Giữa bối cảnh nhạy cảm về xuyên tạc lịch sử, liệu drama xoay quanh Phong trào Sinh viên Gwangju của Lee Do Hyun có “dính chưởng”

| 3K|Doccocaubai
Với chủ đề nóng gần đây là sử dụng bối cảnh chính trị và lịch sử để làm nên phim truyền hình, có vẻ như sự chú ý của cư dân mạng đang dần chuyển sang bộ phim sắp tới mang tên "Tuổi thanh xuân" (tạm dịch). Bộ phim sẽ đánh dấu sự tái hợp của cặp đôi "Thế giới ma quái" Lee Do Hyun và Go Min Si.

"Tuổi thanh xuân" được biết là sẽ lấy bối cảnh lịch sử tại thành phố Gwangju vào những năm 1980. Trong phim, Lee Do Hyun sẽ vào vai Hwang Hee Tae, một sinh viên đang theo học tại Đại học Seoul. Anh đã trở thành thủ khoa và được các bạn đồng trang lứa thường gọi với cái tên “thằng nhóc nhà quê thông minh”. Hee Tae từ nhỏ đã sống với một mình mẹ và lớn lên ở vùng nông thôn. Đó cũng là động lực để anh làm việc chăm chỉ nhằm phá bỏ định kiến về cách nuôi dạy gia đình của mình. Anh thích mang theo bên mình một chiếc đàn ghi-ta và thường đến các quán cà phê âm nhạc. Một hôm nọ, Hee Tae về thăm Gwangju và tình cờ bị bắt giữa cuộc xung đột.

https://static.kites.vn/upload/2021/13/Ha/5740aac4df05671297eb34f3eae2b0d5.jpg
Go Min Si sẽ thủ vai Kim Myung Hee, một cô gái xa nhà đang theo học năm thứ ba với tư cách là một y tá ở Gwangju. Myung Hee được biết đến như một nhân vật mạnh mẽ với tư tưởng hiện đại, cô luôn mơ ước được học tập tại Đức.

Cho đến nay, các phản hồi về bộ phim là tích cực với nhiều dự đoán cho rằng bộ phim sẽ khắc họa một cách tỉ mỉ cuộc đấu tranh của sinh viên trong Phong trào sinh viên Gwangju.

Phong trào Sinh viên Gwangju (còn được gọi là Cuộc nổi dậy Gwangju hay Phong trào Dân chủ Gwangju) vào những năm 1980 là một vụ kiện vô cùng kinh hoàng mà sau này người ta còn gọi nó với cái tên là "Cuộc thảm sát Gwangju" bởi vì vô số những sinh mạng đã bị cướp đi trong các cuộc biểu tình.

https://static.kites.vn/upload/2021/13/Ha/c7a6c63b5b4fbe80789eb7a101d1646a.jpg

Nhiều người Hàn Quốc đã đổ lỗi cho cựu chính trị gia Chun Doo Hwan về vụ thảm sát, điều mà ông luôn phủ nhận cho đến tận ngày nay. Sau khi Tổng thống Park Chung Hee bị ám sát vào năm 1979, khoảng trống quyền lực đã dẫn đến việc Chun Doo Hwan nắm quyền lực quân sự thông qua một cuộc đảo chính. Chun Doo Hwan đã gán tội Tướng Jeong Seung Hwa cho vụ ám sát Park Chung Hee và giành quyền kiểm soát, đưa quân xuống xâm chiếm Trung tâm thành phố Seoul.

Tình trạng bất ổn dân sự bắt đầu diễn ra từ tháng 3 cho đến tháng 5 năm 1980. Các đoàn thể sinh viên đã dẫn đầu các cuộc biểu tình trên toàn quốc nhằm yêu cầu cải cách, chấm dứt thiết quân luật cũng như thực hiện dân chủ hóa, nhân quyền, lương tối thiểu và tự do báo chí.

https://static.kites.vn/upload/2021/13/Ha/c6e771042dc16a15f4c3b3ac4f5f2396.jpg

Lúc này, Chun Doo Hwan đã ra lệnh áp dụng các biện pháp đàn áp trên toàn quốc, đóng cửa các trường đại học và cấm tất cả các hoạt động chính trị. Quân đội đã được điều động để thực thi những điều này. Vậy còn Gwangju thì sao? Không chỉ một chính trị gia từ Gwangju (Kim Dae Jung) bị hành quyết vì xúi giục dân chủ hóa mà khu vực Gwangju là một khu vực mà người dân ở đó rất được bảo vệ do lịch sử khai thác các nguồn tài nguyên phong phú của các cường quốc trong và ngoài nước.

Chế độ độc tài của Hàn Quốc vào thời điểm đó đã gây ảnh hưởng nhiều nhất đến Gwangju vì nước đi này có lợi cho tỉnh Gyeongsang ở gần đó hơn là tỉnh Jeolla nơi mà Gwangju tọa lạc. Với những lý do này, xung đột chính trị ở Gwangju trở nên mạnh mẽ hơn tất cả. Sự khủng bố và tổn hại mà quân đội đã gây ra cho những sinh viên biểu tình là vô cùng khủng khiếp, từ giết người, lạm dụng, thậm chí là hãm hiếp. Nếu bất kỳ người biểu tình nào bị bắt, cả gia đình họ sẽ bị đưa ra thẩm vấn và xử tử.

Đó cũng là lý do vì sao mà người ta luôn đề cao Phong trào Sinh viên Gwangju cũng như Cuộc nổi dậy Dân chủ trên khắp Hàn Quốc. Điều đó cũng đòi hỏi rằng nếu ai đó muốn xây dựng tác phẩm dựa trên sự kiện lịch sử này, cần phải làm thật chính xác.

Bài viết theo Koreaboo

0 bình luận
Sắp xếp: 
Thêm bình luận ...