19 Tháng 5 2024

Nhằm tổng kết, đánh giá công tác đoàn và phong trào thanh niên nhà trường trong nhiệm kỳ 2020-2021, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra phương hướng công tác đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2021-2022; đồng thời bầu Ban chấp hành đoàn trường nhiệm kỳ mới, ngày 16/10/2021, BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ đã long trọng tổ chức Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021- 2022.

1

Đồng chí Phạm Quốc Cường - Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường tặng hoa chúc mừng Đại hội

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ nhiệm kỳ 2021-2022 là sự kiện chính trị quan trọng của tuổi trẻ Nhà trường bởi lẽ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được xem như là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tạo môi trường đưa thanh niên vào các hoạt động giúp ĐVTN được rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay; là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi tuổi trẻ. Những thành công trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên góp phần to lớn và là nhân tố giúp trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục được Đảng, Nhà nước và Ngành giao phó.

 Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra phức tạp trên cả nước, Đại hội đại biểu Đoàn trường diễn ra an toàn, trang trọng. Sự xuất hiện của các quý vị đại biểu thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới Đoàn trường, tới tuổi trẻ và phong trào Thanh niên trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ: Đồng chí Kháng Mai Thu - UVBCH Tỉnh đoàn Điện Biên, Bí thư Thành Đoàn Điện Biên Phủ, đồng chí Phạm Quốc Cường - Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường và các thầy cô trong Đảng ủy, BGH nhà trường cùng sự có mặt của 68 Đoàn viên đã tạo lên một Đại hội đại biểu Đoàn trường trang trọng và thành công.

2

Khung cảnh Đại hôi Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn chủ tịch đã xây dựng dự thảo báo cáo nhằm đánh giá những kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong nhiệm kỳ 2020 - 2021 và phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021 - 2022, đặc biệt trong phần Trao thưởng được điều hành bởi đồng chí Mai Thị Hoài Châu - Phó Bí thư Đoàn trường nhiệm kỳ 2020 - 2021 đã vinh danh những cá nhân và tập thể được các cấp Đoàn khen thưởng, từ đó tạo động lực, động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của các ĐVTN trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao.

3

Đồng chí Kháng Mai Thu - UVBCH Tỉnh Đoàn Điện Biên, Bí thư Thành Đoàn Điện Biên Phủ trao bằng khen cho đồng chí Nguyễn Thùy Dương

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, đồng chí Phạm Quốc Cường - Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường, đồng chí Kháng Mai Thu - UVBCH Tỉnh Đoàn Điện Biên, Bí thư Thành Đoàn Điện Biên Phủ đã gửi tới Đại hội lời chúc thành công tốt đẹp. Qua đó, khẳng định: với những kết quả đã đạt được trong nhiệm kỳ 2020-2021, công tác Đoàn trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ đã gặt hái được nhiều thành công, được các cấp Đoàn ghi nhận bằng các hình thức khen thưởng, đóng góp to lớn trong sự thành công của nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ được Ngành giao, và tin tưởng Đoàn trường sẽ gặt hái nhiều thành công hơn, đóng góp nhiều hơn trong nhiệm kỳ sắp tới. Đồng thời, đồng chí Bí thư Đảng bộ đề nghị BCH khóa cũ nghiêm túc rút ra các bài học kinh nghiệm từ một số điểm còn tồn tại, hạn chế trong thời gian hoạt động từ đó đưa ra biện pháp khắc phục và phát động các hoạt động Đoàn thực sự có ý nghĩa, đi sâu vào ý thức của toàn thể ĐVTN Nhà trường trong nhiệm kỳ mới.

Trong không khí làm việc nghiêm túc, phát huy tinh thần dân chủ của ĐVTN, Đại hội đã tiến hành Bầu Ban chấp hành Đoàn trường Nhiệm kỳ 2021- 2022 gồm 15 đồng chí (trong đó Ban Thường vụ Đoàn trường có 05 đồng chí Kháng Mai Thu - UVBCH Tỉnh Đoàn Điện Biên, Bí thư Thành Đoàn Điện Biên Phủ). Đây là những cán bộ đoàn ưu tú, có tri thức, sức khỏe và đầy đủ kỹ năng trong công tác Đoàn - Hội, cũng là những thanh niên tiêu biểu cho ý chí, nguyện vọng của gần 1200 ĐVTN của nhà trường.

Thay mặt BCH Đoàn trường nhiệm kỳ 2021 - 2022 phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí  Nguyễn Thùy Dương cảm ơn Đại hội đã tin tưởng tín nhiệm và hứa sẽ quyết tâm thực hiện Nghị quyết của Đại hội và đưa phong trào Đoàn trường ngày một phát triển, lớn mạnh.

Dưới đây là một số hình ảnh đại hội

3

3

3

3

3

Mai Thị Hoài Châu - Phó Bí thư Đoàn trường

 

Từ ngày 19/10 đến ngày 20/10 năm 2021, trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, phối hợp với Trạm Y tế phường Mường Thanh tổ chức khám sức khỏe cho 391 học sinh khối 10 năm học 2021- 2022.

Anh 1a

1

Các em học sinh xếp hàng chờ đến lượt được khám sức khỏe

Tham gia tổ chức khám sức khỏe cho học sinh có 08 y bác sĩ thuộc Trạm y tế phường Mường Thanh với các chuyên khoa Mắt, Răng – Hàm - Mặt, Tai – Mũi - Họng, Xương - Khớp... Trong quá trình tổ chức nhà trường đặc biệt quan tâm đến các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 như: Đeo khẩu trang; Rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt; Ngồi đúng vị trí, không tập trung nói chuyện; Giữ trật tự, không chen lấn, xô đẩy....

Anh 2

Các cán bộ y tế đang làm thủ tục và khám sức khỏe cho các em học sinh

Qua đợt khám sức khỏe đã phát hiện 67 em mắc bệnh về mắt (trong đó cận thị 56 em, loạn thị 11 em), 72 em mắc bệnh về răng miệng (trong đó hàn răng sâu 06 em, niềng răng 14 em và sâu răng 52 em). Kết quả này chính là cơ sở để nhà trường theo dõi, quản lý, tư vấn và phối hợp với gia đình học sinh trong việc chăm sóc sức khỏe để nâng cao tầm vóc, thể chất học sinh ngày một tốt hơn./.

Một số hình ảnh trong hoạt động khám sức khỏe cho học sinh

1

1

1

1

1

1

Ktra mắt 1

Ktra mắt 2

 

Nguyễn Thị Thu Cúc – Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

Phụ nữ đâu chỉ là một phần hai thế giới
Thực chất còn hơn thế rất nhiều
Như những bông hoa xinh đẹp yêu kiều
Vừa đảm việc nhà vừa giỏi giang việc nước.

(Sưu tầm)

Từ bao đời nay, người phụ nữ Việt Nam luôn được xem là hình tượng đẹp và vĩ đại nhất. Hình tượng đó được tô vẽ bởi những đức tính tốt như đảm đang, nết na, thùy mị, giàu lòng hy sinh, hiếu thảo với cha mẹ, tảo tần với chồng con... Có biết bao bài thơ, lời ca, tiếng hát đã được sáng tác để ngợi ca những người phụ nữ bởi vì nhờ có họ mà cuộc sống này trở nên ấm áp và ngọt ngào hơn.

1

Năm học 2021-2022, do diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp nên việc kỷ niệm không được tổ chức theo hình thức tập trung toàn trường nhưng không vì thế mà các hoạt động kỷ niệm thiếu đi sự trang trọng, gần gũi, vui vẻ và phù hợp với tinh thần phòng, chống dịch tại các lớp. Ngay từ đầu tuần học, các thầy giáo, học sinh nam trong trường đã trang hoàng lớp học, chuẩn bị những món quà, bông hoa tươi thắm nhất để dành tặng cho một nửa thế giới. Các cô giáo cùng các nữ sinh thướt tha trong tà áo dài truyền thống trong các buổi học, trên các bức hình chính là những hình ảnh đẹp nhất của trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ trong những ngày này.

Một vài hình ảnh đẹp trong ngày kỷ niệm 20-10 trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

2

(Tác giả: Nguyễn Thùy Dương - Bí thư Đoàn trường

                                  CLB Media - trường THPT TP Điện Biên Phủ)

Thứ tư, 20 Tháng 10 2021 08:17

Đồng nghiệp trong mắt tôi

Con đường nhỏ ngoằn ngoèo như chữ kí

Kí bàn chân tôi ở lại sân trường

Kí những vòng xe, những nét yêu thương

Kí vào tim tôi một trời kỉ niệm

Ba năm dài qua nhanh như lời hẹn

Tôi về đây làm cô giáo bản mèo

Tôi về đây, về với dốc cheo leo

Với sương trắng, mây giăng núi bạc

…..

      Đó là những vần thơ rất đỗi bình dị do cô giáo Hoàng Dịu (giáo viên tổ Ngữ văn trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ) sáng tác khi còn là giáo viên công tác tại trường THPT Trần Can, huyện Điện Biên Đông. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2010, cô giáo Hoàng Dịu được phân công về công tác tại trường THPT Trần Can – một ngôi trường còn khó khăn, thiếu thốn về nhiều mặt. Bài thơ đã thể hiện được những trăn trở, những suy tư của cô giáo trẻ làm nhiệm vụ cõng chữ lên non cao khi nhìn thấy học sinh của mình mùa đông không có áo ấm để mặc, không có phương tiện để đi….. Những khó khăn, cực nhọc đời thường của học sinh hiện ra đẹp đẽ, sinh động dưới ngòi bút của cô: tóc cháy nắng nhựa thành hoa trên áo, chân chai sần qua những buổi chăn trâu….. Với những tâm tư sâu lắng xuất phát từ đáy lòng, bài thơ đã được giải nhất khi tham gia cuộc thi sáng tác thơ chào mừng kỉ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhân dịp 20/11/2012.

     Nhờ những thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, tháng 8 năm 2014, cô giáo Hoàng Dịu được phân công về công tác tại trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ. Lần đầu tiên gặp cô, ấn tượng đầu tiên của tôi về cô phong cách ăn mặc trẻ trung mà dịu dàng, là sự tự tin về kiến thức, về kĩ năng sống. Có nhiều người đánh giá rằng cô cái tôi lớn, tự tin thái quá, và tôi cũng đã từng nằm trong số đó…. Nhưng thời gian trôi qua, nhận thức của bản thân tôi dần thay đổi. Sau nhiều lần được phân công làm việc cùng nhau trong các hoạt động của Chi đoàn Giáo viên, tôi đã dần hiểu hơn về tình cách của cô. Thiện cảm đối với cô trong tôi lớn dần lên. Tôi nhận ra rằng, ở cô có rất nhiều điều hay để tôi có thể học hỏi,  đặc biệt là trong công tác giảng dạy. Năm 2015 cô bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, chuyên ngành Văn học dân gian, cô có một nền tảng kiến thức phong phú và đa dạng. Có lần, tôi đi ngang qua lớp cô trong giờ cô ôn học sinh giỏi văn…. Tôi thấy cô đang giảng về bài thơ “Mộ - Hồ Chí Minh”, cô phân tích về nội dung bài thơ, về chiết tự chữ Hán, về phong thái và vẻ đẹp tâm hồn của vị cha già dân tộc. Tôi chăm chú lắng nghe như cô học trò nhỏ đang ngụp lặn trong dòng sông tri thức chứ không còn là một giáo viên đã đứng lớp giảng dạy 10 năm. Cách truyền đạt của cô rất hay, rất sâu sắc, khơi gợi được nhiều hứng thú cho học sinh. Nhiều năm liên tục cô đều được công nhận là Giáo viên dạy giỏi cấp trường. Khi cô tham gia ôn học sinh giỏi trong những năm gần đây đều đạt được kết quả rất khả quan, cụ thể là năm học 2019-2020 có 7 giải, năm 2020 – 2021 có 6 giải với 1 giải ba và 5 giải khuyến khích.

Anh 1

Cô giáo Hoàng Dịu trong lễ bảo vệ luận văn thạc sĩ

      Không chỉ giỏi về chuyên môn, cô còn là một giáo viên rất sôi nổi trong các hoạt động phong trào bề nổi của nhà trường. Năm học 2015-2016 cô được bầu làm phó bí thư Đoàn trường, Bí thư Chi đoàn giáo viên nhờ đó tôi có cơ hội làm việc với cô nhiều hơn. Tôi nhận ra rằng cô có rất nhiều năng khiếu. Không chỉ dừng lại ở năng khiếu làm thơ, cô còn đàn ghi ta rất giỏi, hát rất hay và nhảy rất đẹp. Đến tháng 9/2017 theo sự điều động của ngành, cô đi tăng cường tại trường PTDTNT THPT huyện Mường Chà, sau khi trở về vì lí do gia đình nên cô không tham gia ban chấp hành đoàn trường nữa nhưng cô vẫn rất tâm huyết với hoạt động Đoàn thể và  luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao.  

     Cô chia sẻ với tôi: xưa nay mọi người thường không hiểu hết được tính mình nên hay cho rằng cô là người sống vô tâm, không biết thể hiện tình cảm, lâu dần thành quen, cô tập cho mình thói quen bầu bạn với sách. Mỗi tháng, cô đều trích ra một khoản tiền nhỏ để mua sách. Sách không chỉ đem đến kho tàng tri thức vô tận mà còn như một người bạn tâm giao, mang đến một thế giới khác nhiều màu sắc, khiến tâm hồn rộng mở. Mọi cuốn sách đều được cô giữ gìn cẩn thận. Mỗi khi tôi mượn sách đều bất giác có thái độ trân trọng, nâng niu.

     Không chỉ có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, cô còn có quan hệ rất tốt với học sinh. Học trò lớp cô chủ nhiệm rất yêu quý cô, tấm lòng ấy được thể hiện bằng rất nhiều tấm ảnh của cô giáo được học trò dán trên lớp, bằng những dịp đặc biệt là học trò đều tổ chức cùng cô. Cô cũng đối xử với học trò như người thân, tôi rất ngạc nhiên khi mỗi lần lớp cô trực tuần là cô đều có mặt từ 6h sáng để mua đồ ăn sáng cho những học trò đến sớm vì lo học trò chưa kịp ăn. Các buổi lao động đều mua nước cho học sinh cả lớp. Năm học 2020-2021 cô được nhà trường công nhận là Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, đạt giải 3 trong hội thi “Giáo viên chủ nhiệm giỏi năm 2021” do nhà trường tổ chức. Đặc biệt, trong lớp tôi chủ nhiệm có 1 học sinh từ lớp cô Dịu chuyển xuống do chưa chăm chỉ học tập nên đã bị lưu ban. Em chia sẻ với tôi rằng em rất thích phong cách chủ nhiệm của cô Dịu: lăn lộn cùng học sinh trong từng hoạt động của lớp, rất tâm lý với học sinh, mềm mỏng với phụ huynh, và cũng rất trách nhiệm trong công việc. Năm học 2016-2017 cô đã vinh dự được nhận giấy khen của giám đốc sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên.

Anh 2

Cô Dịu hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm của học sinh sau khi hoàn thành cuộc thi Báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi năm 2021

      Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên, cô còn là một đảng viên trẻ tiêu biểu, gương mẫu và đã được Đảng bộ nhà trường cử làm đại diện tham gia cuộc thi “Báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi cấp Thành phố năm 2021”, cô đã giành được giải 3, xếp thứ 4 trong tổng số 26 người dự thi, là một trong số những Báo cáo viên trẻ nhất của hội thi. Kết quả này một lần nữa khẳng định năng lực và trách nhiệm của cô giáo đối với nghề nghiệp của mình.

Anh 3

Cô giáo Hoàng Dịu đạt giải 3 trong cuộc thi “Báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi cấp Thành phố năm 2021”

      Chúng tôi tuy không cùng một tổ chuyên môn nhưng tôi luôn yêu quý, ngưỡng mộ cô giáo Hoàng Dịu. Nhân dịp 20/10, chúc cô giáo luôn là người phụ nữ hạnh phúc, giỏi việc trường, đảm việc nhà. Chúc cô luôn tràn đầy nhiệt huyết, cùng đồng nghiệp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh và tiếp tục cống hiến vì sự nghiệp trồng người.

   Hỏ Phượng Hoài – Giáo viên trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

          Ngày 20/09/2021, Ban tổ chức cuộc thi "Thanh niên sáng tạo vì khí hậu- Youth for Climate Innovation Contest", đã công bố top 10 xuất sắc nhất tham gia vòng chung kết cuộc thi. Mô hình "Sản phẩm lò sấy đa năng tận dụng năng lượng dư thừa của hộp nóng điều hòa” là kết quả nghiên cứu học sinh Nguyễn Văn Thành. Em là học sinh THPT duy nhất cùng 9 nhóm anh chị sinh viên, cô chú công chức bước vào vòng thi. 

Anh 1

Học sinh Nguyễn Văn Thành đang giới thiệu về sản phẩm trong video truyền thông về vòng chung kết.

           Nguyễn Văn Thành là học sinh tích cực, luôn có xu hướng tìm tòi, khám phá và đặc biệt là say mê sáng tạo. Từ những năm học cấp THCS, Thành có bề dày về kết quả học tập, luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, tham gia và đạt giải trong nhiều cuộc thi. Một trong những đề tài mà Thành đang theo đuổi là vấn đề biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác nhân gây hại cho môi trường và tìm kiếm những giải pháp để đem lại lợi ích cho cộng đồng.

          Khi nhận được thông tin về cuộc thi “Thanh niên sáng tạo vì khí hậu – Youth for Climate Innovation Contest”, Thành đã chủ động gặp, nhờ với cô giáo Hỏ Phượng Hoài giáo viên dạy môn Vật lí giúp đỡ. Hai cô trò say sưa bàn bạc về ý tưởng, cùng nhau trăn trở, nghiên cứu, cải tiến sản phẩm theo hướng tối ưu nhất và tham dự cuộc thi. Mô hình "Sản phẩm lò sấy đa năng tận dụng năng lượng dư thừa của hộp nóng điều hòa” thuộc chủ đề Thanh niên sáng tạo với các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu, giảm thiểu khí thải nhà kính và thiên tai thuận tự nhiên.

Điều khó khăn nhất đối với Thành trong quá trình thiết kế là phải vượt qua sự e ngại. Đây là cuộc thi tầm vóc quốc gia. Ban Giám khảo cuộc thi là những chuyên gia đầu ngành hoặc phụ trách các lĩnh vực liên quan đến khí hậu như: Thành viên Hội đồng cố vấn Ủy Ban quốc gia về biến đổi khí hậu; Bộ Tài nguyên Môi trường; Tổng cục môi trường, Trung ương Đoàn....

Ý tưởng của Thành tốt, khả thi. Tuy nhiên, vì điều kiện vùng miền và đang là học sinh nên mô hình sản phẩm của em chú trọng về ý tưởng, môn hình đơn giản, không ứng dụng nhiều công nghệ. Ngoài ra, Thành đã tính toán đến giá thành sản phẩm rẻ, ứng dụng ở mọi nơi nhưng giá trị của nó thể hiện ở sự tôn vinh Mẹ Trái Đất, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Anh 2 

Lò sấy đa năng lúc vận hành

          Mô hình sản phẩm lò sấy đa năng tận dụng năng lượng dư thừa của hộp nóng điều hòa” như sau: Lò sấy gồm có 4 ngăn, có thể kéo về hai phía để có thể phơi dưới nắng khi cần thiết. Khi vận hành chỉ đưa lò sấy vào khu vực được bố trí cạnh hộp nóng của điều hòa để tận dụng khí nóng thoát ra làm khô sản phẩm. Ý tưởng thu gom nhiệt lượng tỏa ra từ hộp nóng làm khô sản phẩm giúp hạn chế được lượng nhiệt dư thừa thải ra ngoài môi trường, giảm thiểu tác nhân gây biến đổi khí hậu, sản phẩm của em Thành được quan tâm đánh giá cao. 

Anh 3

Học sinh Nguyễn Văn Thành, trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

          Chuẩn bị cho vòng chung kết cuộc thi “Thanh niên sáng tạo vì khí hậu - Youth for Climate Innovation Contest”. Học sinh Nguyễn Văn Thành (giáo viên tư vấn Hỏ Phượng Hoài) đã chuẩn bị xong nội dung thuyết trình, đặt ra các câu hỏi tình huống mà Ban Giám khảo có thể đề cập đến. Cô và trò cũng nhận được sự ủng hộ và những điều kiện thuận lợi nhất từ Ban Giám hiệu, các thầy cô và các bạn học sinh. Hi vọng sản phẩm Lò sấy đa năng tận dụng năng lượng dư thừa của hộp nóng điều hòa” của học sinh Nguyễn Văn Thành sẽ nhận được sự đánh giá cao từ Ban Giám khảo, được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn, góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc giảm thiểu những tác nhân gây hại môi trường và biến đổi khí hậu.

          Ngày mai - Thứ Ba, 29/9/2021- Nguyễn Văn Thành bước vào cuộc thi chung kết. Chúng ta cùng chúc cho Thành vững bước trong cuộc thi và giành kết quả cao nhất.

                                                                  Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

         Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 khép lại với kết quả 399 học sinh khối 12 đỗ tốt nghiệp (đạt 100%). Góp phần vào mùa vàng bội thu trong kỳ thi đặc biệt của trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ phải kể tập thể lớp 12C1 với những gương mặt tiêu biểu, đạt điểm cao nhất của các tổ hợp D01, B00,...

1. Tap the lop

Tập thể lớp 12C1 khóa 2018-2021 và thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Mạnh Cường

         Tiêu biểu nhất phải kể đến bạn Hoàng Ngọc Quỳnh, một tấm gương xuất sắc khi trong kì thi tốt nghiệp THPT vừa rồi, bạn đã xuất sắc đạt 27,85 điểm, là người đứng đầu về điểm thi khối D01. Là người có năng khiếu về môn Tiếng Anh, bạn luôn đạt giải môn Ngoại ngữ trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 10,11, 12. Và hơn hết, cô bạn đã đạt 10 điểm tuyệt đối môn Tiếng Anh trong kì thi tốt nghiệp THPT- một thành tích thật đáng nể. Trong suốt 3 năm Quỳnh luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi và đứng trong hàng top đầu của lớp. Với một ý chí quyết tâm, cô bạn đã nỗ lực không ngừng để đạt được thành tích như ngày hôm nay khiến ai cũng phải trầm trồ ngưỡng mộ. Với thành tích xuất sắc như vậy, bạn đã đỗ khoa ngôn ngữ Hàn Quốc của Đại học Quốc gia Hà Nội. Và có lẽ đây sẽ là một khởi đầu mới cho viên ngọc sáng của chi đoàn 12C1.

2. Hoàng Quỳnh

Học sinh Hoàng Ngọc Quỳnh

         Bí thư gương mẫu của lớp bạn Bùi Ngọc Đức, là một gương mặt tiêu biểu trong sự nỗ lực cố gắng học tập, tích cực tham gia các hoạt động và hoàn thành tốt công tác Đoàn trường. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê Thái Bình, Bố của Đức là cán bộ Biên phòng và lên công tác ở Điện Biên. Đức theo lên sống cùng bố học tại trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, vì thế tôi mới có duyên học cùng Đức. Sống xa nhà, xa gia đình nên trong suốt ba năm học, cậu đã nỗ lực rất nhiều, thi đua học tập, tham gia tốt các hoạt động phong trào. Đức luôn là một học sinh xuất sắc, chấp hành đúng nội quy, quy định của lớp của trường, lựa chọn một phương pháp học hiệu quả và luôn luôn học tập, đúc kết, rút kinh nghiệm từ các anh chị đi trước, tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu học tập. Ngoài ra, với vai trò Bí thư chi đoàn, Đức luôn sẵn lòng giúp đỡ các bạn, chia sẻ kinh nghiệm học tập và dẫn dắt tập thể lớp ngày càng phát triển, được bạn bè yêu mến, kính trọng. Có định hướng của gia đình, từ sớm Đức đã rèn luyện nâng cao thể lực. Từ lớp 10, sáng nào Đức cũng dạy sớm từ 5h00 sáng chạy bộ, mùa đông nhưng không được phép tắm nước ấm… Rèn luyện chăm chỉ, Đức đã vượt qua 2 vòng sơ tuyển khắc nghiệt tại Trường Sĩ quan Không quân. Thử nghĩ mà xem bạn bị ngồi lên 1 chiếc ghế và quay tròn trong vòng 3 phút. Chưa hết, bạn xuống khỏi ghế và phải đi tiến, đi lùi trên 1 đường thẳng dài 3m. Vòng 2 còn hơn thế nữa, cũng quay ghế rồi cho vào 1 phòng giảm áp suất (không khí loãng), người thì lao lao nhưng vẫn phải thực hiện 20 phép tính toán, tính nhẩm (không được dùng máy tính), liệu bạn có thực hiện được không? Ấy thế mà Đức đã vượt qua và với kì thi tốt nghiệp THPT thành công Đức đã xuất sắc trở thành một tân sinh viên (duy nhất của tỉnh Điện Biên) đỗ Trường Sĩ quan Không quân.

6. Đức Trang

Học sinh Bùi Ngọc Đức và Lương Thị Kiều Trang

          Nhiệt tình, trách nhiệm, năng nổ trong các hoạt động, hòa đồng, gần gũi trong cuộc sống là những phẩm chất mà mọi người thường nhắc về bạn Lương Thị Kiều Trang - Phó bí thư chi đoàn của lớp. Trên lớp học, Trang luôn giúp đỡ bạn bè, hỗ trợ công việc tập thể, dành được nhiều sự tín nhiệm, quý mến của thầy cô và các bạn. Trong suốt những năm học tại trường, Trang đã không ngừng học tập, nhiều năm liền giành được giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hoá học. Với số điểm 26,4 trong kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua (môn Hóa đạt 9,0 điểm), Trang đã thành công trở thành một tân sinh viên y khoa của trường Đại học Y Hải Phòng. Có niềm đam mê về y học, cô bạn không ngừng nắm bắt các cơ hội được học hỏi, thử sức, đó cũng chính là điều kiện lí tưởng để Trang trở thành một bác sĩ xuất sắc trong tương lai.

         Bạn Phạm Quỳnh Anh và bạn Tạ Thị Bích Mai có thể nói là đôi bạn cùng tiến xuất sắc nhất khi cả hai đều nằm trong top đầu của lớp tôi với điểm tổng kết cuối kì lên đến hơn chín phẩy.

         Cả hai đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng có ý chí vươn lên trong cuộc sống. Bích Mai (bức ảnh bên trái), bạn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nông còn nhiều khó khăn và vất vả, một mình mẹ nuôi Mai và một em trai khôn lớn. Là người có sở thích và năng khiếu về môn Sinh học, chính vì thế mà trong suốt ba năm học cô bạn đã đạt được nhiều thành tích kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học, ba năm liền Mai đều đạt giải và cao nhất là giải Nhì. Đạt danh hiệu học sinh giỏi trong suốt ba năm liền với thành tích đứng ở top đầu của lớp. Ước mơ của Mai là trở thành một cô giáo và dưới sự nỗ lực, cố gắng cô bạn đã thi đỗ ngành sư phạm Sinh học của trường Đại học sư phạm Hà Nội với số điểm 25,4 điểm.

4. Quỳnh Anh

3. Tạ Thị Bích Mai

 Học sinh Phạm Quỳnh Anh và bạn Tạ Thị Bích Mai

         Cha mẹ đều mất sớm, năm lên 6 tuổi Quỳnh Anh (cầm ô, đứng bên phải) được làng trẻ em SOS nhận nuôi và cho đến bây giờ. Cô bạn tôi thường xuyên phải nghỉ học do tình trạng sức khoẻ yếu. Dẫu vậy,  cậu ấy luôn là học sinh dẫn đầu trong lớp với những thành tích xuất sắc: Đạt giải Ba trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán, đạt 9 điểm môn Toán trong kì thi tốt nghiệp THPT. Đến nay Quỳnh Anh đã đỗ khoa công nghệ thông tin, Đại học Hàng Hải Việt Nam. Đó chính là ước mơ của cô bạn bấy lâu nay, là thành quả, là trái ngọt sau bao năm rèn luyện trong học tập của hai cô bạn vượt khó đi lên.

         Một trong các gương mặt có thành tích tốt điển hình của lớp là bạn Hồ Chí Vinh. Với sự thông minh và chăm chỉ của bản thân, cậu đã ba năm liên tiếp đạt giải HSG cấp tỉnh môn Vật lí (đạt giải Nhì). Trong kì thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Vinh đã rất xuất sắc với số điểm 27,0 trúng tuyển vào Học viện Tòa Án. Trong quá trình ôn thi, tuy rằng Vinh cũng cảm thấy rất áp lực nhưng với sự động viên, ủng hộ của gia đình và bạn bè, cậu đã thành công vượt qua.

5. Hồ Chí Vinh

Học sinh Hồ Chí Vinh

         Tiếp theo phải kể đến bạn Nguyễn Hải Nam, là lớp phó học tập của lớp lại có thiên phú về môn Toán, là người con sống xa nhà từ nhỏ (lớp 3 đã rời xa nhà ở Nậm Nhùn, Lai Châu ra ở nhà Bác ở thành phố Điện Biên Phủ để học tập), bạn đã phải rèn luyện cho mình tính cách tự lập, trưởng thành hơn so với bạn bè cùng trang lứa

         Trong 3 năm học Nam đã mang lại cho mình nhiều thành tích trong kì thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán khi đạt giải ba lớp 11 và giải khuyến khích lớp 12. Biết ý thức trong học tập và đạt danh hiệu học sinh giỏi trong 3 năm cấp 3. Từ lâu, bạn đã có cho mình một đam mê mãnh liệt về cơ khí, đặc biệt là ô tô. Chính vì thế, bạn đã tham gia kì thi xét tuyển và xuất sắc đỗ ngành công nghệ kĩ thuật ô tô của trường Đại học sư phạm kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh (có điểm chuẩn cao hơn trường Đại học Bách khoa TPHCM). Chính vì vậy mà chúng tôi càng thêm khâm phục ý chí và nghị lực của cậu bạn. Dù có phải sống xa nhà, xa gia đình và người thân nhưng không nản chí và nỗ lực hết mình vì tương lai. Mong Nam sẽ luôn vững tin trên con đường mình đã chọn và trở thành cử nhân tương lai của đất nước!

Ng Nam 2

Học sinh Nguyễn Hải Nam

         Nếu cấp tiểu học là khoảng thời gian ngây ngô và hồn nhiên nhất thì bốn năm cấp THCS dường như chúng ta không còn đơn thuần trẻ con mà đã khôn lớn và biết suy nghĩ hơn. Còn cấp THPT chính là thời gian để lại trong ta nhiều những vấn vương và hồi ức nhất. Bởi lẽ nó pha chút mùi vị của sự trưởng thành, dần trở nên chững chạc hơn và suy nghĩ thấu đáo hơn. Chúng ta nỗ lực đến như vậy, kiên trì như vậy trong suốt hành trình dài của thời học sinh theo đuổi đam mê và khát vọng. Để ngày hôm nay chúng ta trở nên thật hạnh phúc và ý nghĩa! Chúng ta cố gắng không chỉ vì gia đình, vì cha mẹ mà hơn hết là vì bản thân ta, vì ước mơ của chính mình.

         Và đặc biệt, thay mặt tập thể 12C1 em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GVCN của chúng em - thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường. Thầy là người chỉ đường, dẫn lối và soi sáng cho chúng em đến bến đỗ cuối cùng của thời học sinh. Thầy không chỉ dạy cho chúng em kiến thức mà còn dạy cho chúng em cách sống, cách ứng xử để lứa tuổi còn ngây ngô, dại khờ trưởng thành hơn, chỉ cho chúng em biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Dạy chúng em biết nhận lỗi và sửa đổi trước những sai lầm, trên đời không một ai là hoàn hảo nhưng biết đứng dậy sau khi ngã, cứng cáp hơn sau mỗi cơn Bão mới là điều trân quý. Thầy tâm lí tựa như người Cha. Các ngày 20/10, 8/3 Thầy đều cùng các bạn nam chuẩn bị cho chúng em, các bạn nữ trong lớp những món quà rất bất ngờ và ý nghĩa.

7. Thay CN

Thầy giáo Nguyễn Mạnh Cường – Giáo viên chủ nhiệm lớp 12C1

Hơn thế,trong suốt 3 năm học cấp 3, không chỉ hăng say học tập, chúng em còn được thầy Cường cho tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm bổ ích như: tham gia viếng nghĩa trang A1, đến thăm hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Mường Phăng để hiểu hơn giá trị của độc lập tự do mà ông cha ta đã đánh đổi bằng xương máu để có được… Thầy còn tổ chức cho chúng em tự tay gói những chiếc bánh chưng đầy ý nghĩa cho ngày tết, tổ chức các buổi dã ngoại, giải trí sau các đợt thi cử căng thẳng ở Pha Đin, thung lũng hoa hồng… Tất cả đều là những trải nghiệm đáng quý, những hồi ức tươi đẹp của thanh xuân. Tất cả tựa như một bức tranh tươi đẹp mà thầy đã dành cho chúng em trong suốt 3 năm qua. Thay mặt tập thể 12C1, em xin cảm ơn thầy, người cha thứ hai đáng kính của chúng em!

         Cha mẹ, hai tiếng gọi thân thương mà quen thuộc ấy đã theo chúng con suốt 18 năm trời và cũng là 18 năm cha mẹ vất vả vì con. Vẫn là đôi vai gầy đầy sương gió của mẹ, vẫn là bàn tay đầy những vết chai sạn của cha và những giọt mồ hôi lấm tấm trên chán ấy đã khiến con nghẹn ngào và hạnh phúc biết bao. Giờ đây, con đã khôn lớn, đã vào những ngôi trường đại học mà mình ao ước, theo đuổi, đam mê và khát vọng. Có lẽ mỗi người con đều là những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế gian khi có cha mẹ ở bên che chở. Cuộc đời con từ khi sinh ra cho đến tận bây giờ luôn được cha mẹ gánh vác, yêu thương và đùm bọc. Cuộc sống của con, tương lai của con đang ngày một tươi sáng hơn. Con đang không ngừng nỗ lực, không ngừng phấn đấu vì những người mà con yêu thương và cũng là vì chính bản thân con. Cảm ơn cha mẹ, cảm ơn tất cả những điều đã dành cho con để con được như ngày hôm nay. Con yêu hai người nhiều lắm!

Cuối cùng, xin cảm ơn bản thân đã không bỏ cuộc, đã kiên trì và nỗ lực không biết mệt mỏi. Dù có thế nào thì tôi vẫn sẽ mãi tự hào về ngày hôm nay, về những gì mà chúng tôi đã đạt được!

          Ngày mai thôi, chúng em rời xa mái trường yêu dấu - trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ - chúng em luôn tự hào về thầy cô  luôn tận tâm cống hiến, khơi dậy và phát triển tiềm năng cá nhân học sinh; Tự hào về  ngôi trường hạnh phúc mang đến tri thức, giáo dục ra các thế hệ công dân toàn cầu; tự hào về ký ức tươi đẹp thắm đượm trong mỗi học trò!

image5

5 nữ

7 Nam

Những chú Dê vàng 12C1- K56 trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

          Sáng ngày 20/9/2021, Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho học sinh khối THPT năm 2021. Mục tiêu Hội nghị nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp và việc làm; những yêu cầu khi lựa chọn nghề; học sinh xác định được mình là ai; những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức khi chọn nghề; xác định được các bước khi chọn nghề, xác định được các bước khi chọn nghề, nguyên tắc và những thách thức khi lựa chọn nghề nghiệp.

Ảnh 1

          Thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh Covid - 19, Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 01 điểm cầu trung tâm, 33 điểm cầu tại các lớp học và 01 điểm cầu dành cho giáo viên, nhân viên nhà trường.

Ảnh 2

Anh 2.2

Đồng chí Trịnh Văn Dũng - UVBCH Tỉnh Đoàn, Phó phụ trách Ban Thanh thiếu nhi trường học và Nhà giáo Phạm Quốc Cường – Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ tham gia Hội nghị

          Tại điểm cầu trung tâm, Hội nghị vinh dự được đón tiếp đồng chí Trịnh Văn Dũng - UVBCH Tỉnh Đoàn, Phó phụ trách Ban Thanh thiếu nhi trường học và các đồng chí là cán bộ chuyên trách của Tỉnh Đoàn. Về phía nhà trường có đồng chí Phạm Quốc Cường - Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng, tập thể hội đồng sư phạm nhà trường và gần 1200 đoàn viên, thanh niên theo dõi trực tiếp hoặc trực tuyến tại các điểm cầu.

Ảnh 3

Hình ảnh tại một số điểm cầu lớp học

          Tại Hội nghị, giảng viên Đỗ Thị Thanh Dương - Phụ trách phòng Quản lý học sinh sinh viên, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật đã truyền tải nội dung thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho học đến các Đoàn viên, thanh niên nhà trường.

Ảnh 5

Hình ảnh tại điểm cầu trung tâm

          Hướng nghiệp - Khởi nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với học sinh THPT. Hoạt động  này giúp các em có sự chủ động trong việc lựa chọn nghề nghiệp dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu thị trường lao động, cũng như năng lực sở trường của bản thân. Từ đó giúp các em tự tin lựa chọn, xây dựng kế hoạch và thực hiện sau khi tốt nghiệp THPT. Theo cô Dương chia sẻ: Khởi nghiệp cần kiên trì, bắt đầu với đam mê bên cạnh tư duy sáng tạo. Khi đã có đam mê mà được sự định hướng phù hợp, có những tư vấn về chuyên môn. Vì vậy, với học sinh bắt đầu tiếp cận với khởi nghiệp, không chỉ cần những chia sẻ để đi đến thành công mà còn cần những kinh nghiệm được rút ra từ thất bại.

          Để Hướng nghiệp - Khởi nghiệp, cần nhiều yếu tố trong đó cần chia sẻ tri thức, kinh nghiệm, ý tưởng đổi mới sáng tạo càng nhiều thì giá trị sẽ càng được nâng lên. Nhất là đối với đoàn viên, thanh niên, bên cạnh việc học tập trên lớp, cần biết vận dụng, ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học cùng với đam mê của mình vào trong cuộc sống, hoạt động khởi nghiệp.

Dưới đây là một số hình ảnh trao đổi về tinh thần hướng nghiệp sau Hội nghị

 

Nguyễn Thùy Dương - Phó Bí thư đoàn trường

Đất nước Việt Nam của chúng ta hiện nay đang là một trong số nhiều quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của sự biến đổi khí hậu, trong đó ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối và đòi hỏi các quốc gia cần chung tay tìm ra các giải pháp quyết liệt, kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước yêu cầu của thực tiễn, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, chương trình phát triển liên hợp quốc tại Việt Nam phát động cuộc thi thanh niên sáng tạo vì khí hậu Y4CICONTEST.

Anh 1 thong tin ve cuoc thi

Giới thiệu về cuộc thi thanh niên sáng tạo vì khí hậu

Cuộc thi diễn ra trên quy mô toàn quốc với đông đảo đối tượng tham gia, Ban giám khảo được đề xuất là những cán bộ công tác tại Trung ương đoàn, hội đồng cố vấn ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, ban Pháp chế phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; phòng khoa học công nghệ hợp tác quốc tế cục biến đổi khí hậu bộ tài nguyên và môi trường; ban thanh thiếu niên Đài truyền hình Việt Nam; ban phụ trách chương trình biến đổi khí hậu chương trình phát triển liên hợp quốc tại Việt Nam; ban biên tập báo Tiền Phong; vụ quản lý chất lượng môi trường tổng cục môi trường,…

Anh 2

Ông Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phát biểu tại Lễ phát động cuộc thi (nguồn: báo https://baotainguyenmoitruong.vn/)

Cuộc thi thanh niên sáng tạo vì khí hậu Y4CICONTEST là diễn đàn nhằm tìm kiếm những giải pháp và ý tưởng đột phá từ đối tượng cán bộ đoàn, đoàn viên, sinh viên, thanh thiếu niên trên toàn quốc về ứng phó với biến đổi khí hậu, từ cuộc thi này, ban tổ chức mong muốn phát hiện được nhiều ý tưởng, giải pháp sáng tạo thiết thực có tính địa phương, vùng miền có thể áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Mặt khác cuộc thi cũng là cơ hội để thanh niên Việt Nam nâng cao kiến thức về biến đổi khí hậu và thiên tai, tìm ra các giải pháp phát triển kinh tế thuận tự nhiên và dựa vào tự nhiên.

Anh 3

Ban tổ chức giải đáp thắc mắc xung quanh thể lệ cuộc thi (nguồn: báo https://baotainguyenmoitruong.vn/)

Sau 10 tuần kể từ ngày phát động (ngày 28 tháng 5 năm 2021), cuộc thi đã tạo được sức lan tỏa sâu rộng, đã có 400 bài dự thi được gửi tới ban tổ chức. Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Giám Hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên trường Trung học phổ thông thành phố Điện Biên Phủ có hai sản phẩm tham gia dự thi gồm: Sản phẩm “ Lò sấy đa năng tận dụng những năng lượng dư thừa của hộp nóng điều hòa” với chủ đề: “Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu hoặc giảm thiểu khí thải nhà kính”  của tác giả Nguyễn Văn Thành học sinh lớp 11B4; Sản phẩm “Ứng dụng nguồn năng lượng xanh để vận hành hệ thống cấp nước” với chủ đề: “Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai thuận tự nhiên và dựa vào tự nhiên” của nhóm tác giả: Bùi Trung Hiếu (lớp 12C3); Phạm Công Hải; Lò Thị Trang, Phạm Bá Thành; Nguyễn Thu Ngân.

Sau một thời gian làm việc khẩn trương, nghiêm túc trên tinh thần công bằng, khách quan, đảm bảo lựa chọn được các sản phẩm có ý tưởng sáng tạo, có tính thiết thực. Sáng ngày 1 tháng 9 năm 2021 Ban tổ chức cuộc thi đã công bố kết quả vòng 1 với top 21 sản phẩm xuất sắc nhất trong số 400 sản phẩm tham gia. Chi tiết về 21 sản phẩm xuất sắc nhất được đăng trên fanpage (https://www.facebook.com/vimotvietnamxanh.vn/). Đáng chú ý là Trường THPT TP Điện Biên Phủ đã có một sản phẩm được Ban giám khảo đánh giá cao và lọt top 21 sản phẩm xuất sắc nhất.

Anh 4

Sản phẩm dự thi của trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

Sản phẩm mang tên “Lò sấy đa năng tận dụng những năng lượng dư thừa của hộp nóng điều hòa” của học sinh Nguyễn Văn Thành lớp 11B4 được Ban giám khảo chấm vòng 2 để lựa chọn ra 10 sản phẩm xuất sắc nhất.

Anh 5

Học sinh Nguyễn Văn Thành – Lớp 11B4 trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

Nhà trường xin được chúc mừng các em học sinh trường và hy vọng sản phẩm của chúng ta sẽ đạt được kết quả như mong đợi trong vòng chấm lần 2.

Hỏ Phượng Hoài – Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ

Thứ sáu, 27 Tháng 8 2021 11:27

VÕ NGUYÊN GIÁP – HÀO KHÍ TRĂM NĂM

         Trong các cuốn sách rất giá trị viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi đặc biệt ấn tượng với cuốn VÕ NGUYÊN GIÁP – HÀO KHÍ TRĂM NĂM của nhà sử học Trần Thái Bình, do nhà xuất bản Trẻ phát hành năm  2011. Cuốn sách ra đời vào đúng dịp Đại tướng bước vào tuổi tròn trăm, một cái mốc kỳ diệu và phi thường của cuộc đời một con người đã đi vào lịch sử và để lại dấu ấn đặc biệt trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc thế kỷ XX.

Cán bộ, nhân dân làng Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã dâng tặng bài thơ nhân dịp sinh nhật Người tròn 100 tuổi:

                                        Đại tướng anh hùng dễ mấy ai

                                        Đức độ, anh uy, trí, dũng, tài

                                        Thắng hai đế quốc, bách niên thọ

                                        Hoàn cầu có một, không có hai.

         Quả đúng là như vậy.

         Với cuốn VÕ NGUYÊN GIÁP – HÀO KHÍ TRĂM NĂM, theo thời gian biên niên, trên phạm vi bao quát và phong phú của tư liệu về một nhân vật đến bây giờ vẫn hấp dẫn – Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người đọc sẽ được tiếp cận với một nhân vật lịch sử lỗi lạc đã được thế giới mệnh danh là “Người chuyển dịch dòng chảy lịch sử” trong thế kỷ XX, “một trong những thiên tài lớn nhất của mọi thời đại”.

         Qua 100 đề mục và những hình ảnh tư liệu quý giá khắc họa hành trình cuộc đời của Đại tướng, người đọc có thể thấy được lịch sử của nước Việt Nam hiện đại qua chân dung một con người đã tỏa bóng lên cả hai thế kỷ.

         Hôm nay ngày 25/8/2021, kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng, tôi xin được trích đăng từ cuốn sách một câu chuyện đầy xúc động về một cuộc gặp gỡ khác thường mở đường cho những đoàn tàu không số - Đường mòn Hồ Chí minh trên biển, để từ đó chúng ta càng hiểu thêm về nhân cách đẹp đẽ của một con người mà bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ vẫn gọi bằng cái tên thân thiết “Anh Văn”.

CUỘC GẶP GỠ KHÁC THƯỜNG

MỞ ĐƯỜNG CHO NHỮNG ĐOÀN TÀU KHÔNG SỐ

         Song song với việc xẻ dọc Trường Sơn mở đường mòn Hồ Chí Minh, tháng 7.1959, một con đường Bắc – Nam xuyên biển Đông được bí mật chuẩn bị để vận chuyển vũ khí đáp ứng yêu cầu của chiến trường miền Nam. Ngay đêm 30 Tết 1959, theo quyết định của Bộ Tổng tư lệnh và Quân ủy Trung ương, Tiểu đoàn 644 thường được gọi giả danh “tập đoàn đánh cá miền Nam” đã cho một tàu không số đầu tiên mở đường vào liên lạc để chi viện cho miền Nam.

         4 giờ chiều. Trên bến sông Gianh (Quảng Bình), 10 con người, 5 người đi tiễn, 5 người xuất phát vào Nam. Báo vụ viên đánh đi một bức điện mật:

         “Gửi Tỉnh ủy Quảng Nam,

         Thuyền rời bến 30 Tết. Dự kiến đến sau hai ngày. Đón tại Hố Chuối chân đèo , nhận được, báo cáo”.

         (đèo: đèo Hải Vân)

         Người được gọi ra đón là Nguyễn Chơn (sau này là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) đã ra đúng địa điểm chờ đón một tháng ròng mà con thuyền vẫn bặt vô âm tín.

         Người ra đi với con tàu không biết là những ai.

         Mãi 35 năm sau, nhà văn Nguyên Ngọc – nguyên Đại tá quân đội nhân dân Việt Nam từng chiến đấu ở Liên khu V từ 1962 đến 1975 mới biết được tên bốn người thủy thủ đã thành liệt sĩ trong chuyến đi năm 1959, người duy nhất còn sống là anh Huỳnh Ba bị địch bắt đưa ra giam ở Côn Đảo, sau khi anh đã thủ tiêu hết số súng đạn, vứt xuống biển cho phi tang trước khi tàu tuần tiễu của địch bắt được tàu ta một cách ngẫu nhiên ngoài biển khơi.

         Chuyến tàu đầu tiên chủ động từ miền Bắc vào Nam thế là không thành công.

         Cần có một lộ trình mới, thích hợp với hoàn cảnh hiện tại.

         Lần thứ hai, lại một bức điện tuyệt mật được đánh đi, từ cơ quan đầu não của tối cao của Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh:

         “Gửi Trung ương Cục và tất cả các tỉnh ven biển miền Nam. Các tỉnh tổ chức cho thuyền bí mật vượt biển ra Bắc báo cáo tình hình bến bãi, tình hình địch bố phòng ven biển và tuần tiễu trên mặt biển. Rồi trực tiếp dẫn tàu vào”.

         Nhiều nơi từ Liên khu V, Cực Nam Trung bộ và Nam bộ đã nhận được điện và cử người ra Bắc. Từ Bình Thuận, khu ủy khu VI quyết định cử anh Đặng văn Thanh ra Bắc báo cáo. Khu ủy giao cho Thanh một phong bì, dặn phải giữ thật kỹ, trường hợp bất trắc nhất thiết không để rơi vào tay giặc, dù có hy sinh cũng phải thủ tiêu đi, trước khi ngã xuống. Ra đến Hà Nội, chỉ được giao tận tay cho một người là đồng chí Võ Nguyên Giáp.

         Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa một con người lẩn khuất trên một địa bàn bí mật miền Nam vượt muôn nghìn gian khổ ra Bắc để gặp vị Đại tướng Tổng tư lệnh đã diễn ra. Người chỉ huy quân sự tối cao của cả nước bước tới, bắt tay anh Thanh, rồi ôm lấy cả hai vai anh:

          - Đồng chí Thanh ngồi xuống đi.

          Đại tướng tự tay bóc thuốc lá và rót nước mời:

          - Đồng chí Thanh đi đường mất mấy tháng? Sức khỏe bây giờ thế nào? Đã đi khám bệnh chưa? Anh Lê, anh Hiền có khỏe không?

          Anh Thanh đứng dậy:

          - Thưa Đại tướng, có cái phong bì này, anh Hiền dặn tôi chỉ được đưa tận tay cho Đại tướng.

          Ông cầm phong bì, nhưng đặt xuống bàn:

          - Bây giờ đồng chí Thanh kể chuyện cho chúng tôi nghe đã. Tình hình trong ấy thế nào? Bà con ta sống thế nào? Địch hoạt động thế nào? Nhất là nói kỹ tình hình ven biển từ Khánh Hòa vào tới Mũi Đèn. Nói thật cụ thể…

          Người sĩ quan tham mưu dẹp mấy cái cốc và trải ra trên mặt bàn một tấm bản đồ lớn. Đại tướng đưa cho anh Thanh một cây bút chì vót nhọn:

          - Đây, đồng chí báo cáo đi, và chỉ rõ từng chỗ trên bản đồ…

          Anh Thanh cầm cây bút, đứng sững trước tấm bản đồ rất lâu. Người sĩ quan tham mưu nhắc:

         - Đồng chí Thanh bình tĩnh nói đi!

         Anh Thanh quay sang Đại tướng, lắp bắp mãi mới nói được mấy tiếng:

         - Báo cáo… báo cáo Đại tướng… Tôi… Tôi không biết chữ.

         Căn phòng bỗng lặng ngắt.

         Đại tướng cũng đứng lặng hồi lâu. Rồi ông nghẹn ngào nói với người sĩ quan tham mưu:

         - Anh em ta trong ấy vậy đó…

         Ông cầm lấy bút chì từ tay anh Thanh, kéo anh lại cạnh ông:

         - Bây giờ thế này nhé, tôi sẽ chỉ từng chỗ trên bản đồ, và đồng chí sẽ kể cho chúng tôi biết rõ tình hình từng nơi. Đây này, cái vạch đỏ này là đường số 1. Đây là Phan Rang. Đây Phan Thiết. Còn chỗ này, cái mũi nhọn này, Thanh nhìn rõ không, là Mũi Đèn. Còn đây là Vũng Găng. Đây là Cà Ná…

         Như vậy đó, đêm ấy Đại tướng ở lại với anh Thanh rất khuya.

         Anh kể với Đại tướng, không chỉ tình hình các vùng anh từng biết, từng sống, từng hoạt động, mà còn kể tất cả cuộc đời anh. Từ ngày là thằng bé mồ côi cha mẹ, 8 tuổi đã làm nghề lặn cá ở biển Cà Ná, nơi nước biển, người ta nói, mặn nhất toàn Đông Dương. Từ ngày 15 tuổi, đi theo cách mạng, chị anh khóc: “Thôi em đi đi. Theo các anh, chứ ở nhà cũng không sống được đâu”. Và anh kể cả những ngày anh làm nhiệm vụ chở vũ khí bí mật thời 9 năm chống Pháp. Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Găng, Mũi Né, Kê Gà… Có khi vô tận Cà Mau. Và những đồng chí bị lính Diệm bắt, cột xe ngựa, kéo xác, tan nát thịt xương…

        Đại tướng ngồi nghe, thỉnh thoảng lại nhắc một câu:

        - Thanh uống nước đi đã.

        Cho đến khi người cán bộ tham mưu rời quyển sổ ghi chép, đứng dậy nói:

        - Báo cáo thủ trưởng, đã 1 giờ sáng.

        Đại tướng cũng đứng dậy. Ông nói:

        - Cảm ơn, cảm ơn đồng chí Thanh.

        Lần này, ông không bắt tay anh, mà ôm chặt cả hai vai anh. Ông nói:

        - Bây giờ đồng chí Thanh có hai nhiệm vụ, tôi giao nhé, phải làm kỳ được. Một: Chữa bệnh, bồi dưỡng thật khỏe. Tóc rụng hết cả rồi đây này. Hai: phải đi học. Học chữ và học chuyên môn. Khi nào hoàn thành những nhiệm vụ ấy, báo cáo cho tôi biết. Thôi, về đi. Đêm nay ngủ cho thật ngon…

        Một cuộc gặp gỡ thật là ly kỳ. Không phải là một cuộc báo cáo tình hình khô khan. Cũng không chỉ là một cuộc giao nhiệm vụ lạnh lùng của một cấp trên nghiêm khắc. Chan hòa giữa hai người là một tình thông cảm thương yêu không bến bờ.

        Chính đó là một động lực tinh thần cho một trong những mặt trận lặng lẽ âm thầm nhất trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.

        Đại tướng đã nghe anh Thanh, chăm chú, thận trọng, để lập phương án cho những con tàu không số sẽ rẽ sóng vô Nam chi viện cho đồng bào trong ấy.

Từ đây, nhiều con tàu đã chở hàng trăm, rồi hàng nghìn tấn vũ khí, xuất phát bí mật từ các bến ở cửa sông Gianh (Quảng Bình) và cả ở gần cửa biển Đồ Sơn, mở đường thắng lợi cho những chuyến chi viện vượt biển. Có lần chính Đại tướng đã đích thân ra tiễn ngoài cửa biển. Ông ra đến tận nơi, nắm tay chiến sĩ trước phút ra khơi, dường như không phải với tư cách Tổng tư lệnh quân đội, mà là với trái tim của người anh cả quân đội nhân dân.

        Trong hàng mấy trăm chuyến đi quan trọng,đặc biệt chuyến ra khơi ngày 29.11.1964 đã chuyển vũ khí vào Bà Rịa để trang bị đủ cho một trung đoàn bộ binh kịp thời tham gia chiến dịch Bình Giã (từ 2.12.1964 đến 31.1.1965). Số vũ khí được chuyển vào trong những chuyến sau cũng góp phần tạo ra chiến thắng cho các trận đánh ở Ba Gia, Vạn Tường, Bàu Bàng. Nhiều tập thể, cá nhân trong đó có Đặng Văn Thanh – người đầu tiên từ khu VI ra Bắc báo cáo với Đại tướng Tổng tư lệnh đã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Hai con đường huyền thoại xuyên rừng, vượt biển đã thay đổi thế cờ của cuộc chiến tranh miền Nam. Từ chỗ cơ sở cách mạng bị phá chỉ còn 1/10, nhờ có những trang bị lực lượng và vũ khí mới từ miền Bắc đưa vào theo đường Trường Sơn và đường mòn Hồ Chí Minh trên biển đã tiến tới hình thành Quân Giải phóng miền Nam, “một bộ phận quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam.”

        Cho đến hôm nay, tưởng nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi càng thêm thấm thía lời tâm cảm của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khi ông hồi tưởng lại kỷ niệm lần đầu tiên ra gặp Đại tướng Tổng Tư lệnh nhận chỉ thị quan trọng cho việc mở màn chiến dịch Tây Nguyên, tiến tới cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Bài của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vừa được báo Quân đội Nhân dân đăng ngày 21/8/2021, với nội dung câu chuyện đầy xúc động và đoạn kết thật vô cùng ý nghĩa. Ông viết:

        "Tôi nghĩ người lãnh đạo cao nhất của quân đội trước tình hình khẩn trương mà vẫn ưu tiên thăm hỏi về đời sống của bộ đội và nhân dân trong chiến trường; rồi còn hỏi cặn kẽ tình hình cán bộ và gia đình ở hậu phương thì thật cảm động. Từ đó tôi tự tìm ra kết luận cho mình rằng: Sở dĩ trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bộ đội cũng luôn sẵn sàng xông lên phía trước để chiến thắng là vì có người Tổng chỉ huy tối cao như thế. Ông là học trò gần gũi của Bác Hồ, thể hiện phẩm chất đạo đức và tính nhân văn, đã thu phục được lòng cán bộ, chiến sĩ toàn quân - nhân tố quyết định đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.

Tôi tâm niệm đó cũng là một bài học cho mọi cán bộ trong quân đội ta".

        Từ tâm sự của Trung tướng - Anh hùng LLVTND Nguyễn Quốc Thước tôi lại liên tưởng đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lẫy lừng thế giới. Trả lời câu hỏi vì sao Pháp thua, Việt Minh thắng, Jules Roy, sĩ quan quân đội Pháp, nhà văn từng đoạt giải lớn về văn học của Viện Hàn lâm Pháp, khi viết “Khúc tưởng niệm cho cuộc bại trận ở Điện Biên Phủ” đã nêu câu hỏi: Lỗi tại ai? Và đã tự trả lời:

        “Trước hết là bởi tại phẩm chất của những con người mà ta đã đối mặt. Các tướng lĩnh trong quân đội của họ không có ai khác những người lính bình thường, ngoại trừ tuổi tác và màu sao gắn trên ve áo. Áo họ cùng một thứ vải may xoàng xĩnh, chân đi cùng một thứ dép cao su, mũ nan đội trên đầu không ai khác ai và các đại tá cũng cuốc bộ đường trường như lính. Ai cũng ăn thứ gạo khoác trên mình, những thứ củ bới trên rừng, những con cá tự câu và uống nước ở các thác suối. Không có những cô thư ký xinh đẹp, những suất ăn đặc biệt dành riêng, những xe ôtô con cắm cờ hiệu nhặng xị, những chiếc gậy chỉ huy dàn nhạc lễ, nhưng chao ôi lạy Chúa, họ lại có chiến thắng!”

        Và tôi lại xúc động nhớ ngày Đại tướng ra đi, vĩnh biệt Nhân dân về với thế giới người hiền. Tôi đã hòa vào dòng người đông vô tận xếp hàng hơn 4 tiếng đồng hồ để chờ được vào viếng Người mà không được, bởi đã 12 giờ đêm mà dòng người vẫn còn dài như không dứt. Nhưng tôi đã được đến thắp hương viếng Người ở đất mẹ Quảng Bình. Nơi Đại tướng nằm giữa trời mây non nước bao la, đầu như gối lên dãy Trường Sơn, chân đạp sóng biển Đông, mắt hướng nhìn ra phía biển, thể phách tuy đã hòa vào đất mẹ mà hào khí anh linh vẫn như tạc vào trời biển núi non để trấn giữ non sông, truyền lại cho toàn quân, toàn dân ta ý chí giữ nước bất diệt, đời đời.

Lại nhớ bài thơ của nữ thi sĩ Hoàng Thị Hải Phượng, nhà thơ dân tộc Thái tỉnh Điện Biên đã viết rất mộc mạc mà vô cùng thiết tha đằm thắm về Người - Đại tướng của nhân dân:

"Con đến thăm Người, Đại tướng ơi!

Tháng Ba ban kể chuyện bên Người,

Mường Then in dấu chân muôn thuở,

Đảo Yến vỗ về, giấc thảnh thơi.

Năm sáu (56) ngày đêm nên lịch sử,

Vạn niên thế giới biết Mường Trời,

Vũng Chùa đảo Yến ru hồn Việt

Bia khắc lòng dân, mãi rạng ngời."

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin thành kính dâng nén tâm nhang tưởng nhớ Người!

Ngày 25 tháng Tám năm 2021

Phạm Thị Xuân Châu