Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh – một cái nhìn mới về đề tài chiến tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.01 KB, 57 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ
dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu
học tập ở giảng đường đại học đến nay, chúng em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý
Thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm thuyết trình chúng em xin gửi đến quý Thầy Cô ở
Khoa Ngữ Văn – Trường Đại Học Sư phạm TP.HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và đặc biệt, trong học kì này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà
theo chúng em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Sư phạm Ngữ văn cũng như tất cả sinh
viên thuộc các chuyên ngành khác của khoa Ngữ văn. Đó là môn học “Văn học Việt Nam từ
1945 đến nay”.
Nhóm chúng em xin chân thành cám ơn Thầy Bạch Văn Hợp đã tận tâm hướng dẫn,
truyền đạt những bài giảng hay cho chúng em qua từng buổi học trên lớp. Nếu không có những
lời hướng dẫn, dạy bảo đó của Thầy thì thiết nghĩ bài thuyết trình của nhóm chúng em rất khó
có thể hoàn thiện được. Một lần nữa, nhóm chúng em xin chân thành cám ơn Thầy.
Bước đầu đi vào tìm hiểu,nghiên cứu và phân tích ““Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo
Ninh – Một cái nhìn mới về đề tài chiến tranh” nên chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ
ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, nhóm chúng em rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu cuả Thầy và các bạn cùng lớp.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 11 năm 2016
Nhóm thuyết trình


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................................... 0
MỤC LỤC ............................................................................................................................................ 1
Chƣơng I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................................... 3
I.1. Cái nhìn về đề tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam từ 1945 đến nay .......................... 3
I.1.1.
Đề tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 và sự toả sáng


của chủ nghĩa anh hùng cách mạng .......................................................................................... 3
I.1.2.

Đề tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 và những yêu cầu đổi mới ... 4

I.2. Tác giả - Tác phẩm .............................................................................................................. 7
I.2.1.

Bảo Ninh và hành trình đổi mới lối viết trong văn học Việt Nam thời hậu chiến .... 7

I.2.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp ........................................................................................... 7
I.2.1.2. Hành trình đổi mới lối viết trong văn học Việt Nam thời hậu chiến ..................... 8
I.2.2.

“Nỗi buồn chiến tranh” – Tác phẩm và dư luận ........................................................ 9

Chƣơng II. CÁI NHÌN MỚI VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TOÁT LÊN TỪ PHƢƠNG
DIỆN NỘI DUNG ...................................................................................................................... 14
Cái nhìn về thân phận người lính ................................................................................... 14

II.1.

II.1.1.

Người lính trong vòng xoáy chiến tranh ................................................................. 14

II.1.1.1. Người lính trong sự đối mặt với hiện thực tàn khốc của chiến tranh ................. 14
II.1.1.2. Người lính trong nỗi cô đơn và ám ảnh về cái chết ........................................... 16
II.1.2.


Người lính thời hậu chiến với những bi kịch riêng mang ....................................... 19

II.1.2.1. Người lính với những nỗi đau không thể chữa lành ........................................... 20
II.1.2.2. Người lính bị “mắc kẹt” trong thực tại ............................................................... 22
Cái nhìn về những giá trị vĩnh hằng cất lên từ sự huỷ diệt ............................................ 23

II.2.

II.2.1.

Khát vọng sống, khát vọng tình yêu ....................................................................... 23

II.2.1.1. Tình yêu đôi lứa .................................................................................................. 23
II.2.1.2. Tình đồng đội...................................................................................................... 27
II.2.2.

Lý tưởng nhân văn ................................................................................................... 28

II.2.2.1. Vấn đề nhân tính trong sự nhận thức bản tính chiến tranh ................................. 28
II.2.2.2. Vẻ đẹp tình người trong chiến tranh ................................................................... 29
II.2.3.

Sự trăn trở, tìm tòi của người nghệ sĩ ...................................................................... 30

Chƣơng III. CÁI NHÌN MỚI VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TOÁT LÊN TỪ PHƢƠNG
DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................................................................................ 35
III.1.

Nhan đề thể hiện góc nhìn mới về cuộc chiến tranh ...................................................... 35


III.2.

Kết cấu trần thuật ........................................................................................................... 36

III.2.1.

Kết cấu lồng ghép của “một tự sự hai lần hư cấu” kết hợp thủ pháp chất liệu ....... 36
1


III.2.2.
III.3.

Kết cấu dòng ý thức ................................................................................................. 37

Hình tượng nghệ thuật .................................................................................................... 38

III.3.1.

Hình tượng nhân vật ................................................................................................ 38

III.3.1.1. Kiểu nhân vật dòng ý thức ................................................................................ 38
III.3.1.2. Kiểu nhân vật mảnh ghép .................................................................................. 40
III.3.1.3. Mẫu nhân vật “phi sử thi” ................................................................................. 41
III.3.2.

Biểu tượng ............................................................................................................... 42

III.3.2.1. Mưa ................................................................................................................... 42
III.3.2.2. Bóng đêm .......................................................................................................... 43

III.3.2.3. Tiếng rên, tiếng kêu, tiếng gào, tiếng hú ........................................................... 45
III.3.2.4. Yếu tố kỳ ảo ...................................................................................................... 45
III.3.3.

Hình tượng không – thời gian ................................................................................. 47

KẾT LUẬN ........................................................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................. 54

2


Chƣơng I.
I.1.

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Cái nhìn về đề tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam từ 1945 đến nay
Đề tài chiến tranh luôn là một trong những đề tài hấp dẫn của văn học. Đại thi hào L.

Tolstoi đã từng nói: “Trong một trăm năm tới, chiến tranh vẫn là cảm hứng sáng tạo cho toàn
bộ nghệ thuật – từ bi kịch và sử thi cho đến những bài thơ tứ tuyệt, trữ tình.”1. Một thời khói
lửa đầy hào hùng, bi tráng luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà văn – những người
sống và viết ngay trong chiến tranh và những thế hệ nhà văn sau chiến tranh. Tuy nhiên cái
nhìn về đề tài chiến tranh trong văn xuôi giai đoạn 1945 -1975 và giai đoạn 1975 đến nay cũng
có nhiều thay đổi từ cảm hứng chủ đạo, quan niệm về con người cho đến biên độ hiện thực
chiến tranh được phản ánh.
I.1.1.
Đề tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 và sự toả
sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng

Giai đoạn 1945 – 1975 là thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc ta với hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vĩ đại. Hoàn cảnh lịch sử xã hội đó đã dẫn đến việc
hình thành một nền văn học phục vụ kháng chiến với những quan điểm sáng tác đặc thù của
thời đại. Đề tài chiến tranh chiếm một số lượng áp đảo trong các sáng tác văn học – đặc biệt là
các sáng tác văn xuôi. Theo thống kê của Đặng Quốc Nhật trong bài viết “Mấy nét về đề tài
chiến tranh và tiểu thuyết Đất trắng”, từ năm 1945 đến 1975 có “115 tập truyện ký, 74 tập tiểu
thuyết trong số 397 tập truyện ký, 173 tập tiểu thuyết đã in”2. Hàng loạt những sáng tác để lại
dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc đã ra đời trong giai đoạn này như “Một cuộc chuẩn bị”
của Trần Đăng, “Xung kích” của Nguyễn Đình Thi, “Đất nước đứng lên” của Nguyên Ngọc,
“Cao điểm cuối cùng” của Hữu Mai, “Sống mãi với thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng, “Hòn đất”
của Anh Đức, “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu, “Dưới đám mây màu cánh vạc”
của Thu Bồn,… Nằm trong guồng chảy chung của nền văn học 1945 – 1975, văn xuôi viết về
đề tài chiến tranh giai đoạn 1945 – 1975 dựa trên nền tảng của chủ nghĩa anh hùng cách
mạng. Khuynh hƣớng sử thi và cảm hứng lãng mạn chi phối toàn bộ nền văn học Việt Nam
giai đoạn 1945 – 1975 nói chung và văn xuôi viết về chiến tranh nói riêng. Đó là nền văn học
viết về số phận của cộng đồng với những vấn đề có liên hệ mật thiết tới vận mệnh dân tộc, con
người được văn học phản ánh là con người hành động, con người của lý tưởng cách mạng và
niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng, đại diện cho tinh hoa, khí phách của cả dân tộc. Đây
1

Đề tài chiến tranh cách mạng trong văn học Việt Nam: những dấu ấn đậm nét.< />2
Dẫn theo Nguyễn Thị Thanh (2012), Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 – Những khuynh
hướng và sự đổi mới nghệ thuật, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội, tr. 17.

3


cũng là thành tựu lớn của văn xuôi viết về chiến tranh giai đoạn 1945 – 1975. “Đất nước đứng
lên” của Nguyên Ngọc đã làm sống lại không khí sử thi đầy hào hùng với hình tượng anh hùng
Núp – đại diện cho dân làng Kông Hoa, con đường của anh hùng Núp cũng chính là con

đường trưởng thành và phát triển của cách mạng và của cả dân tộc ta. “Hòn đất” (Anh Đức) –
tác phẩm được mệnh danh là “viên ngọc sáng” của văn học cách mạng miền Nam, viết về cuộc
đấu tranh của bà con ở vùng Hòn Đất (Rạch Giá, Kiên Giang) với nhân vật chính là chị Sứ
(dựa theo nguyên mẫu là nữ anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng). Lòng dũng cảm, đức hy sinh của
chị Sứ cũng chính là đại diện cho cả thế hệ nhân dân thời bấy giờ.
Có thể nhận thấy, cái nhìn về chiến tranh trong văn xuôi giai đoạn này xoáy vào hiện
thực kháng chiến đầy gian khổ nhƣng anh hùng của dân tộc ta. Nhà văn với tư cách “chiến
sĩ” có nhiệm vụ dựng nên những tượng đài bất hủ đại diện cho tinh hoa, khí phách của thời đại.
Văn xuôi viết về chiến tranh tập trung cái nhìn đầy ngợi ca về những chiến công hào hùng,
những người anh hùng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”.
Nhưng cái nhìn về chiến tranh của văn xuôi giai đoạn này cũng tồn tại những hạn chế nhất
định. Các tác phẩm phản ánh được “bề rộng” nhưng vẫn chưa chạm nhiều đến “bề sâu” của
cuộc chiến tranh. “Hầu như văn học mười thế kỷ ấy chưa có điều kiện để phân tích sâu hơn về
bản thân hiện tượng chiến tranh mà mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả chiến tranh như là một cái
nền trên đó con người bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp, anh hùng cần có cho lý tưởng giải
phóng và bảo vệ Tổ quốc. Bản thân sự kiện không bình thường chiến tranh với những đặc
điểm hết sức riêng biệt và tính phức tạp của nó chưa thực sự trở thành đối tượng của nhận
thức, phát hiện nhiều mặt của văn học từ quá khứ đến 1975”3. Các sáng tác văn xuôi về đề tài
chiến tranh đã nhìn thấy hiện thực chiến tranh, những tàn phá của kẻ thù, những tấm gương
chiến đấu và hy sinh quên mình nhưng vẫn còn bỏ ngõ những góc khuất sau cuộc chiến. Hay
nói cách khác, chiến tranh trong văn xuôi giai đoạn 1945 – 1975 chỉ mới được nhìn dưới cái
nhìn của “khuynh hướng hiện thực sử thi”, góc nhìn “hiện thực tâm lý” giúp khám phá những
chiều kích sâu hơn của số phận, tâm tư tình cảm con người vẫn còn chưa được chú trọng khai
thác triệt để.
I.1.2.
mới

Đề tài chiến tranh trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 và những yêu cầu đổi

Sang thời hậu chiến, văn xuôi viết về đề tài chiến tranh vẫn chiếm một vị trí quan trọng

nhưng nhiệm vụ phản ánh của nó thì có khác so với giai đoạn trước. Viết về một thời hào hùng
đã qua của dân tộc vừa là nhiệm vụ vừa là thách thức đối với các nhà văn hậu chiến. Cuộc

3

Đinh Xuân Dũng (2013), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, tr. 47.

4


sống hậu chiến với nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi ở văn học một cái nhìn mới, nhất là đối với
đề tài chiến tranh. Việc xác lập một cái nhìn mới về đề tài chiến tranh trong tương quan với
những gì đã có trước đó là điều cần thiết để nhận thức đầy đủ hơn về hiện thực chiến tranh.
Khi viết về chiến tranh sau chiến tranh, văn học cần đảm bảo hai yêu cầu chính:
Thứ nhất, các sáng tác phải đào sâu và khám phá toàn diện hơn về mọi khía cạnh của
cuộc chiến tranh. “Chiến tranh là hoàn cảnh không bình thường trong đời sống của một dân
tộc, một đất nước”4, nhìn nhận cuộc chiến tranh tàn khốc ấy dưới góc độ của cảm hứng ngợi
ca, khích lệ tinh thần đối với văn học trong chiến tranh là yêu cầu khách quan và cần thiết.
Nhưng với nền văn học thời hậu chiến thì điều đó là chưa đủ. Những mất mát, đau thương do
chiến tranh để lại cũng cần được thể hiện và nhìn nhận. Được – mất, bi – hùng , những góc
khuất tâm lý của con người sống trong chiến trận luôn đồng hiện trên những trang văn.
Thứ hai, văn xuôi viết về chiến tranh sau chiến tranh cần đi sâu khám phá những bài học
rút ra từ cuộc chiến để góp phần lý giải hiện tại. Văn học viết về chiến tranh lúc này không
chỉ có khói lửa, đạn bom mà còn phải “miêu tả và phân tích áp lực, sự dồn nén căng thẳng
của chiến tranh làm bật ra những vấn đề bức xúc nhất về số phận và giá trị của con người”5.
Rất nhiều tác phẩm viết về chiến tranh sau năm 1975 đã thể hiện thành công cái nhìn về vấn đề
“số phận con người” – đặc biệt là những người trở về từ cuộc chiến, để lại ấn tượng sâu sắc
trong lòng độc giả như: “Chim én bay” (Nguyễn Trí Huân), “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo
Ninh), “Ăn mày dĩ vãng” (Chu Lai), “Cỏ lau” (Nguyễn Minh Châu) ,“Người về từ bến sông
Châu” (Sương Nguyệt Minh), “Người sót lại của rừng cười” (Võ Thị Hảo), “Tướng về hưu”

(Nguyễn Huy Thiệp),…
Cái nhìn về con ngƣời trong văn xuôi viết về đề tài chiến tranh có sự thay đổi. Con
người lúc bấy giờ không còn mang dáng dấp vĩ đại của cộng đồng nữa mà là những con ngƣời
với trăn trở, suy tƣ và những nỗi niềm riêng. Các nhà văn thường hướng ngòi bút vào khám
phá những bi kịch cá nhân của con người thời hậu chiến. Không những thế, hình tượng con
người bản năng cũng được chú trọng khai thác để bộc lộ những ám ảnh, ẩn ức, dồn nén trước
cuộc sống thực tại. Điều này xuất phát từ sự thay đổi trong phương pháp tiếp cận hiện thực của
các nhà văn, họ không sử dụng phương pháp điển hình hoá như lối viết truyền thống trước đây
với những nhân vật điển hình tượng trưng cho lý tưởng nữa mà hƣớng đến tính cá biệt của
nhân vật, chú trọng đến chiều sâu tâm lý, cảm hứng sử thi nhường chỗ cho cảm hứng bi kịch.
Chẳng hạn, trong “Nỗi buồn chiến tranh”, Kiên – nhân vật chính của tiểu thuyết, không phải
là kiểu nhân vật điển hình quen thuộc, Kiên luôn bị dằn vặt, ám ảnh giữa những đau thương
4
5

Bạch Văn Hợp (2013), Đại cương văn học Việt Nam, tr. 98.
Đinh Xuân Dũng, sđd, tr. 36.

5


mất mát từ cuộc chiến và từ chính tình yêu của mình với Phương. Anh như một kẻ bị mắc kẹt
giữa hiện thực, giữa những cơn mộng mị, ẩn ức không sao giải toả được “Những luồng sinh
khí chết ấy đã đậm lại trong lòng anh, hoà vào tiềm thức trở thành bóng tối của tâm hồn anh.
Dằng dặc trôi qua hồi ức của Kiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê
mãi trong đời anh nỗi đau buồn chiến tranh”. Quy trong “Chim én bay” của Nguyễn Trí Huân
sống trong hiện tại nhưng chưa khi nào chị thực sự thoát khỏi vòng vây của quá khứ. Đây là
một tiểu thuyết mang đậm cảm hứng bi kịch. Cái chết thảm khốc của những người thân, những
đau thương khốc liệt của chiến tranh đã hằn sâu trong trí óc cô bé Quy 11 tuổi năm nào để bây
giờ cô Quy đang độ thanh xuân luôn đeo mang một niềm ám ảnh, day dứt trong những cơn

mộng mị, mê sảng: “chị lang thang đi trên những con đường dài hun hút và điều khiến chị sợ
hãi là dưới địa ngục, cuộc chiến tranh vẫn chưa chấm dứt.”.
Các tác giả đã nới rộng biên độ của hiện thực chiến tranh được phản ánh trong các
sáng tác của mình. Những yếu tố tâm linh, kỳ ảo được nhiều nhà văn tận dụng để khai thác bề
sâu của hiện thực và thể hiện cách nhìn nhận của mình về chiến tranh. Hiện thực trong văn học
viết về chiến tranh giai đoạn 1945 – 1975 là cái hiện thực “nguyên phiến và hoàn kết để chỉ có
một cách đánh giá về nó”6. Hiện thực trong văn học viết về chiến tranh sau chiến tranh là một
bức tranh rối ren, phức tạp những mảng sáng tối không đều. Cảm hứng thế sự và con người cá
nhân được chú trọng khai thác và thể hiện trong các sáng tác. Viết về chiến tranh sau chiến
tranh không chỉ là viết về những chiến công, về sự hy sinh anh dũng mà còn là viết về thân
phận của những người trở về. Mây và San trong “Người ở bến sông Châu” yêu nhau, tình yêu
của họ nồng nàn, tươi trẻ như những chùm hoa gạo nở đỏ rực bến sông Châu. Thế rồi, San đi
du học, Mây trở thành một nữ quân y. Hoà bình lập lại, ngày Mây trở về cũng là ngày nhà San
làm lễ tân hôn. Mây trở về vàng vọt, xác xơ, một chân của cô đã vĩnh viễn nằm lại ở chiến
trường. Những năm tháng chiến trận mịt mù đã xoá nhoà mọi liên kết giữa người ra trận và kẻ
đợi mong, mọi người – kể cả San cũng đều nghĩ Mây đã hy sinh. Người lính trở về từ chiến
trường dường như lạc lõng với cuộc sống mới, người lính trong “Vòng tròn bội bạc” của Chu
Lai “chỉ thạo có một nghề là đánh giặc, không ai trong số họ kịp chuẩn bị cho mình hành
trang cần thiết để bước vào cuộc sống đời thường nên họ va đâu vỡ đấy”.
Nếu trong giai đoạn văn xuôi 1945 – 1975, các nhà văn gần như bị “đóng khung” trong
một nguyên tác sáng tác duy nhất thì giờ đây (nhất là sau năm 1986) tính phức tạp, đa thanh
trong văn phong của từng nhà văn được dịp trỗi dậy, cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ và

6

Dẫn theo Nguyễn Thị Thoa (2012), Chiến tranh qua cái nhìn của Bảo Ninh và Erich Maria Remarque trong “Nỗi buồn
chiến tranh” và Phía tây không có gì lạ, Luận văn Thạc sĩ Trường ĐHSP TPHCM, tr.30.

6



tính đối thoại trong văn học được đặt lên hàng đầu. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh
Châu đã viết bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” với những ngôn
từ thoạt nghe có vẻ “choáng”. Nền văn học theo quan điểm đại chúng với nhiệm vụ động viên
khích lệ tinh thần chiến đấu, xây dựng đời sống mới, con người mới đã vô tình dẫn đến “bệnh
đơn giản và minh hoạ tư tưởng chính trị trong văn học”7. Nhà văn chỉ như người “truyền đạt
đường lối, chính sách bằng hình tượng văn học”8. Nền văn học viết về chiến tranh sau 1975
hoà mình trong làn gió mới của công cuộc đổi mới toàn diện văn học đã đòi hỏi những nhà văn
sự tìm tòi và tạo dựng lối viết mang tính cá biệt để biểu hiện những tư tưởng, tình cảm cũng
như quan niệm của mình về con người và cuộc đời. Bảo Ninh đã thông qua nhà văn Kiên trong
“Nỗi buồn chiến tranh” để nói lên quan niệm về sáng tác và sáng tạo của người nghệ sĩ: “Kiên
viết về chiến tranh một cách rất tuỳ ý như thể ấy là một cuộc chiến tranh chưa từng được biết
tới, như thể đó là cuộc chiến của riêng anh” và “Cần phải viết về chiến tranh trong niềm thôi
thúc ấy, viết sao cho xao xuyến nổi lòng dạ, xúc động nổi trái tim con người như thể viết về
tình yêu, về nỗi buồn sao cho có thể truyền được vào cuộc sống đương thời luồng điện của
những cảm xúc chỉ có thể diễn đạt bằng thì quá khứ và quá khứ của quá khứ”.
Tóm lại, văn xuôi viết về chiến tranh sau chiến tranh là một mảng quan trọng và đã được
nhiều nhà văn chú ý khai thác. Các tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh sau năm 1975 đã góp
thêm một tiếng nói mới, một cái nhìn mới phức tạp và sâu sắc hơn, làm nên bức tranh tổng thể
phản ánh toàn diện hơn về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc. Ở đây, chúng ta cần
nhận thức rõ về dòng văn học hậu chiến viết về chiến tranh này, những tác phẩm ấy không
phải là sự phủ nhận hay tách rời các quan điểm và quy tắc của văn học truyền thống
trƣớc đó mà là sự cố gắng làm mới và hoàn thiện thêm những gì có trƣớc đó, một nỗ lực
của các nhà văn trong tiến trình nhận thức và biểu hiện thực tại đa diện của chiến tranh
trong thời bình giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “thời đại nào, văn học ấy”.
I.2.

Tác giả - Tác phẩm
I.2.1.
Bảo Ninh và hành trình đổi mới lối viết trong văn học Việt Nam thời hậu

chiến
I.2.1.1.

Cuộc đời và sự nghiệp

Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18/10/1952 ở Diễn Châu, Nghệ An.
Bút danh của ông được lấy từ tên xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình quê của
ông.

7
8

Bạch Văn Hợp, sđd, tr. 107
Nguyễn Minh Châu, Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ.

7


Ông gia nhập quân đội năm 1969, từng chiến đấu ở mặt trận B3 Tây Nguyên, trong tiểu
đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975 Bảo Ninh giải ngũ. Từ năm 1976-1981, ông học
đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở viện Khoa học Việt Nam. Từ năm 1984-1986, ông tham
gia học khóa II trường viết văn Nguyễn Du. Từ năm 1997, ông làm việc tạo tòa soạn báo và là
hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hiện nay, Bảo Ninh công tác ở báo Diễn đàn Văn nghệ Việt
Nam và Văn nghệ Trẻ. Bảo Ninh chủ yếu viết truyện ngắn, tác phẩm đầu tay của ông là “Trại
bảy chú lùn” in năm 1987 và một số truyện khác được viết rải rác như “Hà Nội lúc không giờ”,
“Khắc dấu mạn thuyền”, “Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng”, “Chuyện xưa, kết đi, được
chưa?”... với tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” tài năng sáng tạo của nhà văn đã được khẳng
định.
Đối với Bảo Ninh chiến tranh là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt hành trình sáng tạo nghệ
thuật của mình. Trong trang viết của ông, sự tàn bạo của nó không chỉ là tước đi sinh mạng

con người. Viết về chiến tranh, ông có một điểm nhìn, một góc nhìn khác nên chiến tranh
trong sáng tác của Bảo Ninh vừa hiện thực vừa đầy tính nhân bản sâu sắc.
I.2.1.2.

Hành trình đổi mới lối viết trong văn học Việt Nam thời hậu chiến

Với những tác phẩm viết về chiến tranh trong thời hậu chiến, Bảo Ninh đã xác lập một
cái nhìn mới về hiện thực lịch sử - hiện thực chiến tranh. Mới ở đây được xem trong sự đối
chiếu với văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trong chiến tranh và trước 1986. Bảo Ninh đã
đưa vào tác phẩm không chỉ những chất liệu hiện thực chưa từng có trong văn học chiến tranh
mà còn thể hiện việc tìm đến một phương pháp tiếp cận hiện thực khác với phương pháp điển
hình hóa của văn học hiện thực truyền thống. Tức là Bảo Ninh không tiếp cận hiện thực thông
qua những nhân vật điển hình, hoặc mang tính phản ánh, hoặc mang tính lí tưởng mà tác giả
xây dựng và tô đậm tính cá biệt của số phận nhân vật. Nhà văn rời bỏ phạm vi tồn tại xã hội và
đi sâu vào chiều kích tâm lí của nhân vật. Theo đó, nhà văn không mô tả trực tiếp hiện thực mà
ghi lại hình chiếu của hiện thực qua qua tấm gương một ý thức cá nhân.
Trong một cái nhìn rộng hơn, sự xác lập cái nhìn mới về hiện thực trong tiểu thuyết của
Bảo Ninh tương ứng với những sự thay đổi về quy chế tồn tại của người nghệ sĩ và đời sống
văn học và đời sống xã hội. Trong số những tác phẩm của Bảo Ninh, đặc biệt là “Nỗi buồn
chiến tranh” được ra đời từ những thay đổi của văn học Việt Nam trong thời kì Đổi mới mà
một trong những tiến trình nòng cốt là khẳng định vai trò độc lập của cá nhân nghệ sĩ trong đời
sống văn học nghệ thuật. Bảo Ninh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu thuyết hiện thực truyền
thống để theo đuổi tiểu thuyết tâm lí. Bảo Ninh đưa vào những chiều kích hiện thực chưa từng
có trong tiểu thuyết của những nhà văn thế hệ trước: yếu tố tình dục, những “hình ảnh đen” về
8


chiến tranh, … Nhưng đồng thời, ông cũng sáng tạo nên một sắc thái anh hùng mới của văn
học viết về chiến tranh. Những tác phẩm đó không phải là một đối âm của những tượng đài
văn học chiến tranh mà văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đã tạo dựng qua hai cuộc chiến

tranh lớn của lịch sử dân tộc mà nó là một sự đào sâu hiện thực chiến tranh bằng những trải
nghiệm cá nhân để làm phong phú thêm cái nhìn cảu cộng đồng về hiện thực lịch sử.
Bảo Ninh thuộc về một kiểu người viết đặc biệt của văn học Việt Nam đương đại,
những nhà văn từng đi qua chiến tranh với tư cách người lính. Bằng những thành tựu nghệ
thuật không thể phủ nhận của văn học viết về chiến tranh từ 1986 đến nay, Bảo Ninh cùng với
những nhà văn thuộc kiểu sáng tác như Bảo Ninh đã khẳng định cho một con đường tìm tòi
nghệ thuật: nhìn thẳng vào hiện thực chiến tranh, bằng những trải nghiệm và cái nhìn cá nhân,
tái hiện lại cái chiều kích đau thương và bộ mặt tàn khốc không thể quy giản của chiến tranh,
nói lên tiếng nói cảnh báo về những hiểm họa của chiến tranh để lại sau chiến tranh nhưng
đồng thời phục dựng lại hình ảnh của những con người bằng sự chịu đựng và sức mạnh anh
hùng đã thực sự làm nên sức mạnh cho cuộc kháng chiến, tái sinh lại những khát vọng nuôi
dưỡng cả một dân tộc trong chiến tranh. Ở thời điểm đó, có thể khẳng định về sức sống không
thể phủ nhận của một con đường nghệ thuật.
I.2.2.

“Nỗi buồn chiến tranh” – Tác phẩm và dư luận

“Nỗi buồn chiến tranh” được coi là “cột mốc sáng chói của văn học Việt Nam thời kì
đổi mới”, in lần đầu năm 1987 với nhan đề “Thân phận của tình yêu” do các biên tập viên nhà
xuất bản Hội nhà văn lựa chọn. Chỉ một năm sau đó, tác phẩm được tái bản với nhan đề do
chính Bảo Ninh đặt tên từ trước “Nỗi buồn chiến tranh”. Đó là câu chuyện một người lính tên
Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và mối tình đầu với
cô bạn học Phương. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh
từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo
Ninh đã miêu tả chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu
vào những nỗi niềm cá nhân.
Năm 1991, “Nỗi buồn chiến tranh” trở thành một trong ba tác phẩm được giải văn xuôi
của Hội Nhà văn Việt Nam – một giải thưởng danh giá nhất của làng văn nghệ nước ta trong
nhiều năm qua cùng với tác phẩm “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường,
“Bến không chồng” của Dương Hướng. Nhà văn Nguyên Ngọc – người lãnh đạo đạo hội nhà

văn hồi đó đã từng đánh giá cao thành quả sáng tạo của Bảo Ninh trong “Nỗi buồn chiến
tranh”“ Đây là cuốn tiểu thuyết về một cuộc chiến đấu của một con người tìm lẽ sống hôm nay.
Bằng cách chiến đấu lại cuộc chiến đấu của đời mình. Cuốn sách này không mô tả chiến tranh.
9


Nó “mô tả” một cuộc kiếm tìm nặng nhọc chính hôm nay. Hiện thực ở đây là hiện thực bên
trong của một tâm hồn quằn quại và đầy trách nhiệm, quằn quại vì đầy trách nhiệm. Trách
nhiệm lương tâm. Cuốn sách nặng nề này không bi quan. Vẫn thấm sâu ở đâu đó trong từng kẻ
chữ của một âm hưởng hy vọng tiềm tàng, chính là vì thế. Anh đi tìm, nghĩa là anh còn hy
vọng”9. Còn nhà văn Nguyễn Gia Thiều cho rằng: ““Nỗi buồn chiến tranh” đã chạm vào mẫu
số chung của nhân loại- đó là câu chuyện của thân phận của mất mát của tình yêu và chiến
tranh. Hay trong bài viết “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh”, Đỗ Đức Hiểu đánh giá cao
cuốn tiểu thuyết này. Người viết đã dùng các phạm trù của thi pháp học hiện đại biểu dương
cách tân tiểu thuyết của nhà văn, coi tác phẩm là “một điểm nhìn mới về chiến tranh”, “là giấc
mơ dài, một huyền thoại của thời đại”: ““Nỗi buồn chiến tranh” và nỗi buồn tình yêu thấm
vào nhau, hòa lẫn nhau, da diết, xót xa, hủy diệt đó là hai nhịp đập mạnh của quyển thiểu
thuyết”10. Nguyễn Đăng Điệp với bài viết “Kĩ thuật dòng ý thức qua “Nỗi buồn chiến tranh”
của Bảo Ninh”đã đi sâu phân tích kĩ thuật dòng ý thức trong tác phẩm. Vấn đề thân phận cũng
được người viết đề cập: “Đây không đơn giản là tâm lí hoài nghi các giá trị cao đẹp người ta
thường nói về chiến tranh, mà sâu hơn, là những suy tư về thân phận, một vấn đề triết học lớn
được đặt ra cấp thiết trong thời hiện tại. Sự hiện hữu của con người trong thế giới này có
nghĩa lí gì? Nó sẽ ra sao trong loạn lạc, khổ đau? Nhưng Bảo Ninh không nhìn thế giới như
các nhà hiện sinh đã nhìn. Từ tiếng thở dài về thân phận con người trong li loạn, Bảo Ninh
vẫn tin về sức sống của cái đẹp cho dù đó là cái đẹp đã từng bị vùi dập”11.
Giá trị mà tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” mang đã vượt ra khỏi biên giới nước nhà,
được dịch ra nhiều thứ tiếng và trở thành một trong số ít ỏi các tiểu thuyết Việt Nam ghi được
dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc thế giới. Trên một khía cạnh nhất định, “Nỗi buồn chiến
tranh”cũng được xem là tiểu thuyết hay nhất của văn học Việt Nam thời kì hậu chiến. Cuốn
sách cũng được dịnh sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh Hảo, xuất bản năm

1994 với nhan đề “The Sorrow of War”, được ca tụng rộng rãi, và một số nhà phê bình đánh
giá là một trong những tiểu thuyết cảm động nhất viết về chiến tranh. Bản dịch này được photo
bán rộng rãi cho du khách nước ngoài. Đây là một cuốn sách được biết đến rộng rãi ở phương
tây và là một cuốn sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây.
Tác phẩm được đánh giá cao ở nhiều nước, gây được hiệu ứng tốt và sức lan tỏa đối với người
đọc. Tháng 5/2011 tác phẩm được giải thưởng châu Á. Tháng 9/2011, “Nỗi buồn chiến tranh”
9

Phạm Xuân Nguyên (9/12/2008), Tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” nhìn từ Mĩ,
.
10

Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, tr 266.
Nguyễn Đăng Điệp (2007), “Kĩ thuật dòng ý thức qua “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh”, Tự sự học – một vấn đề lí
luận và lịch sử, Nxb ĐHSP, tr 408.
11

10


được giải thưởng sách hay, nhiều nhà làm phim nước ngoài cũng có ý định dựng thành phim từ
cuốn tiểu thuyết này. Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm này mà
không hề lên án phía bên kia. Tờ báo Anh The Guardian đã viết: “Một cuốn tiểu thuyết không
thể đặt xuống. Bất kì nhà chính trị hoặc nhà hoạch định chính sách nào của Mỹ cũng cần nên
đọc cuốn sách này. Nó lẽ ra phải được giải Pulitzer, nhưng không được. Nó quá hấp dẫn để
xứng được thế”. Tờ Independent, một trong những nhật báo của nước Anh đã nhận xét về
cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh: Vượt ra ngoài sức tưởng tượng của người Mỹ, “Nỗi buồn chiến
tranh” đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ
đại của thế kỉ, “Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh” của Erich Maria Remarque (…). Một cuốn
sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn… một thành quả lao

động tuyệt đẹp”. Tháng 10/2008, Dennis Mauster, thành viên của hội cựu binh vì hòa bình và
hội cựu binh Việt Nam chống chiến tranh, tác giả sách A Bad Attiade: A Novel from the Viet
Nam war đã viết: “Đây là một bức tranh trung thực và tàn nhẫn đến kinh ngạc. Đã đến lúc thế
giới phải thức tỉnh trước nỗi đau mang tính phổ quát của người lính ở mọi bên xung dột, và
cuốn sách này là nên đọc đối với những ai chọn nghề “binh nghiệp”. Tôi đặc biệt giới thiệu
nó cho các bạn bè cựu binh của mình; Bảo Ninh thực sự là “bạn chiến đấu” của của chúng tôi,
bất kể việc anh ta đứng ở phía bên kia. Hết sức giới thiệu”. Trong bài báo điện tử Vietnamnet
do Thiên Thai dịch với tiêu đề “Người Trung Quốc nghĩ gì về “Nỗi buồn chiến tranh””, cũng
có đưa ra nhận định tốt về cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” “Tôi với tư cách là một
tiểu thuyết gia đã có đến 26 năm trong quân đội, đọc xong tiểu thuyết này, cảm giác mãnh liệt
nhất, đó chính là giả sử ngay từ cuối những năm 80 hoặc muộn hơn một chút vào đầu những
năm 90, chúng ta có thể dịch “Nỗi buồn chiến tranh” sang tiếng Trung (…), thì nhận thức của
chúng ta đối với văn học Việt Nam sẽ không đến nỗi phong bế và hạn hẹp như hôm nay; văn
học quân đội Trung Quốc cự kì cũ kĩ và trì tuệ hôm nay cũng nhất định sẽ không bảo thủ, bó
chân và tụt hậu như vậy. Thậm chí có thể nói, nếu như có thể nói, nếu chưa có thể kịp thời
dịch và giới thiệu “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, văn học quân dội Trung Quốc ngày
ấy và bây giờ đều rất có thể đã mang một cảnh sắc và sinh khí khác”.
Tuy nhiên, có lẽ vì viết quá thật, quá chân thành và quá nhiều cảm thông cho mọi mất
mát trong chiến tranh, “Nỗi buồn chiến tranh” sau khi đạt giải Hội nhà văn năm 1991 đã bị
cấm xuất bản một cách không chính thức tại Việt Nam trong một thời gian dài. Ngay trong
năm tác phẩm đoạt giải, Hoàng Ngọc Phiến đã viết: “Cách tiếp cận đề tài của Bảo Ninh giống
như một sự liều lĩnh. Có thể tác giả sẽ bị trả giá trong khi không ít người còn viết thiên về
cách nghĩ bằng những “thuận lí”, “một nghĩa”, “bảo đảm an toàn”, thì cuốn tiểu thuyết khác
thường của Bảo Ninh là “cái được” của văn chương”. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã đi qua
11


nhưng cho đến nay đứa con tinh thần của Bảo Ninh vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi, gây xôn
xao dư luận. Có nhiều lời ca ngợi dành cho tác phẩm nhưng cũng không ít bạn đọc công kích,
phản đối nội dung của câu chuyện. Tiểu thuyết đầu tay của Bảo Ninh bị coi là tiêu cực, thể

hiện cái nhìn sai lệch về cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc. Tiến sĩ Mỹ học và Phó tiến
sĩ Ngữ văn Đỗ Văn Khang đã phẫn nộ “vì Bảo Ninh đã gọi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước là “cuộc chiến tranh Việt – Mỹ”, đã thể hiện người lính quân đội nhân dân như mội lũ
thất trận chứ không phải những người mang tinh thần “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” 12.
Trong bài viết “Chiến tranh và chủ nghĩa nhân văn trong văn chương hiện nay”, Tiến sĩ Phạm
Thị Xuân Châu lên án gay gắt tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh “Hình ảnh
người lính chống Mỹ hiện lên trong tác phẩm của Bảo Ninh là những con bệnh về tinh thần,
không lí trí, không niềm tin, không sức sống (…) Qua cái nhìn của Bảo Ninh, cuộc chiến tranh
chống Mỹ đơn thuần là cuộc chiến phi nhân tính mà hai bên khạc đạn vào nhau, bắn giết lẫn
nhau, tàn sát lẫn nhau trong thân phận khốn cùng của người lính trận. Nguyên nhân sâu xa,
theo tôi, chính là do lập trường chính trị sai lầm và quan niệm chủ nghĩa nhân đạo một chiều,
chủ nghĩa nhân văn phiến diện, siêu thực của người cầm bút, không phân biệt được chiến
tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, xóa nhòa ranh giới phải –trái, đúng – sai, thiện –
ác, đánh đồng hành động chính nghĩa – phi nghĩa, đồng nhất cái ác, cái phi nhân với đấu
tranh chính nghĩa để hủy diệt tàn bạo; phủ nhận ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến tranh chống
chủ nghĩa thực dân mới, đánh đuổi kẻ thù của dân tộc giành sự toàn vẹn, thống nhất non sông
để đoàn tụ mọi gia đình bị chia cắt”13.
Thậm chí có một số nhà văn trong ban giám khảo của Hội nhà văn đã lên tiếng phủ
nhận giải thưởng cũng như những phát ngôn của mình trước đó. Nhà nghiên cứu Vương Trí
Nhàn từng cho rằng: “Nếu thời trước thì cứ thế cuốn sách sẽ chìm dần trong bóng tối và chỉ
cần bị ném ra khỏi các thư viện nữa thôi là có thể coi như bị xóa sổ hoàn toàn” nhưng may
mắn, nó được ra vào đúng thời kì Đổi mới. Đỗ Minh Tuấn trong bài “Văn học cần bảo hiểm
cho sự thật lịch sử” cho rằng: “Trong một số tác phẩm viết về chiến tranh chống Mĩ, tiêu biểu
là “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, đã xuất hiện sự thay máu anh hùng, tước đi những
khát vọng cao cả, những cảm quan anh hùng có thực trong đời sống chiến sĩ của chúng ta
trong chiến tranh và đó là sự đánh tráo linh hồn nhân danh một tòa án tối cao của chủ nghĩa
nhân văn để ép cung và xáo trộn hiện trường lịch sử, sử dụng nhân chứng giả thay cho các

12


Phạm Xuân Nguyên (9/12/2008), Tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” nhìn từ Mĩ,
.
13
Phạm Thị Xuân Châu (29/04/2016), Chiến tranh và chủ nghĩa nhân văn trong văn chương hiện nay, Tuần báo Văn nghệ
TP.HCM số 398
/>
12


nhân chứng thật đã xuất hiện trong các tác phẩm theo thủ pháp nghệ thuật quen thuộc”14.
Không chỉ phê bình nội dung, tác giả còn chỉ trích các sai lầm nghệ thuật của Bảo Ninh là
không đúng khi “ném đi các thủ pháp nghệ thuật cũ, làm vỡ luôn các bình quý là hình ảnh
người anh hùng có thật trong lịch sử”15. Chung quy lại Đỗ Minh Tuấn cho rằng: “không thể
giản lược chiến tranh thành một hành trình đơn điệu từ cái nhão nhoét của bùn và máu tới cái
nhão nhoét của con bệnh tâm thần và cuối cùng trở thành cái nhão nhoét của văn chương cải
lương, mùi mẫn, một chiều…”16
Tại sao lại có những ý kiến trái chiều trong cách hiểu tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh”
của Bảo Ninh đến vậy? Mà cách hiểu nào cũng có phần hợp lí riêng của nó?
Văn học thế kỉ XX với sự ra đời của hàng loạt những tác giả tên tuổi cùng với những lí
luận, phê bình và tiếp nhận văn học khác nhau. “Nỗi buồn chiến tranh” ra đời trong hoàn cảnh
cộng đồng văn học sôi động như thế ắt không tránh khỏi những luồng đón nhận có xu hướng
trái chiều nhau. Với tư cách là chứng nhân lịch sử, những độc giả cùng thời với nhà văn sẽ
đứng ở nhiều góc độ khác nhau để nhìn về cuộc chiến mà mình đã tham dự. Họ vừa là người
trực tiếp xả thân hi sinh xương máu trên chiến trường, vừa là những người may mắn sống sót
trở về, sau những năm tháng gian khổ mà oai hùng. Có lẽ sẽ không ai quên được ngày tháng
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Dưạ trên hoàn cảnh lịch
sử lúc bấy giờ, với những hiệu ứng mà nó mang lại, người đọc cùng thời sẽ rất khó để thấy
đồng điệu với cách nhìn “phán xét” hay “hoài nghi lịch sử” như Bảo Ninh đã biểu hiện trong
sáng tác của mình. Theo nhận định của Nguyễn Thị Thoa trong luận văn Chiến tranh qua cái
nhìn của Bảo Ninh và Erich Maria Remarque trong “Nỗi buồn chiến tranh” và “Phía tây

không có gì lạ” thì “Cách nhìn nhận của họ không phải không có những phần hợp lí, tuy
nhiên văn học là sản phẩm tinh thần, mà tinh thần thì không chỉ tồn tại ở một trạng thái , vì
vậy những nhà phê bình trái chiều cần có cái nhìn uyển chuyển, linh hoạt hơn với sự biến đổi
“muôn hình vạn trạng” của đời sống thay vì cố định văn học trong một vài dạng thức có sẵn
có trước đó”17.
Hơn nữa, đây chỉ là một trải nghiệm cá nhân, một câu chuyện được hư cấu, một cuộc
chiến của riêng nhà văn – một người lính sống sót sau những năm tháng khốc liệt muốn viết lại
kí ức của mình như một “thiên mệnh”, hay là “thử nói về một thế hệ bị chiến tranh hủy hoại”.
Ở đây, tác giả không chủ trương phản ánh hiện thực lịch sử, mà là nhận thức lại quá khứ - một
nửa quá khứ đã không được nhắc đến trong văn học chiến tranh trước đó. Vì vậy sẽ là nỗi thất
14

Đỗ Minh Tuấn (1994), Văn học cần bảo hiểm cho sự thật lịch sử, Tạp chí Văn nghệ, Hội nhà văn, tr 1.
Đỗ Minh Tuấn (1994), Văn học cần bảo hiểm cho sự thật lịch sử, Tạp chí Văn nghệ, Hội nhà văn, tr 2.
16
Đỗ Minh Tuấn (1994), Văn học cần bảo hiểm cho sự thật lịch sử, Tạp chí Văn nghệ, Hội nhà văn, tr 2.
17
Nguyễn Thị Thoa (2012), Chiến tranh qua cái nhìn của Bảo Ninh và Erich Maria Remarque trong “Nỗi buồn chiến tranh”
và phía tây không có gì lạ, Luận văn Thạc sĩ ĐHSP TP.HCM.
15

13


vọng ghê gớm nếu độc giả vẫn giữ nguyên dạng thức đọc vốn đã được hình thành trong quá
khứ cũng như việc đem đối chiếu hiện thực được miêu tả trong tác phẩm so với hiện thực lịch
sử của đất nước.
Chƣơng II.
CÁI NHÌN MỚI VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TOÁT LÊN TỪ PHƢƠNG
DIỆN NỘI DUNG

II.1. Cái nhìn về thân phận ngƣời lính
II.1.1.

Người lính trong vòng xoáy chiến tranh

II.1.1.1.

Người lính trong sự đối mặt với hiện thực tàn khốc của chiến tranh

Ta gần như không bắt gặp ở những người lính trong “Nỗi buồn chiến tranh” cái hào khí
trận mạc và dáng dấp của lý tưởng. Họ không phải là người anh hùng chống Mỹ với những
chiến công vẻ vang, oai hùng trên trận địa Khe Sanh – Tà Lơn như “Dấu chân người lính” của
Nguyễn Minh Châu “thò mũi giày vào chỗ nào cũng giẫm phải mũ sắt tiểu liên cực nhanh và
xác Mỹ. Xác lính Mỹ ngã chồng chất đè lên nhau, đầu thằng nào cũng bị hướng về trận địa
phòng ngự, xác chúng đã lấp kín tất cả hết các cửa hầm”, không mang “cả hoài bão và lý
tưởng của cả một thế hệ”. Người lính của Bảo Ninh đã bị cái hoàn cảnh ghê rợn, lặng lẽ của
mặt trận nơi họ đóng quân và bầu không khí ma mị chứa đầy điềm gở cùng những cơn mưa
“nặng nề xối dội” nhấn chìm trong “ướt át lầy lội khốn khổ”, họ dƣờng nhƣ mất hết lý trí,
niềm tin.
Bệnh tật, ốm đau giữa rừng sâu càng cho họ “chẳng còn ai trông ra hồn” nữa “khổ sở vì đói, vì
sốt rét triền miên, thối hết cả máu, vì áo quần bục nát tả tơi và vì những lở loét cùng người
như phong hủi” . Những người lính trong trung đội trinh sát của Kiên không mang cái vẻ
“quân xanh màu lá dữ oai hùm” của binh đoàn Tây Tiến mà “ủ dột. Yếm thế. Đời sống mục
ra.”. Bản thân Kiên cũng được anh em đặt cho cái biệt hiệu là “Thần Sầu”. Ở Kiên giờ đây
không còn cái lý tưởng ra đi thuở 17 mà chỉ là vẻ “lãnh đạm và ơ hờ”, “anh như đang âm thầm
vĩnh biệt chính mình. Anh đón đợi cái chết, nhưng ngay cả nó, cái chết cũng tầm thường và vô
vị, Kiên thản nhiên nhìn nhận nó với đôi chút ưu sầu, và đôi khi với cả niềm mỉa mai”.
Biên độ hiện thực chiến tranh đƣợc mở rộng. Trên chiến trường đâu chỉ có vinh quang
và chiến công. Những mất mát, đau thương, những ám ảnh chờn vờn giữa lằn ranh sống chết
dễ khiến cho người ta nhụt chí, vỡ mộng. Lời hát của những anh lính trung đoàn 3 đóng bên

truông Gọi Hồn nghe như lời tống tiễn xa xôi cho những người đã khuất và cho chính họ:
“Chân trời chết chóc mở ra mênh mang, vô tận những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô tựa
sóng cồn…”, “ôi chiến trận không bến không bờ… ngày mai hay hôm nay, hôm nay hay ngày
mai, nói đi số mệnh ơi, bao giờ tôi sẽ…”. Tình trạng đào ngũ diễn ra liên tục. Chiến tranh
14


khốc liệt với máu và bom đạn huỷ diệt đã vây kín khắp nơi, làm ngạt thở những tâm hồn
lính chiến. Chiến trường “la liệt xác người bị đốn, thân thể dập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì
hơi nóng” và “máu tung xối, chảy toé, ồng ộc, nhoe nhoét” đã nhấn chìm tất cả những người
lính của tiểu đoàn 27 độc lập. Không còn là những đoàn quân rầm rập bước đi với khí thế hừng
hực nữa mà tất cả họ “đang cố co cụm, lại bị đánh cho tan tác”. Những trận tấn công độc ác,
bạo tàn của kẻ thù khiến cho những người lính bấn loạn, họ như không kiểm soát được mình
“tiểu đội trưởng gào to, như điên, mặt tái dại, hốt hoảng hoa súng ngắn lên, và ngay trước mắt
Kiên anh ta tự đọp vào đầu, phọt óc ra khỏi tai.”. Không còn cảnh chiến trường máu lửa được
miêu tả với những từ ngữ đắc địa, giọng điệu ngập tràn khí thế tiến công như trong tiểu thuyết
“Người người lớp lớp” của Trần Dần: “Một trận đấu pháp phi cơ kịch liệt, vang trời dậy đất
diễn ra từ hai tiếng. Trong khi đó, bộ binh bộc phá dấn thân trong mưa lửa đánh phá hàng rào
Him Lam! Người ngã trước, kẻ xô sau lên tiếp! Mặc dù đạn xé lửa thiêu, mặc dù xương tan
thịt nát, người người lớp lớp xông lên.”. Hay như trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia
đình” của Nguyễn Thi, dù đang bị thương nằm trong bóng đêm “vắng lặng và lạnh lẽo” nhưng
Việt vẫn nghe được và cảm nhận được không khí dậy trời của cuộc tiến công: “Một loạt đạn
súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai… […] những tiếng nổ quen
thuộc gom vào một chỗ, […] chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và
súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi đồng
khởi.”. Những cơn mưa rừng khủng khiếp và dai dẳng, những mùa khô, những trận bom cày
phá, máu, xác người,… tạo nên ấn tượng ghê rợn, âm u về bầu không khí chiến trận chứa đầy
tử khí và lam chướng trong tiểu thuyết của Bảo Ninh: “Mùa khô ấy, nắng to gió lớn, rừng bị
tưới đẫm xăng đặc, cuồn cuộn lửa luyện ngục. Các đại đội tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh
tan tác. Tất cả bị na – pan tróc khỏi công sự, hoá cuồng, không lính không quan gì nữa rùng

rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết ngã dụi vào biển lửa. Trên đầu trực thăng rà rạp
các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn.”. Những cơn
mưa rừng xối xả như muốn xoá sạch mọi thứ “bãi chiến trường biến thành đầm lầy, mặt nước
màu nâu thẫm nổi váng đỏ lòm. Trên mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa […]. Khi lũ tan,
mọi vật trồi ra dưới nắng lầy nhầy bọc trong lớp bùn đặc ghê tanh hôi như thịt thối.”. Thiên
nhiên đầy khắc nghiệt ở chiến trường như hợp sức cùng bom đạt huỷ diệt người lính, đẩy họ
vào một vòng vây chết chóc không thể nào thoát nổi: “Họ bị cái chết rình rập, săn đuổi, xô
dồn vào thế mất còn chỉ trong nháy mắt và trong gang tấc. Họ bị giết từng người một hoặc là
hàng loạt, bị bắn gục tại chỗ hay bị thương mất máu chết dần, chưa kể tới bao nhiêu kiểu đoạ
đày khác, chưa kể những cơn ác mộng huỷ diệt tâm hồn và lột trần nhân tính.”

15


Cái chết của những ngƣời lính trong “Nỗi buồn chiến tranh” cũng không giống những
cái chết hay được miêu tả trong văn văn xuôi giai đoạn trước. Những cái chết trong những tiểu
thuyết sử thi viết về chiến tranh giai đoạn 1945 – 1975 là những cái chết đi vào huyền thoại,
những cái chết ấy là minh chứng cho lòng dũng cảm và sự xả thân quên mình vì đất nước,
những cái chết có giá trị ngợi ca và khích lệ tinh thần những lớp người sau cùng đứng lên cầm
súng chống giặc. Cái chết của Tấn trong “Trên mảnh đất này” của Hoàng Văn Bổn đã khiến
cho tên giặc khiếp sợ đến mức gần như “hoá điên”: “Tấn vẫn uy nghi tiến đến chỗ hắn […] .
Và bây giờ, Tấn đứng sững lại, in lồng lộng trên nền trời trong vắt. Vài giây trôi qua, khi biết
chắc khẩu đại liên đã vô dụng, Tấn mới từ từ đổ gục xuống. Anh đã chịu hơn hai mươi viên
đạn.”. Nhân vật Luân trong “Người người lớp lớp” cũng có cái chết khá đặc biệt, anh chết
đứng trong khi kéo pháo vào trận địa, mãi đến khi đồng đội cất tiếng gọi báo cho anh biết pháo
đã bảo vệ được rồi thì anh mới chịu buông dây ra. Những cái chết dưới ngòi bút của Bảo Ninh
mang đậm cái bi hơn. Những người lính dường như chưa phải trong tư thế sẵn sàng đón nhận
cái chết, cái chết đến với họ như một bất ngờ, một điều gì đó vượt quá khả năng mà tâm trí có
thể nghĩ tới và chịu đựng: “Tạo thì lại từ từ gập người xuống, hai bàn tay ôm ngực như muốn
đỡ lấy quả tim, mắt dại đi như tràn đầy ngạc nhiên, ở nửa lưng bên trái nở bùng rất nhanh

một bông hoa máu.”. Cái chết của Thịnh “nhớn” trong cuộc tấn công trên đồi Phượng Hoàng
gợi âm hưởng bi thương và đau đớn hơn là hào hùng: “Đạn cày bên trái, bên phải, bấm sát gót,
lia rát ràn rát mang tai, đỉnh đầu. Ối – Thịnh hộc một tiếng, nhảy dựng lên húc đầu vào không
khí, vật sấp”.
Bảo Ninh không mượn hiện thực tàn khốc của chiến tranh để thử thách và sàng lọc
những tượng đài người anh hùng bất tử mà ông mượn cái hiện thực tàn khốc ấy để phác hoạ
nên những chân dung người lính như bao con người bình thường khác, họ cũng sợ hãi, tuyệt
vọng trước cái ghê rợn của chiến tranh, cũng kinh hãi trước cái chết luôn lơ lửng trên đầu mình.
Đó cũng chính là cái nhìn mang tính tố cáo chiến tranh.
II.1.1.2.

Người lính trong nỗi cô đơn và ám ảnh về cái chết

Nếu những tác phẩm viết về chiến tranh trong chiến tranh thường mượn hoàn cảnh thử
thách để “sàng lọc” người anh hùng, để làm nổi bật lên ý chí kiên cường của những người lính
thì với “Nỗi buồn chiến tranh” – một tác phẩm viết về chiến tranh thời hậu chiến đã khai thác
một mặt khác, nhà văn đã nhìn vào khía cạnh cá biệt, bản năng và chiều sâu tâm lý của
con ngƣời hơn là khai thác hình tƣợng con ngƣời theo phƣơng thức lý tƣởng hoá. Hiện
thực chiến tranh tàn khốc đã đẩy người lính vào vòng xoáy của cô đơn và sợ hãi. Những cái
chết liên tục diễn ra ngay bên cạnh mình đã khiến họ mất hết nhuệ khí. Niềm lạc quan, tin
16


tưởng được thay thế bằng cảm giác bi quan, phi lý. Những bạo tàn của chiến tranh ngay từ
những ngày đầu đã quật ngã tâm hồn Kiên “tâm hồn Kiên ngay sau cảm nhận đầu tiên về tính
chất hung tàn của đời sống thời chiến đã là một tâm hồn chết lặng đi, không thể ngóc đầu lên
được nữa.”
Cuốn tiểu thuyết dày đặc những cái chết. Chiến tranh không dung khoan cho một ai.
Những đồng đội của Kiên đều chết cả. Những cái chết không ai giống ai. Can chết trên đường
vượt suối băng rừng trốn về Bình Lục “cái xác lở loét, ốm o như xác nhái bị dòng lũ xô tấp lên

một bãi lau lầy lụa. Mặt của xác chết bị quạ rỉa miệng nhét đầy bùn và lá mục”. Hoà – cô giao
liên xinh tươi chấp nhận cái chết đầy đau đớn, rùng rợn để mở đường thoát cho Kiên quay về
cứu các anh em thương binh “Hoà gục ngã giữa trảng cỏ và đằng sau bọn Mỹ xô tới, vây xúm
lại, trần trùng trục, lông lá một bầy như những con đười ươi, phì phò thở, giằng giật, nặng nề
hộc rống lên.”. Có những cái chết đến ngay sát giờ chiến thắng, như cái chết của Oanh trong
trận đánh vào Ty cảnh sát Buôn Ma Thuột. Bảo Ninh còn viết về cái chết của những người
thuộc phe bên kia. Cái chết của người lính Nguỵ được kể qua lời của người đội trưởng thu nhặt
hài cốt của sư đoàn. Người lính bị “mảnh bom chém lìa một bàn chân, người đầm đìa máu,
miệng anh ta cũng ứa máu, hai tay run bần bật ôm lấy chỗ ruột đang phòi ra nghi ngút hơi
nóng.”. Và anh ta đã chết ngạt trong cái hố bom đó, giữa cánh rừng vừa bị bom đạn cày nát và
cơn mưa lụt trời lụt đất. Những cái chết reo rắc trong tâm hồn những kẻ sống sót nỗi sợ hại,
tuyệt vọng đến vô cùng. Và chính từ đó mà những khía cạnh thuộc về bản năng của con người
đã được Bảo Ninh nhìn thấu. Bảo Ninh đã khơi sâu vào khía cạnh con ngƣời cá nhân với
những nhu cầu bản năng bình thƣờng: bản năng sống và bản năng tình yêu. Chiến tranh
đã khiến cho những điều tưởng chừng rất đỗi tự nhiên, thông thường trong đời sống thường
nhật trở thành những điều khó vươn tới, quá đỗi khó khăn để đạt được. Những người lính khi
ra đi đã bỏ lại sau lưng quê hương, làng mạc, mẹ già, con thơ, thậm chí có người đã bỏ lại tình
yêu thời thanh xuân vừa mới chớm. Nỗi lo nhớ về quê hương, mẹ già đè nặng trong tâm trí
trong những ngày tháng chiến trận liên miên chưa hẹn ngày kết thúc đã khiến cho Can sẵn
sàng bất chấp “mất tuốt” tất cả chỉ để “có một tuần ở ngoài Bắc”. Can quyết định đào ngũ để
về quê gặp người mẹ lam lũ, cơ cực “sống nay chết mai” của mình: “Đời tôi tàn rồi, nhưng dù
thế nào tôi cũng phải gặp lại mẹ, phải nhìn thấy làng tôi…”. Bằng mọi giá, Can phải sống, dù
cho có trở thành “hạt giống cho những mùa vụ chiến tranh liên miên”. Trong “Nỗi buồn chiến
tranh” có rất nhiều tiếng hú, rùng rợn, ám ảnh có, tha thiết, gọi mời cũng có. Đó là tiếng hú
của tình yêu, dấu hiệu của “một thuở yêu đương say đắm lạ lùng” của trung đội trinh sát “nông
trường 3”. Những chiến sĩ trong trung đội của Kiên đã bí mật hẹn hò cùng ba cô gái sống trong
khu lán trại bị bỏ quên của huyện đội 67 dưới thung lũng âm u, hoang vắng. Là người chỉ huy,
17



Kiên biết rất rõ điều đó là vi phạm kỷ luật nhưng trái tim anh đã không cho anh ngăn cấm
những đồng đội mình “Chứ còn biết làm thế nào khác được, thực thế trước tiếng gọi man sơ,
hoang dã ấy của tuổi thanh xuân.”. Còn bản thân Kiên thì thế nào? Anh không đi theo những
đồng đội của mình nhưng ngay trong những cơn mộng mị, khi chập choạng giữa sương mù ký
ức và hình ảnh người con gái thân yêu anh thấy “Cả người gai lên, xương thịt chờn rợn, run
rẩy, rung động trong nỗi khát khao thèm muốn được hưởng tới độ tột cùng cảm giác tiếp xúc
êm ái, choang ngợp, đáng kinh hãi với cái hình hài yêu dấu, mong manh, mềm mại như cánh
hồng ấy.”. Kiên cũng có một thời thanh xuân, một thời say sưa cùng mối tình cháy bỏng với
Phương với những ngốc nghếch dại khờ chưa bị bạo tàn huỷ diệt làm cho méo mó.
Văn học viết về chiến tranh trong chiến tranh không dành cái nhìn cho những nhân vật
chính sợ hãi, bi thương và ám ảnh về cái chết hay chịu những dày vò quái gở trong tâm trí.
Nhân vật chính phải là những người can trường nhất, tin tưởng nhất và can đảm nhất trước mọi
gian nguy. Cái chết của những người đồng đội là ngọn lửa nhen lên lòng căm thù và củng cố
thêm quyết tâm chiến đấu cho những người còn lại. Đó cũng là những đòi hỏi tất yếu của một
dòng văn học được sáng tác trong những năm mưa bom bão đạn. Văn học chính là vũ khí
chiến đấu, những người anh hùng mà văn học miêu tả chính là tượng đài bất diệt cổ vũ, khích
lệ chiến sĩ ta. Chỉ có những tác phẩm viết về chiến tranh khi chiến tranh đã kết thúc với một
khoảng cách nhất định giữa văn học – nhà văn và đối tượng được phản ánh mới có cơ hội nhìn
nhận và khám phá con người ở chiều sâu nhân bản, con người với những cảm xúc đời thường
mà văn học thời trước chưa có điều kiện để khắc hoạ. Cái chết của những người đồng đội đã
trở thành một nỗi ám ảnh đè nặng trong tâm trí Kiên: “Đêm đêm anh nghe thấy Can trở về thì
thào ngay bên võng. […] Tiếng thì thào chuyển dần thành tiếng nức nở, thành tiếng nấc nghẹn
y như là tiếng nước sặc lên trong họng kẻ sắp sửa chết chìm.”. Điều duy nhất còn đọng lại
trong tâm hồn Kiên – đồng thời cũng là thứ nâng đỡ tâm hồn anh trong những tháng ngày
chiến tranh và cả sau này cũng chính là cái chết, “những hồn ma thân thiết” của những đồng
đội anh đã ngã xuống: “Theo dần năm tháng những luồng sinh khí chết ấy đã đậm lại trong
lòng anh, hoà vào tiềm thức trở thành bóng tối của tâm hồn anh. Dằng dặc trôi qua trong hồi
ức của Kiên vô vàn những hồn ma thân thiết, lẳng lặng âm thầm kéo lê mãi trong đời anh nỗi
đau buồn chiến tranh.”. Cái chết của “những người bạn, người anh em, người đồng đội chí
thiết nhất” để lại trong cuộc đời Kiên nỗi buồn của kẻ được sống sót mà anh đã gọi là “cái giá

của sự may mắn”. Những ám ảnh dày vò và thực tại phi lý của chiến tranh đã khoá kín tâm
hồn Kiên, đẩy anh vào cõi cô đơn – một nỗi cô đơn của thân phận nhỏ bé bị chiến tranh dập
vùi, huỷ hoại. Và cũng chính từ cõi cô đơn ấy mà Bảo Ninh đã cho chúng ta thấy một hình
tượng người lính là con ngƣời suy tƣ, thế sự chứ không phải con người lý tưởng đại diện vẻ
18


đẹp của cộng đồng. Người lính của chủ nghĩa anh hùng cách mạng không rơi vào trạng huống
cô đơn như thế. Nỗi cô đơn nếu có thì chỉ như một thanh âm lạc điệu thoáng qua trong bản
hùng ca chiến đấu mà thôi. Quỳnh trong tiểu thuyết “Vùng trời” của Hữu Mai không hề thấy
cô đơn giữa vùng trời chiến địa: “Anh không cảm thấy cô đơn vì trên đầu anh là cả một trời
sao và dưới cánh anh là những trời sao của đất nước”. Kiên đã thấy được sự tàn phá khủng
khiếp của chiến tranh trên mọi kiếp đời, kiếp người: “Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà,
không cửa lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế
giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người.” . Cô đơn, rã
rời trước chiến trận, những người lính tìm đến với hồng ma, loại cây mà tương truyền rất ưa
máu người với mùi hương thơm ngát đưa người ta vào một cõi khác, êm đềm, khoái lạc, ngẩn
ngơ. Khói hồng ma quyện chặt những tâm hồn lính chiến, khiến cho họ “quên mọi nông nỗi
đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai.”. Chiến tranh cướp mất những điều
bình thường mà bản năng của một người bình thường luôn khao khát, và cái thứ hồng ma mọc
giữa vùng tử khí lại trả về cho họ những khao khát đời thường ấy dẫu chỉ là thoáng chốc, thật
phi lý và đau xót biết bao. Khói hồng ma đưa Kiên trở về với “không gian tưởng tượng thật
trong lành, bầu trời cao vọi, mây nắng tuyệt vời gần như là tầng trời của những giấc chiêm
bao thời thơ ấu.”. Ở đó có Hà Nội của anh, có Hồ Tây, có những ký ức thân thuộc của anh và
có Phương. Những cơn mê ma mị của khói hồng ma dắt mỗi người lính đi một lối nhưng đó
đều là những lối tách rời với thực tại. Cừ chỉ thấy mỗi cảnh đoàn tụ mà ai nghe xong cũng rớt
nước mắt. Vĩnh chỉ rặt mơ thấy đàn bà. Tạo “voi” thì chỉ mơ thấy ăn uống.
“Nỗi buồn chiến tranh” đã nhìn nhận cái con người bản năng của những người lính. Họ
cũng biết sợ, biết đau buồn và dằn vặt vì những ám ảnh. Có nhìn vào khía cạnh ấy ta mới thấu
hiểu, mới đau xót cho những thân phận “con sâu cái kiến” bị chiến tranh đè bẹp, vùi dập cả thể

xác lẫn tâm hồn và càng xót xa hơn trước những ước mong vốn rất đỗi bình dị của con người
nhưng lại hoá thành xa vời, quái gở trong bối cảnh chiến tranh.
II.1.2.

Người lính thời hậu chiến với những bi kịch riêng mang

Thật ra, văn xuôi viết về đề tài chiến tranh trong những năm cuối giai đoạn 1945 – 1975
đã xuất hiện bóng dáng của những bi kịch cá nhân như niềm hạnh phúc lứa đôi mong manh
của Tý vào ngày cưới trong “Nhãn đầu mùa” của Đào Xuân Tùng hay những mối tình ngang
trái trong “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu,…Những đòi hỏi của nền văn học
phục vụ đấu tranh, phục vụ cách mạng thường né tránh những bi kịch cá nhân, không thể để
cho những mất mát, đau thương làm yếu đi khí thế chiến đấu của văn học. Văn học hậu chiến
với một khoảng cách vừa đủ để người ta lắng lại và chiêm nghiệm để dần bóc tách những khía
19


cạnh khác của cuộc chiến vừa qua. Văn học hậu chiến không chỉ viết về người lính trong bom
đạn mà còn viết về những ngƣời trở về sau cuộc chiến. Nhà văn của cuốn tiểu thuyết vừa
được giải Nobel văn học 2015 – “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” đã từng viết:
“Nói đến chiến thắng bằng những lời long trọng và những tràng pháo hoa thì chỉ làm nhỏ bé
đi, hạ thấp đi giá trị của chiến thắng. Chiến thắng là vĩ đại bởi chính con đường dẫn tới đó
phải đi qua tấn bi kịch của con người.”
II.1.2.1.

Người lính với những nỗi đau không thể chữa lành

Chiến tranh gây ra biết bao nỗi đau đớn cho nhân loại, vợ mất chồng, con mất cha, bà
mất cháu, thậm chí có những người tận mắt chứng kiến người thân mình bị giết hại dã man,
biết bao cuộc chia ly không hẹn ngày tái ngộ. Chiến tranh nổ tung ra biết bao mảnh vỡ găm
chặt trong tâm hồn người, tạo thành những vết thương chỉ khép miệng nhưng bên trong vẫn

không ngừng âm ỉ. Và đối với người lính thì những chấn thương đó lại càng khủng khiếp hơn.
Trước hết là những chấn thƣơng về mặt thể xác. Chiến tranh có thể không cướp đi sinh
mạng nhưng cũng lấy đi của người lính một phần thân thể. Trần Sinh, bạn học của Kiên là một
ví dụ. Vết thương kinh khủng ở cột sống của Sinh hồi còn ở chiến trường đã không mang anh
đi ngay lúc đó mà nấn ná dần đến khi anh giải ngũ, định cưới vợ thì bất ngờ bộc phát, biến anh
thành một phế nhân nằm liệt suốt bốn năm trời. Nhưng nỗi đau thân xác là một thì nỗi đau về
tinh thần lại càng gấp trăm, cái ước mong hạnh phúc đời thường của Sinh đã mãi mãi không
thực hiện được, một người nằm liệt ngày nay qua tháng khác thì còn mong gì gia đình, vợ con
nữa? Chính vì thế mà Sinh ước giá như cứ kết thúc chóng cuộc đời mình cho xong: “Ước gì có
cách tự chết ngay cho chóng cuộc đời. Thân phận những thằng bị thương như mình bị chiến
tranh đoạt mất tự do có khác nào thân phận nô lệ.”. Bản thân Kiên cũng phải chịu một vết
thương hồi chiến dịch 72 mà khi ấy, anh cảm thấy cũng bình thường và “chẳng thấy đau gì
lắm so với những lần bị thương khác” trong khi tay công binh cũng bị thương tương tự mắng
anh là đồ ngu và bảo “bị thế này thà mù còn hơn”. Đến khi chiếm được Sài Gòn và Kiên được
giao nhiệm vụ đi bắt “lính tráng ban đêm mò ra khỏi trại lòng thòng với các “em” ở Tân Sơn
Nhất, Tân Sơn Nhì” thì anh mới chua chát hiểu ra “Thì ra người ta nghĩ rằng anh không có
khả năng phạm tội.”.
Những chấn thƣơng tinh thần mới là điều nặng nề, khủng khiếp nhất đối với ngƣời lính.
Họ mãi mãi mang theo những chấn thương không thể chữa lành trong tâm hồn mình. Nền văn
học cuối thế kỷ XX đã cho ra đời một khái niệm “văn học chấn thương” (traumatic literature).
Bởi “sau hơn nửa thế kỷ của những cuộc chiến, những cuộc thảm sát, những sai lầm lịch sử và
những mất mát, con người trở thành nạn nhân của chính mình trong nỗi ám ảnh khôn nguôi về
20


quá khứ. Những ám ảnh ấy biểu hiện trong các tác phẩm văn học đồng thời cũng trở thành đối
tượng của những nghiên cứu lý thuyết văn học”18. Cathy Caruth là người đã có công nghiên
cứu và đưa ra nhiều kết luận quan trọng về vấn đề này. Theo bà, “khi những biến cố trong
cuộc đời không được chủ thể nhận thức, trải nghiệm trọn vẹn và tức thì trong quá khứ, thì
thỉnh thoảng, từ trong tiềm thức, nó nổi lên, hiện về bằng những phiến đoạn, những phân

mảnh qua những hình ảnh, những cơn ác mộng, những sự sợ hãi lặp đi lặp lại…. Đó là biểu
hiện của chấn thương.19”. “Nỗi buồn chiến tranh” cũng là một trong những tác phẩm thuộc
loại “văn học chấn thương” này. Bảo Ninh không nhìn thân phận người lính – nhất là người
lính thời hậu chiến với những chiến công oanh liệt và niềm hân hoan của ngày hoà bình mà
ông đã đi xa hơn vào một góc khuất khác, thẳm sâu trong tâm hồn họ, một tâm hồn đầy những
chấn thương. Với những người lính ra đi ở tuổi mười tám đôi mươi thì những biến cố khốc liệt
và cái thực tại đầy rẫy những phi lý do chiến tranh mang lại đôi khi chưa được họ nhận thức
đầy đủ ngay lúc ấy. Những đau thương ấy tích tụ, ẩn tàng trong tiềm thức và thỉnh thoảng lại
hiện về qua những hình ảnh, những cơn mộng mị triền miên. Nỗi đau trong tâm hồn người lính
là điều không sao quên được “bởi vì đau buồn là một thể nguyên khối suốt cuộc đời, liền một
mạch từ thuở thơ ấu, qua chiến tranh đến bây giờ.”. Thỉnh thoảng Kiên vẫn mơ thấy cỗ bài
“sờn nát, quăn queo, lem nhem dấu tay” của những người đồng đội đã chết trong trung đội
năm nào. Phương – biểu tượng cho mối tình đẹp đẽ trong trắng của Kiên ít khi nào xuất hiện
trong những giấc mơ của anh. “Những điều dễ sợ biến tướng của niềm cô đơn và nỗi đa sầu”
choáng lấy những giấc mơ của Kiên: “Vô vàn những ám ảnh từ những đời nảo đời nào trong
chiến tranh tưởng rằng đã phải ngủ yên từ lâu như thể được truyền phép ma mà hùa theo nhau
thức cả dậy”. Tất cả chúng gặm nhấm tâm hồn anh, khiến nó điêu tàn, hoang phế, vật vờ “vào
những đêm xuân giá rét ấy những cô hồn thân thuộc lên tiếng thì thầm trò chuyện với anh, lên
tiếng rên rỉ và thở dài. Các tử thần xanh tái lỗ chỗ vết đạn cúi xuống như muốn soi bóng vào
giấc ngủ của anh”. Vượng vốn là một cựu chiến binh thiết giáp nhưng giờ đây lại bị hội chứng
“ngợp mặt đường”, anh ta không chịu nổi những cú xóc khi xe lên xuống: “những đoạn nhún
nhảy, êm êm, mềm mềm, nhũn nhũn là tớ oẹ liền, nôn, chóng mặt đến buông cả tay lái”. Nỗi
ám ảnh khi lái xe cán qua biết bao xương thịt người hồi chiến tranh đã “cán” luôn vào ký ức
Vượng những đường rãnh không bao giờ nhoà: “Đêm về không ngủ được. Ngủ lại gào lên như
bị cắt tiết. […] ở các rãnh xích đầy những thịt với tóc. Giòi lúc nhúc. Thối khẳn.”. Và bây giờ,

18

Hoàng Phong Tuấn (2011), “Những nỗi đau thức tỉnh”, < />19


Dẫn theo Hoàng Phong Tuấn.

21


người lính ấy chỉ còn biết vùi mình trong men rượu, để mặc cho chất men ấy “lái” cuộc đời
mình.
II.1.2.2.

Người lính bị “mắc kẹt” trong thực tại

Những nỗi đau tinh thần luôn dằn xé đã ném tâm hồn người lính về phía bên kia của thực
tại. Họ vẫn đi lại trong thực tại nhưng họ dường như mất phƣơng hƣớng “Đi đâu bây giờ? Và
làm gì bây giờ?” . Lời tuyên bố của Sơn khi đang lái xe chở Kiên đi thu nhặt hài cốt liệt sĩ như
một ứng nghiệm đầy chua chát: “Nhưng ông ơi, thời đại của cánh ta hết rồi. Mà nói thật chứ
sau chiến thắng oai hùng này những thằng lính chiến đấu như ông ấy mà, ông Kiên ạ, chả trở
lại thành người bình thường được nữa đâu. Ngay cả giọng người, mẹ kiếp, xin nói là còn chán
mới hòng có lại để giao tiếp với đời.”. Kiên sống không phải bằng niềm mong ƣớc giữa
cuộc đời lộng gió hiện tại mà chính những hồi ức nhói đau đã nuôi dƣỡng tâm hồn anh:
“Thì ra cuộc đời tôi kỳ thực có khác nào con thuyền bơi ngược dòng sông không ngừng bị đẩy
lui về dĩ vãng. Đối với tôi, tương lai đã nằm lại ở phía sau xa kia rồi. Và đó không phải là
cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hy vọng về tương lai tốt đẹp đã cứu giúp tôi
mà trái lại những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần
cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời hôm nay.”. Hiện tại của họ nhạt thếch, ọp ẹp, cái
hiện tại không hề đón nhận họ. Sống trong hiện tại họ bỗng trở thành những kẻ “lạc thời”, lóng
ngóng giữa cái mạch đời vẫn đang xô đẩy nhau tiếp diễn. Kiên như một kẻ “mộng du giữa đời
thực”: “Chao ôi! Như vậy đấy: […] Mỗi lần nhớ lại đêm đầu tiên của cuộc đời mới sau chiến
tranh, lòng dạ anh đau nhói, chua xót, không thể rên lên. […] Sau cuộc chiến tranh ấy chẳng
còn gì nữa cả trong đời anh. Chỉ còn những mộng mị hão huyền. Sau cuộc chiến tranh ấy anh
dường như chẳng còn ở trong một “kênh” với mọi người. Càng ngày Kiên càng có cảm giác

rằng không phải mình đang sống mà là đang bị mắc kẹt lại trong cõi đời này.”. Anh chán ngấy
với tất cả: học vấn, sách vở, báo chí, “mọi nhẽ đời đều để buông xuôi, sống hoàn toàn là được
không hay chớ. Dửng dưng, ơ hờ, thu mình trong vỏ, chẳng chơi bời giao du, chẳng thiết tha
tâm tình trò chuyện cùng ai”. Tất cả những gì mà người lính có được đã vĩnh viễn bị chôn vùi
trong khói lửa chiến tranh. Họ trở về cuộc sống hoà bình với hai bàn tay trắng cùng mớ ký ức
đau thương không cách gì gột rửa. Và Kiên bắt đầu đi lang thang trong những đêm không ngủ.
Và anh viết, viết về cuộc chiến của thế hệ mình, viết để cứu rỗi tâm hồn mình.
Tại sao Kiên sợ hãi và hết sức né tránh những gì liên quan đến chiến tranh ở thì hiện tại như
những bộ phim, những tác phẩm viết về chiến tranh của người khác mà bản thân anh lại đi viết
một cuốn sách về chiến tranh? “Cần phải viết về chiến tranh trong niềm thôi thúc ấy, viết sao
cho xao xuyến nổi lòng dạ, xúc động nổi trái tim con người như thể viết về tình yêu, về nỗi
22


buồn, sao cho có thể truyền được vào cuộc sống đương thời luồng điện của những cảm xúc chỉ
có thể diễn đạt bằng quá khứ và quá khứ của quá khứ.”. Cuộc chiến đã qua là tất cả những gì
mà người lính như Kiên có được. Anh phải viết, viết như để tri ân những người đã nằm xuống,
để lưu giữ cái thời của thế hệ mình, để có thêm động lực mà sống tiếp ở hiện tại. Bởi vì với
anh “muôn thuở chỉ có duy nhất một cuộc chiến tranh kia, một cuộc chiến tranh chẳng những
mãi mãi đè nặng, mãi mãi ám ảnh mà về thực chất nó còn là nguyên nhân của mọi khúc đoạn
và nông nỗi của đời anh, kể cả hạnh phúc, kể cả đau khổ, niềm vui và nỗi buồn, tình yêu và
oán hờn”. Viết về cuộc chiến tranh ấy là sứ mệnh của Kiên: “sứ mệnh của cuộc đời anh là đến
một ngày nào đấy phải nói lên được nội dung của lời trăn trối ấy, cho dù bản thân việc nhận
ra lời trăn trối đó chẳng mang lại gì nhiều nhặn cho đời sống hiện tại”. Trong khi viết, Kiên
tìm lại được cuộc đời mình: “đấy chính là cuộc đời đã qua, là tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi đau
buồn chiến tranh”.
Nhìn người lính trở về dưới góc độ bi kịch con người cá nhân, Bảo Ninh đã tạo nên một
chiều kích nhân văn, nhân bản sâu sắc trong cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh của mình
đồng thời cũng phơi bày những hậu quả mà chiến tranh đã gây ra. Đó cũng như một lời nhắc
nhở cho hậu thế. Hãy giữ vững nền hoà bình hiện tại, đừng bao giờ để bất cứ ai phải dấn bước

vào một cuộc chiến tranh nào nữa. Hậu quả của chiến tranh không chỉ ở ngay thời điểm cuộc
chiến nổ ra mà nó còn dai dẳng, tàn phá lần hồi những kiếp đời, kiếp người vừa bước ra khỏi
cuộc chiến đó.

II.2. Cái nhìn về những giá trị vĩnh hằng cất lên từ sự huỷ diệt
II.2.1.

Khát vọng sống, khát vọng tình yêu

Có thể nói chiến tranh có thể hủy diệt tất cả, “từ cỏ cây, hoa lá, xác người và cả hồn
người” nhưng không tiêu diệt được những tình cảm thiêng của con người: tình đồng đội, tình
yêu đôi lứa và “bất diệt những tình người”.
II.2.1.1.

Tình yêu đôi lứa

Trên phông nền khốc liệt của chiến tranh, tình yêu cũng thường là vấn đề được đề cập
đến trong các tiểu thuyết chiến tranh. Tình yêu cùng tồn tại song song với chiến tranh như
một đối âm, nếu chiến tranh là hủy diệt thì tình yêu là sinh sôi, nếu chiến tranh là chia cắt mọi
mối quan hệ thì yêu là sự gắn kết những tâm hồn. Nhưng tình yêu khi đặt giữa chiến tranh, nó
không chỉ có nhớ thương, hay gợi dậy lửa chiến tranh mà có khi con người còn rơi vào nỗi cô
đơn.
Tình yêu của Kiên trong “Nỗi buồn chiến tranh” lại là rơi vào nỗi cô đơn vì những
23


mất mát, đổ vỡ trong tình yêu, nhân vật Kiên của Bảo Ninh đi qua chiến tranh là những ám
ảnh về những người phụ nữ. Đó là câu chuyện về Hạnh, người phụ nữ độc thân từng sống
trong căn phòng nhỏ sát chân cầu thang nơi anh ở trước khi Kiên đi bộ đội đã cho Kiên những
cảm giác đầu đời; là cô ý tá tên Liên hay Liễu ở Điều trị 8 khi Kiên bị thương với đôi mắt nâu;

là Lan với kỉ niệm về Đồi Mơ, là Hiền đã cùng đi trên chuyến tàu sống vội vã với Kiên một
đêm cuối vào cuối mùa thu năm 76. Mỗi người đi qua đời Kiên là một câu chuyện , một cuộc
đời và ai cũng đọng lại là nỗi đau không dứt.
Nhưng mối tình yêu của Kiên và Phương có lẽ là đau đớn hơn cả, mối tình đầu và duy
nhất của anh mãi không trọn vẹn. Tình yêu, trong ký ức của Kiên, là mối tình của tuổi học trò
tuyệt đẹp nhưng cũng đầy đau xót với cô bạn học Phương. Anh và nàng là hàng xóm từ thưở
ấu thơ. Lúc bắt đầu có chiến tranh, hai người đang ở tuổi 17, tuổi thanh niên mới chớm nở;
hai tâm hồn lành mạnh yêu nhau đắm đuối, hồn nhiên. Phương có “vẻ đẹp trời ban, vẻ đẹp
rực cháy sân trường Bưởi”, “bừng sáng vẻ thanh tân tự tâm hồn” và một khả năng tiên tri
thiên phú. Phương là hình ảnh hiện lên từ hồi ức dù không phải là nhân vật chính và cũng
không xuất hiện nhiều nhưng lại chi phối đến cảm xúc, tâm trạng và cả hành động của Kiên
nhiều nhất. Tình yêu của Kiên bắt đầu từ trước chiến tranh. Mối tình của Kiên để lại trong
anh nỗi khắc khoải, đau đớn không nguôi. Cảm giác cô đơn vì mất mát luôn tồn tại trong
Kiên, đặc biệt là khi tình yêu ấy do Kiên đưa vào chiến tranh và cả ngay sau chiến tranh anh
vẫn quay trở lại với tình yêu của mình nhưng cả hai lần đều là tai họa. Lần Kiên đưa Phương
vào chiến tranh đã bắt đầu cho mọi bi kịch của mối tình này khi “lôi nàng vào cuộc phiêu lưu
liều lĩnh”. Lần Kiên ghé Hà Nội gặp Phương rồi cùng Phương đuổi theo chuyến tàu chở tân
binh, cả hai lên chuyến tàu hàng và sau đó Phương đã bị cưỡng hiếp. Tại họa ập đến với tình
yêu ngay từ lúc đó và cũng từ đây vết thương lòng không thể nào lành nổi trong tâm hồn Kiên.
Kiên chìm trong “nỗi thất vọng đau đớn”, „cảm giác ngấm đau” vì Phương của thực tại hoàn
toàn xa lạ, có vẻ như Kiên khó chấp nhận Phương trong hoàn cảnh như thế và anh đã bỏ lại
Phương bơ vơ một mình ở trường học bỏ hoang ở Thanh Hóa. Thật ra Kiên đang chạy trốn,
chạy trốn cái điều mà bản thân Kiên cho rằng thật khó chấp nhận. Cái lần chia tay định mệnh
ấy đã đẩy Kiên và Phương ra hai hướng ngày càng xa nhau: mang trong lòng nỗi đau mất mát
nhưng hơn hết vẫn là là tình yêu say đắm của anh giành cho Phương – cô bạn gái mà anh tôn
kính, yêu mến và cố công giữ gìn hẹn ngày trở lại. Hình ảnh Phương luôn đeo đẳng Kiên suốt
những năm tháng chiến tranh, có khi Kiên cảm giác Phương rất gần gũi bên anh, những lúc
anh bị trọng thương. Có lần nằm điều trị Kiên lại lờ mờ cảm nhận như có Phương bên cạnh
mình, anh cảm thấy hạnh phúc “Anh thều thào gọi tên nàng nhưng Phương không đáp, chỉ
mỉm cười và cuối sát xuống đặt môi trên trán anh nhờn nhợt mồ hôi. Không hề nghĩ gì cả,

24


×