần và chuyển nhiệm vụ dịch các thi phẩm
sang cho các tuyển tập. Đây là điều bình thường khi đã trải qua giai đoạn
giao thời, văn học Việt Nam đang có nhu cầu khẳng định mình trong việc
xây dựng một nền văn học hiện đại có bản sắc riêng.
Từ đầu thập niên 1940 trở đi, sinh hoạt văn hóa mới có phần hài hòa
hơn giữa sáng tác và dịch thuật – dấu hiệu của một nền văn học đang trên đà
ổn định, phát triển. Từ thời điểm này đã xuất hiện những tập dịch thơ Đường
như Đường thi của Ngô Tất Tố (1940), Đường thi của Trần Trọng Kim
(1944), Đường thi trích dịch của Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản (1958),
Thơ Đường của Nam Trân (1962). v. v. Hầu hết các dịch giả trong các dịch
giả trong các tuyển tập thơ dịch đều rất quan tâm đến dịch thuật kết hợp với
khảo cứu, giới thiệu. Có thể nói sự kết hợp giữa dịch thuật và khảo cứu là
nét nổi bật trong dịch thuật văn học từ đầu những năm 1940. Đây là kết quả
của quá trình nhận thức về vai trò của văn học cổ điển Trung Quốc trong sự
phát triển của nền văn học dân tộc. Đặc biệt từ khi nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa được thành lập, mối quan hệ giữa hai nước Việt Trung cũng dần
được củng cố. Vì thế số lượng tác phẩm dịch được nghiên cứu rất nhiều.
Năm 1979, khi cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung xảy ra thì cũng đã ảnh
hưởng ít nhiều tới việc dịch thuật.
Đặc biệt là vào giai đoạn những thập kỉ cuối của thế kỉ XX đến
nay,chúng tôi thấy các tuyển tập thơ Đường nói chung, trong đó có thơ Lý
Bạch vẫn không ngừng xuất hiện như: Thơ Đường – Tản Đà dịch do Nguyễn
Quảng Tuân biên soạn (1989); Thơ Lý Bạch do Trúc Khê dịch (1992); Thơ
Đường của Trần Trọng San(1997); Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn
Lưu (1997); Thơ Đường bình chú của Nguyễn Thế Nữu (2000); Thơ Đường
chuyển lục bát của Cao Bá Vũ (2002); Thơ Lý Bạch của Ngô văn Phú
(2005); Thơ Đường của Phạm Sán (2007); Đường thi ngẫu dịch của Trương
Nam Hương (2007); Lý Bạch những bài Đường thi nổi tiếng của Đỗ Trung
Lai (2008). v. v. Những dịch phẩm thì ngày càng được chọn lọc hơn, số
lượng các nhà nghiên cứu về thơ Đường cũng ngày càng tăng lên như
Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn Hiến Lê, Trần Đình Sử, Lê Đức Niệm. v. v. Để
có được sự phát triển ấy là do mối quan hệ giao lưu giữa Việt Nam và Trung
Quốc ngày càng mở rộng. Nhất là trong thời điểm hiện nay xu thế quốc tế
hóa, toàn cầu hóa đang được đẩy mạnh giữa các quốc gia, dân tộc trên tất cả
các mặt.
Trải qua mối thời kì khác nhau với những biến động xã hội khác nhau,
thơ Đường nói chung và thơ Lý Bạch nói riêng có những quá trình tiếp nhận
và phát triển riêng của mình. Bối cảnh văn hóa xã hội chính là những nhân
tố khách quan đã quy định và ảnh hưởng tới việc dịch của dịch giả.

2. 2. 2. 2. Tầm đón nhận.


Nếu như phông tiếp nhận là những nhân tố khách quan quy định và
ảnh hưởng tới quá trình dịch tác phẩm của dịch giả, thì tầm đón nhận của
dịch giả chính là những nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới việc dịch. Như đã
đề cập, mĩ học tiếp nhận hiện đại cho rằng: “Chủ thể tiếp nhận không bao
giờ là tờ giấy trắng. Người đọc luôn có những hiểu biết về các chuẩn mực và
quy tắc của thể loại cũng như về các tác phẩm văn học khác. Người đọc có
khả năng đối chiếu hư cấu và hiện thực các thi pháp bên trong tác phẩm và
chức năng thực tiễn của ngôn ngữ”[; 150]. Trương Đăng Dung cũng đã nhận
xét rằng: “Ấn tượng thẩm mĩ xâm nhập vào tầm đón đợi của người đọc, can
thiệp đến cái nhìn thế giới và thái độ sống của anh ta. Qua việc đọc mà
người đọc buộc phải có sự đánh giá những kinh nghiệm sống và định kiến
của mình, tức là buộc phải có kiểu nhận xét mới về các sự việc”[; 154]; và
“tác phẩm văn học mang tính đối thoại giống như một bảng tổng phổ, cứ
mỗi lần đọc chúng ta lại nghe những tiếng vang mới hơn”[; 150]. Theo H. R.
Jauss thì tầm chờ đợi của tác phẩm là bình ổn khác với tầm chờ đợi của
người tiếp nhận vốn luôn biến đổi, có thể chuyển dạng. Iser cũng cho rằng:
“Tác phẩm văn học có giá trị thường xúc phạm cái nhìn và chuẩn mực đánh
giá của người đọc, hướng người đọc tiếp cận những mã mới của sự hiểu. và
người đọc tự do cụ thể hóa tác phẩm theo nhiều cách khác nhau, không có sự
giải thích văn bản duy nhất đúng”[; 156]. Như vậy, đối với mỗi độc giả khác
nhau thì việc tiếp nhận tác phẩm cũng khác nhau tùy thuộc vào vốn hiểu biết
và những kinh nghiệm sống của họ.
Đối với các dịch giả dịch thơ Đường tầm đón nhận tác phẩm thể hiện
trước hết ở niềm say mê, hứng thú thưởng thức cái “vị Đường”. Tiếp đến là
sự am hiểu, thông tuệ Hán học, có tầm hiểu biết sâu rộng về văn hóa, văn
học trung Quốc, nắm vững ngôn ngữ tiếng Việt và có phong cách của một
người nghệ sĩ sáng tạo. Thực tế mỗi một dịch giả dịch thơ Đường đều thể
hiện cái năng lực và vốn hiểu biết của mình trên văn bản dịch.
Tùng vân Nguyễn Đôn Phục là người tiên phong trong phong trào dịch
và giới thiệu thơ Đường trên Nam Phong tạp chí. Vốn là một cựu nho học,
ông thể hiện rất rõ ý thức dịch thuật để bảo tồn và giới thiệu cổ học cho lớp
tân học không thạo Hán học. Ông đã chọn dịch các tác phẩm thơ Đường
theo từng thể thơ và giữ theo nguyên điệu. Nhiều bản dịch của Tùng Vân
theo lối giới thiệu và bảo tồn thể cách rất đặc sắc, vừa lột tả được cái thần
của nguyên tác, vừa có cách diễn đạt rất phù hợp với cách cảm của người
Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có những bản dịch nhằm bảo tồn thể điệu mà
không tránh khỏi những trường hợp gò bó, gượng ép.
Tản Đà là một nhà thơ và một dịch giả thơ Đường xuất sắc nhất của
những thập niên đầu thế kỉ XX. Trần Thanh Đạm đã từng nhận xét: “Trong
việc khơi nguồn để đưa hồn thơ Đường tái sinh vào thơ Việt, thi sĩ Tản Đà là
một trong những người có công phu và công lao vào loại bậc nhất”[;214].
Ông quan niệm: “Trong việc dịch đến chỗ nào khó mà thường là chỗ hay của
nguyên văn, thời phải dùng sức hơn, khi đó phải dùng cách tưởng tượng”[; ].
Là một nhà thơ lãng mạn nên khi dịch ông thường chọn những thi phẩm
thiên về đề tài tình yêu, tình cảm vợ chồng đôi lứa mang đậm chất trữ tình
sâu lắng có nội dung nhẹ nhàng, sâu sắc, giàu hình ảnh. Khi dịch ông không
câu nệ nhiều vào việc chữ nghĩa, điển tích, điển cố mà chủ yếu ông dùng cái
tâm, cái cảm thổi hồn mình vào đó để lột tả hết cái hay,cái thâm thúy sâu sắc
của thơ Đường. Một trong những thành công lớn nhất khi dịch là ông đã
Việt hóa hồn thơ Đường bằng thể lục bát – thể thơ truyền thống của dân tộc,
giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, giản dị, tinh tế. “Rõ ràng có những bài
dịch thơ Đường của Tản Đà đọc lên không còn thấy chút bóng dáng nào của
nguyên tác, mà cứ tưởng như đọc một bài ca dao, một khúc ngâm và một
đoạn trữ tình của thơ Việt Nam”[; 5].
Ngô Tất Tố là một nhà văn có tài về nhiều mặt trong đó có dịch thuật.
Ông chọn dịch thơ Đường là vì: “Hán học đã tàn, tài lệu của việc khảo cứu
đã sắp mai một”[;8]. Nếu đem so sánh với Tản Đà là một thi sĩ nên các bài
dịch của ông có phần sáng tạo, tài hoa của một nhà thơ. Còn Ngô Tất Tố là
một nhà văn, nhà khảo cứu nên các bản dịch khá trung thành với nguyên tác.
Tuy nhiên không phải vì thế mà thơ ông không hay vì bản dịch của ông là
những bản dịch công phu, phần lớn là những bản dịch mang tính hiện thực
cao. Đánh giá về ông trong cuốn “Ngô Tất Tố” - NXB văn hóa Hà Nội, năm
1962 có viết: “Trong cuốn Đường thi của ông phần nhiều là những bài thơ
hay tiêu biểu cho thơ ca thời Thịnh Đường, có nhiều bài dịch đạt. Ở nước ta
có nhiều người dịch thơ Đường, Ngô Tất Tố là một dịch giả có công phu và
nghệ thuật”.
Trần Trọng Kim không phải là nhà thơ mà một nhà giáo dục, một nhà
chính trị. Thơ dịch của ông thoát ý, chuyển tải được nội dung, sát nghĩa
nhưng không tài hoa và không có những bài xuất sắc, chúng đều đều ngang
nhau. Có thể khẳng định ông là một dịch giả tận tụy. Cuốn Đường thi được
ông dịch trong hoàn cảnh đặc biệt bị lưu đày sang đảo Chiêu Nam nên các
bản thơ dịch thấm đẫm tâm trạng cá nhân. Ông thường chọn dịch những bài
thơ về lòng hoài cảm, nỗi xót thương, sự chia li và thiên nhiên đơn lẻ buồn
tẻ, một nỗi buồn man mác thấm đượm trong thơ ông.
Tương Như là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Vốn là
một người am hiểu sâu sắc thơ cổ Trung Quốc nhưng thơ Pháp đã giúp ông
thoát khỏi sự gò bó của luật thơ chuyên chế đời Đường để hướng tới vần thơ
rộng rãi của phong thơ mới. Khi làm thơ cũng như khi dịch ông thường chú
trọng đến nhạc điệu, vần điệu và ý tưởng .
Khương Hữu Dụng là một nhà thơ tên tuổi cũng là một dịch giả tên tuổi
của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong cuốn Khương Hữu Dụng – một
đời thơ của NXb Đà Nẵng, năm 2006 có nhận xét: “Nếu suốt đời ông đã làm
thơ như một ám ảnh thì cũng có thể nói suốt đời ông đã dịch thơ như một ám
ảnh”. Ông dịch thơ đến độ say mê như một ám ảnh, chẳng khác nào ông say
mê sáng tác thơ. Thúy Toàn nhận xét: “Ông dịch thơ như tiến hành một cuộc
trò chuyện không dứt với những tâm hồn đồng điệu, chứ không phải là
chuyện ngẫu hứng hay chuyện không có việc gì làm thì lấy đó để lấp vào
chỗ trống thời gian”[; 5]. Từ những năm ba mươi của thế kỉ trước ông đã tìm
dịch những nhà thơ cổ điển Trung Quốc như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Mạnh Hạo
Nhiên…coi là những người bạn tâm tình để giãi bày tâm sự của mình. Và
ông đã quan niệm “dịch là đối thoại”. Có người đã nói rằng ông là người rất
cầu kì trong từng con chữ, chẳng vì thế mà ông không bằng lòng với các bản
dịch của nguười đi trước, mặc dù thừa nhận những bản dịch ấy là hay, nhưng
có chỗ chưa thật đạt và ông lại cất công đi dịch lại.
Đỗ bằng Đoàn và Bùi Khánh Đản là những cựu nho học uyên thâm.
Cũng xuất phát từ lòng yêu mến thơ Đường, hai cụ cựu học đã bỏ ra bốn
năm trời để dịch. Trong bản dịch chúng ta thấy hai cụ đã thể hiện rõ lối chơi
tao nhã của người xưa. Và cũng như nhiều dịch giả khác dịch thơ Đường,
hai cụ muốn giãi bày tâm tình của mình ở trong đó. Các bản dịch rất chi tiết
và công phu.
Trần Trọng San cũng là một nhà cựu nho uyên thâm, là cử nhân văn
khoa. Vì thế mà các bản dịch thơ được kê cứu rất chi tiết, công phu. Không
chỉ có vậy bản dịch thơ có rất nhiều bài hay và các bản dịch nghĩa được
đánh giá là bài nào cũng hay cả. Lời thơ bay bổng, từ ngữ giàu nhạc điệu,
âm hưởng bởi ông là một cử nhân văn học tinh tường Hán học lại ảnh hưởng
của lối viết Tây học.
Trúc Khê là một nhà thơ về nhiều mặt trong đó dịch thuật có nhiều
thành công. Có thể nói cùng với Tản Đà, Nhượng Tống, Trúc Khê đã là một
cửa nhập khẩu Đường thi vào hồn Việt. Ông đã dịch Đường thi bằng tâm
hồn của một nhà thơ. Thơ ông trong chữ nghĩa, trong cách lập dàn ý, gần với
thơ cổ điển thường sáng rõ, chừng mực, tỉnh táo nhưng đôi khi hơi hướng
của thời đại cũng phả vào đó những nét nhòe lãng mạn. Đối với việc dịch
thơ, ông không quá câu nệ về hình thức thể loại, cốt sao chuyển tải được nội
dung. Dù thế nhưng ông khá sành trong cảm thụ thơ.
Nguyễn Thế Nữu không phải là nhà thơ cũng không phải là một nhà
văn, mà ông là một kĩ sư nông học. Những năm về nghỉ hưu với lòng mến
mộ và yêu thích thơ Đường từ lâu, ông đã dịch khoảng 50 bài thơ Đường.
Ông là một người rất tâm huyết nên khi dịch ông đã dịch từng từ của bài thơ
rồi sau đó mới bắt tay vào dịch thơ. Cách làm của ông cố tiếp cận phương
pháp khoa học rồi mới thổi hồn vào cho bản dịch của mình. Có bài đã nhiều
người dịch của ông vẫn vừa sát, vừa có hồn. Các bài thơ dịch của ông vì thế
đều theo nguyên thể.
Ngô văn Phú là một nhà thơ. Ông cũng là một dịch giả dịch nhiều thơ
Đường trong đó có thơ Lý Bạch. Nhưng do số lượng các bản dịch đồ sộ nên
chất lượng các bản dịch cũng chưa thật hay.
Phạm Sán là một bác sĩ y khoa nên việc dịch thơ thơ Đường cũng là
niềm ham mê và yêu thích của ông. Các bài thơ dịch của ông đều chú trọng
dịch theo nguyên thể.
Đỗ Trung Lai là một nhà thơ, nhà họa sĩ cũng giống như các dịch giả
khác với lòng yêu thơ Đường từ nhỏ, mặc dù là người Tây học nhưng ông đã
dành nhiều tâm huyết để dịch ba đỉnh cao của thơ Đường là Lý Bạch, Đỗ
Phủ, Bạch Cư Dị. Các bản dịch rất công phu, ông đã dịch các bài thơ theo
chủ đề nội dung để độc giả tiện theo dõi. Hơn nữa các bản dịch có lời thơ
bay bổng, sâu sắc, từ ngữ giàu vần điệu.
Như vậy, các dịch giả dịch thơ Đường đều xuất phát từ lòng yêu thích,
ham mê thơ Đường và mỗi dịch giả lại có tầm đón nhận các bản dịch phụ
thuộc vào vốn hiểu biết, vào tài năng và phong cách của mình
KẾT LUẬN

Dịch Đường thi trong đó có thơ Lý Bạch, đọc và thưởng thức các tác
phẩm dịch đó cũng là một trong những hướng tiếp nhận văn học . Chính
công việc này các dịch giả đã thể hiện sự sáng tạo của mình trong văn bản và
phát huy được tính độc lập, sáng tạo ở trong đó. Thông qua quá trình phiên
dịch thơ Lý Bạch ở Việt Nam, chúng tôi đã bước đầu tuyển chọn và thống
kê các bản dịch thơ ở trên báo, tạp chí, trong SGK, sách giáo trình từ đầu thế
kỉ thứ XX trở lại đây. Quá trình thống kê và mô tả việc dịch thuật thơ Lý
Bạch ở Việt Nam của chúng tôi đã cung cấp một cái nhìn hệ thống, lịch đại
đối với việc tiếp nhận thơ Lý Bạch. Cũng qua việc thống kê ấy đã cho chúng
ta thấy những biến đổi trong quá trình tiếp nhận thơ Lý Bạch ở từng thời kì
lịch sử của dân tộc.
Quá trình khảo sát, thống kê thơ Lý Bạch ở Việt Nam chính là tiền đề
để chúng tôi nghiên cứu cận cảnh về dịch phẩm và dịch giả. Về dịch phẩm,
chúng tôi thấy số lượng các tuyển tập thơ dịch không ngừng tăng lên và kéo
theo đó là cách tiếp nhận các tác phẩm thơ của Lý Bạch giữa các dịch giả là
khác nhau. Cụ thể trên bản dịch đều thể hiện được tinh thần nguyên tác
nhưng cách diễn giải tác phẩm của các dịch giả là hoàn toàn khác nhau dù
giống nhau về thể loại thơ chuyển dịch theo nguyên thể hay theo các thể loại
chuyển dịch khác như lục bát, song thất lục bát. v. v. ; hoặc có thể không
giống nhau về thể loại thơ chuyển dịch. Điều này có nghĩa, dịch phẩm phụ
thuộc hoàn toàn vào phông tiếp nhận và tầm đón nhận của chính mỗi dịch
giả. Qua thời gian, các dịch phẩm thơ Đường nói chung và thơ Lý Bạch nói
riêng đã khẳng định sức sống trường tồn của mình. Tác phẩm với tư cách là
trung tâm tạo nghĩa đã mở ra muôn vàn cách hiểu khác nhau. Từ đầu thế kỉ
XX trở lại đây, với sự xuất hiện không ngừng của các dịch phẩm thơ Đường
và thơ Lý Bạch đồng nghĩa với việc các số lượng các dịch giả mở rộng
không chỉ là những nhà thơ, nhà văn mà còn có cả các lĩnh vực khác như
nhà nghiên cứu, bác sĩ, kĩ sư, họa sĩ. v. v. Điều này chứng tỏ rằng sức lan tỏa
của thơ Đường trong đó có thơ Lý Bạch đã mở rộng không gian tiếp nhận ở
nhiều đối tượng độc giả khác nhau. Bối cảnh thời đại đã ảnh hưởng tới việc
tiếp nhận ấy. Những năm gần đây khi xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa diễn
ra trên toàn thế giới thì nhu cầu giao lưu văn hóa, văn học giữa các dân tộc
trở thành vấn đề tất yếu. Quan hệ giao lưu Việt – Trung cũng ngày càng mở
rộng và cũng chính điều này ảnh hưởng rất nhiều tới việc tiếp nhận văn học
Trung Quốc ở Việt Nam.
Khóa luận của chúng tôi mới chỉ bước đầu thống kê và tuyển chọn thơ
Lý Bạch ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay bằng chữ Quốc ngữ và việc
khảo sát còn mang tính tương đối do sự hạn chế về mặt tài liệu. Chúng tôi
mong muốn có thể sưu tầm được nhiều tư liệu hơn nữa để có cái nhìn thật hệ
thống về bức tranh dịch thuật thơ Lý Bạch ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like