Tuesday, April 30, 2024

Bể ống nước, bệnh viện Kaiser Permanente ở Woodland Hills hủy hẹn bệnh nhân

WOODLAND HILLS, California (NV) – Bệnh viện Kaiser Permanente ở Woodland Hills bị bể ống nước hôm Thứ Hai, 20 Tháng Giêng, khiến nhiều ca giải phẫu và nhiều cuộc hẹn khám bệnh bị hủy.

Theo đài KTLA, phát ngôn viên Terry Kanarki của Kaiser Permanente cho biết ống nước chính của bệnh viện ở Woodland Hills bị bể và không có nước để sinh hoạt. Ông cho hay bệnh viện này phải sử dụng nguồn nước khẩn cấp.

Không chỉ vậy, bệnh viện này phải hủy hết mọi cuộc hẹn khám bệnh và mọi ca phẫu thuật cho ngày Thứ Hai.

Ông Kanarki cho biết phòng cấp cứu và khu vực chăm sóc khẩn cấp của bệnh viện vẫn hoạt động bình thường.

Cũng theo ông Kanarki, bệnh viện sẽ liên lạc với từng bệnh nhân bị hủy hẹn. Ông còn khuyên họ nên vào trang web của bệnh viện để kiểm tra.

Bệnh viện Kaiser Permanente không di tản bệnh nhân nội trú ra ngoài và đang theo dõi tình hình.

Vì bể ống nước, nhà bếp của bệnh viện không nấu ăn được và bệnh nhân phải ăn đồ đóng gói sẵn, nhưng vẫn đủ dinh dưỡng.

Đài KTLA cho biết một bệnh nhân nói ống nước bị trục trặc từ Thứ Bảy, 18 Tháng Giêng. (TL)

Giáo dân gây quỹ để xây lại nhà thờ bị cháy ở Whittier

WHITTIER, California (NV) – Hàng trăm người trong cộng đồng ở Whittier tụ họp hôm Chủ Nhật, 19 Tháng Mười, để gây quỹ giúp xây lại nhà thờ bị cháy hồi Tháng Mười năm ngoái.

Theo đài KTLA, buổi gây quỹ này được tổ chức ở Trung Học St. Paul tại Santa Fe Spring và nhà hàng California Grill cung cấp thức ăn miễn phí.

Mục Sư Samuel Alba nói với đài KTLA, nhà thờ Good Shepherd Bible Church tại địa chỉ số 6712 trên đường Washington bị lửa hủy hoại vào ngày 31 Tháng Mười. Tuy vậy, ông cho rằng đức tin của cộng đoàn vẫn rất mạnh mẽ.

“Nhiều người nghĩ đám cháy sẽ làm chúng tôi mất đi đức tin, nhưng nó làm chúng tôi mạnh mẽ hơn trước nữa,” ông cho hay.

Số tiền kiếm được từ buổi gây quỹ sẽ được dùng để xây một nhà thờ mới, nhưng Mục Sư Alba và các giáo dân chưa biết sẽ xây ở đâu. (TL)

Bão lại kéo đến miền Tây Hoa Kỳ, vài nơi ở California có tuyết

SAN FRANCISCO, California (NV) – Vào ngày lễ Martin Luther King Jr., hôm Thứ Hai, 20 Tháng Giêng, cả nửa khu vực phía Đông của Hoa Kỳ đang trong tình trạng thời tiết mùa Đông giá lạnh, với nhiều nơi có nhiệt độ ở dưới mức 0 độ F, nhất là ở vùng Northern Plains (Bình Nguyên phía Bắc) và vùng New England.

Bầu không khí rét buốt từ Bắc Cực cũng tràn đến vùng Trung-Nam Hoa Kỳ, nơi gió mạnh khiến nhiêt độ ở Atlanta, tiểu bang Georgia và Memphis ở  tiểu bang Tennessee chỉ ở gần 20 độ F (âm 6 độ C) vào sáng ngày Thứ Hai, theo tin ABC News.

Vào chiều tối ngày Thứ Hai cho đến sáng ngày Thứ Ba, bầu khí lạnh nhất sẽ kéo tới vùng Trung Florida, nơi dân chúng được báo động về thời tiết lạnh, với nhiệt độ ở thành phố Orlando có thể ở mức trên dưới 30 độ F (khoảng âm 1 độ C).

Trong khi đó, một trận bão mới đang hình thành ngoài khơi Thái Bình Dương vào sáng ngày Thứ Hai.

Đến sáng Thứ Ba, hệ thống bão này sẽ tiến vào khu vực phía Tây Hoa Kỳ, đem theo mưa lớn từ Seattle, tiểu bang Washington cho tới San Francisco ở California và nhiều tuyết ở vùng núi.

Tại một số nơi ở California, mức tuyết trút xuống có thể từ 1 đến 2 foot tuyết (30.48 cm tới 60.96 cm).

Tại vùng Bắc California, mưa sẽ khởi sự rơi xuống vào lúc khoảng 7 giờ sáng Thứ Ba, theo tiên đoán của Sở Khí Tượng Quốc Gia (NWS). Tuyết sẽ rơi xuống rặng Sierra Nevada chừng hai giờ sau đó.

Tin tức khí tượng cũng cho hay tuy có mưa và tuyết, trận bão này cũng không bù đắp được lượng nước cần có trong Tháng Giêng, vốn đã rất khô ráo.

Tuy California hiện không ở trong tình trạng hạn hán, vùng Bắc California cần có mưa và tuyết  trong Tháng Giêng, Hai và Tháng Ba để đổ đầy các hồ chứa thiên nhiên và bảo đảm rằng tiểu bang có đủ nước trong những tháng mùa Hè và Thu.

Ở vùng Nam California, xuống tới San Diego, mưa có thể khởi sự rơi xuống vào khuya ngày Thứ Hai và kéo dài tới sáng Thứ Ba.

Trận bão từ phía Tây  này sẽ tiến qua phía Đông và sẽ đem theo mưa, tuyết và băng đá tới vùng Trung Tây cũng như Đông Bắc Hoa Kỳ vào cuối tuần này. (V.Giang)

Cựu chiến binh 106 tuổi ở Sacramento bị trộm chiếc Cadillac kỷ vật

SACRAMENTO, California (NV) – Sở Cảnh Sát Sacramento cho biết kẻ trộm vào nhà cựu chiến binh 106 tuổi và lấy chiếc Cadillac kỷ vật của ông.

Theo đài KTLA, cựu chiến binh 106 tuổi là ông Curly Bunfill, từng nhận ba huân chương “Purple Hearts” và có nhiều câu chuyện cùng nhiều kỷ vật quý. Một trong những thứ quý nhất của ông là chiếc xe Cadillac Eldorado đời 1956 và đó là quà ông nhận được từ minh tinh Rita Hayworth.

Ông kể từng làm người đóng thế các pha mạo hiểm cho Hollywood và gặp minh tinh Hayworth tại một buổi tiệc.

“Tôi nhảy với bà và bà có rất nhiều xe đẹp, nên chúng tôi nhảy quanh mấy chiếc xe,” ông kể.

Minh tinh Hayworth hỏi ông thích chiếc xe nào nhất và ông nói chiếc Cadillac Eldorado. Khi bà qua đời, bà viết di chúc và tặng ông chiếc xe đó.

Ông lái chiếc xe này đi diễn hành rất nhiều lần trong hơn 30 năm và kẻ trộm lẻn vào nhà, lấy chiếc xe của ông hồi tuần trước.

“Tôi đi đâu cũng có chiếc xe đó. Mất nó rồi, tôi cảm thấy như mất một phần của mình,” ông chia sẻ.

Ông Bunfill đang treo tiền thưởng $7,000 cho người giúp ông tìm lại được chiếc xe.

Nhân viên công lực cũng kêu gọi công chúng giúp đỡ. Theo mô tả, chiếc xe màu xanh dương đó tên của cố minh tinh Rita Hayworth khác vào cửa, đuôi, đầu xe và có bảng số 2NSB909 của California.

Sở Cảnh Sát Sacramento kêu gọi công chúng cung cấp thông tin qua số điện thoại (916) 808-5471. (TL)

Seal Beach: Cháy cả khu chúng cư chỉ vì một cây nến

SEAL BEACH, California (NV) – Một gia đình để nến cháy trong phòng ngủ trong chúng cư ở Seal Beach và làm cháy nhà, làm hai người bị thương vào sáng sớm Thứ Hai, 20 Tháng Giêng.

Theo đài KTLA, có người gọi cứu hỏa lúc 12:40 phút sáng sớm, để báo khu 12200 trên đường Montecito bị cháy.

Chỉ Hủy Ron Roberts của Sở Cứu Hỏa Orange County cho biết lính cứu hỏa thấy tầng hai của khu chúng cư đang cháy và khói bốc dày đặc.

Cơ quan này cho hay có hai người phải nhập viện vì bị thương nhẹ.

Lính cứu hỏa nhanh chóng làm việc và dập tắt được đám cháy lúc 1 giờ 30 phút sáng.

Hai căn phòng bị hư hại nặng và ba phòng bị hư nhẹ. Một căn phòng chứa rất nhiều đồ, gây một số trở ngại cho lính cứu hỏa.

Đại Úy Tony Bommarito của Sở Cứu Hỏa Orange County cho biết sau khi điều tra, nhân viên công lực xác định lý do khu chúng cư bị cháy là do một cây nến.

Lính cứu hỏa gọi Hồng Thập Tự đến để giúp đỡ khoảng 20 người bị mất nhà ở do đám cháy. (TL)

Người dân quyên góp hơn $32,000 giúp dân Đồng Tâm

Tin tổng hợp 19/01/2020
-Người dân quyên góp hơn 32,000 USD giúp dân Đồng Tâm
-Facebooker ‘Chung Hoàng Chương’ bị khởi tố
-‘Giặc châu chấu’ bùng ra ở Đông Phi, đe dọa lương thực một số quốc gia nghèo nhất thế giới
-Virus gây bệnh viêm phổi, giống SARS, lan rộng ở Trung Quốc, với gần 140 ca bệnh mới

Một ông cố ý ủi vào chiếc xe Prius chở các thiếu niên ở California; 3 người thiệt mạng

TEMESCAL VALLEY, California (NV) – Cơ quan cảnh sát tuần lưu xa lộ California (CHP) sáng Thứ Hai, 20 Tháng Giêng, nói rằng một người đàn ông đã cố tình dùng xe của  mình ủi vào một chiếc Toyota Prius, khiến chiếc xe này lạc tay lái, đâm vào gốc cây bên lề đường, làm thiệt mạng ba thiếu niên bên trong.

Nghi can Anurag Chandra bị cảnh sát bắt. (Hình: NBC Los Angeles)

Theo bản tin của đài truyền hình địa phương KTLA 5 thì có ba người khác trong chiếc xe Prius được chở vào bệnh viện với các thương tích không gây nguy hiểm tới tính mạng.

Trung Úy David Yokley thuộc cơ quan CHP nói rằng các nạn nhân sống sót đều là nam giới, gồm hai thiếu niên và người lái xe 18 tuổi.

Các nhân chứng nói rằng họ lái theo nghi can đến một căn nhà và gọi báo cho nhân viên công lực, theo ông Yokley.

Người này sau đó được cho biết tên là Anurag Chandra, 43 tuổi, cư dân thành phố Corona.

Trung Úy Yokley nói nghi can Chandra bị bắt lúc 2 giờ 46 phút sáng Thứ Hai và bị giam về tội tình nghi sát nhân.

Vụ này xảy ra lúc khoảng 10 giờ 30 phút tối Chủ Nhật và cơ quan công lực hiện vẫn còn điều tra nguyên  nhân xảy ra việc ủi xe này.

Temescal Valley nằm ở vùng Nam California, thuộc quận Riverside County, có khoảng hơn 22,000 dân. (V.Giang)

Nhiều chương trình đặc sắc mừng Tết Nguyên Đán tại Disneyland Resort

“Diễn Hành Tết Chủ Đề Mulan”, nhạc nước “Về Nhà – Lunar New Year Celebration”, viết thư pháp… là những chương trình mừng Tết đặc sắc ở Disneyland Resort.
 
Những chương trình này kéo dài 24 ngày, từ ngày 17 Tháng Giêng đến ngày 09 Tháng Hai, tại Paradise Bay trong Disney California Adventure Park.

‘Giặc châu chấu’ bùng ra ở Đông Phi, đe dọa các quốc gia nghèo nhất thế giới

ADDIS ABABA, Ethiopia (AP) – Hàng đoàn “giặc châu chấu”, được coi là đông đảo nhất từ 25 năm nay, đang thấy xuất hiện khắp khu vực Đông Phi, và là mối đe dọa chưa từng thấy cho nguồn cung cấp lương thực tại khu vực có các quốc gia ở hàng nghèo nhất thế giới, theo giới hữu trách.

Các chuyên gia về côn trùng nói rằng tình hình thời tiết bất thường cũng góp phần tạo ra tình trạng hiện nay.

Các đàn châu chấu bay đen kịt như đám mây phủ khắp bầu trời. Mỗi con châu chấu có chiều dài trung bình bằng ngón tay và có hàng triệu con bay hợp đoàn cùng nhau. Mỗi khi chúng đậu xuống cánh đồng nào là nơi đó trở thành tan hoang.

Một giới chức kiểm soát côn trùng ở Kenya cầm trong tay con châu chấu. (Hình: AP Photo/Patrick Ngugi)

Người dân địa phương ra đồng, chen vào giữa đàn “giặc châu chấu” này, la hét, xua đuổi, vung gậy đập, nhưng thảy đều vô hiệu.

Chính phủ Kenya báo cáo “sự gia tăng cực kỳ nguy hiểm” về hoạt động của các đàn châu chấu. Quốc gia này nói rằng đã thấy một đàn châu chấu dài 60 km (khoảng 37 dặm), rộng 40 km (khoảng 25 dặm) bay ở vùng Đông Bắc nơi này.

Trong bản thông cáo gửi tới báo chí, cơ quan điều hành phát triển khu vực Đông Phi, có tên “Intergovernmental Authority on Development IGAD”, nói rằng một đàn châu chấu sa mạc trung bình có thể có tới 150 triệu con mỗi  một cây số vuông và “mỗi một đàn như thế này mỗi ngày có thể phá hủy nguồn cung cấp thực phẩm nuôi sống 2,500 người.”

Sự bùng phát của châu chấu sa mạc, được coi là giống châu chấu nguy hiểm nhất, cũng đang phá hủy nhiều nơi ở Somalia, Ethiopia, Sudan, Djibouti và Eritrea. IGAD cảnh cáo rằng giặc châu chấu này có thể sớm lan tới South Sudan và Uganda.

Châu chấu đang khiến tình trạng thiếu thực phẩm trong vùng trở nên trầm trọng hơn, theo Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế (FAO) của Liên Hiệp Quốc. Cho đến nay, có hàng trăm ngàn mẫu lương thực đã bị phá hủy.

Một trận bùng phát châu chấu xảy ra từ năm 2003 tới 2005 tại 20 quốc gia ở vùng Bắc Phi Châu đã khiến gây phí tổn đến hơn $500 triệu để tiêu diệt, với hơn $2.5 tỉ lương thực bị tiêu hủy, cũng theo FAO.

Để ngăn chặn phát triển của các đàn châu chấu, giới hữu trách phải dùng đến không ảnh chụp từ vệ tinh, trữ sẵn thuốc diệt sâu bọ và mở ra các cuộc phun thuốc bằng phi cơ. Tại Ethiopia, giới hữu trách nói họ đã dùng tới 4 phi cơ cánh quạt loại nhỏ để dùng phun thuốc chống lại giặc châu chấu. (V.Giang)

Tin giả, tin thật, tin ai?

Chúng ta đang sống trong thời đại của thông tin (The age of information). Thông tin tràn ngập. Đến độ không ai trong chúng ta mà không ngụp lặn bởi thông tin.

Tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, đứng đầu các cơ quan ban ngành, v.v… của mọi cơ quan chính phủ dân chủ cấp tiến đều rất bận, nên họ đều có một bộ phận riêng biệt chuyên thu thập các thông tin liên hệ, để có những truyền thông chính trị (political communication/public relations) thích ứng, nếu có nhu cầu. Nhưng chủ yếu là để biết giới truyền thông, và người dân, hiện đang nghĩ gì về mình.

Lẽ ra nhiều thông càng giúp cho chúng ta hiểu biết, đánh giá và quyết định vấn đề đúng đắn hơn (informed decisions)?

Nhưng không hẳn vậy.

Thời đại thông tin tràn ngập cũng có nghĩa tràn ngập mọi loại thông tin, trong đó có cả mọi loại thông tin giả (fake news): thông tin sai lệch/xuyên tạc (disinformation) và không tin không đúng sự thật (misinformation).

Ở đây cũng xét có nhu cầu để làm rõ vài định nghĩa. Theo tổ chức UNESCO thì tin sai (disinformation) là thông tin sai lệch và cố tình tạo ra để gây hại cho một người, nhóm xã hội, tổ chức hoặc quốc gia. Nên gọi loại tin này là tin xuyên tạc. Tin không thật (misinformation) là thông tin sai nhưng không tạo ra với mục đích gây hại. Tin giả (fake news) có ý nghĩa ngược với thông tin thật, bao gồm hai loại tin nêu trên.

UNESCO đã làm một công việc rất thực tiễn là phát hành một sổ tay giáo dục và đào tạo báo chí năm 2019, dầy 128 trang, có tự đề ‘Báo chí, “tin giả” và “tin xuyên tạc” với mục đích “tăng cường giáo dục báo chí, và ấn phẩm này là nỗ lực mới nhất nhằm cung cấp những nguồn lực tri thức hiện đại nhất.” UNESCO phát hành bằng nhiều ngôn ngữ, Anh, Việt,…

Giới truyền thông khắp nơi, đặc biệt tại Việt Nam, cũng như hải ngoại, nên tìm hiểu ấn phẩm này vì vai trò của truyền thông mang tính quan trọng để giúp người dân hiểu biết trung thực và đa chiều, bởi như thế người dân mới có thể có những quyết định đúng đắn cho cuộc sống của cá nhân mình và đời sống chính trị của quốc gia mình, tại Hoa Kỳ, Úc, Việt hay toàn thế giới. Khi tin tức mình trình bày được kiểm chứng, mang tính đa chiều, và không thiên vị, thì sự khả tín của chính mình, và cơ quan truyền thông mình phục vụ, sẽ gia tăng.

Tất nhiên vẫn có những người chỉ muốn nghe tin tức nào hợp với nhãn quan chính trị của mình, chẳng hạn, hoặc với mong đợi từ trong thầm kín lòng mình. Do đó họ chỉ chọn những nguồn thông tin đáp ứng nhu cầu riêng của họ, và không hề tiếp cận các loại thông tin khác. Bảo thủ hay cấp tiến cũng thế, tuy tất nhiên không phải tất cả. Do đó khó có thể nào thuyết phục được thành phần này thay đổi tư duy hay cách nhìn nhận vấn đề.

Dù sao, mọi cơ quan truyền thông đứng đắn phải có trách nhiệm kiểm chứng nguồn tin từ nhiều chiều, và cần có sự cân bằng (balance) và không thiên vị (impartial) trước khi đăng nó.

Facebook, nói riêng, và các truyền thông xã hội, nói chung, vào thời gian đầu đã là nơi cung cấp những nguồn thông tin cần thiết và quan trọng cho người dân của các quốc gia không có tự do ngôn luận và tự do báo chí. Tuy nhiên các chế độ cường quyền, vì không thể cấm cản hoàn toàn, nên đã khai dụng nó cho mặt trận tuyên truyền của họ.

Peter Pomerantsev cho rằng: “Nhưng ngôn ngữ, lý tưởng, chiến thuật và những câu chuyện duy trì cuộc đấu tranh cho dân chủ trong thế kỷ 20 hiện đang được sử dụng bởi chính các lực lượng mà họ có ý định chiến đấu.” Nói cách khác, các thế lực độc tài chuyên chính cũng khai thác phương thức và kẻ hở này, nhất là về luật đối với tự do ngôn luận của các chế độ dân chủ cấp tiến, để tung hỏa mù và gây hoang mang cho độc giả, người dân.

Peter Pomerantsev là một phóng viên, người viết sách, và sản xuất chương trình TV, và đang là thành viên cao cấp thỉnh giảng tại Viện Các Vấn Đề Toàn Cầu tại Trường Kinh Tế Luân Đôn.

Bố ông, Igor Pomerantsev, từng bị mật vụ KGB bắt năm 1976 vì tội phát tán các văn học chống Liên Xô. Ngày nay, Peter Pomerantsev nhận định rằng chúng ta đang sống trong một thế giới mà các phương tiện thao túng đã phát triển và nhân lên nhiều lần, một thế giới quảng cáo đen tối, đòn phép/hoạt động tâm lý (psy-op), chiếm máy/dữ liệu người khác (hack), chương trình máy móc tự động (bot), sự thật mềm (soft facts), giả mạo sâu sắc bằng kỹ thuật điện ảnh (deep fakes), tin tức giả mạo, Putin, người gây chiến/xuyên tạc trên mạng (troll) và Trump.

Pomerantsev đã thành lập các nhóm nghiên cứu tại trường Đại Học London để tìm hiểu chiến dịch ảnh hưởng độc hại mới hơn trên toàn thế giới và cố gắng tìm cách chống lại chúng. Pomerantsev đưa ra nhiều trường hợp mà nhóm ông đã nghiên cứu đã tìm hiểu, chẳng hạn như cơ quan truyền thông độc lập Rappler tại Phi, muốn truyền đạt các thông tin trung thực và đa chiều tại tại đây nhưng đang phải chịu bao áp lực, kể cả bắt cớ, từ chính quyền Duterte; Pomerantsev cũng đề cập đến chính trị tại Mexico, Nga, Anh, Mỹ, v.v… Và câu chuyện mà bố ông bị KBG bắt giam.

Ngày nay, tin giả tràn lan trên các mạng xã hội, làm người sử dụng hoặc tin hoàn toàn, hoặc bán tin bán nghi, ngoại trừ những người nắm rõ thông tin đa chiều. Những tác hại này rất lớn, đặc biệt đối với các nền dân chủ cấp tiến, cũng như đối với các phong trào đấu tranh cho dân chủ. Các chế độ cường quyền đã hy động hàng ngàn, hay hàng chục ngàn, dư luận viên, ngoài hàng trăm các cơ quan truyền thông thực thuộc nhà nước hoặc do họ kiểm soát hoàn toàn nên không dám lên tiếng, để tung tin không thật (misinformation) và tin xuyên tạc (disinformation), đến quảng đại công chúng. Vì không nắm vững vấn đề, vì thiếu thông tin đa chiều, vì thích hợp với nhãn quan của mình, vì các vấn đề chuyên môn và phức tạp ngoài khả năng nhận thức của mình, và vì thói quen cả tin không chịu kiểm chứng các nguồn thông tin từ đâu, có khả tín không, và vì thiếu tư duy độc lập, suy nghĩ phê phán, v.v… nên những người này vô hình trung không những tin tưởng các loại tin giả này, mà còn phổ biến nó đến người khác. Vô hình trung trở thành cái loa tuyên truyền cho các chế độ có mục tiêu vu khống, bóp méo, nhục mạ, tấn công cá nhân hay tổ chức nào đó đang có những hoạt động gây khó khăn cho thế lực cầm quyền.

Tháng Chín, năm 2019, Pomerantsev viết thêm một bài có tựa đề “Tôi rời Nga để thoát khỏi cuộc tấn công của Putin về lý luận. Bây giờ tôi sợ nước Anh đang trên con đường tương tự.”

Ngày nay, tôi có cảm tưởng rằng nhiều người sẳn sàng tin vào một vấn đề gì đó mà không cần kiểm chứng nguồn từ bất cứ đâu; và người ta sẳn sàng bỏ qua những thông tin khả tín, xác thực dù có bao nhiêu nguồn dẫn chứng đứng đắn.

Chúng ta đang ở thời đại tràn ngập nhiễu thông tin, nhiễu niềm tin, trong khi lý luận, tư duy phản biện và tính tôn trọng sự thật đang gặp khủng hoảng rất lớn.

Các quốc gia có nền dân chủ cấp tiến, vững chắc lo ngại về ảnh hưởng này. Cuộc bầu cử tại Mỹ năm 2016, hay Brexit tại Anh sau đó, và bao nhiêu sự tấn công hay coi thường sự thật đã diễn ra quá nhiều. Nếu nó trở thành bình thường thì đó là điều đáng quan ngại cho tương lai thế giới và văn minh nhân loại.

Chính phủ Úc và Quốc Hội Úc đã quan ngại sâu sắc sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, và Brexit tại Anh, nên đã có những chính sách và hành động thực tiễn để đối phó với mối an nguy này. Úc quan niệm rằng thông tin giả là mối đe dọa to lớn đối với các định chế dân chủ và xã hội. Các biện pháp được đề nghị tiến hành bao gồm: luật chống lan truyền thông tin sai lệch trực tuyến; luật chống can thiệp nước ngoài trong bầu cử; tăng các quy định của phương tiện truyền thông xã hội (quảng cáo, bot); giám sát phương tiện truyền thông xã hội; quảng bá nội dung chính xác….

Năm 2017, ba học giả của ba trường đại học danh tiếng Mỹ, Gary King thuộc Harvard, Jenifer Pan thuộc Stanford, Margaret Roberts thuộc San Diego/California, đã cùng phối hợp nhau nghiên cứu bài viết trên tạp chí American Political Science Review, có tựa đề: “Chính phủ Trung Quốc ngụy tạo các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội như thế nào để đánh lạc hướng chiến lược, không tham gia vào tranh cãi.”

Bài nghiên cứu đã tóm tác các nhận định như sau:

“Chúng tôi ước tính rằng chính phủ (Trung Quốc) bịa đặt và đăng khoảng 448 triệu bình luận trên mạng xã hội mỗi năm. Trái ngược với tuyên bố trước đó, chúng tôi cho thấy chiến lược của chế độ Trung Quốc là tránh tranh cãi với những người hoài nghi về đảng và chính phủ, và thậm chí không thảo luận về các vấn đề gây tranh cãi.

Chúng tôi cho thấy rằng mục tiêu của hoạt động bí mật lớn này là thay vào đó đánh lạc hướng công chúng và thay đổi chủ đề, vì hầu hết các bài viết này liên quan đến cổ vũ cho Trung Quốc, lịch sử cách mạng của Đảng Cộng sản hoặc các biểu tượng khác của chế độ. Chúng tôi thảo luận làm thế nào những kết quả này phù hợp với những gì được biết về chương trình kiểm duyệt của Trung Quốc và đề nghị làm thế nào họ có thể thay đổi hiểu biết lý thuyết rộng hơn của chúng tôi về kiến thức phổ biến và kiểm soát thông tin trong chế độ độc đoán.”

Những ai quan tâm nên tìm hiểu về bài nghiên cứu giá trị này.

Ngày xưa, làm âm thanh và phim ảnh thì phải dựa vào âm thanh, hình ảnh, phim ảnh thật, dù có bị thay đổi một chút, hay được thiết kế và cắt bỏ phần nào, tùy theo quan điểm của người làm. Ngày nay, kỹ thuật tân tiến đến độ người ta có thể sử dụng cả những nhân vật đã chết lâu rồi, có thể làm cho họ sống lại (như bộ phim Star Wars), và có thể nói năng diễn xuất như thường. Nó gọi là Deepfakes. Tác giả Robert Chesney và Danielle Citron kết luận rằng trong thế giới hậu sự thật này (post-truth world), chúng ta cần học cách kiên nhẫn/trì hơn, không chấp nhận các âm thanh và phim ảnh bằng chỉ bề mặt của nó; nhưng đồng thời phải đấu tranh chống lại sự xuống cấp mà trong đó sẽ có nhiều người dân mà chỉ muốn tin vào những điều làm hợp với niềm tin sẵn có của họ. Tóm lại, chúng ta trong nền dân chủ cần phải chấp nhận một sự thật khó chịu: để sống sót trước mối đe dọa từ Deepfakes, chúng ta sẽ phải học cách sống với sự dối trá.

Vâng, cuộc sống con người có nhiều trái nghịch và mâu thuẫn không ngừng, phải không?

Bênh vực người dân Đồng Tâm, facebooker Chung Hoàng Chương bị khởi tố

CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Facebooker Chung Hoàng Chương đưa tin và bình luận về vụ đàn áp dân Đồng Tâm chính thức bị nhà cầm quyền CSVN khởi tố khi bị vu cho tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”

Hôm Thứ Hai 20 Tháng Giêng, 2020, báo Người Lao Động loan tin Facebooker Chung Hoàng Chương với bút hiệu “Chương May Mắn” chính thức bị khởi tố vì “đăng tải những thông tin xuyên tạc đối với lực lượng vũ trang trong khi thi hành công vụ” khi hàng ngàn cảnh sát cơ động, công an trang bị đầy đủ vũ khí tấn công người dân xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội rạng sáng 9 Tháng Giêng, 2020.

Ông Chung Hoàng Chương, 43 tuổi, cư dân phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, là chủ tài khoản Facebook “Chương May Mắn.”

Ngay sau khi vụ đàn áp dân Đồng Tâm xảy ra vài giờ đồng hồ, ngày 10 Tháng Giêng 2020, ông Chung Hoàng Chương đưa phóng ảnh từ trang mạng “Thư Viện Pháp Luật” dẫn luật lệ nhà nước CSVN về cưỡng chế đất đai. Trong đó, khoản 2 C viết rằng: “…không thực hiện cưỡng chế từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau; các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; trong thời gian 15 ngày trước và sau Tết Nguyên Đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người bị cưỡng chế…”

Điều khoản vừa kể được ông Chương dẫn ra để chứng minh nhà cầm quyền CSVN đã bất chấp luật lệ, đưa lực lượng võ trang với hàng ngàn người tới “đánh úp” dân Đồng Tâm, thực hiện kế hoạch cướp đoạt đất cánh đồng Sênh.

Facebooker Chương May Mắn dẫn luật cưỡng chế của nhà cầm quyền CSVN. (Hình: NV crop trang facebook Chương May Mắn)

Hai ngày sau đó, ông Chung Hoàng Chương đã bị công an quận Ninh Kiều bắt giữ lấy cớ “Lợi dụng quyền tự do ngôn luận” khi đăng tải trên mạng xã hội “nhiều bài viết mang tính chất xuyên tạc, làm mất uy tín cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang đang thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.”

Bản tin của tờ Người Lao Động còn cáo buộc rằng: “Vào năm 2016 và 2017, Chương nhiều lần đăng tải chia sẻ bài viết có nội dung xuyên tạc, không chính xác về mỹ quan đô thị và sự việc liên quan đến Formosa. Vào cuối năm 2017, tài khoản Facebook ‘Chương May Mắn’ gây xôn xao dư luận khi đăng hình cổng chào đường đèn nghệ thuật Xuân Mậu Tuất ở thành phố Cần Thơ cùng với hình chiếc quần lót gây nhiều nhầm cho nhiều người.”

Sau khi Facebooke Chung Hoàng Chương bị bắt, tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) cáo buộc chế độ Hà Nội tăng cường trấn áp với các vụ bắt người và kiểm duyệt mạng xã hội, nhằm dập tắt những tranh luận về vụ tranh chấp đất đẫm máu tại làng Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội.

“Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook ngày càng trở thành vũ khí của Việt Nam để chống lại những ai bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa. Đây là việc vi phạm tự do ngôn luận, và rõ ràng là mưu toan dập tắt những tiếng nói bất đồng.” Ân Xá Quốc Tế dẫn lời ông Nicholas Bequelin, một giám đốc khu vực của tổ chức.

Nếu bị đưa ra tòa, ông Chung Hoàng Chương có thể bị kết án tù đến 7 năm chưa kể án quản chế. (TN)

Hai ‘sếp lớn’ của công ty Đường Sắt Việt Nam và Du Lịch Vũng Tàu bị ‘cảnh cáo’

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Thủ tướng CSVN đã quyết định thi hành kỷ luật “cảnh cáo” chủ tịch Hội Đồng Thành Viên Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam do “có nhiều sai phạm nghiêm trọng.”

Theo báo Tiền Phong ngày 20 Tháng Giêng, 2020, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức “cảnh cáo” ông Vũ Anh Minh, chủ tịch Hội Đồng Thành Viên Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam.

Ông Minh bị kỷ luật vì đã “có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thời gian giữ các chức vụ: phó vụ trưởng, vụ trưởng Vụ Quản Lý Doanh Nghiệp, phó trưởng Ban Thường Trực Ban Chỉ Đạo Đổi Mới và Phát Triển Doanh Nghiệp thuộc Bộ Giao Thông và Vận Tải.”

Trước đó, đảng ủy Khối Doanh Nghiệp Trung Ương quyết định kỷ luật “Cảnh cáo về mặt đảng” đối với ông Vũ Anh Minh.

Cùng với ông Minh, ba thứ trưởng và một cựu thứ trưởng Bộ Giao Thông và Vận Tải cũng đã bị kỷ luật liên quan đến trách nhiệm cá nhân về ký các quyết định “phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại nhiều doanh nghiệp trong ngành.”

Ông Trần Tuấn Việt bị bắt sáng 20 Tháng Giêng, 2020. (Hình: Quang Bình/VNExpress).

Cũng trong ngày 20 Tháng Giêng, Công An tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bắt tạm giam bốn tháng ông Trần Tuấn Việt (58 tuổi), cựu tổng giám đốc Công Ty Cổ Phần Du Lịch Bà Rịa-Vũng Tàu, bị cáo buộc gây thiệt hại tài sản nhà nước 11 tỷ đồng ($474,653) để điều tra về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.”

Theo báo VNExpress, cơ quan hữu trách bước đầu xác định từ năm 2012-2015, ông Việt đã chi kinh phí chuyển nhượng tài sản, lợi thế quyền thuê đất giữa Công Ty Cổ Phần Du Lịch Bà Rịa-Vũng Tàu với Công Ty Cổ Phần Xây Lắp và Địa ốc Vũng Tàu không đúng quy định, gây thiệt hại hơn 3.2 tỷ đồng ($138,081); nhận chuyển nhượng 70% cổ phần của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sammei Trading Development và thương hiệu Sammy gây thiệt hại tài sản nhà nước gần 7.3 tỷ đồng ($314,997).

Ngoài ra, ông Việt còn ký duyệt cho ông Nguyễn Văn Mẫn, phó giám đốc khách sạn Sammy Đà Lạt tạm ứng tiền để xin cấp phép dịch vụ trò chơi có thưởng tại khách sạn này khi không có kế hoạch, phương án, khoản chi,… gây thiệt hại 400 triệu đồng ($17,259).

Từ những sai phạm trên, Thanh Tra tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đề nghị Ủy Ban Nhân Dân tỉnh này chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra để tiếp tục điều tra ông Trần Tuấn Việt. (Tr.N)

Công ty điện thoại của Samsung có giám đốc mới

SEOUL, Nam Hàn (NV) – Tập đoàn Samsung vừa bổ nhiệm giám đốc mới cho công ty điện thoại “smartphone” để giữ vị trí hàng đầu thế giới.

Theo Business Insider, ông Roh Tae-moon từng là người đứng đầu của bộ phận nghiên cứu và được bổ nhiệm thành giám đốc của nhánh sản xuất điện thoại của Samsung.

Trong khi đó, ba tổng giám đốc của tập đoàn này là ông Ki Ki-nam, ông Kim Hyun-Suk và ông DJ Koh vẫn giữ nguyên vị trí. Tuy vậy, ông DJ Koh từng là giám đốc của nhánh sản xuất điện thoại và được ông Roh thay thế.

Ông Roh làm việc cho Samsung từ năm 1997 và là một chuyên gia lâu năm của kỹ thuật điện thoại di động. Ông từng được thăng chức trong năm 2019 vì đóng góp nhiều trong việc chế tạo ra dòng điện thoại Galaxy Note.

Không chỉ vậy, ông sẵn sàng cắt giảm chi phí rất nhiều bằng cách cho nước ngoài sản xuất điện thoại của Samsung để cạnh tranh với các đối thủ bán điện thoại với giá rẻ hơn như Huawei và Oppo.

Theo tổ chức nghiên cứu Gartner của Hoa Kỳ, Samsung bán nhiều điện thoại nhất thế giới trong Quý 3 của năm 2019 và chiếm hơn 20% thị trường.

Trong khi đó, Huawei chiếm đến 17% thị trường, Apple chiếm 10.5% và Oppo, tuy bán hàng đa số cho Trung Quốc, nhưng chiếm đến 8% thị trường. (TL)

 

Tổng giám đốc Google kêu gọi kiểm soát công nghệ AI

LONDON, Anh Quốc (NV) – Tổng giám đốc của Google đang kêu gọi thế giới tìm cách lập ra quy định và kiểm soát công nghệ trí khôn nhân tạo (artificial intelligence, AI).

Theo U.S News & World Report, ông Sundar Pichai kêu gọi các chính phủ và các nhà lập pháp giới hạn cách sử dụng AI.

“Tôi nghĩ chắc chắn phải có cách để kiểm soát cách sử dụng AI, nhưng chưa biết cách nào tốt nhất,” ông nói.

Ông cho hay Khối Liên Minh Âu Châu (EU) và chính phủ Hoa Kỳ đang tìm cách kiểm soát công nghệ này. Vì vậy, ông cho rằng vai trò của chính phủ và việc lập ra luật lệ phù hợp rất quan trọng. Tuy vậy, ông Pichai chưa đưa ra được đề nghị cụ thể nào.

Tổng giám đốc Pichai còn gặp nhà kiểm soát cạnh tranh của EU là bà Margrethe Vestager và bà sẽ gặp Tổng giám đốc Brad Smith của Microsoft để thảo luận về công nghệ AI.

Sau khi được tái bổ nhiệm, bà Vestager đang có ý định kiểm soát AI và đang soạn một số luật để công nghệ này được sử dụng có đạo đức. Bà và EU kiểm soát các công ty kỹ thuật rất chặt chẽ. Sau đó, Hoa Kỳ bắt đầu kiểm soát và điều tra các tập đoàn kỹ thuật như Google, Facebook hay Amazon.

Theo ông Pichai, AI là một công nghệ có không biết bao nhiêu lợi ích, nhưng cũng có nhiều tác hại. Một trong những tác hại là kỹ thuật nhận diện, có thể giúp nhân viên công lực tìm người thất lạc, nhưng cũng có thể bị dùng theo những cách xấu. Không chỉ vậy, AI còn được sử dụng để chế tạo các loại vũ khí tân tiến.

Hồi năm 2018, Google tuyên bố sẽ không sử dụng AI trong bất cứ điều gì liên quan đến vũ khí, hay theo dõi người khác không đúng với luật quốc tế và sẽ không vi phạm nhân quyền. (TL)

Dân Ninh Bình tức giận khi chính quyền đập phá trại nuôi hàu ngay trước Tết

Điểm tin trong ngày 20/01/2020:
-2 chết, 15 bị thương trong vụ nổ súng bên ngoài quán bar ở Missouri đêm qua
-Làng hoa Sa Đéc, Quy Nhơn thắng đậm nhờ Hoa kiểng ‘lạ’ cuốn hút người mua dịp Tết Canh Tý 2020
-Dân Ninh Bình tức giận khi chính quyền đập phá trại nuôi hàu ngay trước Tết
-Cán bộ tỉnh Gia Lai được cử đi Trung Quốc “du học” nhưng về đem bằng tốt nghiệp giả mạo

Nổ súng bên ngoài quán bar ở Missouri; 2 người chết, 15 bị thương

KANSAS CITY, Missouri (AP) – Một nhân viên canh gác, có võ trang, đã bắn chết một người tình nghi là nổ súng loạn đả vào một đám đông sắp hàng bên ngoài một quán bar ở thành  phố Kansas City, tiểu bang Missouri, làm thiệt mạng một phụ nữ và làm bị thương 15 người khác, theo tin cảnh sát.

Hiện chưa rõ nguyên do vì sao lại có vụ nổ súng ngay trước nửa đêm ngày Chủ Nhật, 19 Tháng Giêng, bên ngoài quán bar 9ine Ultra Lounge.

Đại Úy David Jackson thuộc Sở Cảnh Sát thành phố Kansas City nói với các cơ quan truyền thông rằng nhân viên công lực khi đến nơi đã chứng kiến “một cảnh tượng hỗn loạn”.

Ông Jackson nói rằng cảnh sát không nổ phát súng nào và tại hiện trường có thi thể của hai người, một nam và một nữ.

Theo Đại Úy Jackson thì cảnh sát tin rằng người đàn ông thiệt mạng chính là kẻ đã nổ súng bắn vào đám đông.

Theo giới chức cảnh sát, các nạn nhân bị bắn khi đang xếp hàng chờ đến lượt vào trong quán bar thể thao có nhiều người lui tới.

Một quảng cáo của quán bar 9ine Ultra Lounge trên Facebook hôm Chủ Nhật có vẻ là về một buổi tối đặc biệt để mừng việc đội banh bầu dục Kansas City Chiefs đánh bại đội Tennessee Titans để gặp đội San Francisco 49ers ở giải vô địch Super Bowl năm nay.

Ít nhất là 15 người được đưa vào bệnh viện sau vụ nổ súng này. Hiện chưa rõ là phải chăng tất cả các nạn nhân đều bị trúng đạn hay không. Cảnh sát nói có ít nhất là ba người trong tình trạng nguy kịch.

Cũng vào khuya ngày Chủ Nhật đã xảy ra một vụ nổ súng bên ngoài quán bar ở thành phố San Antonio, tiểu bang Texas, khiến hai người chết và năm người bị thương.

Đến sáng Thứ Hai cảnh sát nói vẫn chưa bắt được hung thủ. (V.Giang)

Người dân quyên góp hơn $32,000 giúp các nạn nhân Đồng Tâm

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Chỉ hai ngày sau khi có lời kêu gọi từ “Nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm,” người Việt khắp nơi đã đóng góp hơn $32,000 giúp các nạn nhân bị CSVN đàn áp tại xã Đồng Tâm.

Các con số ghi nhận trên mạng cho thấy tính tới lúc 9 giờ 30 phút sáng ngày Thứ Hai, 20 Tháng Giêng, 2020, giờ California miền Tây Hoa Kỳ, người Việt khắp nơi đã tự nguyện góp vào trương mục của trang mạng gây quỹ có tên là “Gofundme” một số tiền như kể trên.

Lời kêu gọi của “Nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm” đưa ra sau khi bà Nguyễn Thúy Hạnh loan báo tài khoản của bà tại ngân hàng Vietcombank đã bị phong tỏa ngày 17 Tháng Giêng, 2020 theo lệnh của công an CSVN với số tiền hơn 528 triệu đồng (khoảng $22,800) mà bà đứng ra nhận tiền phúng viếng, yểm trợ dân Đồng Tâm rồi chuyển lại cho gia đình nạn nhân.

Bộ Công An CSVN xác nhận phong tòa tài khoản của bà Thúy Hạnh lấy cớ số tiền đó có dấu hiệu “tài trợ khủng bố.”

Bà Thúy Hạnh chỉ được biết tài khoản bị phong tỏa khi đến ngân hàng Vietcombank (tức Ngân Hàng Ngoại Thương, một ngân hàng quốc doanh) làm thủ tục rút tiền để chuyển đến cho gia đình các nạn nhân tại Đồng Tâm. Trên mạng người ta thấy hàng trăm hàng ngàn lời nguyền rủa một chế độ “táng tận lương tâm” ăn cướp cả tiền phúng viếng một đám ma.

“Nhóm Hành Động Vì Đồng Tâm” gồm 5 người phụ nữ quen thuộc với phong trào đấu tranh dân chủ hóa tại Việt Nam gồm Phạm Đoan Trang, Đặng Bích Phượng, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Trần Quỳnh Vi và Phạm Thanh Nghiên, đứng ra lập tài khoản trên trang gây quỹ phổ biến trên mạng “Gofundme” từ ngày 18 Tháng Giêng, 2020, và còn tiếp tục nhận đóng góp trực tiếp.

Những ai muốn tiếp tay đóng góp hoặc quảng bá, có thể vào trang mạng:  https://www.gofundme.com/f/chungtaygiupdodongbaodongtam

Bà Nguyễn Thúy Hạnh, ngày 20 Tháng Giêng, 2020, đã đến Ngân Hàng Vietcombank tranh luận và yêu cầu cho bà rút số tiền nói trên nhưng vẫn không được. Trên đường về, cả bà và chồng là ông Huỳnh Ngọc Chênh đã bị “một lực lượng mặc thường phục bắt cóc về số 3 Nguyễn Gia Thiều,” một cơ sở của công an CSVN, tra hỏi.

“An ninh làm việc với tôi về tài khoản ở Vietcombank. Tôi trả lời đúng như thực tế, rằng tài khoản của tôi chỉ nhận tiền phúng điếu cụ Kình, chứ chẳng có khủng bố nào cả. 6 giờ tối họ thả chúng tôi về.” Bà Thúy Hạnh kể trên trang facebook cá nhân.

Theo Luật Sư Đặng Đình Mạnh viết bình luận trên trang facebook cá nhân: “Tài trợ khủng bố hoặc phúng điếu có thể xác định bằng mốc thời gian. Tiền gởi sau thời điểm ông cụ đã mất cũng như sau khi có lời thông báo nhận chấp điếu thì đương nhiên là tiền phúng điếu. Ở vào thời điểm người thì chết, hàng chục người bị bắt, thì lấy đâu ra nghi can ‘khủng bố’ nữa mà tài trợ ‘khủng bố’?”

“Đồng thời, người gởi có ghi rõ mục đích phúng điếu thì không ai có quyền kết luận khác đi được. Lấy lý do ‘ngăn chặn dòng tiền tài trợ khủng bố’ để phong tỏa số tiền của hàng nghìn người gởi phúng điếu là cách chọc giận dân nhanh nhất và lan tỏa nhất. Sao họ cứ loay hoay ‘Lấy đá ghè chân mình’ nhỉ?”

Trên trang mạng gây quỹ “Gofundme” người ta thấy lời kêu gọi: “Hãy chung tay giúp đỡ gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con Đồng Tâm, ít nhất để những người sống sót còn có thể tiếp tục cuộc đấu tranh đòi quyền của mình, để thuê luật sư bảo vệ tính mạng những người đang bị giam cầm với các tội danh do công an dựng lên.”

Lời kêu gọi đóng góp trên trang gây quỹ “Gofundme” thúc giục: “Hãy chung tay giúp đỡ gia đình cụ Lê Đình Kình và bà con Đồng Tâm, để chính quyền công an trị hiểu rằng họ không thể mãi dối trời lừa dân, ngậm máu phun người. Công lý phải được thực thi và nhân quyền phải được bảo vệ trên mảnh đất Việt Nam này.”

Ông Lê Đình Kình bị lực lượng công an CSVN bắn chết vào đêm 9 Tháng Giêng, 2020, khi nhà cầm quyền xua một lực lượng đông hàng ngàn người vào làng Hoành, xã Đồng Tâm, đàn áp dân chúng địa phương để chặn trước các chống đối việc cướp 59 mẫu đất cánh đồng Sênh.

Nhà cầm quyền lấy cớ cánh đồng Sênh là “đất quốc phòng” nhưng dân địa phương trưng ra các văn bản địa bạ chứng minh khu đất mà nhà cầm quyền CSVN muốn cướp đoạt “nằm ngoài địa giới đất quốc phòng.”

Nhà cầm quyền huyện Mỹ Đức đã tổ chức cưỡng chế hồi Tháng Tư, 2017, nhưng dân xã Đồng Tâm đã bắt giữ khoảng 40 cán bộ và cảnh sát cơ động làm áp lực đòi thả 4 người dân, trong đó có ông Lê Đình Kình bị công an lập mưu bắt cóc. Cuộc điều đình dẫn tới những lời hứa hẹn của nhà cầm quyền thành phố Hà Nội sẽ giải quyết êm đẹp vụ tranh chấp đất đai.

Sau khi các con tin được dân chúng thả ra, nhà cầm quyền đưa ra kết luận thanh tra vẫn cả quyết 59 mẫu đất đồng Sênh là “đất quốc phòng.” Đêm 9 Tháng Giêng, 2020, hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động với đầy đủ trang bị võ khí được đưa tới Đồng Tâm, tấn công vào nhà các người bị coi là cầm đầu dân chúng địa phương chống lệnh cưỡng chế.

Ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, bị bắn chết, khoảng 30 người bị bắt giữ bị vu cho tội “Giết người.” Ngoài ông Kình, phía nhà cầm quyền nói 3 sĩ quan cảnh sát cơ động bị chết. Cái chết của họ có những nguyên nhân thế nào, không có nguồn tin độc lập nào để kiểm chứng trong khi dư luận không tin những gì nhà nước tuyên truyền.

Trong thông cáo hôm 16 Tháng Giêng, 2020, tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) lên án chế độ Hà Nội tăng cường trấn áp với các vụ bắt người và kiểm duyệt mạng xã hội, nhằm dập tắt những tranh luận về vụ tranh chấp đất đẫm máu tại xã Đồng Tâm. (TN)

Hoa kiểng ‘lạ’ cuốn hút khách hàng dịp Tết Canh Tý ở Việt Nam

ĐỒNG THÁP, Việt Nam (NV) – Dịp Tết Canh Tý 2020, một số nhà vườn hoa kiểng tại làng hoa Sa Đéc, Quy Nhơn, thắng đậm nhờ có thêm nhiều hoa lạ, đẹp bán Tết, thu hút người mua.

Nói với báo Thanh Niên, chị Nguyễn Thị Đồng Xuân, chủ cơ sở kinh doanh hoa kiểng tại làng hoa Sa Đéc, cho biết Tết này chị nhập hơn 100 chậu hoa mai đỏ từ Hà Nội về bán với giá từ 300,000-350,000 đồng ($13- $15)/chậu.

Tại các tỉnh miền Bắc, loại hoa này đã khá quen thuộc, song tại làng hoa Sa Đéc hoa mai đỏ lần đầu xuất hiện nên thu hút sự chú ý từ du khách. Không chỉ chụp ảnh với loại mai “lạ” này, nhiều người ở xa còn mua mang về nhà chưng Tết  bởi vẻ ngoài lạ mắt và ngụ ý “may mắn cát tường” của mai đỏ.

Anh Phạm Thanh Ngọc, du khách ở Sài Gòn, cho biết: “Tết mình hay mua những loại hoa mang tính đặc trưng, ví dụ như cúc mâm xôi hay hoa mai nhưng mà đợt này thì mình thấy hoa mai màu đỏ, màu cũng mang lại may mắn đầu năm và vẻ ngoài lạ nên mình chọn mua.”

Nhiều người dân thích thú đến chụp hình bên những cây quất bonsai hình chuột. (Hình: Thái Thịnh/Tuổi Trẻ)

So với các loài hoa khác, hoa mai đỏ nhiều nụ, khá giống đào miền Bắc và tươi lâu kéo dài khoảng 2-3 tháng và dễ chăm sóc. Đặc biệt, hoa nở rất đẹp nên đây cũng là lý do khiến nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên Đán.

Liên quan đến hoa Tết, theo báo Tuổi Trẻ những ngày Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 cận kề, dọc các tuyến đường lớn Nguyễn Tất Thành, An Dương Vương… ở thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) hàng loạt những cây quất bonsai được định hình khá công phu bằng các sợi thép tạo ra hình dáng chú chuột bốn chân, hai chân trước phía trên ôm những đồng tiền vàng tượng trưng cho sự may mắn, sung túc, tiền tài trong năm mới, đuôi làm bằng giấy bóng màu vàng sặc sỡ đẹp mắt đã thu hút nhiều người vào chụp hình và mua “đắt như tôm tươi” với giá khoảng 5 triệu đồng ($215)/chậu.

Theo báo Thanh Niên, nhờ thời tiết thuận lợi nông dân ở tỉnh Bình Định đã trúng mùa hoa cúc Tết Canh Tý. Đến hôm nay, các nhà vườn trồng hoa cúc ở thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước đã bán hết, thu về hàng tỷ đồng.

Ông Phạm Đậu ở phường Bình Định, thị xã An Nhơn, người có thâm niên 20 năm trồng hoa cúc hồ hởi cho biết: “Khu dân cư phía Bắc Tân An (phường Bình Định) có 10 hộ trồng hoa số lượng lên đến 15,000 chậu. Riêng tui, do không có mặt bằng nên chỉ trồng 150 chậu lớn. Cách đây một tháng, thương lái đến xem hoa đặt cọc tiền trước và mới rồi chồng tiền đủ với giá 250,000 đồng ($11)/chậu. So với năm ngoái tăng 30,000 đồng($1.3)/chậu, đến 26 Tháng Chạp này họ đến chở đi.”

Nhiều khách hàng ở Đồng Tháp chọn mua hoa mai đỏ về chưng Tết. (Hình: Khả Di/Thanh Niên)

Nói với báo Thanh Niên, ông Dương Minh Tân, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước, cho biết: “Hơn 200 gia đình nông dân ở các thôn Quảng Nghiệp, An Cửu, Biểu Chánh thắng lớn vụ hoa Tết năm nay với 40,000 chậu hoa cúc đều đã bán hết cho thương lai cách đây nửa tháng.”

Cụ thể, giá bình quân 220,000 đồng (gần $10)/chậu, tăng 10% so năm ngoái đã mang về gần 9 tỷ đồng ($388,000), trừ chi phí lãi 4 tỷ đồng ($172,000) mỗi hộ lời trên 20 triệu đồng ($860).

Còn ở làng hoa Bình Lâm, nằm dọc bờ sông Côn, bên tháp Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, có 300 hộ chuyên trồng hoa cúc bán Tết với gần 10,000 chậu. Đến thời điểm 24 Tháng Chạp, người dân nơi đây bán hoa thu về trên 8 tỷ đồng ($344,700).

Không những các làng hoa phường Bình Định, Phước Hưng, Phước Hòa bán được giá, người trồng hoa ở làng hoa xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước cũng vô cùng phấn khởi do trúng mùa được giá. (Tr.N)

Bắc Kinh đòi hỏi Mỹ phải tôn trọng chủ quyền lãnh hải Trung Quốc

Điểm tin buổi sáng 20/01/2020:
-Cảnh sát bắt một nghi can giả làm nhân viên công lực ở Rancho Cucamonga
-Dân Biểu Schiff cáo buộc NSA, CIA che giấu tin tức về Ukraine
-Bắc Kinh đòi hỏi Mỹ phải tôn trọng chủ quyền lãnh hải Trung Quốc
-Sang năm 2020 đường sắt Cát Linh-Hà Đông lại lỡ hẹn vì chưa biết khi nào ‘vận hành thương mại’

Cử đi Trung Quốc học tiến sĩ, cán bộ trường chính trị Gia Lai đem bằng giả về

GIA LAI, Việt Nam (NV) – Một cán bộ trường Chính Trị tỉnh Gia Lai được cử đi Trung Quốc học nghiên cứu sinh bằng tiền ngân sách, nhưng khi về nước lại đem nộp bản dịch photocopy công chứng bằng tốt nghiệp có dấu hiệu giả mạo.

Xác nhận với báo Tuổi Trẻ, ngày 20 Tháng Giêng, 2020, Tiến Sĩ Nguyễn Thái Bình, hiệu trưởng trường Chính Trị tỉnh Gia Lai, cho biết đã phát hiện ông Nguyễn Hoàng Lý, giảng viên của trường được cử đi học “nghiên cứu sinh tiến sĩ “ ở Trung Quốc nhưng khi chưa hoàn thành đã nộp bằng tiến sĩ nên nghi giả mạo.

Trước đó, nhà trường cử ông Nguyễn Hoàng Lý đi học chương trình đào tạo tiến sĩ tại trường Đại Học Trung Sơn (Trung Quốc) từ ngày 1 Tháng Chín, 2010 đến ngày 15 Tháng Bảy, 2013, theo “Đề án 165” của Ban Tổ Chức Trung Ương CSVN. Theo đó, nghiên cứu sinh được chi trả chi phí cho khóa học bao gồm: phí ghi danh, học phí, phí bảo hiểm, sinh hoạt phí mỗi tháng $455.

Theo Tiến Sĩ Nguyễn Thái Bình, ông Lý được cử đi học từ năm 2010-2013, sau khi về nước, giảng viên này thông báo vẫn chưa bảo vệ được luận án tiến sĩ nên gia hạn thêm hai năm (đến năm 2015) để tiếp tục “nghiên cứu và bảo vệ tại Trung Quốc.”

Bản photo bằng tốt nghiệp nghiên cứu sinh tiến sĩ của ông Nguyễn Hoàng Lý. (Hình: Huỳnh Công Đông/Tuổi Trẻ)

Sau thời gian trên, ông Lý đã nộp bản photo công chứng và bản dịch “Bằng Tốt Nghiệp” với nội dung: “Đã hoàn thành toàn bộ các môn học theo quy định chương trình đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ, chuyên ngành Quản Lý Khoa Học và Công Trình, thời gian ba năm, chín tháng (2010-2015). Thành tích ‘đạt yêu cầu’ và đã hoàn thành bảo vệ luận văn, được công nhận tốt nghiệp.”

Tuy nhiên, Tiến Sĩ Nguyễn Thái Bình cho biết theo quy định để bằng cấp hợp lệ thì phải được Cục Quản Lý Chất Lượng thuộc Bộ Giáo Dục và Đào Tạo kiểm tra, công nhận. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, ông Lý lấy nhiều lý do như mất sổ thông hành, mất bảng điểm… nên không thể kiểm định chất lượng bằng cấp.

Thấy qua thời gian dài ông Lý không chứng minh được bằng cấp, có dấu hiệu bất thường, nhà trường đã kiểm tra bằng tiến sĩ của ông Lý. Qua kiểm tra, ông này không đưa ra được văn bằng gốc, đồng thời có đơn giải trình thừa nhận là chưa hoàn thành chương trình tiến sĩ do “thiếu hai bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế.”

“Nhà trường đã có văn bản gửi Tỉnh Ủy Gia Lai xin ý kiến chỉ đạo. Ngoài ra, việc cán bộ giảng dạy không hoàn thành nhiệm vụ của đề án thì phải hoàn trả chi phí ngân sách theo quy định,” ông Bình cho biết. (Tr.N)

Tin mới cập nhật