Tải bản đầy đủ (.docx) (167 trang)

Lý luận phê bình văn học của nhóm hàn thuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.53 KB, 167 trang )


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả được nêu trong luận án là trung
thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 7 năm 2019
Tác giả luận án

Ngô Thị Thu Hường


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH.NGND Bùi Văn Ba
(Phương Lựu) - người thầy đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt
quá trình thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Minh Lường đã hỗ trợ
GS.TSKH Bùi Văn Ba trong quá trình hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới trường Đại học Sư phạm Hà Nội,
quý thầy cô là giảng viên của tổ Lý luận văn học - khoa Ngữ văn - trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là PGS.TS Trần Mạnh Tiến - nguyên Tổ trưởng
bộ môn Lý luận văn học, Tiến sĩ Đỗ Văn Hiểu - Tổ trưởng bộ môn Lí luận
văn học, đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai đã tạo
điều kiện để tôi được tham gia học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn đến các đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, chia sẻ


những kinh nghiệm trong quá trình hoàn thành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân đã động viên và hỗ
trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2019
Tác giả luận án

Ngô Thị Thu Hường


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................3
5. Những đóng góp mới của luận án.............................................................4
6. Cấu trúc của luận án..................................................................................5
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU....................... 6
1.1. Giai đoạn trƣớc thời kỳ Đổi mới 1986...................................................6
1.1.1. Những ý kiến phủ nhận hoàn toàn..................................................6
1.1.2. Những ý kiến tuy phê phán, nhưng có phần khẳng định.................9
1.2. Giai đoạn sau Đổi mới 1986.................................................................. 12

1.2.1. Những ý kiến đánh giá lại theo chiều hướng dần dần khẳng
định về cơ bản.........................................................................................12
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tiếp tục....................................................... 30
CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HÀN THUYÊN......................... 33
2.1. Bối cảnh ra đời nhóm Hàn Thuyên.......................................................33
2.1.1. Bối cảnh chính trị, văn hóa xã hội................................................33
2.1.2. Bối cảnh văn học.......................................................................... 37
2.2. Những biểu hiện tích cực của nhóm Hàn Thuyên............................... 43
2.2.1. Xét từ gốc gác gia đình.................................................................43


iv

2.2.2. Xét từ tôn chỉ mục đích................................................................. 45
2.2.3. Xét từ ấn phẩm..............................................................................45
2.2.4. Về cộng tác viên............................................................................46
2.3. Tính phức tạp về tƣ tƣởng và học thuật của các thành viên chủ chốt
.........................................................................................................................47
2.3.1. Những trí thức có lòng yêu nước nhưng dễ dao động..................47
2.3.2. Những người đã từng hoặc đang theo chủ nghĩa Trotsky.............50
2.3.3. Các nhà lý luận phê bình có xu hướng Mác-xít, nhưng không
theo Lênin, ít nhiều bị tình nghi là Trotskit.............................................54
CHƢƠNG 3: TƢ TƢỞNG VĂN HỌC CHỦ YẾU CỦA TRƢƠNG TỬU
............................................................................................................................ 63

3.1. Tƣ tƣởng văn học của Trƣơng Tửu không mang tính chất Trotskit,
nhƣng cũng không theo chủ nghĩa Lênin...................................................63
3.1.1. Tư tưởng văn học của Trương Tửu không mang tính chất Trotskit
................................................................................................................ 63
3.1.2. Tư tưởng văn học của Trương Tửu cũng không theo chủ

nghĩa Lênin............................................................................................. 66
3.2. Dấu ấn của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa S.Freud trong tƣ tƣởng
văn học của Trƣơng Tửu..............................................................................68
3.2.1. Dấu ấn của chủ nghiã Mác...........................................................68
3.2.2. Dấu ấn của chủ nghĩa S.Freud cùng một số thuyết tâm lý khác...76
3.2.3. Sự tương đồng với chủ nghĩa Mác - phân tâm, một loại hình
của chủ nghĩa Mác phương Tây............................................................. 81
3.3. Lý thuyết của Hypolyte Taine trong tƣ tƣởng văn học của
Trƣơng Tửu...................................................................................................84
3.3.1. Những yếu tố cải biến................................................................... 84
3.3.2. Yếu tố giữ nguyên......................................................................... 86
3.4. Sự chuyển biến nhanh chóng về tƣ tƣởng và học thuật của
Trƣơng Tửu ngay khi tham gia Cách mạng và kháng chiến....................89


3.4.1. Tích cực phục vụ chế độ mới........................................................ 90
3.4.2. Từ chính trị phản tỉnh đến học thuật............................................ 95


v

CHƢƠNG 4: TIẾN TRÌNH LÝ LUẬN PHÊ BÌNH VĂN HỌC CỦA
LƢƠNG ĐỨC THIỆP................................................................................103
4.1. Việt Nam thi ca luận (Khuê Văn xuất bản cục, 1942)......................... 104
4.1.1. Về thơ ca Việt Nam cổ điển và hiện đại......................................104
4.1.2. Những vấn đề liên quan với đặc trưng chung của thơ................112
4.2. Văn chƣơng và xã hội (Đại học thư xã, 1944).................................... 119
4.2.1. Về sự phản ánh xã hội và tính giai cấp của văn học..................119
4.2.2. Phân tích tính giai cấp của văn học hiện đại Việt Nam..............123
4.3. Nghệ thuật thi ca (Nxb Hàn Thuyên, H.1945).....................................126

4.3.1. Đào sâu thêm về tính xã hội và tính giai cấp trong thơ..............126
4.3.2. Lại nói thêm về nội dung tình cảm và hình thức ngôn ngữ
của thơ.................................................................................................. 131
4.3.3. Về triển vọng của thơ..................................................................132
KẾT LUẬN..................................................................................................136
KIẾN NGHỊ.................................................................................................141
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ....................................................................................................143
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................144
PHỤ LỤC - Danh mục ấn phẩm của Hàn Thuyên xuất bản cục............156


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu những năm 40 thế kỷ XX có ba nhóm văn hóa văn học nổi bật trên
văn đàn Việt Nam đó là các nhóm: Tri Tân, Thanh Nghị và Hàn Thuyên. Hai
nhóm Tri Tân và Thanh Nghị được đánh giá tương đối nhất trí ngay từ đầu.
Riêng nhóm Hàn Thuyên về cơ bản bị phê phán kịch liệt, hầu như gần suốt
nửa thế kỷ. Nhưng đến thời kỳ sau Đổi mới Hàn Thuyên mới được khôi phục
dần, song đến nay vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
Đây chính là nguyên nhân cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài: Lý luận phê
bình văn học của nhóm Hàn Thuyên và tiến hành nghiên cứu công trình này.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhóm Hàn Thuyên hoạt động trên nhiều mặt khá phong phú phức tạp,
nhưng xuất phát từ yêu cầu của chuyên ngành Lí luận văn học, chúng tôi chỉ
nghiên cứu phương diện lý luận phê bình văn học mà thôi. Trong chuyên
ngành Lí luận văn học, có nhiều hướng nghiên cứu: Trước hết là Lý thuyết
ứng dụng, tức là vận dụng một loại lý thuyết hay quan niệm văn học nào đó

để phân tích đánh giá một tác gia, một tác phẩm hay một hiện tượng văn học.
Thứ hai là hướng Lý thuyết khái quát, phải từ những thực tiễn văn học cụ thể
tiến lên khái quát cho được những vấn đề lý thuyết ít nhiều mới mẻ; thứ ba là
Lý thuyết lịch sử. Đề tài Lý luận phê bình văn học của nhóm Hàn Thuyên mà
chúng tôi chọn là thuộc loại Lý thuyết lịch sử, tức là lý thuyết trong lịch sử, vì
những mục đích như sau:
2.1. Trong việc phấn đấu hiện đại hóa nền lí luận văn học trước mắt của
nước nhà, phải ra sức tổng kết những thành tựu và thiếu sót, những thành
công và thất bại trong di sản lý luận của dân tộc từ thời trung đại, nhất là trong
thế kỷ XX. Riêng về nhóm Hàn Thuyên là xoay quanh vấn đề tiếp thu lý
thuyết nước ngoài gồm những chủ thuyết nào, mối quan hệ của chúng ra sao,


2

nhất là việc vận dụng những lý thuyết ấy vào thực tiễn văn học nước nhà như
thế nào, đúng hay sai, rất phức tạp, ý kiến chưa thống nhất phải tiếp tục làm
sáng tỏ với cách đánh giá khách quan, theo đường lối đổi mới của Đảng.
Nhưng đổi mới không phải là nói ngược hoàn toàn, mà phải thật khách quan,
đúng sai rạch ròi, có thế mới thực sự rút ra được những bài học thiết thực cho
việc xây dựng nền lý luận trước mắt.
2.2. Gắn bó chặt chẽ với mục đích về lí luận văn học nói trên là ý nghĩa
về văn học sử. Khi đã đánh giá khách quan chính xác thì mới xác định đúng
vai trò tích cực ít nhiều có thể có và tác dụng tiêu cực của nhóm Hàn Thuyên
trong tiến trình ý thức văn học của nước nhà trong nửa đầu thế kỷ XX.
2.3. Cuối cùng, như là một phần kết tinh của hai mặt nói trên, kết quả
nghiên cứu của luận án sẽ có thể vận dụng vào trong nhà trường trong việc
giảng dạy phần Lí luận văn học hiện đại cũng như phần Văn học sử Việt Nam
giai đoạn 1940 - 1945.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trước tiên, chúng tôi tìm hiểu tình hình chung về mọi mặt của nhóm
Hàn Thuyên để làm nền tảng. Nhưng về lĩnh vực lý luận phê bình văn học
trong nhóm Hàn Thuyên chỉ có hai nhân vật là Trương Tửu và Lương Đức
Thiệp. Điều này sẽ được chứng giải cụ thể ở những phần sau của luận án. Đối
với trường hợp Lương Đức Thiệp thì tương đối rõ ràng, ông mất tích ngay
năm 1945. Các công trình của ông đều chủ yếu dựa vào bản gốc: Việt Nam thi
ca luận (Khuê văn xuất bản cục, H.1942); Văn chương và xã hội (Đại học thư
xã, H.1944), Nghệ thuật thi ca (Hàn Thuyên xuất bản. H.1945). Đối với
trường hợp Trương Tửu thì cần giới thuyết rõ thêm. Ông đã viết sách ngay từ
năm 1931 (công trình Triết lý Truyện Kiều) và những công trình viết trong chế
độ mới như Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (Nxb Xây dựng, H. 1956)
v.v... thì không thuộc phạm vi đối tượng nghiên cứu chủ yếu, tất nhiên


3

có thể liên hệ đối chiếu khi cần thiết. Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các
công trình do chính Nhà xuất bản Hàn Thuyên công bố như: Kinh Thi Việt
Nam (1940); Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942); Tâm lý và tư tưởng Nguyễn
Công Trứ (1943); Văn chương Truyện Kiều (1945); Tương lai văn nghệ Việt
Nam (1945). Những công trình này được in lại ngay trong thế kỷ mới này qua
công sức sưu tầm và biên tập, giới thiệu của PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh và
PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn: Trương Tửu - Tuyển tập nghiên cứu, phê bình
(Nxb Lao động, H. 2007) tạo điều kiện cho chúng tôi so sánh đối chiếu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Căn cứ vào đối tượng và phạm vi đã xác định và để hoàn thành nhiệm
vụ nghiên cứu được rút ra ở cuối chương Tổng quan (theo quy định), luận án
sử dụng các phương pháp thông dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung
như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, so sánh, phương
pháp lịch sử, phương pháp hệ thống v.v... đến những phương pháp ở cấp độ

triết học, tức chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Về các phương pháp thông dụng như phương pháp so sánh sẽ thấy
được vận dụng nhiều trong luận án này như so sánh giữa ba nhóm Tri Tân,
Thanh Nghị, Hàn Thuyên; so sánh những nhóm nhỏ trong Hàn Thuyên như
nhóm Trotskit, nhóm Mác-xít (nhưng không theo Lênin), nhóm yêu nước
nhưng dễ dao động; so sánh giữa hai người trong một nhóm nhỏ như giữa
Trương Tửu với Lương Đức Thiệp v.v... So sánh phải nêu chỗ giống nhau, mà
cũng vạch ra điểm khác nhau, tất nhiên tỉ lệ giữa hai mặt này tùy trường hợp
cụ thể sẽ rất khác nhau từ cực tiểu đến cực đại, nghĩa là không ít thì nhiều
hoặc ngược lại. Nếu chỉ thấy một mặt giống nhau hoặc khác nhau thôi thì đó
không phải là so sánh, mà là đồng nhất hoặc đối lập.
Về phương pháp ở cấp độ triết học, tất nhiên là triết học Mác-xít,
Ănghen có lưu ý toàn bộ thế giới quan của Mác không phải là một học thuyết,


4

mà là một phương pháp. Cho nên vận dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử vào đề tài này lại càng thích hợp, bởi vì phương pháp là
tương ứng với đối tượng, mà đối tượng nghiên cứu chính ở đây là Lương Đức
Thiệp, nhất là Trương Tửu đều tuyên bố theo chủ nghĩa Mác. Như thế có thể
lấy ngay chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để soi xét những
phát ngôn cùng sự vận dụng của họ sẽ thấy họ có thành tâm học hỏi và có
được sự hiểu biết tương đối sâu, chứ không hề hời hợt; đồng thời cũng có
những biểu hiện ấu trĩ máy móc, phiến diện đối với chủ nghĩa Mác. Thao tác
khoa học này rất khách quan và công bằng, mà đương sự (Trương Tửu) vốn
cũng đã tự thừa nhận. Quan trọng hơn, nó có tác dụng đề kháng lại sự quy
chụp phản Mác-xít, Mác-xít giả hiệu hoặc ngược lại hoàn toàn trước và sau
Đổi mới đối với Hàn Thuyên cùng các nhà lý luận phê bình văn học của nó.
5. Những đóng góp mới của luận án

Lý luận phê bình văn học của nhóm Hàn Thuyên là một đề tài rất khó
và phức tạp. Trải qua quá trình rất cố gắng chăm chỉ học tập nghiên cứu ngay
những ý tưởng cơ bản của Giáo sư hướng dẫn, ngoài việc bổ sung một số khía
cạnh về tính phức tạp có cả mặt tích cực của nhóm Hàn Thuyên và những
đóng góp không nhỏ của Trương Tửu trong mười năm đầu sau cách mạng
v.v… chúng tôi tập trung chứng giải về mặt luận chứng, luận cứ v.v... để làm
sáng rõ vấn đề. Trải qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy luận án có
những đóng góp tương đối mới mẻ như sau:
5.1. Làm sáng tỏ thêm tính phong phú phức tạp kể cả mặt tích cực của
nhóm Hàn Thuyên như: về nguồn gốc tài chính, về tôn chỉ, mục đích, về thái
độ đối với chế độ mới, về đóng góp trong thời kháng chiến chống Pháp, về
cộng tác viên, về những ấn phẩm đã công bố. Nhất là về thân thế sự nghiệp,
cùng lĩnh vực nghiên cứu, đặc biệt là về khuynh hướng rất khác nhau của các
thành viên chủ chốt - nguyên nhân chủ yếu làm nên tính phức tạp thiên về mặt
tiêu cực của Hàn Thuyên.


5

5.2. Tư tưởng văn học của Trương Tửu thời trước Cách mạng về cơ bản
không theo chủ nghĩa Trotsky, càng không theo chủ nghĩa Lênin. Tuy chân
thành theo chủ nghĩa Mác nhưng có chiều hướng giản đơn, dung tục, đặc biệt
là có kết hợp với chủ nghĩa S.Freud, sự kết hợp này đã chi phối và điều chỉnh
sự vận dụng triết lý nghệ thuật của H.Taine mà ông đã sớm tiếp xúc từ thời
đầu. Ông không phản Mác-xít hoặc Mác-xít giả hiệu mà rất gần gũi với chủ
nghĩa Mác phương Tây, cụ thể là chủ nghĩa Mác - phân tâm, với đặc trưng là
không theo chủ nghĩa Lênin nhưng lại có xu hướng gắn kết với tư tưởng hiện
đại của Phương Tây.
5.3. Cũng không theo chủ nghĩa Lênin và chủ nghĩa Trosky, nhưng
Lương Đức Thiệp dần dần cố gắng học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác, tuy

có chỗ máy móc dung tục ấu trĩ, nhưng ông có những nhận thức đúng đắn về
mối quan hệ giữa văn chương với xã hội, về đặc trưng của thể loại và lịch sử
thơ ca Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Danh mục bài báo của tác
giả, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục về Danh mục ấn phẩm của Hàn
Thuyên xuất bản cục, luận án gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
- Chương 2: Khái quát về nhóm Hàn Thuyên.
- Chương 3: Tư tưởng văn học chủ yếu của Trương Tửu.
- Chương 4: Tiến trình lý luận phê bình văn học của Lương Đức Thiệp.


6

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan tình hình nghiên cứu chủ yếu là điểm lại lịch sử vấn đề mà
luận án đề cập đã có những ý kiến nhận xét, đánh giá như thế nào để làm cơ
sở cho việc nghiên cứu tiếp theo của bản thân. Như thế ở đây chúng tôi trình
bày chủ yếu ý kiến của các thế hệ trước về lý luận phê bình văn học của nhóm
Hàn Thuyên qua hai giai đoạn trước và sau Đổi mới, từ đây rút ra những vấn
đề cần phải tiếp tục giải quyết xoay quanh thực chất của nhóm Hàn Thuyên
cũng như của hai cây bút lý luận phê bình chủ chốt và duy nhất của nhóm là
Trương Tửu và Lương Đức Thiệp.
1.1. Giai đoạn trƣớc thời kỳ Đổi mới 1986
1.1.1. Những ý kiến phủ nhận hoàn toàn
Trong thời kỳ Mặt trận Việt Minh, trong bài Mấy nguyên tắc lớn của
cuộc vận động văn hoá mới Việt Nam lúc này (23/9/1944), đồng chí Trường
Chinh viết: “Nhóm Tân văn hoá Hàn Thuyên tự nhận là trọng khoa học,

nhưng đã phản duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tức là phản khoa học.
Họ chẳng đem học thuyết duy vật tầm thường, duy vật máy móc thay cho học
thuyết duy vật biện chứng đó sao?” (...) “Đáng lẽ phải tập trung mọi lực lượng
văn hoá Việt Nam thành một mặt trận văn hóa đặng chống lại văn hóa ngu
dân, văn hóa thoái hóa và trung cổ của bọn phát xít, chống thủ đoạn xâm lấn
nguy hiểm của văn hóa Nhật, thì họ lại chia rẽ mặt trận văn hóa của dân tộc ta
và bởi thế họ đã vô tình hay cố ý làm lợi cho lũ giặc nước” (...) “Cái chiêu bài
“Tân văn hóa” của Hàn Thuyên, ở đó một số Trotskit đang hoành hành chẳng
đáng ngờ lắm sao?” [4, tr. 145-146].
Năm 1945, trong bài Một con quỷ đội lốt Mác xít, khi phê phán cuốn Hai
Bà Trưng khởi nghĩa, đồng chí Trường Chinh (với bút danh Tân Trào) khẳng
định Nguyễn Tế Mỹ đã “vin lấy học thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch sử


7

của Mác để biện hộ cho chính sách xâm lược của bọn phong kiến nhà Đông
Hán” [5]. Như thế là khẳng định nhóm Hàn Thuyên xuyên tạc chủ nghĩa Mác,
chia rẽ mặt trận văn hóa dân tộc, phạm phải sai lầm của chủ nghĩa Trosky.
Khi bắt đầu cuộc đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, thì trong bài
Thực chất tư tưởng của Trương Tửu (tạp chí Văn nghệ số 4/1958). Hoài
Thanh phê phán Trương Tửu, tất nhiên có chỗ đúng như không tuân thủ
những nguyên lý của Lênin về văn học nghệ thuật, nhưng thái độ rất gay gắt,
góp phần mở đầu cho một cuộc đấu tranh tư tưởng lớn thời ấy đang sắp sửa!
Về sau, Vũ Đức Phúc trong Bàn về cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử văn
học Việt Nam hiện đại 1930 - 1945 (1971) ít nhiều có lặp lại luận điểm của
đồng chí Trường Chinh. Vũ Đức Phúc cho rằng: “âm mưu thâm độc hơn cả
của đế quốc Pháp là triệt để lợi dụng bọn Trotskit Hàn Thuyên để cho bọn
Trotskit Nguyễn Đức Quỳnh, Trương Tửu, Nguyễn Tế Mỹ, Lương Đức Thiệp
công khai nói về một thứ chủ nghĩa Mác giả hiệu”. Ông khẳng định:

“Bọn Trotskit này chỉ lợi dụng một số khái niệm của chủ nghĩa
duy vật lịch sử để lòe bịp, nhưng thế giới quan của chúng không có gì
là Mác-xít cả, chúng nêu ra chiêu bài đấu tranh giai cấp, cách mạng xã
hội chủ nghĩa, nhưng chúng không phân biệt được các giai cấp và cũng
chẳng hiểu chủ nghĩa xã hội là gì. Chúng công kích bạt mạng chế độ
phong kiến, nhưng cũng không hiểu phong kiến là gì cả. Chúng tiếp thu
nhiều mảnh triết lí mục nát của học giả tư sản Châu Âu như triết lí của
Frơt (S.Freud). Chúng ăn cắp tài liệu trong các bộ lịch sử thế giới của
những người viết sử tư sản Châu Âu để viết lịch sử thế giới. Chúng lắp
nguyên xi năm chế độ nối tiếp nhau trong lịch sử tiến hóa nhân loại vào
bất cứ lịch sử nước nào, năm chế độ mà chúng cũng chẳng hiểu được...
Bọn Trotskit phục vụ cho đế quốc về nhiều mặt..., làm cho trí thức hoài
nghi chủ nghĩa Mác” [87, tr. 122-124].


8

Khẳng định hoạt động về văn học của bọn Trotskit hồi này rất phù hợp với
sự phá phách về chính trị của chúng, Vũ Đức Phúc lại phủ nhận hoàn toàn cuốn
Nghệ thuật thi ca của Lương Đức Thiệp: “Bọn Trotskit chống đường lối văn học
cách mạng với nhiều màu sắc khác nhau. Lương Đức Thiệp trong cuốn Nghệ
thuật thi ca phủ nhận toàn bộ văn học quá khứ, cho rằng mỗi một thời có một
nền văn học phù hợp với thời đó, sau đó lại phải nhường chỗ cho một nền văn
học khác. Y đòi hỏi phải... xây dựng một nền thơ ca của “vô sản” và chỉ của vô
sản thôi” [87]. Nhìn chung, các ý kiến đánh giá về nhóm Hàn Thuyên của Vũ
Đức Phúc đều lên án nhóm Hàn Thuyên đã “đề cao tự do tư sản trong văn nghệ,
chống lại sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ” [87, tr. 160], “núp dưới nhãn
hiệu chủ nghĩa Mác để phá hoại chủ nghĩa Mác” [87, tr. 140].

Trong Văn học lãng mạn Việt Nam 1932 - 1945 (1989) Phan Cự Đệ cho

rằng: “Nhóm Trotskit Hàn Thuyên đứng ra tự nhận là những nhà nghiên cứu
Mác-xít để dễ bề xuyên tạc chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử”, “giả danh Mác-xít”, “đem thuyết duy vật tầm thường, duy vật
máy móc thay cho thuyết duy vật biện chứng”, và vì vậy “gây tác hại nghiêm
trọng... là kẻ thù nguy hiểm của phong trào cách mạng vô sản và các phong
trào giải phóng dân tộc” [17, tr. 14-65]. Đây là cách đánh giá chính thống theo
Đảng cộng sản Việt Nam đối với nhóm Hàn Thuyên trong thời kỳ trước Đổi
mới.
Tuy chưa phải với lập trường tư tưởng đó, chỉ xuất phát từ lòng yêu
nước và truyền thống dân tộc, cụ Nguyễn Văn Tố trong Phê bình cuốn
“Nguồn gốc văn minh” của Nguyễn Bách Khoa (Tri tân số 109/1943); Phê
bình cuốn “Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ” của Nguyễn Bách Khoa
(Tri tân số 151/1944); Phê bình cuốn “Văn minh sử” của Nguyễn Bách Khoa
(Tri tân 156/1944); Phê bình cuốn “Hai Bà Trưng khởi nghĩa” của Nguyễn
Tế Mỹ (Tri Tân số 158/1944), đều phê phán các tác giả trên đã xuyên tạc lịch


9

sử, hạ thấp truyền thống dân tộc. Riêng về cuốn Xã hội Việt Nam của Lương
Đức Thiệp, cụ Nguyễn Văn Tố khẳng định tác giả đã “nhầm lẫn nhiều lắm”,
“hay gắn tục nước người làm tục nước mình”, “chép chuyện đã không đúng,
ý nghĩ lại thiên lệch”, nội dung cuốn sách thì “tệ hại”, “bậy bạ hết sức”.
“Quyển sách ấy chẳng những không ích gì mà còn hại thêm vì nói xấu người
đời xưa, nói phạm đến người anh hùng, hào kiệt, dẫn chữ Tầu, chữ Tây đều
sai cả” [129, tr. 72-74].
1.1.2. Những ý kiến tuy phê phán, nhưng có phần khẳng định
Tất nhiên cũng có thái độ mềm mỏng hơn, có gạn đục khơi trong. Năm
1943, Chu Thiên, khi phê bình cuốn Việt Nam thi ca luận của Lương Đức
Thiệp, cho rằng: “Ông Lương Đức Thiệp đã khéo đưa ta nhận thấy rõ ràng:

Nguồn gốc của thơ ca Việt Nam, thơ Việt Nam hiện đại, tính cách thơ Việt
Nam xưa và chủ trương của ông về thơ ca. Ở phần nào ông cũng viết rành rẽ,
tuy có phần sơ lược nhưng vẫn đủ cho người xem nhận thấy, vì ông đã dựa
theo một quan điểm vững vàng: lấy thực tế làm nền tảng, lấy tình cảm làm
mẫu mực. Ông lại chịu khó nhận xét các nhà thơ hiện giờ qua các tác phẩm
của họ, rồi ông chia ra từng phái để đánh giá họ trên thi đàn. Về điểm này, tôi
thấy ông ngay thẳng và công bình hơn phần nhiều nhà phê bình khác vì cảm
tình mà quá khen hoặc quá chê các nhà thơ đương thời” [110].
Chu Thiên rất đề cao chủ trương thơ ca của Lương Đức Thiệp, coi đó là
chỗ “công dụng nhất”, “là một lời nói tâm can của kẻ yêu thơ, đã đứng được
ra ngoài trào lưu mà nhận xét”. Vì vậy “quyển sách mỏng này cũng có thể
mang lại cho các bạn ít nhiều thỏa mãn” [110]. Đặc biệt về tiểu thuyết của
Trương Tửu, các nhà phê bình nổi tiếng đương thời đều đánh giá khá tích cực,
liệt chúng vào loại tiểu thuyết xã hội. Kiều Thanh Quế trong Ba mươi năm
Văn học (1942) với bút hiệu Mộc Khuê, đã viết: “Cùng một chủ trương… về
xã hội tiểu thuyết, Trương Tửu viết Thanh niên S.O.S, Trái tim nổi loạn, Một


10

chiến sĩ, Một cổ đôi ba tròng” [88, tr. 52]. Cùng năm này, trong Nhà văn Việt
Nam hiện đại, Vũ Ngọc Phan cũng viết: “Trương Tửu chứng tỏ cho người ta
thấy ông là một nhà tiểu thuyết xã hội. Ngay trong tập ái tình tiểu thuyết Trái
tim nổi loạn, ông cũng có cái ý phân giai cấp mỗi khi nói đến sự giàu nghèo
của Thúy và Thông, còn gần như hầu hết các tiểu thuyết khác của ông đều
bênh vực giàu nghèo rõ rệt” [82, tr. 1123]. Còn về các công trình Nguyễn Du
và Truyện Kiều, thì Đinh Gia Trinh, trong cuốn Hoài vọng của lý trí, đã phê
bình cái gọi là phê bình khoa học của Trương Tửu như sau: “Tại sao tác giả lại
tự quả quyết với độc giả rằng phương pháp phê bình đó là phương pháp khoa
học? Điều đó rất dễ hiểu: Tác giả đem khoa học, hay nói đúng hơn là đem

mấy lý thuyết khoa học mà tác giả tin yêu áp dụng vào sự khảo xét các hiện
tượng văn chương. Nhưng đem thuyết khoa học áp dụng vào sự khảo xét văn
chương, với dùng phương pháp khoa học để khảo xét văn chương, hai điều đó
khác nhau nhiều lắm” [130, tr. 331].
Cũng cần nói đến một số ý kiến của các học giả Miền Nam trước ngày
đất nước thống nhất. Họ có nhắc đến thái độ của Trương Tửu đối với chủ
nghĩa Mác và cho rằng chưa chắc đó là Mác-xít chính cống mà Trương Tửu
một mực trung thành từ lập trường chính trị. Nhưng tất cả đều khen tài năng
và bản lĩnh của Trương Tửu. Trong mắt của người bạn thân Nguyễn Vỹ,
Trương Tửu đã là huyền thoại ngay khi ông còn rất trẻ: “Với rất ít, anh xây
dựng rất nhiều. Với một chấm nhỏ nảy ra từ hình thức của sự vật, anh kéo một
đường thẳng đến tư tưởng vô cực. Anh là nhà toán học chống giáo lý đi tìm
một bài toán cho nhân sinh, với những công thức do anh tự chế biến ra, không
theo công thức điển hình nào cả. Và không bao giờ anh đúng, ít khi anh nói
phải nhưng luôn luôn anh có lý. (...) Trương Tửu không phải là một hiện
tượng. Nhưng anh là một trí óc thông minh đặc biệt. Với anh, sai lầm chống
chân lý và luôn luôn sai lầm thắng chân lý. (...) Anh luôn tự mâu thuẫn với


11

anh một cách hợp lý” [143, tr. 1068]. Quan trọng hơn, Nguyễn Vỹ đã có nhận
xét về đặc điểm tư duy và nhân cách của Trương Tửu:
“Trương Tửu thuộc về loại nhà văn tự học, nhờ đọc sách nhiều.
Có lẽ một phần nhờ trường Bách Nghệ huấn luyện, lại sẵn thiên tài văn
nghệ nên lý luận của anh rất đanh thép, câu văn của anh như búa, như
kềm. Lời nói anh vang ra như tiếng đập sắt trên đe. Lúc nào cũng nảy
lửa, nghe chát cả tai... Tửu vẫn say mê triết lý, chăm chỉ nghiên cứu các
học thuyết Hy Lạp, La Mã và Pháp. Từ học thuyết này qua học thuyết
khác. Tửu rơi vào triết lý Mác-xít, nhưng không thiên hẳn về chủ nghĩa

quốc tế nào, vì nguyên tắc của Tửu là chống giáo lý. Tửu không phải là
người trung kiên với một điều tín. Đúng hơn, anh là người tự do tư
tưởng, trước hết là một người hùng biện, hoàn toàn độc lập” [143,
tr.1069].
Nhà phê bình Thanh Lãng cũng có nói đến ảnh hưởng của lối phê bình
Trương Tửu vào nhà trường: “Mấy cuốn sách phê bình của Nguyễn Bách
Khoa, nhất là từ sau năm 1947 trở đi, đã hầu biến thành sách gối đầu giường
cho thế hệ trẻ. Ở nhà trường, từ giáo sư cho đến học sinh, tất cả đều phê bình
theo Nguyễn Bách Khoa. Một phong trào rộng lớn lan tràn. Cả những em bé
đệ ngũ, đệ tứ, mỗi khi phải cắt nghĩa một đoạn văn, phê bình một nhà văn đều
chẳng cần đọc văn của nhà văn mà chỉ cần nhớ thuộc lòng một ít chứng luận
dựa vào một mớ những cái mà họ gọi là điều kiện xã hội, kinh tế, huyết thống,
đẳng cấp, thời đại…” [51; tr. 395].
Giáo sư Nguyễn Văn Trung cũng cho rằng: “Nguyễn Bách Khoa là
người đầu tiên và độc nhất đã đưa ra một quan niệm phê bình rõ rệt và áp
dụng nó một cách có hệ thống, với một lối văn lôi cuốn. Chưa xét quan niệm
phê bình Mác-xít đúng hay không đúng, chỉ xét về phương diện chủ thuyết và
viết thành hệ thống hẳn hoi thì phải thừa nhận là Nguyễn Bách Khoa thành
công hơn tất cả những nhà phê bình trước ông và hiện nay” [133].


12

Có thể thấy, ngay trước thời kỳ đổi mới, trong phạm vi cả nước cũng có
xu hướng với những cách đánh giá khác nhau về Trương Tửu và Lương Đức
Thiệp, tuy cũng có phê phán khuyết nhược điểm, nhưng không quá nặng về
lập trường quan điểm, đồng thời lại có khẳng định những ưu điểm, những
đóng góp của họ.
1.2. Giai đoạn sau Đổi mới 1986
1.2.1. Những ý kiến đánh giá lại theo chiều hướng dần dần khẳng

định về cơ bản
Nói hai giai đoạn, nhưng không nên hiểu một cách quá rạch ròi máy
móc. Như đã thấy, nếu ở giai đoạn trước vẫn có những cách đánh giá cũng rất
nghiêm túc, nhưng không có sự quy chụp nặng nề, thì giai đoạn sau vẫn xuất
hiện những cách nhìn như cũ. Giáo sư Phan Cự Đệ không phải là không có
những sự đổi mới ở một số công trình nghiên cứu văn học, nhưng trong cuốn
Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1989) ông vẫn giữ những cách nhìn hơi cực
đoan một chiều về Hàn Thuyên, nhất là về Trương Tửu. Tất nhiên, nói thế để
thấy cho hết những ngóc ngách trong chuyện đời, nhất là chuyện văn. Song
đứng trước xu thế Đổi mới tất yếu thì không thể đảo ngược được. Điều này có
thể thấy qua một bức tranh thu gọn là bộ Từ điển văn học trước và sau, lần
đầu tiên xuất bản vào năm 1983.
Ở bộ Từ điển văn học trước, về mục từ Nhóm Hàn Thuyên, do Phó giáo
sư Nguyễn Hoành Khung viết đã thể hiện theo quan điểm chính thống lúc bấy
giờ, cho rằng nhóm tri thức xu hướng tơ-rốt-xkit, tập hợp xung quanh nhà
xuất bản Hàn Thuyên, hoạt động ráo riết trên văn đàn Việt Nam từ 1941.
Trong tình hình đen tối ngột ngạt của những năm Đại chiến II, lợi dụng uy tín
của chủ nghĩa Mác và Đảng cộng sản Đông Dương lên cao trong thời kỳ mặt
trận dân chủ, lợi dụng sự khao khát học hỏi, nghiên cứu của một số đông công
chúng đang mò mẫm đi tìm một triết lý mới về nhân sinh, có lợi ích thiết thực


13

cho cuộc sống của quốc dân Việt Nam, họ thành lập nhóm Tân văn hóa, mở
Hàn Thuyên xuất bản cục, ra tạp chí Văn mới. Hầu hết những cây bút chủ chốt
của nhóm là tơ-rôt-xkit, như: Nguyễn Đức Quỳnh, Trương Tửu, Lương Đức
Thiệp, Nguyễn Tế Mỹ, Lê Văn Siêu... Chương trình hoạt động của họ khá to
tát, tổ chức khá quy mô, chứng tỏ có tham vọng và âm mưu rõ rệt. Một mặt,
họ biên soạn vội vã hàng loạt sách báo biên khảo có tính cách phổ thông về

triết học, kinh tế học, lịch sử loài người. Mặt khác tuyên bố áp dụng “biện
chứng pháp duy vật” và “duy vật sử quan”, đề cập tới nhiều vấn đề về lịch sử
và văn học sử Việt Nam. Họ còn đề xướng việc xây dựng nền “Tân văn hóa”
Việt Nam và tuyên bố sẽ kiến thiết được một hệ thống văn hóa mới để làm
kim chỉ nam cho sự hoạt động tiến thủ. Nhưng thứ “biện chứng pháp duy vật”
và “duy vật sử quan” mà họ quảng cáo chỉ là thứ duy vật máy móc, tầm
thường. Như cuốn Hai Bà Trưng khởi nghĩa (1944), Nguyễn Tế Mỹ đã chứng
minh rằng xã hội Việt Nam thời kỳ Hai Bà là thuộc chế độ nô lệ, còn xã hội
Trung Quốc thời nhà Hán là thuộc chế độ phong kiến tập quyền; vậy thì,
chống lại “tiến bộ”, là “phản lại tiến hóa của lịch sử”. Trong Nguyễn Du và
Truyện Kiều (1943), Nguyễn Bách Khoa đã “bắt mạch”, chẩn bệnh nhân vật
Thúy Kiều như một thầy thuốc, để đi đến kết luận: “Thúy Kiều là một “cô gái
đến thời kỳ xuân tình phát động”, mà do điều kiện nên “tính dâm đãng không
thể thực hiện được”! Từ cách “phân tích khoa học” dung tục đó, Nguyễn Bách
Khoa đã mạt sát Nguyễn Du và Truyện Kiều bằng những lời lẽ liều lĩnh.
Nguyễn Hoành Khung kết luận:
“Giữa lúc phong trào cách mạng giải phóng dân tộc dưới lá cờ
của Đảng cộng sản đang dâng cao, những người cầm đầu nhóm Hàn
Thuyên lại lợi dụng uy tín của chủ nghĩa Mác, đưa ra thứ “Mác-xít giả
hiệu” để xuyên tạc chủ nghĩa Mác, bóp méo, bôi nhọ lịch sử và di sản
văn hóa dân tộc, thực hiện âm mưu khiêu khích, chia rẽ hàng ngũ văn


14

hóa dân tộc, chống lại cách mạng... Sau này, những người chủ chốt của
nhóm Hàn Thuyên đã lộ nguyên hình là những phần tử phản cách
mạng: Nguyễn Tế Mỹ, Lương Đức Thiệp đã hoạt động chống lại Cách
mạng tháng Tám; Nguyễn Đức Quỳnh, Lê Văn Siêu đã hết theo Pháp,
lại theo Mỹ - Ngụy, viết sách báo chống cộng; Trương Tửu là một trong

những kẻ cầm đầu tập đoàn Nhân văn - Giai phẩm chống lại chủ nghĩa
xã hội” [33, tr. 121].
Nhưng hơn hai mươi năm sau trong Từ điển văn học (bộ mới 2004),
Nguyễn Vinh Phúc đã có những thái độ khác hẳn. Ông nói đến nhóm trí thức
tập hợp xung quanh Nhà xuất bản Hàn Thuyên, hoạt động trên văn đàn Việt
Nam từ năm 1941. Với danh nghĩa là những người theo phương pháp Mác-xít,
họ tuyên bố: “Đi tìm một triết lý mới về nhân sinh, có ích lợi thiết thực cho
cuộc sống của quốc dân Việt Nam”. Những người chủ chốt là Nguyễn Bách
Khoa (Trương Tửu), Nguyễn Đức Quỳnh (Thiên Hạ Sĩ), Lương Đức Thiệp,
Lê Văn Siêu, Nguyễn Tế Mỹ... Họ đề xướng xây dựng nền “Tân văn hóa”
Việt Nam, mong “sẽ kiến thiết được một hệ thống văn hóa mới để làm kim chỉ
nam cho sự hoạt động tiến thủ”. Nhà xuất bản Hàn Thuyên do Nguyễn Xuân
Tái làm Giám đốc, Nguyễn Bách Khoa làm Giám đốc văn chương (tương tự
Tổng biên tập), đặt trụ sở tại 53, 71 phố Tiêntsin, nay là phố Hàng Gà - Hà
Nội. Toàn bộ kinh phí đều do một mình cụ Nguyễn Xuân Giới, một nhà tư sản
yêu nước, thân phụ Nguyễn Xuân Tái cũng là bố vợ Nguyễn Bách Khoa, đảm
nhiệm. Đến giữa năm 1942, để đối phó với luật lệ xuất bản của chính quyền
thực dân là sách thì phải đưa kiểm duyệt trước khi in, còn báo, tạp chí lại
được in xong mới phải trình kiểm duyệt, Hàn Thuyên bèn chuyển tất cả ấn
phẩm của mình thành các số tạp chí, lấy tên là Văn mới với phụ đề “Tạp chí
phổ thông giáo dục”. Chủ nhiệm tạp chí là Nguyễn Xuân Lương rồi Phạm
Ngọc Khuê. Chủ bút là Nguyễn Đức Quỳnh… Từ sau tháng


15

Tám 1945 bắt đầu bỏ việc đánh số nhưng các ấn phẩm vẫn mang tên tuần báo
Văn mới do Trương Tửu làm chủ nhiệm. Đến ngày toàn quốc kháng chiến,
Hàn Thuyên ngừng hoạt động và nhà in được chuyển ra vùng kháng chiến
hiến cho chính quyền Cách mạng và toàn thể anh em nhà Nguyễn Xuân Tái

đều tham gia công cuộc cứu nước. Trong khoảng sáu năm, Nhà xuất bản Hàn
Thuyên đã ấn hành gần trăm đầu sách thuộc nhiều thể loại.
Về sáng tác văn học có các tiểu thuyết: Một kiếp đọa đày của Trương
Tửu; Một chuỗi cười của Đồ Phồn (Bùi Huy Phồn); Chiếc lư đồng mắt cua
của Nguyễn Tuân; bộ ba Thằng cu So, Thằng Phượng, Thằng Kình của
Nguyễn Đức Quỳnh; Bút nghiên của Chu Thiên; Ngoại ô và ngõ hẻm của
Nguyễn Đình Lạp; có hai vở kịch Kinh Kha và Ông ký cóp của Vi Huyền Đắc.
Về kinh tế còn có Thanh niên và thực nghiệp, Luân lý thực nghiệp và hợp lý
hóa của Lê Văn Siêu; Kinh tế học phổ thông của Nguyễn Hải Âu; Tương lai
kinh tế Việt Nam của Nguyễn Huệ Minh. Về rèn luyện sinh lực và trí tuệ có
Một sức khỏe mới, Nghị lực, Óc khoa học, Cải tạo sinh lực đều của Phạm
Ngọc Khuê. Về nghiên cứu lịch sử có Lê Thánh Tông của Chu Thiên; Lý
Thường Kiệt và Hai Bà Trưng khởi nghĩa của Nguyễn Tế Mỹ; ba bộ lịch sử
thế giới Nhân loại tiến hóa sử, Nguồn gốc văn minh, Văn minh sử của Nguyễn
Bách Khoa và Gốc tích loài người, Đời sống thái cổ, Ai cập cổ sử, v.v... của
Nguyễn Đức Quỳnh. Lại có cả sách trinh thám như Lưỡi dao găm, Mối thù
truyền nghiệp... của Bùi Huy Phồn; các sách truyện dã sử cho thiếu nhi của
Thiên Hạ Sĩ v.v… Nhưng mảng sách được nhiều người chú ý là các công
trình về lý luận và nghiên cứu văn học in rải rác hằng năm: Kinh thi Việt Nam
(1940) của Trương Tửu; Việt Nam cổ văn học sử (1942) của Nguyễn Đổng
Chi; Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ (1943); Nguyễn Du và Truyện
Kiều (1943) của Nguyễn Bách Khoa; Văn học khái luận (1944) của Đặng
Thai Mai; Nghệ thuật thi ca của Lương Đức Thiệp; v.v...


16

Cuối cùng Nguyễn Vinh Phúc có đánh giá chung về ưu, khuyết điểm của
Hàn Thuyên như sau:
“Một số sách cho tới nay vẫn giữ được giá trị, như các bộ tiểu

thuyết phóng sự, tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Tuân, Chu Thiên,
Nguyễn Đình Lạp, các bộ sách về lịch sử của Chu Thiên, về văn học sử
và nghiên cứu văn học của Nguyễn Đổng Chi, Trương Tửu (với Kinh
thi Việt Nam), về lý luận văn học của Đặng Thai Mai, về rèn luyện tinh
thần và sức khoẻ của Phạm Ngọc Khuê... Những người có sách in ở
Nhà xuất bản Hàn Thuyên có thiên hướng nghệ thuật và quan điểm tư
tưởng không giống nhau. Không phải người nào cũng nằm trong nhóm
Hàn Thuyên, có người hợp tác nhưng không có chủ kiến rõ rệt như Đồ
Phồn, Nguyễn Đình Lạp, Phạm Ngọc Khuê, sau này đều tham gia Cách
mạng. Có người chỉ gửi sách đến in mà không hề có liên lạc gì với
nhóm như Nguyễn Đổng Chi, Đặng Thai Mai. Có thể tìm thấy một đặc
điểm ít nhiều giống nhau là tác giả thường có thiên hướng nhìn văn
hoá, văn học dưới góc độ triết học và tự cho rằng mình luôn tuân theo
phép duy vật lịch sử. Nhưng do chỗ vận dụng ít nhiều máy móc, nên
không tránh khỏi có những nhận định chưa nhuần nhuyễn, thậm chí sai
lầm. Như Nguyễn Tế Mỹ trong cuốn sách Hai Bà Trưng khởi nghĩa đã
coi thất bại của Hai Bà Trưng là tất yếu vì chế độ mẫu hệ mà Hai bà là
đại diện phải lùi bước trước chế độ phụ hệ của nhà Hán. Hoặc như đánh
giá Mã Viện (14 TCN - 49 SCN): “Xét lẽ tiến hoá lịch sử của toàn thể
xã hội Việt Nam lúc đó thì Mã Viện không phải là không có công lớn
đối với sự thành lập nền tảng thống nhất quốc gia”. Người viết đã bỏ
quên một lý lẽ còn quan thiết hơn nhiều đến tiến hoá sử của xã hội Việt
Nam là chủ nghĩa yêu nước. Trong nghiên cứu Truyện Kiều, Nguyễn
Bách Khoa cũng đã quy cho nhân vật Thuý Kiều mắc bệnh uỷ hoàng


17

hoặc đã kết luận về Truyện Kiều: “Đó là một sinh hoạt cằn cỗi và xáo
loạn, một tư tưởng hèn nhát và uỷ mị, một tâm lý tuỳ thời và ích kỷ.

Truyện Kiều là kết tinh của ba yếu tố suy đồi đó”. Chính bản thân tác
giả sau hơn mười năm nghiên cứu và giảng dạy về Truyện Kiều ở các
trường Đại học trong kháng chiến và sau hoà bình, cũng nhận ra những
sai lầm “ấu trĩ” của mình (trong Lời nói đầu cuốn Truyện Kiều và thời
đại Nguyễn Du”. Dầu sao, nhìn tổng quát thì nhà Hàn Thuyên với sáu
năm hoạt động và gần trăm đầu sách cũng đã cung cấp cho người đọc
đương thời không ít những hiểu biết bổ ích. [35, tr. 1269-1270].
Trong Từ điển bộ mới này, liên quan với lý luận phê bình của nhóm
Hàn Thuyên còn có thêm 2 mục từ riêng về Trương Tửu và Lương Đức Thiệp.
Về mục từ Lương Đức Thiệp do Nguyễn Q. Thắng viết, không có quy kết
nặng nề mà có ghi nhận việc đóng góp, nhưng chỉ thiên về đánh giá công trình
về xã hội và lịch sử như Xã hội Việt Nam (1943) v.v... chứ không phải là
những công trình lý luận phê bình văn học. Nhưng riêng về Việt Nam thi ca
luận, thì có viết: “Việt Nam thi ca luận là một khảo luận văn chương, hay
chính xác hơn là một chuyên đề thi ca Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Tác
giả chưa chỉ ra được tiến trình biện chứng của thi ca dân tộc. Nhưng tập sách
cũng cố gắng làm nổi rõ tính dân tộc trong văn học” [35, tr. 895].
Mục từ Trương Tửu do Văn Tâm viết theo tinh thần chung công bằng
và khách quan của mục từ Hàn Thuyên vừa nói trên: Trương Tửu (18.X.1913
- 16.XI.1999) còn có các bút danh: Nguyễn Bách Khoa, Mai Viên, T.T...
Nguyên quán tại Hà Nội; học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường
Kỹ nghệ thực hành (Hải Phòng) một năm rưỡi. Năm 1930, ông bị đuổi vì
tham gia cuộc vận động đòi lãnh đạo nhà trường phải cho học sinh tiếp tục
học môn lý thuyết. Nhưng sau đó tự học đến chương trình Tú tài. Bài viết đầu
tay là Triết lý Truyện Kiều (ký T.T.); Đông Tây thời báo (1931), rồi tiếp tục


18

viết trên các báo, tạp chí, tập sách: Loa, Ích hữu, Tiếng trẻ, Hà Nội báo, Tân

thiếu niên, Thời thế, Quốc gia, Văn mới, Mùa gặt mới…; xuất bản tiểu thuyết,
truyện ngắn: Thanh niên S.O.S. (1937), Một chiến sĩ (1938), Khi chiếc yếm
rơi (1939), Khi người ta đói (1940), Một cổ đôi ba tròng (1940), Trái tim nổi
loạn (1940), Đục nước béo cò (1940), Một kiếp đọa đầy (1941), Tráng sĩ bồ
đề (1943), Năm chàng hiệp sĩ (1944)… Các tác phẩm nghiên cứu văn học, sử
học: Những thí nghiệm của ngòi bút tôi (1938), Uống rượu với Tản Đà
(1938), Kinh thi Việt Nam, (1940), Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), Nhân
loại tiến hóa sử (1943), Nguồn gốc văn minh (1943), Văn minh sử (1943),
Nguyễn Công Trứ (1944), Văn chương Truyện Kiều (1944), Tương lai văn
nghệ Việt Nam. Từ 1941 - 1946, ông làm Giám đốc văn chương (tương tự
Tổng biên tập) nhà xuất bản Hàn Thuyên. Thời kháng chiến chống Pháp, ông
chủ yếu sống ở Thanh Hóa, đảm trách các công việc Ủy viên Hội Văn hóa
Việt Nam, chi hội phó Chi hội Văn hóa Thanh Hóa, tham gia Bí thư Liên đoàn
Văn nghệ kháng chiến Liên khu 4; dạy trường Thiếu sinh quân, 3 khóa Văn
hóa kháng chiến; từ 1952: dạy trường Dự bị Đại học... và cho công bố: Đại
quan về 40 năm văn học Việt Nam hiện đại 1905 - 1945 (in thạch bản, 1948);
Phương pháp phê bình văn học (in thạch bản, 1948); Văn nghệ bình dân Việt
Nam (1952). Sau 1954, ông dạy trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn
khoa Hà Nội (phụ trách Tổ Văn học Việt Nam). Năm 1957 ông được phong
Giáo sư cùng đợt với Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn
Mạnh Tường ...; xuất bản Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (1956), Chỉnh
huấn là gì? (1956), Chống văn hóa nô dịch của Mỹ ngụy (1956), Mấy vấn đề
văn học sử Việt Nam (1958)... Đầu năm 1958, ông bị buộc thôi công tác vì
liên quan đến vụ Nhân văn Giai phẩm, sau đó nghiên cứu y học và sống bằng
nghề Đông y. Năm 1999, ông mất tại Hà Nội. Từ đó, Văn Tâm đã đi đến
những tổng kết về tác phẩm của Trương Tửu:


×