Chuyển đổi loại hình Cty TNHH một thành viên sang Cty TNHH hai thành viên

Liên hệ QC

Người Đưa Tin

Hạt cát sông Hằng
Thành viên danh dự
Tham gia
12/12/06
Bài viết
3,661
Được thích
18,158
Hiện công ty em là Cty TNHH 1 thành viên, em muốn chuyển lên Cty TNHH 2 thành viên thì em cần những thủ tục gì? Thời gian góp vốn như thế nào? Các thủ tục cần thiết khác gồm những thủ tục gì? Có cần quyết toán không? Tài sản định giá lại sau khi 2 bên góp vốn thỏa thuận thì chịu khoản thuế gì? Nếu bố mẹ cho con thì được miễn các khoản thuế gì?


Em đọc Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính Phủ hướng dẫn chi tiết thi hành 1 số điều Luật doanh nghiệp nhưng em chưa rõ lắm.

Điều 31. Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn 100% sở hữu nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này) được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi chủ sở hữu công ty đã góp đủ số vốn vào công ty như đã cam kết. Công ty được chuyển đổi theo phương thức sau:

a) Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác;

b) Công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác.

Giá trị phần vốn góp được chuyển nhượng, cho, tặng hoặc huy động thêm tương ứng với cách thức chuyển đổi nói trên phải theo giá thị trường, giá được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác.

3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác hoặc công ty huy động thêm vốn góp hoặc vốn cam kết góp từ một hoặc một số người khác, công ty gửi hoặc nộp hồ sơ chuyển đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ, trình tự thủ tục chuyển đổi thực hiện theo quy định tương ứng của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư tương ứng.

4. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.

5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về đầu tư phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có liên quan theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp; đồng thời xóa tên công ty được chuyển đổi trong sổ đăng ký doanh nghiệp.
 
Chuyển đổi Cty TNHH 1 thành viên sang Cty TNHH nhiều thành viên?

Hiện con đang tìm hiểu thủ tục chuyển đổi Cty TNHH 1 thành viên sang Cty TNHH nhiều thành viên thì cần làm những thủ tục gì?

+ Tài sản vốn góp nếu có định giá lại thì nộp những loại thuế gì? Ai có thẩm quyền định giá tài sản này?

+ Chủ sở hữu của Cty TNHH 1 thành viên cho 1 phần sở hữu của mình tại công ty trước đây cho một số người khác thì cá nhân được hưởng có chịu các khoản thuế nào?

+ Có cần quyết toán thuế trước khi chuyển đổi loại hình Cty TNHH nhiều thành viên không?

Xin cám ơn
 
Căn cứ vào điều 11 khoản 2 thông tư 28 ngày 28 tháng 02 năm 2011:

2. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là loại khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.

Hồ sơ khai quyết toán theo khoản 4b điều 11 thông tư 28 gồm có:

4. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
a) Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm hoặc khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư này (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
+ Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:
* Mẫu số 03-3A/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm.
* Mẫu số 03-3B/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất.
* Mẫu số 03-3C/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ.
+ Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN.
+ Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN.
+ Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số 05/TNDN.
+ Phụ lục giao dịch liên kết theo mẫu GCN-01/QLT quy định tại Phụ lục 1-GCN/CC (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
+ Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư số 15/2011/TT-BTC ngày 9/2/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Ôi mẹ ơi, bây giờ mới biết là phải làm cái này. Lúc mới thay đổi có làm thông báo gởi cơ quan thuế, mà họ chẳng nhắc gì hết.

Nhân tiện, mình có hỏi hóa đơn cũ có sử dụng tiếp được không, họ trả lời được. Bây giờ, sau 2 tháng, họ mới bảo là không được. Xử lý sao đây trời?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Rút kinh nghiệm Thầy ơi, đừng nghe ai nói mà làm theo, cái gì cũng theo luật hay nhất nhất cũng văn bản (giấy trắng mực đen).
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Trước khi trả lời bài này cho hoataybac cùng các Thầy/cô, anh chị có quan tâm. Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu qua Luật DN với các loại hình DN được thành lập.

1.- Doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp:

a.- Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lâp một doanh nghiệp tư nhân;

b.- Không có tư cách pháp nhân;

c.- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.



2.- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp:

a.- Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;

b.- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

c.- Không được quyền phát hành cổ phần.



3.- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a.- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp;

b.- Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân và số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;

c.- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

d.- Không được quyền phát hành cổ phần.



4.- Công ty cổ phần:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a.- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b.- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

c.- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ 2 trường hợp sau:

- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

- Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.​

d.- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;

e.- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

f.- Có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.



5.- Công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp:

a.- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn;

b.- Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c.- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

d.- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

e.- Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Tạm vậy nhe, hôm nay mạng bên em nó sao đó nên vào bị out ra hoài. Sẽ đối chiếu các Luật thuế, Luật kế toán,... để làm rõ hơn vấn đề
 
Tha thiết, trân trọng mời các bạn cùng tham gia thảo luận, chớ để mình độc diễn như thế này làm sao biết đúng hay sai.


Tiếp nhe:

Tại bộ luật doanh nghiệp, 60/2005/QH11 - ngày 29/11/2005

Loại hình Cty TNHH hai thành viên trở lên

Điều 60. Tăng, giảm vốn điều lệ


1. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

a) Tăng vốn góp của thành viên;

b) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;

c) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.

2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thoả thuận khác.

Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

3. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:

a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;

b) Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này;

c) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

4. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;

b) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; phần vốn góp của mỗi thành viên;

c) Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;

d) Thời điểm, hình thức tăng hoặc giảm vốn;

đ) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất; đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50% thì báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.

Cơ quan đăng ký kinh doanh đăng ký việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.


Loại hình Cty TNHH một thành viên

Điều 76. Tăng, giảm vốn điều lệ



1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.

Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

Còn nữa.
 
Mạng của em lúc này sao đó, cứ chập chờn hoài.

Nhân tiện, mình có hỏi hóa đơn cũ có sử dụng tiếp được không, họ trả lời được. Bây giờ, sau 2 tháng, họ mới bảo là không được. Xử lý sao đây trời?

Em cố gắng tìm cho Thầy Mỹ cái thông tin này để Thầy xem xét trường hợp trả lời của CB thuế đúng hay sai.


Căn cứ Điều 25 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ:

“Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ (trừ đối tượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn được gửi cùng Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của tháng đầu tiên của quý tiếp theo (mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn khi chia, tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, chuyển đổi sở hữu; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế”.

Trường hợp Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu thì Công ty phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010 nêu trên gửi cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN đến thời điểm chuyển đổi, đồng thời Công ty phải khởi tạo hóa đơn mới và làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn để sử dụng theo quy định tại Thông tư số 153/2010/TT-BTC.

Theo website: Cục Thuế TP.HCM - Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp, Công ty phải đăng ký và sử dụng hóa đơn như thế nào ?

Còn nhiều việc xung quanh việc chuyển đổi loại hình DN như có được chuyển lỗ sang không,....?

Thân mời tất cả cùng hỗ trợ cho topic này.
 
Em xin bổ sung thêm thông tin này để cả nhà cùng tìm hiểu thêm

Công văn số: 80 /CNTT- TTDV ngày 06/10/2011 của Cục Công Nghệ Thông Tin thuộc Tổng Cục Thuế, vui lòng xem nội dung chi tiết để thực hiện

Nội dung như sau:


Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Phước​

Cục CNTT - Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1271/CT-TH ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Cục Thuế tỉnh Bình Phước về vướng mắc trong việc phát hành hóa đơn của Công ty TNHH TMDV và chế biến Thảo Nguyên sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Doanh nghiệp tư nhân Thảo Nguyên thành Công ty TNHH TMDV và chế biến Thảo Nguyên và giữ nguyên mã số thuế cũ. Về việc này, Cục CNTT có ý kiến như sau:

1. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của doanh nghiệp và giữ nguyên mã số thuế cũ, doanh nghiệp in và thông báo phát hành mẫu hóa đơn mới không được trùng với mẫu hóa đơn cũ đã dùng và đã hủy. Nếu doanh nghiệp đã đặt in và gửi thông báo phát hành với các mẫu hóa đơn trùng với mẫu hóa đơn cũ, Cục Thuế hướng dẫn doanh nghiệp đóng dấu sửa lại mẫu hóa đơn. Ví dụ: từ mẫu hóa đơn 01GTKT3/001 thành 01GTKT3/002, 03XKNB3/001 thành 03XKNB3/002, giữ nguyên ký hiệu hóa đơn và số hóa đơn đã in.

2. Trường hợp vướng mắc của Doanh nghiệp tư nhân Thảo Nguyên chuyển đổi thành Công ty TNHH TMDV và chế biến Thảo Nguyên:

+ Theo công văn của Cục Thuế Bình Phước, việc doanh nghiệp đã quyết toán sử dụng hóa đơn và thực hiện hủy hóa đơn theo quy định tại điều 27 Thông tư 153/2010/TT-BTC là hoàn toàn đúng quy định. Tuy nhiên, Cục Thuế Bình Phước cần phải hướng dẫn doanh nghiệp, do giữ nguyên mã số thuế cũ nên khi doanh nghiệp in và thông báo phát hành mẫu hóa đơn mới không được trùng với mẫu hóa đơn cũ đã dùng và đã hủy. Mặt khác, trong hệ thống ứng dụng Quản lý hóa đơn, ấn chỉ của ngành Thuế (QLAC), thì hiện tại vẫn đang lưu giữ dữ liệu về hóa đơn của doanh nghiệp tư nhân cũ ở các trạng thái đã sử dụng và đã hủy, vì vậy không thể nhập thông báo phát hành mới của Công ty TNHH TMDV và chế biến Thảo Nguyên với các mẫu hóa đơn hoàn toàn trùng với mẫu hóa đơn có cùng mã số thuế với DNTN Thảo Nguyên cũ.

+ Thực tế Công ty TNHH TMDV và chế biến Thảo Nguyên đã đặt in và gửi thông báo phát hành đến Cục Thuế Bình Phước với các mẫu hóa đơn trùng với mẫu hóa đơn của DNTN cũ, dẫn đến vướng mắc Cục Thuế không nhập được vào ứng dụng. Để xử lý tình thế cho trường hợp trên theo hướng không làm lãng phí kinh phí đã in hóa đơn của DN, đề nghị Cục Thuế Bình Phước hướng dẫn doanh nghiệp như sau:

- Công ty TNHH TMDV và chế biến Thảo Nguyên đóng dấu sửa lại mẫu hóa đơn từ 01GTKT3/001 thành 01GTKT3/002, 03XKNB3/001 thành 03XKNB3/002, giữ nguyên ký hiệu hóa đơn và số hóa đơn đã in.

- Công ty TNHH TMDV và chế biến Thảo Nguyên gửi lại thông báo phát hành tới Cục Thuế Bình Phước để nhập vào ứng dụng QLAC và đăng tải lên Website.

3. Vướng mắc này có thể cũng sẽ xảy ra cho các doanh nghiệp khác có sự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Đề nghị Cục Thuế tuyên truyền hướng dẫn cho người nộp thuế biết để thực hiện đúng.

Cục CNTT - Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế biết và thực hiện./.

CỤC TRƯỞNG




Trương Thị Hải Đường​

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục Thuế các tỉnh, thành phố (để biết)
- Lưu: VT, TTDV (2b)
 
Lần chỉnh sửa cuối:
1301/TCT-CS ngày 15/04/2011 của TCT về việc điều chuyển TS khi chuyển đổi DN
 

File đính kèm

  • Van_ban_86060_chuyen doi DN.rar
    1.4 KB · Đọc: 20
trích thông tư 153, Điều 27:

Điều 27. Hủy hoá đơn
1. Hóa đơn được xác định đã hủy
- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in thừa, in hỏng; các bản phim, bản kẽm và các công cụ có tính năng tương tự trong việc tạo hóa đơn đặt in được xác định đã hủy xong khi không còn nguyên dạng của bất kỳ một tờ hoá đơn nào hoặc không còn chữ trên tờ hoá đơn để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục lại theo nguyên bản.
- Hoá đơn tự in được xác định đã hủy xong nếu phần mềm tạo hoá đơn được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra hoá đơn.
2. Các trường hợp hủy hóa đơn
a) Hoá đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hoá đơn.
b) Tổ chức, hộ, cá nhân có hoá đơn không tiếp tục sử dụng phải thực hiện huỷ hoá đơn. Thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân còn lưu giữ hoá đơn thuộc các trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hết giá trị sử dụng, thời hạn huỷ hoá đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hoá đơn đã mất.
c) Các loại hoá đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
d) Các loại hoá đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo trích dẫn trên thì chuyển đổi loại hình DN không có trong các lý do phải hủy hóa đơn.

2. Theo website: Cục Thuế TP.HCM - Khi thay đổi loại hình doanh nghiệp, Công ty phải đăng ký và sử dụng hóa đơn như thế nào ?

Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu thì Công ty phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo mẫu số 3.9 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 153/2010 nêu trên gửi cho Cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN đến thời điểm chuyển đổi, đồng thời Công ty phải khởi tạo hóa đơn mới

Như thế nào gọi là chuyển đổi hình thức sở hữu? Hình thức sở hữu có các dạng sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu liên doanh, ... Vậy thay đổi loại hình doanh nghiệp nhưng vẫn giữ nguyên hình thức sở hữu tư nhân, có thuộc diện đó hay không?

3. Theo công văn 80 /CNTT- TTDV ngày 06/10/2011 của Cục Công Nghệ Thông Tin thuộc Tổng Cục Thuế:

việc doanh nghiệp đã quyết toán sử dụng hóa đơn và thực hiện hủy hóa đơn theo quy định tại điều 27 Thông tư 153/2010/TT-BTC là hoàn toàn đúng quy định.

Ta có thể hiểu là hủy đúng quy định tức là đã làm đúng các mục 3, điều 27, thông tư 153:

3. Hủy hóa đơn của tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh
a) Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh phải lập Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy.
b) Tổ chức kinh doanh phải thành lập Hội đồng hủy hoá đơn. Hội đồng huỷ hoá đơn phải có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức.
Hộ, cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hoá đơn.
c) Các thành viên Hội đồng hủy hoá đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
d) Hồ sơ hủy hoá đơn gồm:
- Quyết định thành lập Hội đồng hủy hoá đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;
- Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số... đến số... hoặc kê chi tiết từng số hoá đơn nếu số hoá đơn cần huỷ không liên tục);
- Biên bản hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hoá đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hoá đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện huỷ hoá đơn.

Nghĩa là DN kia muốn hủy, và đã hủy đúng trình tự theo quy định. Vấn đề đặt ra là: Không hủy thì bị làm sao?
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Như thế nào gọi là chuyển đổi hình thức sở hữu? Hình thức sở hữu có các dạng sở hữu tư nhân, sở hữu nhà nước, sở hữu liên doanh, ... Vậy thay đổi loại hình doanh nghiệp nhưng vẫn giữ nguyên hình thức sở hữu tư nhân, có thuộc diện đó hay không?

Để trả lời cho topic này, em đã dẫn dắt dần về các loại hình DN để từ đây có cơ sở đi tiếp. Trong các VB trả lời, đều nói về loại hình DN, ví dụ từ DNTN chuyển sang Cty TNHH 1 thành viên, hoặc từ Cty TNHH nhiều thành viên chuyển sang Cty Cổ Phần, còn loại hình Cty TNHH thì không phân biệt TNHH 1 thành viên, 2 thành viên hoặc nhiều thành viên.

Về việc xử lý đối với hóa đơn doanh nghiệp đã đặt in trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi tên, nhưng mã số thuế, địa chỉ không thay đổi: Công văn Số: 448/TCT-CS ngày 09 tháng 02 năm 2011 của Tổng Cục Thuế V/v vướng mắc khi triển khai thực hiện Thông tư 153


Tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 153/2010/TT-BTC hướng dẫn:

“Tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn.
Đối với các số hóa đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn địa chỉ trên tờ hóa đơn, khi có sự thay đổi địa chỉ, nếu tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng".


Về việc sử dụng tiếp hóa đơn đặt in khi đổi tên Công ty : Số: 6251/CT-TTHT ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Cục Thuế TP.HCM V/v: Chính sách thuế


- Căn cứ khoản 2 điều 8 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:

“Tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đặt in hóa đơn phải in sẵn tên, mã số thuế vào tiêu thức “tên, mã số thuế người bán” trên tờ hóa đơn.
Đối với các số hóa đơn đã đặt in nhưng chưa sử dụng hết có in sẵn địa chỉ trên tờ hóa đơn, khi có sự thay đổi địa chỉ, nếu tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in thì thực hiện đóng dấu địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng.”

- Căn cứ công văn số 448/TCT-CS ngày 09/2/2011 của Tổng Cục Thuế về trả lời vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 153/2010/TT-BTC:

“... Trường hợp doanh nghiệp thay đổi tên, nhưng mã số thuế, địa chỉ không thay đổi được áp dụng như trường hợp thay đổi địa chỉ theo hướng dẫn nêu trên. Doanh nghiệp đóng dấu tên mới vào bên cạnh tiêu thức tên đã in sẵn để tiếp tục sử dụng hết các số hóa đơn đã đặt in.”
Trường hợp của Công ty theo trình bày, đầu năm 2011 đã đặt in 500 cuốn hóa đơn GTGT để sử dụng, đến nay mới chỉ sử dụng 6 cuốn; theo nghị quyết của Đại hội cổ đông Công ty đổi tên (mã số thuế, địa chỉ không thay đổi) thì Công ty được sử dụng hóa đơn đã in sẵn tên cũ nhưng phải đóng dấu tên mới vào bên cạnh theo hướng dẫn trên.

======

Theo quy định tại thông tư 80/2012/TT-BTC: “Mã số thuế của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được giữ nguyên” nhưng do tên, loại hình doanh nghiệp, đại diện hợp pháp của doanh nghiệp... thay đổi nên phải phát hành lại hoá đơn.

=====

Theo quy định tại thông tư 130/2008/TT-BTC:

- Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền.Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và được tiếp tục chuyển vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

++++++++++++

Theo TT28/2011

g) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom