Camera giám sát Reoqoo

Camera giám sát Reoqoo


Évariste Galois - Bi kịch của một thiên tài toán học qua đời lúc chỉ mới 21 tuổi

17/11/2020 6:14Phản hồi: 78
Évariste Galois - Bi kịch của một thiên tài toán học qua đời lúc chỉ mới 21 tuổi
Évariste Galois sinh ngày 25 tháng 10 năm 1811 và mất ngày 31 tháng 5 năm 1832, tức là mất khi chưa đầy 21 tuổi. Galois là một thiên tài toán học khi đã để lại một công trình nghiên cứu rất quan trọng trong đại số, và nếu không nông nổi khi quyết định tham gia một cuộc đấu súng, có lẽ Galois sẽ còn đóng góp rất nhiều cho khoa học.

galois-2.jpg

Galois sinh ra có cha là Nicholas Gabriel Galois, một công dân có sức ảnh hưởng trong vùng Bourg-la-Reine, Paris. Ông từng là thị trưởng của Paris cũng như là hiệu trưởng của một trường học. Từ nhỏ, Galois đã luôn cảm thấy môi trường giáo dục không phù hợp với ông, nhưng không phải vì ông là một học trò tệ, mà vì Galois luôn cảm thấy các giáo viên ở trường Collège Royal de Louis-le-Grand nơi ông theo học thật tầm thường và kém cỏi. Mặc dù vậy, khả năng về toán học của ông đã sớm được bộc lộ khi ông bắt đầu nghiên cứu các công trình về hình học của Adrien-Marie Legendre và đại số của Joseph-Louis Lagrange.

Galois sau đó học theo sự hướng dẫn của thầy Louis Richard của trường Louis-le-Grand và nghiên cứu sâu hơn về lời giải của các phương trình đại số. Vào thời điểm này, các nhà khoa học lúc bấy giờ luôn sử dụng các công thức rõ ràng, chỉ liên quan đến các phép toán hợp lý và chiết xuất các nghiệm để giải các phương trình đến bậc bốn, nhưng họ đành chịu thua phương trình bậc 5 trở lên. Cho đến năm 1770, Lagrange đã thực hiện bước đi mới lạ nhưng mang tính quyết định là coi các nghiệm của một phương trình như các đối tượng theo ý mình và nghiên cứu các hoán vị (một sự thay đổi trong một sắp xếp có thứ tự) của chúng. Vào năm 1799, nhà toán học người Ý Paolo Ruffini đã cố gắng chứng minh rằng không thể giải được phương trình ngũ phân tổng quát bằng các căn thức. Mặc dù nỗ lực của Ruffini không hoàn toàn thành công, nhưng vào năm 1824, nhà toán học Na Uy Niels Abel đã chứng minh được điều này.

galois-1.jpg


Với những thử nghiệm của Lagrange, chúng đã kích thích bản năng toán học của Galois. Ông bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu các điều kiện cần và đủ để một phương trình đại số có thể giải được một cách triệt để. Galois đã thành công, rút ra được một kết luận rằng:
  • Khi n < hoặc = 4 thì phương trình đại số bậc n tổng quát có thể giải được bằng căn thức, tức là các phép cộng trừ nhân chia và khai căn.
  • Khi n > hoặc = 5 thì không thể giải nghiệm bằng cách trên, buộc phải có phương pháp khác.
Công trình này sau này được gọi là lý thuyết nhóm Galois, giải quyết được vấn đề mà nhiều nhà toán học lớn lúc bấy giờ đang nhức óc.

Năm 1829, ông gửi một công trình nghiên cứu về khả năng giải các phương trình đại số vào Viện Hàn lâm Khoa học pháp, tuy nhiên chính nhà toán học nổi tiếng Cauchy đã làm thất lạc nó, nhiều công trình khác của ông gửi vào đây cũng đã bị từ chối bởi nhà toán học Fourier. Xui xẻo là thế, nhưng mấy ai biết rằng một thiên tài như Galois cũng đã từng hai lần thi trượt vào đại học Bách Khoa Pháp École Polytechnique năm 1827 và năm 1829. Trước đó, ông cũng từng bị lưu ban năm 12 tuổi khi bị yếu môn hùng biện. Có giai thoại cho rằng, trong lúc thi vấn đáp để vào trường Bách Khoa, ông đã bực mình ném cái khăn vào ban giám thảo vì cho rằng mình có trình độ cao hơn họ.

galois-5.jpg
Nhà toán học Cauchy, ai học toán trung học chắc cũng biết bất đẳng thức Cauchy ha 😁

Sự xui xẻo tiếp tục đeo bám Galois, năm 1829, cha ông, sau khi nhận được một bức thư nặc danh từ những phần tử bảo thủ, đã tự sát. Với gốc gác chính trị từ gia đình, Galois là người rất tích cực tham gia vào lĩnh vực này và chăm chỉ hoạt động chính trị. Năm 1830, ông lại tiếp tục công việc nghiên cứu của mình ở tuổi 18, xuất bản ba bài báo và viết lại công trình đã từng bị Cauchy làm thất lạc để gửi lại vào Viện Hàn lâm - nhưng lần này, người nhận bản thảo nghiên cứu là Fourier đã qua đời vài tuần sau đó và công trình này lại bị thất lạc.

galois-6.jpg
Trường Bách Khoa Pháp, nơi Galois thi hai lần nhưng đều trượt vào năm 1827 và 1829

Quay về bối cảnh nước Pháp năm 1830, lúc này Cách mạng tháng Bảy đã đày vua Charles X đi lưu vong và đưa vua Louis - Philippe lên ngôi. Galois và gia đình ông là những người vốn theo đảng Cộng Hoà đã cảm thấy rất thất vọng. Galois đã viết một bài báo bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ phe Cộng Hoà, thế là ông bị trục xuất khỏi École Normale Supérieure. Sau đó, ông cũng bị bắt giam hai lần vì các hoạt động chính trị chống lại chính quyền và phải ngồi tù 6 tháng.

Quảng cáo


Năm 1831, ông lại tiếp tục nỗ lực trình bày công trình về Lý thuyết của các phương trình lên Viện hàn lâm và đây đã là lần thứ ba ông làm điều này (sau hai lần bị thất lạc trước). Lần này bản thảo đã được các nhà khoa học đánh giá, nhưng xui xẻo thay, họ không hiểu được Galois viết cái gì trong đó, họ tin rằng trong nghiên cứu này đang có một lỗi rất lớn và không chấp nhận công trình này.

Fourier2.jpg
Nhà toán học Fourier

Việc ba lần bị khước từ cộng với tâm lý tiêu cực từ vụ việc cha ông tự sát, Galois trở nên không thể kiểm soát. Ông nốc rượu ngày một nhiều hơn, nảy ra ý định tự tử và nhiều ý tưởng điên rồ khác ở cái tuổi 21. Một buổi sáng ngày 30 tháng 5 năm 1832, Galois tham gia vào một trận đấu súng để rồi kết quả mà ông phải nhận được là một kết cục bi thảm.

Tới nay, không ai biết rõ sâu xa về lý do xuất hiện trận đấu súng này cả, nhưng nhiều nhà sử học cho rằng đó là một cuộc tranh chấp vì một người phụ nữ với một người đàn ông quân nhân khác. Galois bị bắn vào bụng sáng hôm ấy, ngã gục và được đưa vào bệnh viện. Do mất quá nhiều máu, ông đã qua đời sau khi từ chối được linh mục rửa tội. Đêm trước khi cuộc đấu súng diễn ra, nhận thấy sự bất an, ông đã thức trắng đêm để ghi lại về sự liên hệ giữa lý thuyết nhóm và cách giải các đa thức, gửi cho Auguste Chevalier.

galois-4.JPG

Mãi đến năm 1843, Joseph Liouville xem bản thảo nghiên cứu của ông và có thể hiểu được chúng, ông tuyên bố rằng Galois đã giải quyết được những vấn đề nan giải của đại số lúc bấy giờ. Toàn bộ công trình sau đó được công bố vào năm 1846. Tuy nhiên thời điểm này vẫn không nhiều người có thể hiểu được công trình này. Đến năm 1870, khi mà Camille Jordan xuất bản cuốn sách của mình, trong đó có 667 trang giải thích về những nghiên cứu của Galois thì người ta mới có thể hiểu và hoàn toàn công nhận tài năng của Galois.

Quảng cáo



galois-3.jpg

Ông ra đi lúc chỉ 21 tuổi, nhưng được người đời sau này coi là người sáng lập đại số cao cấp hiện đại và đóng vai trò lớn trong việc xây dựng nền tảng của toán học nói chung. Tên của ông được đặt cho một miệng hố ở Mặt Trăng và cũng đã có một phim ngắn nói về Galois trong những khoảnh khắc cuối đời được sản xuất vào năm 1965 và 2010. Cuộc đời ông bi kịch, nhưng ông đã cháy hết mình vì toán học, vì những thứ mà ông quan tâm và theo đuổi. Nó lãng mạng và hùng tráng như một bộ phim kể về cuộc đời của một siêu anh hùng đầy cá tính.
Tham khảo Britanica, Irishtimes, Wiki, Cover: Evariste Galois - Short film 2010
78 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Thông minh hay yểu mệnh.
@caffeinezzZ Nhờ vậy nên mới có cái cho nhân loại sử dụng , ko có những người như vậy làm sao có cái bạn đang cmt
tuannd30
TÍCH CỰC
3 năm
@nguyennhut0507 thâm quá bác kkk
@nguyennhut0507 Thông minh quá. Chúc sức khỏe.
Những đứa thông minh coi vậy chứ còn sống dai , lâu hơn những đứa suốt ngày đi khịa để Tích Nghiệp ko giúp dc gì cho bản thân , cho đời và nhân loại mà còn để quả "ngọt " lại cho con cháu . Hết !
Toán học rất cần cái đầu lãng mạn. Người Pháp nổi tiếng lãng mạn nên họ giỏi toán. Người Mỹ nổi tiếng thực dụng nên họ dốt toán.
Cô Huệ
ĐẠI BÀNG
3 năm
@from team b with love Nói chuyện ngờ u vãi
@from team b with love Vớ vẩn !
@thedinh02 À. Mình với cái lũ ngu chính tả đó đều sống chung 1 xã hội mà cái lũ đó ngu chính tả còn mình thì ko.
Còn tự nhiên nói đến tổ cha ? Cha con đ.ĩ mẹ mày 😆
Thường những thiên tài, họ là thiên sứ được chúa trời ban xuống để trợ giúp nhân loại, rồi lại được Ngài rút về một cách chóng vánh. Mozart, Chopin, còn rất nhiều thiên tài khác thuộc nhiều lĩnh vực nữa...những đứa con của Chúa trời.
@Anthonie Le Galileo vì cho rằng Trái đất quay quanh Mặt trời mà bị kết tội dị giáo, rồi bị Giáo hội tiễn về gặp Chúa trời 😂
tigerczar
ĐẠI BÀNG
3 năm
Tìm hiểu kỹ hãy cmt nhé, Galileo tuy bị kết án dị giáo nhưng kg hề bị giam cầm và chết do già.
@tigerczar Bruno mới bị tiển về trời. Galileo nhờ thừa nhận mặt trời quay quanh trái đất theo ý giáo hội nên mới không bị xử tử. Từ đó ông mới có câu nói nổi tiếng "dù sao thì trái đất vẫn quay"
Chả biết ông này là ai cho tới khi đọc bài viết này!? 😁
Anh theo em
@Cuong Nb ông này là một trong những nhà toán học mình ấn tượng nhất khi đọc lúc bé :D
Ê va rít Ga loa đúng thiên tài,hồi bé đọc sách về ông này hay vãi
Hơi tiếc chết trẻ vì đấu súng ko thì còn tiến rất xa
yokel
TÍCH CỰC
3 năm
Thích tiên đề Ơ cơ lít ghi danh muôn thuở : từ 1 điểm nằm ngoài đường thẳng chỉ kẻ 1 đường thẳng vuông góc với nó. Đơn giản nhưng không ai nghĩ ra 🙂
@yokel Học lại đi nhé!
@yokel Có hiểu tiên đề là gì k
vanhao113
ĐẠI BÀNG
3 năm
Thiên tài bạc phận.
Thông minh thiên tài nhưng chết ngu dại 😁

Sống tiêu cực là vứt rồi!
Cười vô mặt
VAdaihiep
TÍCH CỰC
3 năm
@Giàng A Lúa Không ở hoàn cảnh của người ta mà phán như hiểu rõ vậy bạn.
laiviet
TÍCH CỰC
3 năm
@Giàng A Lúa Người chưa bao giờ phải chịu áp lực tâm lý/chịu nguy hiểm thường gáy rất to.
Mấy ông này xài Chip gì mà không cần ép xung như Intel vẫn nuột khi chạy max level zậy trời😢
Mavinuio
TÍCH CỰC
3 năm
Sinh ra quá sớm, không ai hiểu được mình cũng khổ
Pop-up
TÍCH CỰC
3 năm
cái gì mà dính tới bạo lực thì cũng phải lụi tàn. Thương cho một tài năng có quá ít thời gian để tỏa sáng. Nếu sống đc như một người bình thường thì ông đã có thể nhìn thấy thành quả của mình đơm hoa kết trái và đóng góp được nhiều hơn cho nhân loại
colenao00
TÍCH CỰC
3 năm
Thông minh vượt thời đại thường bị trù dập à? 3 lần công trình bị thất lạc =))
tunglinh10a2
ĐẠI BÀNG
3 năm
Mấy anh Pháp toàn kiểu vậy nhỉ, giống như công xã Pari, Victor Hugo mô tả là có rất nhiều tài năng kiểu lỗi lạc.
[Zeus]
CAO CẤP
3 năm
Giai đoạn năm 1800 hồi đó, các cụ hay lấy súng găng nhau quá ha, đâu thời này thi hào Pushkin cũng chớt trẻ khi đấu súng. Toán học ra đi, Văn học nối bước.
Ở Việt Nam ta hiện nay người ta nói chỉ cần học cộng trừ nhân chia là đủ rồi.
@copthuy Chỉ cần + - thôi, x : kêu lính nó làm 😃
@schtroumf H máy nó làm, người có làm đâu 😃
Các em HS cấp 3, ĐH ơi, thủ phạm đây rồi nè.
Cười vô mặt
Nếu đời không có chữ nếu.
Thấy thầy mình bảo may ông này đấu súng chết sớm, ko thì cấp 3 anh em ta đã chết ngập trong đống toán cao cấp rồi 😆)))
@haianhnguyen025 Tìm mãi mới có câu comment đúng ý
wire_EDM
TÍCH CỰC
3 năm
@haianhnguyen025 🤣
dual1
CAO CẤP
3 năm
Nhưng sự kiện khiến ông nổi tiếng được báo đài nhắc đến nhiều nhất là sau trận ck pháp brazil, họ đều hô vang những chú gà trống galois.
simca
ĐẠI BÀNG
3 năm
@dual1 Con đó tiếng Pháp là Gà Trống Gô Loa: "le coq gaulois" còn đây phát âm là Ga Loa ông ơi
Lợi BP
TÍCH CỰC
5 tháng
@simca Vậy mà nãy giờ tui đọc là Gà Lôi

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019