Tin tức sự kiện
Thứ 6, Ngày 10/06/2016, 09:00
Hiệu quả từ mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
10/06/2016

TTĐT - ​Nhằm nâng cao giá trị sản xuất trong nông nghiệp, thời gian qua Bình Dương đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và đã mang lại những kết quả tích cực. 

Năng suất và hiệu quả kinh tế cao

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, tỉnh đã kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh đã quy hoạch và triển khai xây dựng 04 Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 979,71ha, trong đó, lĩnh vực trồng trọt 01 khu và 03 khu chăn nuôi đang đi vào hoạt động. Các chủ đầu tư cũng đang nỗ lực phấn đấu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt,. Sau một thời gian đi vào hoạt động, một số mô hình đã đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với bình quân của tỉnh. Cụ thể, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái (xã An Thái, huyện Phú Giáo) do Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I đầu tư với quy mô 411,75ha, đã triển khai thực hiện trên 387ha (đạt 94,05%) gồm các hạng mục công trình và khu sản xuất trồng trọt. Từ năm 2010 đến nay, Công ty đã trồng thử nghiệm nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế như: Dưa lưới 3ha cho doanh thu 3 tỷ đồng/ha/năm, lợi nhuận bình quân 1,5 tỷ đồng/ha/năm; cà tím 7ha cho doanh thu 400 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận bình quân 200 triệu đồng/ha/năm; chuối già hương 180ha, cho doanh thu 400 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận bình quân 150 triệu đồng/ha/năm. Các sản phẩm này được phân phối ở một số siêu thị trong nước như: Metro, Coop Mart, Big C, Aeon, Lotte Mart và xuất khẩu sang một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Dubai, Malaysia,…


Thu hoạch dưa lưới tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao An Thái, xã An Thái, huyện Phú Giáo

Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tiến Hùng (xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên) do Công ty TNHH TM SX Tiến Hùng làm chủ đầu tư, quy mô 78,5ha, đã triển khai thực hiện trên 30,3ha (đạt 38,7%) gồm các hạng mục công trình và khu chăn nuôi. Từ năm 2013 đến nay, Công ty đã nhập về nuôi trên 300.000 con gà đẻ trứng; 95.000 con gà thịt. Hàng năm cung cấp ra thị trường trên 30 triệu trứng gà.

Trại gà công nghệ cao Ba Huân (xã Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên) đầu tư với diện tích 17,6ha. Hiện đã thực hiện 100% diện tích gồm các hạng mục công trình và khu chăn nuôi. Tổng đàn gà đẻ thương phẩm là 500.000 con/17 trại; bình quân sản xuất 450.000 quả trứng/ngày và 2,5 triệu con gà con/năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Sóc Trăng, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Đồng Nai, Lâm Đồng,…

Phát triển các mô hình

Bên cạnh việc phát triển các Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh đã triển khai tập huấn chuyển giao và xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng công nghệ cao cho người nông dân. Qua đó, nhiều mô hình đã được người dân ứng dụng và nhân rộng sản xuất đại trà, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, ở lĩnh vực trồng trọt, tổng diện tích ứng dụng công nghệ cao khoảng 2.091,6ha với các loại cây trồng có giá trị như: Rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh. Các loại cây trồng được sản xuất trong nhà lưới và sử dụng nước tưới tự động; cây ăn trái sử dụng hệ thống tưới phun sương tự động,…

Đã xuất hiện một số mô hình có hiệu quả kinh tế như: Mô hình hoa lan Dendrobium, năng suất bình quân khoảng 33.000 bó lan/ha/năm và 40.000 chậu lan/ha/năm; thu nhập khoảng 2 tỷ đồng/ha/năm, lợi nhuận bình quân khoảng 600-700 triệu đồng/ha/năm. Mô hình cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), sau 3-4 năm trồng cho thu hoạch, năng suất bình quân từ 20-60 tấn/ha (tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của cây) và cho lợi nhuận khoảng 500-600 triệu đồng/ha/năm. Trường hợp nếu xử lý ra hoa trái vụ và giá bán cao thì lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/ha/năm. 


  Mô hình chăn nuôi heo công nghệ cao ở xã Tân Định, huyện Bắc Tân Uyên 

Ở lĩnh vực chăn nuôi, 80% trang trại chăn nuôi gà và gần 40% chăn nuôi heo theo quy trình ứng dụng công nghệ cao đã mang lại năng suất và giá trị cao so với chăn nuôi truyền thống. Hầu hết các trang trại chăn nuôi đều đầu tư sử dụng giống mới, hệ thống chuồng lạnh tập trung gắn với xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, sử dụng thiết bị chăn nuôi tự động (hệ thống thức ăn, nước uống, tải phân tự động,...), hạn chế được dịch bệnh, giảm tiêu tốn thức ăn, chi phí lao động, góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, tạo ra nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Với các trang trại chăn nuôi gà bình quân thu nhập khoảng 300-400 triệu đồng; chăn nuôi heo thu nhập bình quân một trại khoảng 400-450 triệu đồng.

Từ hiệu quả bước đầu về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, trong thời gian tới, ngành sẽ tập trung chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, các quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư và chuyển giao các mô hình canh tác tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao cho các trang trại, nông hộ, đặc biệt là tại các Khu Nông nghiệp công nghệ cao. Tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020.​

Lượt người xem:  Views:   4699
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tin nổi bật( time )

Tác giả

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Phân loại

Loại bài viết

Audio

Tin liên quan

Từ khóa

FriendlyName

Email

Từ khóa

LuongCoSo

Hệ số ảnh

Hệ số lương cơ sở

Hệ số tin

Tiền nhuận bút

Tin mới nhất

AverageRating0

RatingCount0

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Tin tức sự kiện