Cách tính nguồn vốn phải vay

Liên hệ QC

nqmy080300

Thành viên mới
Tham gia
3/10/07
Bài viết
5
Được thích
8
Hiện nay, mình đang lập kế hoạch tài chính cho năm 2009, mình đã tham khảo qua các cách tính, nhưng sao mỗi cách tính ra mỗi kết quả khác nhau (chênh lệch quá lớn). Có anh chị nào biết cách tính thì hướng dẫn cho mình với. Cảm ơn các anh chị nhiều nhiều.
 

Đây là một bài toán rất hay, rất thông dụng (đặc biệt là đối với các bạn làm trong lĩnh vực Ngân hàng thì xác định hạn mức tín dụng/số tiền cho vay cho DN là vấn đề thường xuyên) và có rất nhiều cách giải (mỗi một loại hình doanh nghiệp lại có phương pháp phù hợp riêng)

Đứng trên quan điểm nhà tài chính trong doanh nghiệp, việc xác định Nguồn vốn phải vay trong năm kế hoạch sẽ còn có yêu cầu cao hơn nhiều do nếu xác định không chính xác sẽ gây ra tình trạng thiếu vốn, trong một chu kỳ kinh doanh

Để xác định nhu cầu vay vốn, hiện tại có nhiều phương pháp, nhưng với những gì tôi nắm được, tôi mạn phép đưa ra 03 phương pháp như sau:

Phương pháp 1: Truyền thống - Được giảng dạy tại các trường đại học trong nước (Chắc cũng do biên dịch từ sách nước ngoài mà ra)

Ưu điểm: Nhanh gọn, dễ hiểu, dễ làm
Nhược điểm: Dễ sai

Phương pháp xác định:

Hạn mức tín dụng = Chi phí sản xuất cần thiết trong năm KH /Vòng quay vốn lưu động - Vốn tự có (Và coi như tự có)- Huy động khác

Chi phí sản xuất cần thiết trong năm KH = Giá trị sản lượng (DT thuần ) - Khấu hao cơ bản - Thuế - Lợi nhuận đình mức (Lợi nhuận dự kiến)

Phương pháp này chỉ hiệu quả khi:
+ DN đã hoạt động ổn định à các chỉ số hoạt động, về cơ bản là không thay đổi nhiều
+ Phải có số liệu quá khứ để so sánh, làm mốc

Phương pháp 2: Dự báo Bảng cân đối kế toán năm kế hoạch

Phương pháp này tôi được học từ một ông Tây trong trương trình ngắn hạn do WB tổ chức. Đại ý như này:

Bạn hãy tưởng tượng ra, tại một thời điểm bất kỳ trong năm tới, Bảng cân đối kế toán (trong đó có TK vay ngắn hạn) của công ty bạn sẽ ntn ? Lúc đó, đương nhiên bạn sẽ biết được nhu cầu của công ty trong năm kế hoạch ra sao:

VD:
Tiền mặt: Tại một thời điểm bất kỳ, dư tiền mặt trong quỹ của bạn tối thiểu là bao nhiêu ? Tối đa là bao nhiêu ?
Hàng tồn kho : Công ty áp dụng chính sách HTK ntn ? Dự trữ thấp nhất bao nhiêu ? Nhiều nhất bao nhiêu ?
Các khoản phải thu: Chính sách công nợ như nào ? Trung bình, để đòi được tiền của khách mất bao nhiêu ngày ?
Tài sản cố dịnh: Trong năm có kế hoạch mua/thanh lý TSCĐ không, dùng vốn chủ sở hữu bao nhiêu ? Vay bao nhiêu ?
...
Cứ dần dần, ta dự đoán từng tài khoản một, chúng ta sẽ lần lượt dự báo tất cả các khoản mục trên BCĐKT ngoại trừ TK vay ngắn hạn

Bây giờ, nhu cầu vay ngắn hạn bạn xác định được rồi chứ ? (Nếu không được thì phải học lại Kế toán nhé “Tổng tài sản=Tổng nguồn vốn”)

Tôi đã thử áp dụng trường hợp này khá nhiều trong thực tế và kết quả là: Trên cả mỹ mãn

Ưu điểm: Chính xác, có thể xác định trên nguyên tắc thận trọng, hay chủ quan, mức TB …
Dễ làm (Đặc biệt là đối với doanh nghiệp vì làm gì có ai biết rõ bạn bằng chính bạn ?)

Nhược điểm: Vẫn phải dự báo, dự báo và dự báo
KQ chỉ cho ra được nhu cầu vay khi DN hoạt động BT, chẳng hạn 1 số TH như: Găm hàng, hay Đối tác chậm trả không đòi được đúng KH thì mọi thứ sẽ lộn tùng phèo.
Chú ý:
Phải sử dụng thật nhiều nguồn dữ liệu để so sánh đối chiếu. Càng nhiều càng chính xác

Phương pháp 3: Dòng tiền
Đây là phương pháp tân tiến nhất, hiện đại nhất hichic nhưng mà khó nhất. Phương pháp này tôi học được khi tham gia lớp học “cho vay theo dòng tiền” của WB. Khi ông giảng viên hỏi, điều gì quan trọng nhất để hạn chế rủi ro khi cho vay. Mấy bác không biết ở Ngân hàng nào (Tầm cỡ trưởng phòng trở lên) làm luôn câu: Tài sản bảo đảm
Ông tây buồn man mác ...
Kết quả là, DÒNG TIỀN
Tại VN các TCTD nước ngoài đã áp dụng SP cho vay theo dòng tiền (không cần TSBĐ): Phương pháp này rất chính xác, dự báo đúng được nhu cầu vay của DN và từ đó cho vay, quản lý dòng tiền về. Nếu có thay đổi thì điều chỉnh cũng dễ
Vậy phương pháp đó ntn ?
.....
 
Phương pháp xác định nhu cầu vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh

Các phương pháp mà bạn phuong1604 đề xuất rất hay! Nhưng đó là các phương pháp đứng ở góc độ ngân hàng. Về góc độ doanh nghiệp thì sao!? Tôi là chủ doanh nghiệp, làm sao để tôi có thể xác định được nhu cầu vốn kinh doanh của công ty sắp tới là bao nhiêu? Tôi cần phải vay bao nhiêu? Và dĩ nhiên tất cả các con số đều là tương đối! Nhưng xét về góc độ quản trị, đó sẽ là một ước lượng tương đối mà các chủ doanh nghiệp có thể bám theo đó để đề ra các chiến lược phù hợp trong tương lai!

Nguyên văn bởi nqmy080300: Cách tính nguồn vốn phải vay:
Hiện nay, mình đang lập kế hoạch tài chính cho năm 2009, mình đã tham khảo qua các cách tính, nhưng sao mỗi cách tính ra mỗi kết quả khác nhau (chênh lệch quá lớn). Có anh chị nào biết cách tính thì hướng dẫn cho mình......................
Như vậy, theo ca_dafi, sẽ có hai yếu tố quan trọng ta cần quan tâm trước khi giải quyết vấn đề mà bạn nqmy080300 nêu ra:
I. Xác định tổng nhu cầu vốn cần trong 1 chu kỳ kinh doanh;
II. Xác định được các nguồn nội lựcngoại lực (phi ngân hàng), bao gồm: khoản vốn lưu động tự có, vốn chiếm dụng từ các nguồn khác - phi ngân hàng, vốn huy động thêm từ cổ đông.
Sau đây, mình xin trình bày một phương pháp mình đã và đang áp dụng để tính toán các dự án vay vốn. Mong các anh chị và các bạn góp ý để có thể hoàn thiện phương pháp này.

Bước 1: Xác định Chỉ tiêu Doanh Thu/Giá Bán - Theo mình, đây là bước quan trọng hàng đầu trong bất cứ các kế hoạch tài chính nào. Ta có thể căn cứ vào số liệu thống kê doanh số của các năm trước và xem xét tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của công ty để ước lượng chỉ tiêu Doanh Số cho năm sắp tới.

Trong ví dụ bên dưới, mình tính toán tốc độ tăng trường của Doanh Thu sẽ là 260% (Tăng 160% so với năm trước), tốc độ tăng giá sản phẩm ước tính 110% (tăng 10% so với năm trước), giả định tỷ trọng các sản phẩm bán ra không thay đổi. Ta có bảng Chỉ tiêu doanh số như sau (Đơn giá bình quân là đơn giá bán bình quân chưa có thuế VAT):

Bảng số 1:
Budget_Sales1.jpg


---------------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 2: Ước lượng tổng chi phí phát sinh - Dựa vào kế hoạch Doanh số, ta có thể tính toán, ước lượng các khoản mục chi phí phát sinh (bao gồm cả các khoản dự phòng); một trong những cách ước lượng mình thường áp dụng là ước lượng theo tỷ trọng chi phí/Doanh Thu. Đừng nghĩ rằng chỉ áp dụng phương pháp ước lượng này cho Biến phí thôi. Hãy nghĩ rằng, với chỉ tiêu doanh số tăng trưởng mục tiêu như vậy, liệu bạn có phải đầu tư thêm máy móc thiết bị mới hay không? Từ đó xem xét các khoản khấu hao sẽ tăng hay giảm tương ứng?!

Với bảng chỉ tiêu doanh số bên trên, ca_dafi đã tính toán ra được bảng dự toán chi phí cho năm 2009 theo như bảng sau:

Bảng số 2:
Budget_Cost.jpg


Nói thêm:
Căn cứ vào hai bảng trên, ta có thể ước lượng hiệu quả kinh doanh năm 2009 như sau:
Bảng số 3:
1| Tổng Doanh Thu: |
74,000,000,000​
|
2| Tổng Chi Phí: |
72,668,000,000​
|
3| Lợi nhuận trước thuế ([1]-[2]):|
1,332,000,000​
|
4| Thuế suất thuế TNDN :|
0%​
|Đang trong giai đoạn miễn thuế
5| Thuế TNDN ([3] x [4]):|
0​
|
6| Lợi nhuận sau thuế ([3]-[5]):|
1,332,000,000​
|
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 3: Xác định tổng nhu cầu vốn
Để ước lượng tổng nhu cầu vốn, ta áp dụng công thức sau (các bạn kiểm chứng lại công thức này nhé):

Trong đó:

1| Tổng Chi phí SX :|
72,668,000,000​
|
2| Khấu hao :|
364,000,000​
|
3| Lãi vay :|
1,090,648,002​
|
4(*)| Vòng quay vốn lưu động (VLĐ) dự kiến: |
06 vòng/năm​
|
(*)Phương pháp tính vòng quay vốn lưu động có lẽ không cần phải bàn ở đây! Mình sẽ có dịp nói về vòng quay vốn lưu động trong một topic khác nhé!

Như vậy, ta có:
Các bạn đừng thấy lạ khi tổng chi phí theo tính toán tới 72,668,000,000 đồng, trong khi tổng nhu cầu vốn chỉ có 11,868,892,000 đồng. Hãy cân nhắc tới vòng quay vốn lưu động! Yếu tố này tùy thuộc nhiều vào từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nhưng nhìn chung, vòng quay vốn càng nhanh thì nhu cầu vốn sẽ càng giảm. Ngược lại, vòng quay vốn càng chậm thì nhu cầu vốn sẽ càng cao.

Ví dụ:
- Một công ty mua bán bất động sản sẽ có vòng quay vốn lưu động chậm hơn một công ty kinh doanh nước giải khát, hàng tiêu dùng.
- Trong ví dụ này, công ty mình có vòng quay vốn lưu động dự kiến 6 vòng/năm


---------------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 4: Xác định nhu cầu vốn vay
Hãy xem xét bảng sau:
1| Tổng nhu cầu vốn ước tính |
11,868,892,000
|
|Ước lượng các nguồn nội lực và ngoại lực (phi ngân hàng) :||
2| Vốn lưu động tự có: |
3,000,000,000​
|
3| Vốn huy động thêm từ cổ đông: |
3,000,000,000​
|
4| Vốn chiếm dụng (bình quân): |
2.868.892.000​
|
5| Vốn vay ngân hàng ([1]-[2]-[3]-[4]): |
3,000,000,000
|


Trong đó:

[2]-Vốn lưu động tự có: Xác định bằng cách lấy số cuối kỳ năm 2008 trên Bảng Cân Đối Kế Toán;

[3]-Vốn huy động thêm từ cổ đông: Xác định bằng Biên Bản Họp Hội Đồng Quản Trị/Hội Đồng Thành Viên về việc cam kết góp vốn bổ sung;

[4]-Vốn chiếm dụng: Vốn chiếm dụng bao gồm các khoản phải trả cho người bán, các khoản phải trả cho nhân viên, v.v... nhưng không phải là các khoản nợ Ngân Hàng; được ước lượng bằng cách lấy bình quân đầu kỳ và cuối kỳ trên Dự toán Bảng Cân Đối Kế Toán năm 2009 (năm kế hoạch)
Như vậy, mình đã chia sẻ phương pháp tính toán nhu cầu vay vốn mà mình đang áp dụng. Mong rằng, qua bài này các anh chị và các bạn cùng chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong vấn đề nóng bỏng này. Nhất là trong tình hình kinh tế hiện nay!

Mong có được sự góp ý thẳng thắn chân tình từ các anh chị em và các bạn!

Chân thành cảm ơn!
 

File đính kèm

  • VayVon_cadafi.zip
    12 KB · Đọc: 4,812
Lần chỉnh sửa cuối:
To:nqmy080300 : Hướng dẫn của Bạn Ca_dafi rất cụ thể và hay (Giống cách 1 của tui nhưng bạn ý hướng dẫn rất chi tiết). Bạn có thể áp dụng cách trên

To Ca_dafi:

Thực ra, đã là phương pháp xác định nhu cầu vay, nếu tính chính xác, dựa trên các giả thuyết như nhau thì kết quả cũng như nhau. Có điều thực tế ở VN hay xảy ra hiện tượng:
Ngân hàng thường xác định nhu cầu vay của DN thấp hơn thực tế (phòng trừ DN sử dụng vốn không đúng mục đích, tạo áp lực để DN thực hiện việc thu nợ đúng kế hoạch ...)
DN thường tự xác định nhu cầu vay lớn hơn mức cần thiết (Để cho thoải mái, không bị áp lực về vốn, thỉnh thoảng còn có thể cho đối tác chậm trả nhiều hơn so với chính sách công nợ chẳng hạn ...)
Với phương pháp mà Ca_dafi nêu ra, thực tế phát sinh một số tình huống ?
- DN mới thành lập hoặc thành lập chưa đủ kỳ --> Không có số liệu quá khứ để so sánh
- Việc sử dụng công thức này vô hình chung đã loại ra phần lợi nhuận sau mỗi chu kỳ kinh doanh (vì sau mỗi chu kỳ kinh doanh, DN có một phần lợi nhuận để lại, bổ sung vào vốn tự có --> giảm nhu cầu vay vốn ngân hàng). Giả dụ như Tập đoàn Hòa Phát trong 6 tháng đầu năm 2008 chẳng hạn --> siêu lợi nhuận, chỉ cần 1 vòng quay vốn lưu động đã tạo ra lợi nhuận gần 1000 tỷ, thừa đủ để trả nợ ngắn hạn cho ngân hàng.
- Tuy nhiên, xét cho cùng, đã là dự báo thì không thể chính xác được, vì vậy người ta vẫn sử dụng công thức này với mức độ chính xác tương đối.

Để khắc phục những vấn đề trên, hiện tại, các tổ chức tín dụng đã và đang thử nghiệm áp dụng phương pháp cho vay theo dòng tiền (Chủ DN cũng có thể áp dụng phương pháp này để xác định nhu cầu vốn cho DN mình)
Với phương pháp này, thậm chí, người ta còn có thể tính được nhu cầu vốn cho từng tháng, từng vụ KD (các DN KD thời vụ) ...

Các bạn tham khảo theo file đính kèm nhé !

Đây chỉ là định hướng để các bạn tham khảo cách thức ntn. Thực tế, mỗi DN có cách XĐ khác nhau:
Có thể hiểu:
Với số tiền vốn lưu động ròng ban đầu

Xác định Thực thu, thực chi hàng tháng
Thực thu là tiền thu được chứ không phải là Doanh thu (tiền thu từ bán hàng tháng trước cũng là thực thu của tháng này.
Thực chi là tiền thực chi ra Bao gồm tất cả các khoản sẽ phải chi ra trong 1 tháng (mua hàng nhưng được nợ người bán cũng không tính vào đây vì chưa phải là chi phí, nhưng trả tiền hàng từ tháng trước sẽ tính vào)

Phần thiếu hụt lũy kế sẽ là phần phải vay ngân hàng !

Phương pháp này rất hay nhưng mà khó làm (vì nguồn dữ liệu đầu vào phải thẩm định rất kỹ) vì vậy trước mắt mình mới áp dụng cho các DN đại chúng (công bố thông tin đầy đủ, có KH rõ ràng ) Chưa dám áp dụng cho các DN vừa và nhỏ ngoài QD,
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, chính mình là người hiểu mình nhất, với pp này, các DN tự mình xác định được khá chính xác nhu cầu vốn cho mình .

Rất mong được thảo luận cùng mọi người !
 

File đính kèm

  • Cho vay theo dong tien.rar
    19 KB · Đọc: 3,746
Lần chỉnh sửa cuối:
4(*)|
Phương pháp tính vòng quay vốn lưu động có lẽ không cần phải bàn ở đây! Mình sẽ có dịp nói về vòng quay vốn lưu động trong một topic khác nhé!

Tôi làm ở NH và nhận thấy hầu hết đều sử dụng cách của Ca_dafi. Một thiếu sót trong phương pháp này, xin bổ sung thêm cùng với góp ý của phuong1604, đó là cách tính vòng quay vốn lưu động. Lẽ ra là không nhắc tới như đề nghị của Ca_dafi nhưng vấn đề mình đang đề cập tới nằm ở chỗ này.

Thông thường, công thức mà chúng ta được học là

Vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần/Vốn lưu động bình quân

Chính cái bình quân này là vấn đề khi tính toán, cách tính thông thường là lấy trên bảng CĐKT : (VLĐ năm trước + VLĐ năm sau)/2. Hoặc nếu doanh nghiệp thì sẽ lấy (MaxVLĐ+MinVLĐ)/2. Cách tính cứng nhắc này đã bỏ qua đặc thù của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có doanh thu theo mùa.

Chẳng hạn như một doanh nghiệp xuất khẩu gạo, mùa hàng thường nằm từ tháng 1-6, cao điểm trong tháng 3, 4. Tại thời điểm này, nhu cầu vốn có thể lên đến gấp 20-30 lần vốn CSH (để mua gạo chờ xuất). Tháng 12 khi kết sổ, lúc này vốn vay đã trả gần hết, bảng cân đối đẹp như mơ. Nếu tính như cách trên, chắc chắn nhu cầu VLĐ sẽ thấp hơn thực tế rất nhiều.

Cách khắc phục :

1. Thay đổi cách tính vòng quay vốn Lưu động theo vòng quay tiền (tính từ khi trả tiền mua hàng đến khi thu tiền bán hàng).

2. Tính nhu cầu vốn theo cách thứ 2 của phuong1604, tức xác định bảng cân đối tại thời điểm nhu cầu vốn cao nhất. Cách thứ 3 chắc cũng giải quyết được vấn đề nhưng hình như hơi khó.

Nhân đây cũng xin hỏi là ai có file excel lập tự động Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho mình xin nhé !
 
Bạn thử tham khảo file này nhé !

Do mục đích sử dụng báo cáo khác nhau nên bọn tui có một số điều chỉnh so với một BCTC thông thường. Tuy nhiên, ý tưởng xây dựng BCLCTT cũng đáng để quan tâm lắm đó nghe !

Một số chú ý:
Luôn phải có bước làm sạch dữ liệu trước khi nhập bảng dữ liệu (loại bỏ phải thu xấu, tài sản cố định không sử dụng, hàng tồn kho chất lượng kém ...)
Một số chỉ số tài chính sẽ sử dụng số tại thời điểm cuối kỳ (không lấy số bình quân-quan điểm của tui như thế)
Bóc khấu hao ra khỏi các chi phí để khi phân tích cho chính xác
...
Thân chào !
 

File đính kèm

  • ABC.rar
    12.3 KB · Đọc: 2,546
Các phương pháp mà bạn phuong1604 đề xuất rất hay! Nhưng đó là các phương pháp đứng ở góc độ ngân hàng. Về góc độ doanh nghiệp thì sao!? Tôi là chủ doanh nghiệp, làm sao để tôi có thể xác định được nhu cầu vốn kinh doanh của công ty sắp tới là bao nhiêu? Tôi cần phải vay bao nhiêu? Và dĩ nhiên tất cả các con số đều là tương đối! Nhưng xét về góc độ quản trị, đó sẽ là một ước lượng tương đối mà các chủ doanh nghiệp có thể bám theo đó để đề ra các chiến lược phù hợp trong tương lai!

Như vậy, theo ca_dafi, sẽ có hai yếu tố quan trọng ta cần quan tâm trước khi giải quyết vấn đề mà bạn nqmy080300 nêu ra:
Sau đây, mình xin trình bày một phương pháp mình đã và đang áp dụng để tính toán các dự án vay vốn. Mong các anh chị và các bạn góp ý để có thể hoàn thiện phương pháp này.

Bước 1: Xác định Chỉ tiêu Doanh Thu/Giá Bán - Theo mình, đây là bước quan trọng hàng đầu trong bất cứ các kế hoạch tài chính nào. Ta có thể căn cứ vào số liệu thống kê doanh số của các năm trước và xem xét tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của công ty để ước lượng chỉ tiêu Doanh Số cho năm sắp tới.

Trong ví dụ bên dưới, mình tính toán tốc độ tăng trường của Doanh Thu sẽ là 260% (Tăng 160% so với năm trước), tốc độ tăng giá sản phẩm ước tính 110% (tăng 10% so với năm trước), giả định tỷ trọng các sản phẩm bán ra không thay đổi. Ta có bảng Chỉ tiêu doanh số như sau (Đơn giá bình quân là đơn giá bán bình quân chưa có thuế VAT):

Bảng số 1:
Budget_Sales1.jpg


---------------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 2: Ước lượng tổng chi phí phát sinh - Dựa vào kế hoạch Doanh số, ta có thể tính toán, ước lượng các khoản mục chi phí phát sinh (bao gồm cả các khoản dự phòng); một trong những cách ước lượng mình thường áp dụng là ước lượng theo tỷ trọng chi phí/Doanh Thu. Đừng nghĩ rằng chỉ áp dụng phương pháp ước lượng này cho Biến phí thôi. Hãy nghĩ rằng, với chỉ tiêu doanh số tăng trưởng mục tiêu như vậy, liệu bạn có phải đầu tư thêm máy móc thiết bị mới hay không? Từ đó xem xét các khoản khấu hao sẽ tăng hay giảm tương ứng?!

Với bảng chỉ tiêu doanh số bên trên, ca_dafi đã tính toán ra được bảng dự toán chi phí cho năm 2009 theo như bảng sau:

Bảng số 2:
Budget_Cost.jpg


Nói thêm:
Căn cứ vào hai bảng trên, ta có thể ước lượng hiệu quả kinh doanh năm 2009 như sau:
Bảng số 3:
1| Tổng Doanh Thu: |
74,000,000,000​
|
2| Tổng Chi Phí: |
72,668,000,000​
|
3| Lợi nhuận trước thuế ([1]-[2]):|
1,332,000,000​
|
4| Thuế suất thuế TNDN :|
0%​
|Đang trong giai đoạn miễn thuế
5| Thuế TNDN ([3] x [4]):|
0​
|
6| Lợi nhuận sau thuế ([3]-[5]):|
1,332,000,000​
|
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 3: Xác định tổng nhu cầu vốn
Để ước lượng tổng nhu cầu vốn, ta áp dụng công thức sau (các bạn kiểm chứng lại công thức này nhé):

Trong đó:

1| Tổng Chi phí SX :|
72,668,000,000​
|
2| Khấu hao :|
364,000,000​
|
3| Lãi vay :|
1,090,648,002​
|
4(*)| Vòng quay vốn lưu động (VLĐ) dự kiến: |
06 vòng/năm​
|
(*)Phương pháp tính vòng quay vốn lưu động có lẽ không cần phải bàn ở đây! Mình sẽ có dịp nói về vòng quay vốn lưu động trong một topic khác nhé!

Như vậy, ta có:
Các bạn đừng thấy lạ khi tổng chi phí theo tính toán tới 72,668,000,000 đồng, trong khi tổng nhu cầu vốn chỉ có 11,868,892,000 đồng. Hãy cân nhắc tới vòng quay vốn lưu động! Yếu tố này tùy thuộc nhiều vào từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nhưng nhìn chung, vòng quay vốn càng nhanh thì nhu cầu vốn sẽ càng giảm. Ngược lại, vòng quay vốn càng chậm thì nhu cầu vốn sẽ càng cao.

Ví dụ:
- Một công ty mua bán bất động sản sẽ có vòng quay vốn lưu động chậm hơn một công ty kinh doanh nước giải khát, hàng tiêu dùng.
- Trong ví dụ này, công ty mình có vòng quay vốn lưu động dự kiến 6 vòng/năm


---------------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 4: Xác định nhu cầu vốn vay
Hãy xem xét bảng sau:
1| Tổng nhu cầu vốn ước tính |
11,868,892,000
|
|Ước lượng các nguồn nội lực và ngoại lực (phi ngân hàng) :||
2| Vốn lưu động tự có: |
3,000,000,000​
|
3| Vốn huy động thêm từ cổ đông: |
3,000,000,000​
|
4| Vốn chiếm dụng (bình quân): |
2.868.892.000​
|
5| Vốn vay ngân hàng ([1]-[2]-[3]-[4]): |
3,000,000,000
|


Trong đó:

Như vậy, mình đã chia sẻ phương pháp tính toán nhu cầu vay vốn mà mình đang áp dụng. Mong rằng, qua bài này các anh chị và các bạn cùng chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong vấn đề nóng bỏng này. Nhất là trong tình hình kinh tế hiện nay!

Mong có được sự góp ý thẳng thắn chân tình từ các anh chị em và các bạn!

Chân thành cảm ơn!
cho mình hỏi chút: theo công thức: tổng nhu cầu vốn= (tổng chi phí- khấu hao- lãi vay) / vòng quay vốn lưu động dự kiến (1)
=>thì "vòng quay vốn lưu dộng dự kiến" được tính như thế nào? và công thức công thức này có liên quan gì đến công thức:
Vòng quay vốn lưu động = doanh thu thuần / vốn lưu động bình quân (2)
mình vẫn chưa hiểu rõ vấn đề xoay quanh 2 công thức trên. mong bạn hướng dẫn giúp!!!!!!!!!!!!!
thanks
 
vòng quay vốn lưu động = doanh thu thuần/tài sản lưu động bình quân chứ nhỉ?
 
Thật ra thì công thức tính vòng quay vốn lưu động dự kiến chỉ là tương đối thôi bạn ạ. bạn có thể tính bằng vòng quay vốn lưu động năm trước hoặc vòng quay vốn lưu động dự kiến = bình quân vòng quay vốn lưu động 02 năm gần nhất. Cái này theo mình phair xem xét thời gian từ lúc bán hàng đến lúc thu được tiền. Còn lại tính toán theo bảng cân đối kế toán là tương đối vì với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo mùa vụ thì cách tính đó ít chính xác hơn..." Mọi việc cũng chỉ là tương đôi mà bạn"
cho mình hỏi chút: theo công thức: tổng nhu cầu vốn= (tổng chi phí- khấu hao- lãi vay) / vòng quay vốn lưu động dự kiến (1)
=>thì "vòng quay vốn lưu dộng dự kiến" được tính như thế nào? và công thức công thức này có liên quan gì đến công thức:
Vòng quay vốn lưu động = doanh thu thuần / vốn lưu động bình quân (2)
mình vẫn chưa hiểu rõ vấn đề xoay quanh 2 công thức trên. mong bạn hướng dẫn giúp!!!!!!!!!!!!!
thanks
 
Có thể xác định Vòng quay VLĐ dự kiến bằng cách dự báo các chỉ tiêu hoạt động (chu kỳ luân chuyển của VLĐ) của DN sẽ có kq chính xác hơn. Xác định:
Vòng quay VLĐ= 360/(Số ngày tồn kho + số ngày phải thu- Số ngày phải trả)
 
mình cũng có cùng thắc mắc tương tự giống bạn tuananh291187, theo nhu câu trả lời của bạn thì mình vẫn chưa hiểu, có ai chỉ rõ hơn về hai công thức này không, xin chỉ giáo???
 
Các phương pháp mà bạn phuong1604 đề xuất rất hay! Nhưng đó là các phương pháp đứng ở góc độ ngân hàng. Về góc độ doanh nghiệp thì sao!? Tôi là chủ doanh nghiệp, làm sao để tôi có thể xác định được nhu cầu vốn kinh doanh của công ty sắp tới là bao nhiêu? Tôi cần phải vay bao nhiêu? Và dĩ nhiên tất cả các con số đều là tương đối! Nhưng xét về góc độ quản trị, đó sẽ là một ước lượng tương đối mà các chủ doanh nghiệp có thể bám theo đó để đề ra các chiến lược phù hợp trong tương lai!

Như vậy, theo ca_dafi, sẽ có hai yếu tố quan trọng ta cần quan tâm trước khi giải quyết vấn đề mà bạn nqmy080300 nêu ra:
Sau đây, mình xin trình bày một phương pháp mình đã và đang áp dụng để tính toán các dự án vay vốn. Mong các anh chị và các bạn góp ý để có thể hoàn thiện phương pháp này.

Bước 1: Xác định Chỉ tiêu Doanh Thu/Giá Bán - Theo mình, đây là bước quan trọng hàng đầu trong bất cứ các kế hoạch tài chính nào. Ta có thể căn cứ vào số liệu thống kê doanh số của các năm trước và xem xét tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của công ty để ước lượng chỉ tiêu Doanh Số cho năm sắp tới.

Trong ví dụ bên dưới, mình tính toán tốc độ tăng trường của Doanh Thu sẽ là 260% (Tăng 160% so với năm trước), tốc độ tăng giá sản phẩm ước tính 110% (tăng 10% so với năm trước), giả định tỷ trọng các sản phẩm bán ra không thay đổi. Ta có bảng Chỉ tiêu doanh số như sau (Đơn giá bình quân là đơn giá bán bình quân chưa có thuế VAT):

Bảng số 1:
Budget_Sales1.jpg


---------------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 2: Ước lượng tổng chi phí phát sinh - Dựa vào kế hoạch Doanh số, ta có thể tính toán, ước lượng các khoản mục chi phí phát sinh (bao gồm cả các khoản dự phòng); một trong những cách ước lượng mình thường áp dụng là ước lượng theo tỷ trọng chi phí/Doanh Thu. Đừng nghĩ rằng chỉ áp dụng phương pháp ước lượng này cho Biến phí thôi. Hãy nghĩ rằng, với chỉ tiêu doanh số tăng trưởng mục tiêu như vậy, liệu bạn có phải đầu tư thêm máy móc thiết bị mới hay không? Từ đó xem xét các khoản khấu hao sẽ tăng hay giảm tương ứng?!

Với bảng chỉ tiêu doanh số bên trên, ca_dafi đã tính toán ra được bảng dự toán chi phí cho năm 2009 theo như bảng sau:

Bảng số 2:
Budget_Cost.jpg


Nói thêm:
Căn cứ vào hai bảng trên, ta có thể ước lượng hiệu quả kinh doanh năm 2009 như sau:
Bảng số 3:
1| Tổng Doanh Thu: |
74,000,000,000​
|
2| Tổng Chi Phí: |
72,668,000,000​
|
3| Lợi nhuận trước thuế ([1]-[2]):|
1,332,000,000​
|
4| Thuế suất thuế TNDN :|
0%​
|Đang trong giai đoạn miễn thuế
5| Thuế TNDN ([3] x [4]):|
0​
|
6| Lợi nhuận sau thuế ([3]-[5]):|
1,332,000,000​
|
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 3: Xác định tổng nhu cầu vốn
Để ước lượng tổng nhu cầu vốn, ta áp dụng công thức sau (các bạn kiểm chứng lại công thức này nhé):

Trong đó:

1| Tổng Chi phí SX :|
72,668,000,000​
|
2| Khấu hao :|
364,000,000​
|
3| Lãi vay :|
1,090,648,002​
|
4(*)| Vòng quay vốn lưu động (VLĐ) dự kiến: |
06 vòng/năm​
|
(*)Phương pháp tính vòng quay vốn lưu động có lẽ không cần phải bàn ở đây! Mình sẽ có dịp nói về vòng quay vốn lưu động trong một topic khác nhé!

Như vậy, ta có:
Các bạn đừng thấy lạ khi tổng chi phí theo tính toán tới 72,668,000,000 đồng, trong khi tổng nhu cầu vốn chỉ có 11,868,892,000 đồng. Hãy cân nhắc tới vòng quay vốn lưu động! Yếu tố này tùy thuộc nhiều vào từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nhưng nhìn chung, vòng quay vốn càng nhanh thì nhu cầu vốn sẽ càng giảm. Ngược lại, vòng quay vốn càng chậm thì nhu cầu vốn sẽ càng cao.

Ví dụ:
- Một công ty mua bán bất động sản sẽ có vòng quay vốn lưu động chậm hơn một công ty kinh doanh nước giải khát, hàng tiêu dùng.
- Trong ví dụ này, công ty mình có vòng quay vốn lưu động dự kiến 6 vòng/năm


---------------------------------------------------------------------------------------------------
Bước 4: Xác định nhu cầu vốn vay
Hãy xem xét bảng sau:
1| Tổng nhu cầu vốn ước tính |
11,868,892,000
|
|Ước lượng các nguồn nội lực và ngoại lực (phi ngân hàng) :||
2| Vốn lưu động tự có: |
3,000,000,000​
|
3| Vốn huy động thêm từ cổ đông: |
3,000,000,000​
|
4| Vốn chiếm dụng (bình quân): | |
5| Vốn vay ngân hàng ([1]-[2]-[3]-[4]): |
3,000,000,000
|


Trong đó:

Như vậy, mình đã chia sẻ phương pháp tính toán nhu cầu vay vốn mà mình đang áp dụng. Mong rằng, qua bài này các anh chị và các bạn cùng chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn trong vấn đề nóng bỏng này. Nhất là trong tình hình kinh tế hiện nay!

Mong có được sự góp ý thẳng thắn chân tình từ các anh chị em và các bạn!

Chân thành cảm ơn!

trong công thức tính nhu cầu vốn của bạn. có phải trừ thuế đi không. thanh tra nhà nước đang yêu cầu tớ phải trừ thuế. họ giải thích là thuế Đánh vào người tiêu dùng
 
4rum có 2 bài viết về vốn lưu động cực hay....
Haizzz. Em điên cả đầu về tính vốn lưu động cho doanh nghiệp mới thành lập và chưa triển khai bán hàng. **~**
Ko có số liệu cũ để cập nhật, có bác nào kinh nghiệm trong vấn đề này có thể chia sẻ ý kiến không nhỉ?
 
Về cách tính vòng quay VLĐ:
Mình đang làm ở VietinBank và cách tính VLĐ như yeutindung viết chính là các VietinBank đang dùng. Hơn nữa, theo quyển Fundamentals of Corporate Finance, cách tính VLĐ cũng theo công thức đấy, i.e. Vòng quay VLĐ = 360/(số ngày tồn kho + số ngày thu nợ + số ngày trả nợ).

Về số vòng quay VLĐ dự kiến
Thông thường mình dựa vào số liệu của 2-3 năm trước rồi mình cân nhắc 2 yếu tố:
(i) Xu hướng vòng quay VLĐ đang tăng hay giảm.
(ii) Tình hình kinh tế, diễn biến thị trường của năm đang xem xét
rồi mình đưa ra ước tính vòng quay VLĐ dự kiến.

VD: một doanh nghiệp ngành xây dựng có số vòng quay VLĐ năm 2009, 2010 và 2011 như sau: 2,3 vòng, 1,5 vòng, và 1,3 vòng. Như vậy:
(i) xu hướng vòng quay VLĐ đang tăng
(ii) Tình hình ngành xây dựng năm 2012 vẫn còn nhiều khó khăn do tác động của NQ11 hay của sự trầm lắng của mảng BĐS
-> Mình áng số vòng quay VLĐ khoảng 1 vòng. Tuy nhiên, có những đồng nghiệp của mình thoáng hơn nên áng khoảng 1,5 vòng. Cái này tùy.
 
Lần chỉnh sửa cuối:
Web KT
Back
Top Bottom