Trẻ em nghèo ở Úc bị xã hội bỏ mặc và ảnh hưởng lâu dài

Children living in poverty are the worst hit by school closures during the coronavirus crisis, UNICEF has warned.

Children living in poverty are the worst hit by school closures during the coronavirus crisis, UNICEF has warned. Source: AAP

Một nghiên cứu mới cho thấy thanh niên Úc trải qua hoàn cảnh nghèo đói và thiệt thòi khiến họ có nguy cơ bị xã hội loại trừ cao hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến phần còn lại của cuộc đời họ. Nghiên cứu kêu gọi cải cách để giải quyết tình trạng nghèo đói ở trẻ em và giúp các trường học phá vỡ vòng tuần hoàn này.


Một nghiên cứu mới cho thấy những người trẻ tuổi ở Úc trải qua cảnh nghèo đói và thiệt thòi có nguy cơ bị thất học nhiều hơn so với các bạn cùng lứa tuổi.

Nghiên cứu do Đại học Flinders đứng đầu, đã xem xét hơn 3.500 học sinh từ 13 đến 14 tuổi tại khoảng 100 trường học trên khắp đất nước.

Những thanh thiếu niên sống trong cảnh nghèo đói này khẳng định họ đã trải qua những kinh nghiệm xa lạ với xã hội, bị bắt nạt và thiếu sự hỗ trợ từ giáo viên.

Gerry Redmond là giáo sư tại Khoa Thương mại, Chính phủ và Luật tại Đại học Flinders, và là tác giả chính của nghiên cứu.

Ông nói rằng nghèo đói và sự thiệt thòi với những người trẻ tuổi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phần đời còn lại của họ.

"Chúng tôi đã xem xét điều này có liên quan gì đến cảm nhận của họ về sự hài lòng trong cuộc sống của chính mình, và nhận thấy rằng có những trải nghiệm bị giáo viên và bạn bè đồng trang lứa loại trừ, khiến mức độ hài lòng cuộc sống thấp hơn.

Điều này có ý nghĩa đối với sức khỏe tinh thần trong tương lai của họ. Vì vậy, điểm chính của nghiên cứu của chúng tôi là chỉ ra mối quan hệ giữa nghèo đói hoặc thiệt thòi về vật chất ảnh hưởng đến kinh nghiệm ở trường, điều mà ta không mong đợi sẽ xảy ra, nhưng nó dường như diễn ra trên quy mô khá lớn."
Nghiên cứu đã đưa ra thang điểm về mức độ giàu có hay nghèo đói của gia đình bằng cách hỏi những đứa trẻ về việc chúng có bao nhiêu xe hơi hoặc máy tính, chúng có phòng ngủ riêng hay không và chúng có đi nghỉ mát vào năm ngoái hay không.
Cũng có những câu hỏi về tài sản cá nhân như tiền tiêu vặt, quần áo và điện thoại di động.

Ông Redmond cho biết những người đạt điểm thấp trong các chỉ số này có xu hướng báo cáo nhiều hành vi bắt nạt hơn và ít được giáo viên hỗ trợ hơn.

Bà Diana Harris là CEO của Liên minh Nghiên cứu Úc về Trẻ em và Thanh thiếu niên.

Bà nói rằng không có gì ngạc nhiên khi trẻ em dễ bị tổn thương có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của tình trạng bị bắt nạt.

"Khi chúng ta nói về việc bị cho ra rìa trong trường học, mọi người có xu hướng nghĩ về việc trẻ em bị bắt nạt vì vì chúng không có điều gì khiến bọn trẻ nổi bật hơn so với nhóm theo một cách nào đó.

Chúng ta cần phải suy nghĩ về điều mà nghiên cứu này thực sự chỉ ra là sự loại trừ xã hội không phải là cơ hội bình đẳng, sự loại trừ xã hội xảy ra với những trẻ em dễ bị tổn thương nhất."

Có một số yếu tố nguy cơ dẫn đến loại trừ xã hội.

Nghiên cứu cho thấy những thanh thiếu niên bị khuyết tật, chăm sóc cho một thành viên trong gia đình, nói một ngôn ngữ không phải tiếng Anh ở nhà, hoặc người thổ dân đều có nhiều khả năng sống trong cảnh nghèo đói.

Ông Redmond nói rằng điều này có thể dẫn đến một số trải nghiệm tiêu cực ở trường.

"Khi chúng tôi hỏi về việc bắt nạt, chúng tôi hỏi những đứa trẻ khác có bắt nạt chúng không, những đứa trẻ khác có tung tin đồn dối trá về chúng hay nói xấu sau lưng, phớt lờ, những câu hỏi kiểu này. Chúng tôi nhận thấy rằng bọn trẻ có xu hướng báo cáo điều này nhiều hơn những đứa trẻ khác có hoàn cảnh khá giả hơn."

Và những đứa trẻ sống trong cảnh nghèo đói cũng tin rằng giáo viên không quan tâm đến chúng.

"Khi chúng tôi hỏi họ về mối quan hệ của các em với giáo viên, chúng tôi yêu cầu các em trả lời mức độ đồng ý với những nhận định như ở trường, có một giáo viên hoặc một người lớn khác thực sự quan tâm đến các em. Ai tin rằng các em sẽ thành công, hoặc ai lắng nghe chúng khi chúng có điều gì đó để nói. Và các em có xu hướng ghi điểm thấp hơn nhiều."

Bà Harris nói rằng gia đình hoặc học sinh thường phải đối mặt với những cảm xúc đó.

"Có rất nhiều cuộc nói chuyện trong một số chương trình mà bạn sẽ phát hiện khả năng phục hồi, sức mạnh tinh thần và chống lại sự bắt nạt. Tất cả đều là việc đặt trách nhiệm cho một cá nhân.

Hãy mạnh mẽ hơn, hãy bỏ qua đi, cứng rắn lên". Việc này hoàn toàn không đúng, những đứa trẻ này có ít khả năng phục hồi hơn vì lý do chính đáng là chúng gặp nhiều căng thẳng hơn trong cuộc sống."

Trong số 38 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, Úc xếp hạng trung bình về tỷ lệ nghèo đói ở trẻ em.

Ông Redmond nói rằng nó phổ biến hơn mọi người có thể kỳ vọng ở Úc.

"Một số người trong số các em nói về việc nghèo đói nghĩa là các em không có đủ thức ăn trong nhà khi có thêm người thân đến - tất cả thức ăn đã hết. Những đứa trẻ khác nói về việc chúng phải mặc quần áo từ các cửa hàng bán đồ cũ. Vấn đề nghèo đói mà bạn không mong đợi thấy ở một quốc gia giàu có như Úc, nhưng rõ ràng nó vẫn tồn tại. Và có rất nhiều bằng chứng, ví dụ, nạn đói tồn tại ở trẻ em."

Nghiên cứu đang kêu gọi việc cải tổ và hoạch định chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị mạnh mẽ hơn để đảm bảo tương lai tốt hơn cho tất cả những người trẻ tuổi.

Ông Redmond nói rằng việc tăng hỗ trợ thu nhập là một bước khởi đầu.

"Chúng tôi biết rằng khi chính phủ cung cấp cho các gia đình nhiều tiền hơn, thì tình trạng nghèo đói sẽ giảm xuống. Điều này xảy ra trong cuộc khủng hoảng COVID, thời gian đầu của cuộc khủng hoảng, khi chúng ta có trợ cấp JobKeeper và các khoản thanh toán của JobSeeker. Điều này dẫn đến tình trạng nghèo đói nói chung sẽ giảm ở Úc."

Mặc dù ông Redmond đã trích dẫn những thay đổi gần đây hướng đến việc cung cấp nhiều tài trợ hơn cho các trường hợp khó khăn, nhưng ông nói rằng vẫn còn quá sớm để nói liệu điều này có ảnh hưởng hay không.

Bà Harris nói rằng vấn đề này không thể được giải quyết một cách đơn giản với sự tài trợ của trường học.

"Trường học đã làm rất nhiều, có lẽ còn nhiều hơn những gì họ phải làm hoặc được yêu cầu làm. Trường học có thể là một nhân tố bảo vệ đáng kinh ngạc trong cuộc sống của một người trẻ.

Tất cả chúng ta đều đã nghe những câu chuyện mà mọi người nói về một người truyền cảm hứng như một giáo viên quan tâm với học sinh và thay đổi cuộc đời họ. Nhưng đó không phải là điều mà trường học nên làm. Và chúng ta không thể rũ bỏ trách nhiệm. Chúng ta cần cách tiếp cận ở toàn bộ chính phủ và toàn xã hội."

Và ông Redmond nói rằng các chính phủ không thể né tránh việc giải quyết tình trạng nghèo ở trẻ em.

Share