Cải bẹ xanh

Thương hiệu: Vinffood Tình trạng: Còn hàng
35,000₫/Kg

Cải bẹ xanh hay cải xanh, cải canh, cải cay, cải dưa, cải sen, vân đài, giới tử, do có vị cay, đăng đắng nên còn được gọi là cải đắng.

Số lượng:
Gọi đặt mua: 0372697968 để nhanh chóng đặt hàng

Cải bẹ xanh hay cải xanhcải canh, cải cay, cải dưa, cải sen, vân đài, giới tử, do có vị cay, đăng đắng nên còn được gọi là cải đắng.

Theo đông y Cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa; thường dùng để chữa các chứng ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí… 

Trong cải bẹ xanh có chứa rất nhiều các loại vitamin A, B, C, K, axít nicotic, catoten, abumin… Do đó mà cải bẹ xanh được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng vì có nhiều lợi ích đối với sức khỏe cũng như có tác dụng phòng chống bệnh tật như: phạm phòng, gút.

Riêng hạt cải bẹ xanh, có vị cay, tính nhiệt, không độc, trị được các chứng phong hàn, ho đờm, hen, đau họng, tê dại, mụn nhọt...

Thành phần hóa học của cải bẹ xanh:

Hạt cải canh chứa dầu béo 30 - 38%, tinh dầu 2 - 9%, chất nhầy

Dầu béo có tỷ trọng 0,995, nD 1,5185, alphaD + 0° 12’, chứa nhiều acid béo như acid erucic. acid eicosenoic, acid behenic, acid sinapic, acid arachidic, ít sinapin (ester của cholin và acid sinapic hoặc acid hydroxydimethoxycinamic), protid có trọng lượng phân tử 22900, 13000, brassicasterol, 22 - dehydrocampesterol, nhiều enzym (thioglucosidase, sulfatase, isomerase mà hỗn hợp gọi là myrosinase).

Hoạt chất là sinigrosid 0,5 - 2%. nếu đem thủy phân bằng enzym (myrosinase) sẽ cho glucose, sulfat acid của K và alyl isothiacyanat (còn gọi là "tinh dầu" rnù - tạc). Đây là chất lỏng dạng dầu, dễ bay hơi, không màu, gây chảy nước mắt, tạo ra alylihiourê với amoni hydroxyd.

Ngoài alyl isothiocyanat, hạt còn có crotonyl isothicyanat.

Cải canh dùng để muối dưa trong đó có protid, lipid, đường, celulose, caroten, acid nicotinic, vitamin C, các nguyên tố Ca, P, Fe

Lá chứa 4 - decanol có tính chất kháng đột biến, Lá còn có acid amin 8%, chủ yếu là acid glutamic và acid aspartic

Tác dụng của cải bẹ xanh:

Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già: Hạt cải bẹ xanh, hạt củ cải, hạt tía tô, mỗi vị 8-12g, sắc uống hay tán bột uống mỗi lần 4-5g, ngày uống 2-3 lần.

Viêm khí quản: Hạt cải bẹ xanh (sao) 10g, hạt cải củ (sao) 10g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia ba lần uống trong ngày.

Đơn độc sưng tấy: Hạt cải bẹ xanh tán nhỏ, trộn giấm, làm cao dán, đắp ngoài…

Trị viêm họng: Hạt cải bẹ xanh giã nát, nhuyễn sau đó cho vào một ít nước , khuấy thấy sền sệt, dùng đắp vào phần hầu, băng lại.

Thanh nhiệt: Trong đông y, tất cả các loại cây màu xanh nào cũng đều có tác dụng thanh nhiệt, riêng cải bẹ xanh có tác dụng thanh nhiệt gấp đôi, nhất là vào mùa nóng, có thể nấu lên lấy nước uống có tác dụng thanh nhiệt.

Chữa mụn nhọt: Mùa hè trẻ dễ bị mụn nhọt, có thể dùng cải bẹ xanh nấu lấy nước thay trà uống trong ngày, vừa có tác dụng tiêu và phòng ngừa mụn nhọt. Tốt nhất, đầu mùa nóng nên cho trẻ uống nước rau cải bẹ xanh thì trẻ sẽ không bị mụn nhọt.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa và táo bónCải bẹ xanh chứa nhiều chất xơ và chất nhầy. Chất nhầy sẽ hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón.

Phòng chống ung thư bàng quang: Nếu ăn cải bẹ xanh mỗi ngày với một lượng nhất định, có thể ngăn ngừa được ung thư bàng quang, một trong số những ung thư hiện nay đang gặp rất nhiều ở những người lớn tuổi. Lý do, người già thường uống nước ít, vận động không nhiều, lượng nước đọng lại trong đường tiểu, từ đó các vi khuẩn làm cho dễ phát sinh các bệnh lý, dẫn tới ung thư.

Tốt cho tim mạch: Trong cải bẹ xanh có hoạt chất có tác dụng kiềm chế cholesterol, hấp thu bài tiết ra phân. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể.

Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Trong cải bẹ xanh có nhiều chất xơ, ăn nhiều rau có thể chống đói, không sợ sinh ra calo.

Hỗ trợ bướu cổ: Bướu cổ thường xảy ra nhiều ở phụ nữ do thiếu lượng i-ốt. Trong cải bẹ xanh có chứa chất ngăn ngừa bướu cổ ở người cường tuyến giáp.

Lưu ý, đối với người suy tuyến giáp thì không nên sử dụng cải bẹ xanh.

Tăng sức đề kháng: Trong cải bẹ xanh có chứa nhiều vitamin C, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.

Chữa viêm ruột: Trong cải bẹ xanh chứa chất có tác dụng giảm nhu động ruột, ức chế chất gây viêm màng ruột. Do đó, nó giúp ngăn ngừa viêm ruột.

Chống lão hóa da: Đối với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn.

Chữa bệnh gout: Bệnh gout hình thành do chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng như các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản. Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh. Dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước, nước cải bẹ xanh sẽ giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả. Bệnh nhân gout cũng có thể lấy cải bẹ xanh giã nát và đắp vào chỗ đau.

 

Lưu ý: Những người sau không nên ăn cải xanh:

Người bị sỏi thận: Rau cải có chứa axit oxalic. Với bệnh nhân bị sỏi thận cần hạn chế ăn rau cải vì khi ăn rau cải các axit oxalic sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm.

Người bị đau dạ dày: Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải. Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đầu bụng, đặc biệt là khi ăn sống.

Bà bầu có hội chứng trào ngược: Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng.

Tham khảo Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam

popup

Số lượng:

Tổng tiền: