29 Tháng 4 2024

CUỐN SÁCH CHÀO MỪNG KỈ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ CỦA ĐẢNG BỘ TRƯỜNG TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ

Đánh giá mục này
(0 bỏ phiếu)

Tháng 01 năm 2024, Đảng bộ trường trường THPT Thành phố đã xuất bản cuốn sách Bác Hồ với đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam của nhóm đảng viên thuộc Đảng bộ trường trường THPT Thành phố: Ths. Phạm Quốc Cường (Bí Thư Đảng bộ, Hiệu trưởng nhà trường) – Ths. Phạm Thị Hà (Đảng ủy viên, Phó Hiệu trưởng) đồng chủ biên, và các tác giả Đào Thị Lý (Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ Ngữ văn), Ts. Phạm Thị Xuân Châu, và Ths. Nguyễn Ngọc Bảo Chi bộ Tổ Ngữ văn.

Bìa cuốn sách in trang trọng bức ảnh Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Việt Nam trên nền đỏ tượng trưng cho màu Quốc kì Việt Nam, nội dung gồm 136 trang in chữ trên nền họa tiết hoa sen vàng tượng trưng cho loài hoa thanh cao – màu của sao vàng trên Quốc kì, thể hiện sự tôn kính của nhóm tác giả đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng của Người.

a

Ths. Phạm Quốc Cường, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường – đồng Chủ biên nghiệm thu công trình nghiên cứu

Cuốn sách chia thành ba phần, Phần một: Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào các dân tộc Việt Nam là bài viết khái quát về quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề đoàn kết các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó nhấn mạnh quan điểm đoàn kết các dân tộc Việt Nam, coi việc đoàn kết các dân tộc là nhân tố số 1 để tạo nên sức mạnh dân tộc.

Trong sách, có đoạn: “Trong cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành tình thương yêu tới tất cả đồng bào dân tộc Việt Nam, luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tình thương của Người trải rộng tới mọi đối tượng, giai tầng trong xã hội, nhưng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Người luôn dành tình cảm đặc biệt nhất. Với Người, các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em một nhà, là thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, và chúng ta cần chung tay để xây dựng mái nhà Việt Nam, giúp đỡ nhau để cùng nhau tiến bộ.

Để tăng cường hơn nữa sức mạnh đoàn kết các dân tộc và kiện toàn bộ máy tổ chức của Chính phủ, ngày 3 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 58 tổ chức Bộ Nội vụ, trong đó có Nha Dân tộc thiểu số Việt Nam. Đây chính là tiền thân của Ủy ban Dân tộc hiện nay. Sắc lệnh ghi rõ chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban là xem xét các vấn đề chính trị và hành chính thuộc về các các Dân tộc thiểu số Việt Nam trong nước, củng cố và thắt chặt tình thân thiện giữa các dân tộc sống trên đất Việt Nam”.

Các tác giả của cuốn sách cũng đã trích dẫn 7 bức thư và lời phát biểu của Bác gửi đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam (nguồn từ bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập 15 tập) trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Phần hai của cuốn sách: Tư tưởng Cách mạng, tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thơ ca của Người đã tập trung khai thác những khía cạnh quan trong trong 2 mảng sáng tác của Bác là thơ ca thời kì ở Việt Bắc và thơ Đường luật của Bác: “Thơ Đường luật của Bác giống như dòng nhật ký hàm súc, trữ tình, ghi lại suy nghĩ, tâm hồn, lý tưởng của Bác trên bước đường hoạt động. Chiến khu Việt Bắc, chiếc nôi cách mạng buổi ban đầu luôn hiện lên trong thơ Bác, còn in dấu ấn những tháng năm xưa Bác đã ở nơi đây nhóm lên ngọn lửa cách mạng sáng đến mai sau:

(Pác Bó hùng vĩ)

Câu đầu bài thơ chỉ có sáu tiếng. Bác đã sáng tạo bài tứ tuyệt với các câu thất ngôn chen lục ngôn. Sự phá cách này khiến lời thơ trở nên trữ tình, mềm mại, tự nhiên, không còn thấy dấu ấn của thủ pháp miêu tả, mà dường như chỉ là Bác đang ghi lại hình ảnh núi rừng Pác Bó đầy chất thơ đang trải rộng ra trước mắt mình:

Non xa xa, nước xa xa

Sự biến thể của thơ tứ tuyệt cho thấy sự linh hoạt của Bác trong bút pháp thi ca. Câu thơ đi ra ngoài công thức gợi ra cái nên thơ, trữ tình của cảnh vật và sự khoáng đạt, bao la, dung dị của hồn người. Bác chan hòa, gắn bó với thiên nhiên với tình yêu rộng lớn bao la của người chiến sĩ cách mạng, đang bước theo chân lý ngời sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, với niềm tin tưởng sắt son vào tiền đồ ngày mai tươi sáng của dân tộc, để hôm nay luôn một lòng vững vàng, kiên định sự nghiệp lớn:

Hai tay xây dựng một sơn hà.”

Phần ba của cuốn sách: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức và tác phong cách Hồ Chí Minh là những bài viết phản ánh thực tế hoạt động ở hai lĩnh vực văn hóa văn nghệ và đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng các chính sách tôn giáo và dân tộc để phá hoại các thành quả cách mạng Việt Nam: “Trong ngành Giáo dục, mỗi trường học lại vận dụng một phương pháp giáo dục nhằm xây dựng ý thức chống lại các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo và dân tộc chống phá chính quyền. Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh thực hiện sáng kiến “đưa khoa học kĩ thuật canh tác lên vùng cao thông qua học sinh” từ những năm 1998 đến nay đã góp phần bảo vệ những cánh rừng, hình thành những mô hình sản xuất chăn nuôi quy mô gia đình, trang trại. Hoạt động tổ chức “tết dân tộc” cho học sinh 19 dân tộc vào ngày 01 tháng 01 hàng năm để giáo dục tinh thần đoàn kết các dân tộc. Trong khi đó, Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ lại đặt ra mục tiêu “đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên mũi nhọn học sinh giỏi”, “giáo dục toàn diện” nên trong 10 năm trở lại đây đã có hàng ngàn học sinh tốt nghiệp THPT, đã và đang tham gia vào tất cả các lĩnh vực trong xã hội, trong đó nhiều em là dân tộc ít người. Với chủ trương “lấy xây để chống”, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo thực hiện những chương trình bồi dưỡng ngoại khóa cho học sinh về các vấn đề tư tưởng đạo đức, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, lí tưởng thanh niên, khát vọng tuổi trẻ  gắn liền với trách nhiệm và nghĩa vụ với tổ quốc thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, thể thao, câu lạc bộ, sân khấu hóa… Với những nỗ lực đó, từ năm 2016 (năm học 2016-2017) đến nay, nhà trường đã có 112 học sinh dân tộc được thụ hưởng chế độ hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền ăn, ở, trọ học của Chính phủ. Có 869 học sinh đoạt giải trong các kì thi chọn học sinh giỏi các khối lớp, trong đó có 174 học sinh người dân tộc. Có 1555 lượt học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, trong đó có 201 lượt học sinh dân tộc. Có 521 học sinh đạt giải trong các kì thi cấp sở, cấp tỉnh, cấp trung ương (Cuộc thi KHKT dành cho học sinh, thi sáng tạo thanh thiếu niên, văn nghệ-thể thao…), trong đó có 104 học sinh dân tộc. Hằng năm tỷ lệ học sinh có điểm thi đại học, cao đẳng trên sàn tỷ lệ khoảng 75% (trong đó có 10% học sinh dân tộc). Đặc biệt, nhà trường đã có nhiều học sinh đỗ vào các trường thuộc các ngành lực lượng quân đội, công an, y dược, giao thông vận tải, xây dựng, thủy lợi, báo chí tuyên truyền. Đó là một lực lượng đáng kể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay.  

Với các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo và dân tộc, các thế lực thù địch, phản động tìm cách chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân; đối lập nhân dân với lực lượng vũ trang; chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, phá hoại khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; kích động chống đối, làm suy yếu sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Những vấn đề đó đang là những thách thức đối với “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” và sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta hiện nay. Chính sách đoàn kết dân tộc mà Đảng, Chính phủ thực hiện là cuộc đấu tranh quyết liệt với âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, là hành động thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh 07/5/1956 “Phải đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc các tầng lớp nhân dân, yêu thương nhau, giúp đỡ nhau, dìu dắt nhau cùng tiến bộ… Phải luôn tỉnh táo, sẵn sàng giúp đỡ Bộ đội và Công an chống lại âm mưu của địch chia rẽ dân tộc và phá hoại đời sống của bản mường”.

Trong bối cảnh hiện nay, các tổ chức phản động lưu vong điên cuồng chống phá Đảng và nhà nước, phá hoại đời sống bình yên của nhân dân ta dưới chiêu bài đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, chống đàn áp sắc tộc và tôn giáo thì lời của Bác càng có giá trị mang tầm chiến lược quốc gia, và sẽ mãi còn nguyên ý nghĩa chính trị, giá trị lịch sử và tính thời sự”.

Cuốn sách đã thể hiện sự nỗ lực của các tác giả (không chuyên), thể hiện sự tôn kính đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là một công trình hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách của Người, và cũng là một công trình hướng đến chào mừng kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: 7/5/1954 – 7/5/2024 của Đảng bộ trường trường THPT Thành phố.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Bảo- Tổ Ngữ văn

Đọc 1046 thời gian
1st