Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.74 MB, 141 trang )

Header Page 1 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thúy Thủy Ngân

THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BẠCH VĂN HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh – 2012

Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu


Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Phòng sau đại học, tập thể thầy cô trong
khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt khóa
học.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Bạch Văn Hợp đã tận tình
hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn PGS.TS. Trần Mạnh Tiến đã cung cấp những
tài liệu quí báu, truyền thụ kiến thức, động viên giúp tôi vượt qua những khó
khăn khi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình cố nhà văn Lan Khai, đặc biệt là
cụ Nguyễn Lan Phương đã cung cấp nhiều thông tin, tư liệu quí và động viên
tôi trong suốt quá trình làm luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, động
viên giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn

Nguyễn Thúy Thủy Ngân

Footer Page 3 of 258.


Header Page 4 of 258.

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Cách ghi chú thích
Tài liệu trích dẫn được ghi theo số thứ tự tương ứng của nó trong
phần danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO và được đặt trong dấu ngoặc vuông
[ ] ngay sau phần có liên quan, sau dấu hai chấm (:) là số trang. Ví dụ: [26: 9]
tức là phần trích dẫn ở tài liệu số 26, trang số 9. Thông tin đầy đủ về tài liệu
trích dẫn được ghi trong mục TÀI LIỆU THAM KHẢO đặt cuối luận văn

(sau phần Kết luận).
2. Cách viết tắt
NXB: Nhà xuất bản
ĐHSP TPHCM: Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
3. Một số quy ước khác
Phần được trích dẫn in nghiêng và được đặt trong hai dấu ngoặc kép
(“ ”).
Tên tác phẩm được in nghiêng.

Footer Page 4 of 258.


Header Page 5 of 258.

MỤC LỤC
DẪN NHẬP ...................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................... 3
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu ........................................................ 13
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 14
5. Đóng góp của luận văn........................................................................ 15
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................ 15
CHƯƠNG I: MỘT SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG, MỘT CÂY BÚT
TRUYỆN NGẮN TÀI HOA ......................................................................... 17
1.1. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai .................................................... 17
1.2. Một sự nghiệp văn chương đồ sộ.......................................................... 21
1.3. Một cây bút truyện ngắn tài hoa ........................................................... 25
CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHONG PHÚ, ĐA DẠNG
TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI ...................................................... 31
2.1. Nhân vật kì ảo ....................................................................................... 32

2.1.1. Nhân vật nửa người nửa ma ........................................................... 33
2.1.2. Nhân vật thú ................................................................................... 35
2.1.3. Nhân vật nửa người nửa thú ........................................................... 38
2.2. Nhân vật thực ........................................................................................ 40
2.2.1. Nhân vật miền núi .......................................................................... 41
2.2.1.1. Nhân vật tiêu biểu cho tính cách, tâm hồn con người miền núi 41
2.2.1.2. Nhân vật đại diện cho thế lực hắc ám nơi miền núi .............. 51
2.2.2. Nhân vật thành thị ........................................................................... 57
2.2.2.1. Nhân vật khẳng định cá nhân trong tình yêu ......................... 57
2.2.2.2. Nhân vật thuộc tầng lớp dân nghèo thành thị ........................ 64
2.2.2.3. Nhân vật thuộc tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức ......................... 70

Footer Page 5 of 258.


Header Page 6 of 258.

2.2.2.4. Nhân vật lữ khách .................................................................. 74
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN LAN KHAI ........................................................................................ 80
3.1. Xây dựng tình huống truyện ................................................................. 80
3.1.1. Tình huống trữ tình thơ mộng ........................................................ 81
3.1.2. Tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ..................................................... 83
3.1.3. Tình huống thử thách, lựa chọn nghiệt ngã.................................... 84
3.1.4. Tình huống bi kịch ......................................................................... 86
3.2. Nghệ thuật miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật ................................. 88
3.2.1. Miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, hành động thể hiện tính cách nhân
vật ............................................................................................................. 88
3.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật .............................................................. 103
3.3. Giọng điệu trần thuật .......................................................................... 106

3.3.1. Giọng điệu điềm tĩnh, khách quan ............................................... 107
3.3.2. Giọng điệu chan chứa yêu thương ............................................... 108
3.3.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm.................................................... 109
KẾT LUẬN .................................................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 116
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 120

Footer Page 6 of 258.


Header Page 7 of 258.
1

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Giai đoạn 1930-1945 là thời kỳ trăm hoa đua nở của vườn hoa văn
học Việt Nam hiện đại. Lĩnh vực thơ ca có những tên tuổi nổi tiếng như Xuân
Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Huy Cận… Về văn xuôi, xuất hiện nhiều cây
bút tài hoa nổi tiếng như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,
Nguyên Hồng, Nam Cao, Kim Lân, Thạch Lam, Lan Khai…Trong đó, nhà
văn Lan Khai – cây bút chủ lực của Nhà xuất bản Tân Dân đồng thời cũng là
tác giả của nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau từ tiểu thuyết,
truyện ngắn, truyện vừa, kí, lí luận phê bình, đến dịch thuật, sưu tầm văn
học…đã gây được sự chú ý của đông đảo độc giả và giới phê bình Bắc Hà.
Hiện nay, di sản văn học của Lan Khai đã được giới phê bình nghiên
cứu trong và ngoài nước đánh giá cao. PGS.TS. Ta-chi-a-na (chuyên gia văn
học Việt Nam của Nga) đã khẳng định ông là nhà văn có tài viết truyện kinh
dị. Đương thời ông cũng được các nhà nghiên cứu nổi tiếng như Trương Tửu,
Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan…đề cao tài năng và cống hiến.
Ngay từ năm 1935, trên báo Loa nhà nghiên cứu Trương Tửu đã mệnh danh

Lan Khai là “nghệ sĩ của rừng rú”, là “đàn anh” trong việc miêu tả thế giới
sơn lâm”, là “cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát”. [45: 225]. Trong Nhà
văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan nhận xét: “ Lan Khai là lão tướng trong
làng tiểu thuyết đang gắng tìm đường mới” [26: 920], đồng thời, ông còn
được các nhà văn cùng thời mệnh danh là “Nhà văn đường rừng”. Đánh giá
về tiểu thuyết Lầm than, Hải Triều đã coi Lan Khai là “người đã phất lá cờ
tiên phong trên mảnh đất này”. [36: 253]
Ông để lại cho kho tàng văn học nước nhà 48 tiểu thuyết, 37 truyện
ngắn. Như vậy Lan Khai không chỉ là lão tướng trong làng tiểu thuyết mà còn

Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.
2

là một cây bút tài hoa về truyện ngắn. Những đóng góp của ông đã được
nhiều nhà nghiên cứu đề cao về mọi mặt trong Lễ kỉ niệm 100 năm sinh của
ông do Hội nhà văn tổ chức long trọng ngày 26/7/2006. Và đặc biệt bộ sách
Tuyển tập Lan Khai (2 tập) do PGS.TS. Trần Mạnh Tiến sưu tầm được Nhà
xuất bản Văn học xuất bản để chào mừng Đại lễ Ngàn năm Thăng Long Hà
Nội đã thể hiện những cống hiến của ông cho mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Gần đây nhất, PGS.TS. Trần Mạnh Tiến cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra
mắt cuốn Tuyển truyện ngắn Lan Khai giới thiệu 37 truyện ngắn tiêu biểu của
Lan Khai, trong đó có những truyện lần đầu tiên được xuất bản.
Với gần bốn mươi năm tuổi đời và gần hai mươi năm tuổi nghề, nhà
văn mang tên loài hoa nở đẹp nhất rừng – Lan Khai, đã để lại cho kho tàng
văn học dân tộc một di sản phong phú, đa dạng, giàu giá trị nghệ thuật. “Cuộc
đời và sự nghiệp của Lan Khai thật trong sáng và cao đẹp. Đáng lẽ ông phải
được nghiên cứu, đánh giá công bằng trong văn học sử như là một nhà văn

xuất sắc của nền văn học Việt Nam đương đại, một người có công với Cách
mạng.” [36: 31]. Nhưng tiếc thay, cái chết bí ẩn của ông đúng vào thời điểm
“nhiều tao loạn của lịch sử” đã phủ một bức màn bí ẩn trong dư luận kéo theo
biết bao oan khuất và thiệt thòi cho ông và gia đình. Đó cũng là một trở ngại
lớn cho những nhà nghiên cứu, nên hoạt động nghiên cứu di sản văn học của
Lan Khai suốt nửa thế kỉ qua chưa tương xứng với tầm vóc của ông. Nhà thơ
Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam – nhân dịp Lễ kỉ niệm lần thứ
100 ngày sinh nhà văn Lan Khai đã nói: “Lan Khai là một trong những nhà
văn trưởng thành rất sớm về ý thức xã hội và lí tưởng nghệ thuật. Sự nhất
quán trong hoạt động xã hội và sáng tác văn chương của ông thể hiện bản
lĩnh và nhiệt huyết của một trí thức yêu nước và nhân cách văn hóa của một
nhà văn” [36: 30]... Hầu hết các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của
Lan Khai chủ yếu khảo sát chung về nội dung và nghệ thuật hoặc đi vào một

Footer Page 8 of 258.


Header Page 9 of 258.
3

mảng của truyện ngắn. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu hệ thống về
thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai.
Đối với tiểu thuyết, truyện ngắn, nhân vật đóng vai trò quan trọng.
Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng
tác. “Chức năng chủ yếu của nhân vật là xác lập mô hình của hiện thực và
thể hiện định hướng về giá trị đối với cuộc sống. Nhà văn sáng tạo nhân vật
là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân
đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện thể hiện các tính cách, số phận
con người và các quan niệm về chúng.” [28: 118]. Như vậy, nhân vật là một
phương diện quan trọng thể hiện tư tưởng của nhà văn, tất cả những suy tư,

trăn trở của tác giả sẽ tập trung ở nhân vật. Nên việc nghiên cứu thế giới nhân
vật trong truyện ngắn của ông là điều cần thiết.

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những ý kiến đánh giá chung về sự nghiệp sáng tác
của Lan Khai
Ngay sau khi xuất hiện trên văn đàn, Lan Khai đã được nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình chú ý. Người đầu tiên quan tâm đến Truyện đường rừng
và Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai là Trương Tửu. Trên báo “Loa” số 81 (ra
ngày thứ năm, năm 1935), ông đã có những nhận định khá sâu sắc về một số
thành công của Lan Khai ở thể loại Truyện đường rừng: “Với ông Lan Khai,
rừng rú không còn xa lạ nữa. Trước mắt chúng ta, nó hiện nguyên hình, nhờ
ngòi bút tài tình của tình nhân nó” [45: 225]. Ông đã gọi Lan Khai là: Nhà
nghệ sĩ của rừng rú. Trong số 82, ông đưa ra những nhận định về tiểu thuyết
lịch sử của Lan Khai: “Viết truyện lịch sử, ông ham tả những hiện trạng sâu
thẳm của lòng người. Chỗ nào ông cũng trọng vẻ cao siêu, thâm trầm, ghét

Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.
4

những cái chất phác, sơ sài, nông nổi. Ông moi trong rừng rú, lục trong lịch
sử những cuộc sinh hoạt âm thầm, não nuột...” [45: 234].
Đặc biệt đến năm 1938, tiểu thuyết Lầm than và Cô Dung ra đời đã
thu hút sự chú ý của nhiều độc giả và các nhà nghiên cứu. Trong Lời giới
thiệu tiểu thuyết Lầm than, tác giả Trần Huy Liệu đã đánh giá cao giá trị của
tác phẩm này: “Sau khi đọc xong thiên tiểu thuyết xã hội này, tôi rất vui mừng
vì không thấy mình bị làm tựa, mà trái lại, với cái chủ ý của quyển truyện

cùng cái quan điểm của tác giả, nó thúc giục tôi phải tỏ dấu biểu đồng tình,
không một chút nào ngần ngại” [36: 248]. Ông nhấn mạnh giá trị hiện thực
của tác phẩm ở chỗ đã phản ánh chân thực cuộc sống của những người thợ mỏ
“bị bán rẻ sức lao động” nếu may “không bị sập lò, bị ngạt ghi-du mà chết
như con lợn quay, thì cũng ốm yếu dần cho tới chết”. [36: 248]. Cũng trong
năm này, Trong bài viết Lầm than – Một tác phẩm đầu tiên của nền văn tả
thực xã hội ở nước ta, Hải Triều đã ghi nhận Lan Khai là nhà văn đầu tiên
viết về người thợ: “(...) văn chương ở xứ xở này đã quên người thợ đi nhiều
lắm, mà chính người thợ là người đáng nói nhất, và đáng nói nhiều nhất. Đặc
điểm của tác phẩm của Lan Khai là nói đến người thợ, cái hạng khổ sở nhất
trong giai cấp thợ thuyền, hạng thợ mỏ”. [36: 252]. Ông cũng đánh giá cao
giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Về nội dung, ông đánh giá cao
giá trị hiện thực của tác phẩm: “tác giả Lầm than đã miêu tả tất cả cuộc đời
khốn khổ cay chua ghê gớm, của hạng người mà sự sống đã hầu hóa ra một
đàn súc vật, chịu đựng tất cả những sự bóc lột đê hèn của giai cấp sản chủ
một cách tàn nhẫn vô cùng”. [36: 252] Và “(...) tác giả không quên chỉ vạch
một cách đau đớn mà sống sượng những tâm lí cộc cằn, những cách ăn nói
thô tục, những thành kiến hủ bại, cho đến những tập quán xấu xa như rượu,
như phiện, như cờ bạc, là cái bướu nó bám níu theo giai cấp thợ thuyền trong
chế độ người bóc lột người.” [36: 252]. Về nghệ thuật, ông cho rằng “Lầm

Footer Page 10 of 258.


Header Page 11 of 258.
5

than (...) đã vạch một khuynh hướng trong văn học giới, cái khuynh hướng tả
thực xã hội chủ nghĩa...” [36: 253].
Trong Tựa (Tiểu thuyết Cô Dung) năm 1938, tác giả Thiều Quang

Lộc đã đánh giá tác phẩm xứng đáng là “đài kỉ niệm “chiến sĩ vô danh” của
tất cả các thế hệ phụ nữ Việt Nam, qua bao nhiêu đời đã hi sinh cho sự tồn tại
của Tổ Quốc” [36: 257]. Cũng trong năm này, trên “Phổ thông bán nguyệt
san”, Vũ Ngọc Phan có bài viết phê bình tiểu thuyết Cô Dung. Ông chỉ ra
những thành công của Lan Khai trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: “Lan
Khai đã tạo ra một cô gái đức hạnh ở thôn quê ta, nhưng lại khác hẳn các cô
gái mà ta thường thấy trong các tiểu thuyết xuất hiện ở nước ta ngày nay.”
[13: 4].
Năm 1941, trên Tạp chí Tri Tân số 29, tác giả Phạm Mạnh Phan có
bài viết phê bình tiểu thuyết Mực mài nước mắt của Lan Khai. Ông đánh giá
khá cao tác phẩm này: “Cốt truyện đơn giản tả rõ những khổ đau của nhà văn
trong cuộc sống hàng ngày, giọng văn nhẹ nhàng và có khi bay bướm, khiến
độc giả phải mải miết theo mình; tác phẩm có tư tưởng nhân từ và đáng quí
về dân quê”. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra một số hạn chế của tác phẩm:
“Luận bàn một cách dài dòng những triết lí bâng quơ” [30: 5]
Năm 1942, trong công trình Việt Nam văn học sử yếu, tác giả Dương
Quảng Hàm đã nhắc tới hai tác phẩm: Cô Dung và Lầm than, ông cho rằng
hai tác phẩm này được sáng tác theo khuynh hướng tả thực. Cũng trong năm
này, tác giả Kiều Thanh Quế, trong bài viết Cuộc kì ngộ Lan Khai – Zweig:
Tội và thương gặp Lapeur, đã chỉ ra những đặc điểm của Lan Khai trong
phỏng thuật đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhà văn Đức Stêfan Zweig.
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942), đã có những đánh
giá cao những sáng tác của Lan Khai ở mảng Truyện đường rừng, Tiểu thuyết

Footer Page 11 of 258.


Header Page 12 of 258.
6


tâm lí – xã hội, Tiểu thuyết lịch sử. Ông tỏ ra rất hứng thú với nghệ thuật kể
chuyện của Lan Khai ở mảng Truyện đường rừng.
Như vậy, trước Cách mạng tháng Tám, những sáng tác của Lan Khai
đã thu hút khá đông sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Hầu hết các ý kiến ở
mức độ khác nhau, đều khẳng định vị trí, tài năng của Lan Khai trên văn đàn
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Suốt thời kì dài sau Cách mạng tháng Tám đến trước đổi mới, tên tuổi
và tác phẩm của Lan Khai dường như bị quên lãng. Phải đến năm 1965, trong
cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ mới đề cập đến
sở trường viết tiểu thuyết và đặc biệt Truyện đường rừng của Lan Khai. Năm
1974, Phan Cự Đệ trong công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại khi bàn tới
tác phẩm Lầm than, đã đánh giá đây là một “tác phẩm hiện thực” nhưng “hãy
còn rơi rớt nhiều nét tự nhiên chủ nghĩa, sự hiểu biết của tác giả về chủ nghĩa
cộng sản còn quá đơn giản, vốn sống về công nhân rất hạn chế”. [30: 7].
Cũng trong năm này, tác giả Thế Phong trong cuốn Lược sử văn nghệ Việt
Nam đã đề cập đến cuộc đời và những sáng tác của Lan Khai. Ông đánh giá
rất cao Truyện đường rừng: “Về tiểu thuyết đường rừng, Lan Khai tỏ ra có
một chỗ đứng đặc biệt nhất trong văn đàn, ông viết thật đặc sắc”. [30: 7, 8].
Ngoài ra ông cũng đánh giá cao những tác phẩm: Lầm than, Cô Dung, Mực
mài nước mắt của Lan Khai.
Như vậy, vì những lí do lịch sử khách quan nhất định, hoạt động
nghiên cứu về sáng tác của Lan Khai sau Cách mạng tháng Tám còn nhiều
hạn chế, chưa tương xứng với sự nghiệp của ông.
Từ sau đổi mới đến nay, hoạt động nghiên cứu, phê bình sự nghiệp
sáng tác của Lan Khai đã có nhiều chuyển biến. Năm 1990, trong Đôi điều về
nhà văn Lan Khai in trên “Phụ san báo văn nghệ”, Gia Dũng đã giới thiệu sơ
lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lan Khai. Bên cạnh đó, ông cũng

Footer Page 12 of 258.



Header Page 13 of 258.
7

nhận định Lan Khai là “một trong số ít nhà văn tiền chiến đầu tiên viết về đời
sống phong tục tập quán của dân tộc thiểu số ở Việt Nam” [2: 315]. Cũng
trong năm này, trong bài viết Hành hương về thủ đô kháng chiến trên Tuần
báo Văn nghệ, nhà văn Hoàng Minh Tường đã giới thiệu thêm những tư liệu
về cuộc đời, hoạt động nghệ thuật của Lan Khai thông qua lời kể của bà Hà
Thị Minh Kim – vợ nhà văn Lan Khai.
Năm 1991, trong bài viết Lan Khai với truyện lạ đường rừng in trên
Tạp chí Văn học số 6/1991, Ngọc Giao đã khẳng định sức hút mạnh mẽ của
những truyện lạ đường rừng đối với độc giả đương thời: “Truyện lạ đường
rừng được đặc biệt hoan nghênh. Cứ buổi sáng thứ hai là trẻ bán báo chạy
tới tấp rao ngoài phố: “Ngọ báo – truyện lạ đường rừng. Đây!” Ông viết rất
hay, cốt truyện nào cũng li kì, rùng rợn...” [6: 351]. Cũng trong bài viết này,
Ngọc Giao đã nhấn mạnh đến sức cảm hóa người đọc về người trí thức qua
tác phẩm Mực mài nước mắt: “Tác phẩm viết về những cơ cực của người cầm
bút. Anh em trong nghề bán chữ nuôi thân, đọc ông, dầu chai đá mấy cũng
ngậm ngùi đau xót” [6: 354].
Năm 1992, trong Lan Khai với “Truyện lạ đường rừng”, Ngọc Giao
một lần nữa khẳng định lại vị thế của Lan Khai ở thể loại tiểu thuyết lịch sử:
“Thời trước chiến sự Đông Dương văn đàn Bắc Hà nổi danh ba cây bút lịch
sử tiểu thuyết: Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc” [6: 349].
Cùng năm này, trong cuốn Từ điển nhân vật lịch sử của Nguyễn Quang
Thắng và Nguyễn Bá Thế đã trình bày vắn tắt về cuộc đời và những đóng góp
của Lan Khai cho nền văn học Việt Nam 1930-1945.
Năm 1997, qua bài viết: Vũ Trọng Phụng gặp Lan Khai, tác giả
Hoàng Dạ Vũ cung cấp thêm nguồn tư liệu về tình bạn và đồng nghiệp của
Lan Khai.


Footer Page 13 of 258.


Header Page 14 of 258.
8

Năm 1998, Nhà xuất bản Văn học đã tái bản bộ: Tạp chí Tao Đàn do
Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên. Năm 2000, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong
Giáo trình lịch sử văn học đã nhắc tới Lan Khai qua lời nhận xét: “Lan Khai
cùng dòng tiểu thuyết lịch sử với Phan Trần Chúc, Nguyễn Triệu Luật,
Nguyễn Huy Tưởng...ở đây, cảm hứng lãng mạn có dịp thêu dệt những mối
tình lâm ly giữa người tráng sĩ và giai nhân thời phong kiến xa xưa”. Ý kiến
này đã góp phần khẳng định đóng góp của Lan Khai ở mảng Tiểu thuyết lịch
sử.
Năm 2001, Trần Mạnh Tiến trong bài viết Vấn đề nhà văn trong quan
niệm của Lâm Tuyền Khách in trên báo “Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh”,
đã đánh giá cao tư tưởng nghệ thuật của Lan Khai. Cũng trong năm này,
Nguyễn Thanh Trường với Luận văn thạc sĩ Truyện đường rừng của Lan
Khai đã khái quát những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật Truyện đường
rừng của Lan Khai.
Năm 2002, Trần Mạnh Tiến công bố công trình Lan Khai – Tác phẩm
nghiên cứu lí luận và phê bình văn học. Công trình đã giới thiệu khá đầy đủ
về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lan Khai. Cũng trong năm này, trên
“Tạp chí Tài hoa trẻ”, tác giả Trần Đồng Minh trong bài viết Đời thừa trong
sự đối sánh liên văn bản đã phân tích tác phẩm Đời thừa của Nam Cao trong
sự đối sánh với Mực mài nước mắt của Lan Khai góp phần khẳng định những
đóng góp của Lan Khai về mảng đề tài người trí thức tiểu tư sản.
Năm 2003, Vũ Văn Thăng trong Luận văn Thạc sĩ Thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết về đề tài tâm lý – xã hội của Lan Khai, đã đề cao tài năng

xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý – xã hội của Lan Khai.
Năm 2004, trong cuốn Lan Khai – Lầm than (Chuyên khảo và tác
phẩm), nhà nghiên cứu Trần Mạnh Tiến đã đề cao nghệ thuật tả thực của Lan
Khai và đánh giá cao tư tưởng yêu nước của nhà văn. Cùng năm đó, Nhà xuất

Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.
9

bản Văn hóa thông tin cho ra mắt cuốn Lan Khai – Truyện đường rừng do hai
tác giả Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường biên soạn. Trong công
trình này, hai tác giả đã công bố các sáng tác thuộc mảng tiểu thuyết của Lan
Khai. Tác giả Trần Mạnh Tiến cũng đề cập đến những truyện ngắn truyền kì
của Lan Khai. Theo tác giả: “Đó là một pho truyện lạ, đầy màu sắc truyền kì
và kinh dị, nửa hư, nửa thực, có khả năng khơi dậy tính hiếu kì của độc giả và
kích thích trí tò mò của trẻ thơ, là những tác phẩm nằm ngoài quan niệm tả
thực của Lan Khai”. Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá về các truyện ngắn
lịch sử của Lan Khai: “(...) các truyện ngắn lịch sử như “Sóng nước Lô
Giang” – (1935), “Mưu thằng Đợi” – (1941)...là những câu chuyện giàu tính
hiện thực ở miền núi, mô tả một tình huống oái oăm hoặc một hành động
dũng cảm vì nghĩa lớn” [8: 10]. Những nhận định này của Trần Mạnh Tiến đã
một phần nào gợi ra được những nét chính của Truyện ngắn đường rừng và
Truyện tâm lý – xã hội của Lan Khai.
Năm 2006, Hội nhà văn Việt Nam đã cho xuất bản cuốn Lan Khai –
nhà văn hiện thực xuất sắc. Đây là cuốn kỉ yếu tập hợp các bài tham luận
trong hội thảo khoa học tổ chức nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Lan
Khai. Các bài viết đều đánh giá cao những đóng góp to lớn của Lan Khai từ ý
thức nghệ thuật đến sáng tác ở các đề tài và thể loại như: Truyện đường rừng,

Tiểu thuyết tâm lí – xã hội, Tiểu thuyết lịch sử, các Truyện ngắn và Kí...
Năm 2010, Nhà xuất bản Văn học cho ra đời Tuyển tập Lan Khai
(gồm hai tập) do Trần Mạnh Tiến biên soạn và giới thiệu. Trong Lời mở đầu,
tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quát về con người và sự nghiệp văn học của
Lan Khai.
Năm 2011, Nhà xuất bản Hà Nội cho ra đời cuốn Tuyển truyện ngắn
Lan Khai bao gồm 37 truyện ngắn Trần Mạnh Tiến sưu tập và giới thiệu.

Footer Page 15 of 258.


Header Page 16 of 258.
10

Trong lời mở đầu, tác giả đã đưa ra những nhận định khái quát về truyện ngắn
của Lan Khai.
Như vậy, hoạt động nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Lan Khai
hơn nửa thế kỉ qua tuy chưa liên tục, nhưng cũng một phần nào khẳng định
được tài năng và vị thế của nhà văn Lâm Tuyền Khách trên văn đàn 1930 1945.

2.2. Những ý kiến bàn riêng về truyện ngắn của Lan Khai
Xét riêng công trình nghiên cứu về truyện ngắn Lan Khai có: Luận
văn Thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Hà với đề tài Truyện ngắn của Lan Khai.
Trong luận văn này, người viết đi vào tìm hiểu khái quát về nội dung và nghệ
thuật của 17 truyện ngắn, chủ yếu là truyện ngắn đường rừng đã được in trong
tập Truyện đường rừng. Trong luận văn tốt nghiệp Nghệ thuật truyện ngắn kì
ảo của Lan Khai của Vũ Thị Nhất, người viết chủ yếu đề cập đến cốt truyện,
nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của 9 truyện ngắn kì ảo. Chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống nhân vật trong truyện ngắn
của Lan Khai.

Như vậy, sự nghiệp sáng tác của Lan Khai nói chung và mảng truyện
ngắn nói riêng vẫn còn những khoảng trống lớn, rộng đường cho những ai
muốn nghiên cứu về Lan Khai. Đặc biệt khi cuốn Tuyển truyện ngắn Lan
Khai do PGS.TS. Trần Mạnh Tiến sưu tầm và biên soạn, được xuất bản năm
2011, đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát về truyện ngắn của Lan Khai.
Nếu như trước đây Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại viết: “Lan
Khai là cây bút rất tài tình để viết truyện ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ có
viết tập Truyện đường rừng? Thật đáng tiếc” [26: 905], thì sau khi cuốn
Tuyển truyện ngắn Lan Khai ra đời, người đọc mới thấy rằng Lan Khai không

Footer Page 16 of 258.


Header Page 17 of 258.
11

chỉ viết Truyện đường rừng mà còn viết cả Truyện tâm lí xã hội và viết rất
hay.
Tuy nhiên, nhân vật là trung tâm của tác phẩm vì vậy trong mỗi công
trình nghiên cứu, mỗi bài viết, các nhà nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến nhân
vật trong truyện ngắn của Lan Khai. Dưới đây là một số ý kiến đánh giá về
nhân vật trong truyện ngắn của Lâm Tuyền Khách.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (quyển 4), mục Lan Khai có
nhận xét như sau:
“Đọc truyện đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư
thực, không nên đứng vào mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc thơ
mộng, pha chút huyền ảo của cổ nhân, như khi đọc Liêu Trai của Bồ Tùng
Linh vậy.
Cái cô “người lạ” của ông Hội Cảnh kia là ma hay là người trong
mộng, ta cũng chẳng nên quan tâm, ta chỉ nên biết: ở một nơi tịch mịch,

chung quanh những núi cùng rừng, giá ta là ông Hội Cảnh ta cũng sẽ cũng có
những tưởng tượng ghê rợn như ông…” [26: 903].
“Rồi cái cô ấy, sau khi làm cho ông Hội Cảnh lê quanh khắp chòi để
tránh và hỏi ông Hội Cảnh những câu “líu ríu như tiếng chim”, làm cho ông
“bồ hôi giá ngắt”, liền đứng dậy xuống chòi, đi lửng lơ ở không trung, như
người đi lên một cái thang vô hình…” [36: 905].
“Những truyện như Ma thuồng luồng, Đôi vịt con, Người hóa hổ, Gò
thần, đều là những truyện ghê sợ và cảm động. Truyện Ma thuồng luồng
không khác gì truyện “Ngũ thông thần” trong Liêu Trai; truyện người hóa hổ
cho người ta cái cảm tưởng là người với vật có thể trộn kiếp cùng nhau.” [36:
905].
Trong Lời nói đầu cuốn Lan Khai – Nhà văn hiện thực xuất sắc,
PGS.TS. Trần Mạnh Tiến có nhận xét như sau: “Nổi bật lên trong những

Footer Page 17 of 258.


Header Page 18 of 258.
12

trang viết của ông là hình tượng những chàng trai, cô gái tươi trẻ, khỏe đẹp,
hồn nhiên chất phác, dũng cảm, tài hoa, có tình yêu trong sáng, thủy chung
đấu tranh mạnh mẽ với thế lực đen tối cho cái đẹp và cái thiện trường tồn”
[36: 7].
Trong Nhà văn Lan Khai – người mở đường vào thế giới sơn lâm,
PGS.TS. Trần Mạnh Tiến viết:
“Trong các Truyện đường rừng mỗi bức tranh thiên nhiên hiện lên
đều sinh động và chứa đựng hồn người. Cùng với đó là những hình tượng
chân thực về thế lực thần bí và hắc ám của thế giới đại ngàn như thác lũ, thú
dữ, giặc cướp và bọn quan lang tham lam tàn bạo, phá hoại hạnh phúc, ấm

no và cuộc sống bình yên của người lương thiện. Những gì là tăm tối, u mê,
đói rét, lạc hậu, giả dối đều là kẻ thù của cái đẹp. Nhưng nổi lên trên hết là
hình tượng những con người miền núi với những chàng trai, cô gái, những
người lao động lương thiện dũng cảm, nhân hậu, thủy chung, vị tha, tài hoa
và tươi đẹp, sống chan hòa với thiên nhiên, gắn bó với cộng đồng và quê
hương đất nước, đoàn kết với các dân tộc và hướng về những khát vọng nhân
văn.” [36: 148].
Trong Lời giới thiệu cuốn Tuyển truyện ngắn Lan Khai, PGS.TS.
Trần Mạnh Tiến đã có nhận xét như sau:
“Đi sâu vào hiện thực, các câu chuyện Anh xẩm, Thằng Gầy, Cái của
nợ vẽ lên hình tượng những con người bần cùng, bất hạnh, khát thèm cơm áo
và tình thương; sống bơ vơ thiếu tình đồng loại” [38: 9]
Trong cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) – 2004 của Nhà xuất bản Thế
Giới, tác giả Phạm Thị Thu Hương đã viết như sau: “Tập truyện đường
rừng” đưa người đọc trở về với cái thời người và ma quỷ còn sống lẫn lộn với
nhau, ma quỷ cũng có tình cảm yêu ghét, sợ hãi…y như người.

Footer Page 18 of 258.


Header Page 19 of 258.
13

Như vậy, truyện ngắn của Lan Khai đã gây được sự chú ý lớn của
những nhà nghiên cứu, những nhà phê bình. Một số công trình, bài viết có đề
cập đến nhân vật trong truyện ngắn, song chưa đầy đủ và có hệ thống. Do đó,
luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên đi sâu vào khảo sát thế giới nhân
vật của Lan Khai trong 37 truyện ngắn được in trong cuốn Tuyển truyện ngắn
Lan Khai xuất bản năm 2011.


3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Truyện ngắn đã được xuất bản của Lan Khai. Chúng tôi
sẽ tập trung nghiên cứu về “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan
Khai”.
Phạm vi nghiên cứu: 37 truyện ngắn trong Tuyển truyện ngắn Lan
Khai do PGS.TS. Trần Mạnh Tiến biên soạn và sưu tầm. Bao gồm hai mảng
truyện: Truyện đường rừng (18 truyện) và Truyện tâm lí- xã hội (19 truyện)
Truyện đường rừng gồm: Người lạ (1940), Ma thuồng luồng (1940),
Con thuồng luồng nhà họ Ma (1940), Con bò dưới Thủy Tề (1940), Đôi vịt
con (1940), Mũi tên dẹp loạn (1940), Người hóa hổ (1940), Tiền mất lực
(1940), Gò thần (1940), Pàng Nhả (1934), Dưới miệng hùm (1934), Sóng
nước Lô giang (1935), Khảm khắc (1936), Tiếng sáo đêm thu (1934), Đêm ấy
(1934), Bên rừng xuân (1936), Mưu thằng Đợi (1941), Người hóa beo (1941).
Truyện Tâm lí – Xã hội gồm: Lẩn sự đời (1934), Giông tố(1934), Bỡn
cợt với tình (1934), Một việc tự tử (1934), Vì cánh hoa trôi (1934), Nơi ước
hẹn (1934), Anh Xẩm (1934), Thằng Gầy (1934), Cái của nợ (1934), Cô Bụt
(1934), Khóc thông reo (1934), Khổ tình (1935), Chung tình (1935), Kiếp con
tằm (1935), Chiếc xe trên đường (1934), Ngày qua (1935), Lyđêan (1930),
Đào rụng (1939), Một nạn nhân của lãng mạn (1940).

Footer Page 19 of 258.


Header Page 20 of 258.
14

Nhiệm vụ nghiên cứu
Công việc của chúng tôi là thống kê, phân loại, đưa ra những nhận xét,
đánh giá về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai và những đặc
điểm thi pháp nhân vật trong truyện ngắn của ông. Từ đó làm nổi rõ tư tưởng

nghệ thuật của nhà văn và khẳng định những cống hiến to lớn của ông ở thể
tài truyện ngắn.

4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp
chính sau đây:

4.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội
Phương pháp này được sử dụng để làm rõ sự ảnh hưởng của hoàn
cảnh lịch sử - xã hội đến hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai.

4.2. Phương pháp hệ thống
Tập hợp tất cả các loại nhân vật trong 37 truyện ngắn của Lan Khai
thành các tiểu loại để khảo sát: Truyện ngắn đường rừng; Truyện ngắn tâm lí
xã hội.

4.3. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp
Chúng tôi tiến hành khảo sát, lập bảng thống kê nhân vật trong 37
truyện ngắn của Lan Khai. Từ đó khái quát lại để chỉ ra những thành công và
cả những hạn chế của nhà văn trong quá trình sáng tác.

4.4. Phương pháp so sánh
Khi nghiên cứu các hình tượng nhân vật trong thể tài trên, chúng tôi
có so sánh với các hình tượng nhân vật của các nhà văn khác cùng giai đoạn
1930 -1945 để khẳng định tài năng sáng tạo của Lan Khai.

Footer Page 20 of 258.


Header Page 21 of 258.

15

5. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên chúng tôi khảo sát Thế giới nhân vật trong
truyện ngắn Lan Khai một cách tương đối hệ thống ở cả mảng truyện đường
rừng và mảng truyện tâm lí – xã hội. Luận văn của chúng tôi sẽ góp phần
khẳng định những thành tựu cơ bản nhất của Lan Khai trong việc kiến tạo một
thế giới nhân vật đa dạng phong phú từ miền núi cho đến thành thị. Đó sẽ là
những căn cứ để khẳng định thêm về giá trị, vị trí mảng truyện ngắn trong sự
nghiệp sáng tác đồ sộ của Lan Khai.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai thành 3
chương sau:
Chương I: Một sự nghiệp văn chương, một cây bút truyện ngắn
tài hoa
Ở chương này, người viết giới thiệu chung về sự nghiệp sáng tác của
Lan Khai và giới thiệu sơ lược về quan niệm nghệ thuật tiến bộ có ảnh hưởng
đến sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Đồng thời khẳng định vị trí giá trị truyện
ngắn của Lan Khai trong giai đoạn văn học 1930 – 1945 nói chung và trong
sự nghiệp sáng tác của ông nói riêng.
Chương II: Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng trong truyện
ngắn Lan Khai
Ở chương này, người viết phác họa hệ thống nhân vật phong phú, đa
dạng từ nhân vật kì ảo đến đến nhân vật thực trong truyện ngắn Lan Khai. Từ
đó khẳng định những ý nghĩa nhân sinh tác giả gửi gắm qua các hình tượng
nhân vật.

Footer Page 21 of 258.



Header Page 22 of 258.
16

Chương III: Đặc điểm thi pháp nhân vật trong truyện ngắn Lan
Khai
Ở chương III, người viết đi sâu tìm hiểu thi pháp nhân vật trong
truyện ngắn của Lan Khai. Người viết lần lượt tiến hành nghiên cứu về: Nghệ
thuật xây dựng tình huống truyện; Nghệ thuật miêu tả nhân vật; Nghệ thuật
trần thuật. Qua đó, khẳng định nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình của Lan
Khai.
Ngoài phần chính văn, luận văn còn có mục Tài liệu tham khảo. Cuối
cùng là phần phụ lục gồm: hình ảnh về nhà văn Lan Khai, hình ảnh về một số
tác phẩm, một số bảng thống kê nhân vật…

Footer Page 22 of 258.


Header Page 23 of 258.
17

CHƯƠNG I: MỘT SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG,
MỘT CÂY BÚT TRUYỆN NGẮN TÀI HOA
1.1. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai
Lan Khai luôn ghi tâm khắc cốt lời dặn của thầy lấy từ câu nói nổi
tiếng của một danh sĩ Pháp: “Một dân tộc dù mất quyền tự do, dù nô lệ mà
còn giữ được tiếng nói tức là còn giữ được cái lợi khí tháo cũi, xổ lồng cho
mình” [37: 30]. Và lời dặn dò ấy đã trở thành máu thịt suốt đời của nghệ sĩ
Lan Khai. Ông thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong thời kì văn học dân tộc
có sự giao thoa mạnh mẽ với văn hóa phương Tây. Là người luôn luôn cầu thị

trong học hỏi và sáng tạo, ông đã nhanh chóng tiếp nhận nền mĩ học phương
Tây để làm giàu thêm tri thức nghệ thuật và có những quan niệm nghệ thuật
mới mẻ, tiến bộ. Quan niệm nghệ thuật ấy của Lan Khai được thể hiện chủ
yếu qua những bài viết, chuyên luận, phê bình, đan xen trong một số tác phẩm
nghệ thuật, tập trung ở hai bình diện: quan niệm về nhà văn và văn chương.
Trong quan niệm về nhà văn, ông có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về
vị trí, thiên chức và phẩm chất của nhà văn đối với cuộc sống và nghệ thuật.
Trong xã hội thuộc địa, Lan Khai đặc biệt đề cao tinh thần dân tộc đối với nhà
văn. Theo ông, nhà văn phải mang trong mình dòng máu dân tộc, là sợi dây
liên lạc tâm hồn con người, phải hiểu biết sâu sắc về truyền thống yêu nước
và văn hiến cao đẹp của tổ tiên. Khi thấu hiểu về truyền thống dân tộc, nhà
văn phải là nhà giáo dục: “Cái thiên chức của chúng ta là truyền giao dĩ vãng
cho tương lai. Bằng cách nào? Bằng cách nhận chân và phát huy các khả
năng của nòi giống tiềm tàng trong mình ta để dùng làm hồ, làm vữa tạo nên
lớp người sau này có thể giúp ích cho nhân loại” [32: 45]. Ông đã sớm đề cao
vấn đề giữ gìn tinh hoa bản sắc dân tộc. Trong Cái nguy mất gốc, Lan khai
viết: “Cái ách nạn đáng sợ nhất cho một dân tộc chính là sự thôn tính về tinh
thần” [32: 46]. Muốn cho văn chương có sức sống lâu dài, nhà văn không chỉ

Footer Page 23 of 258.


Header Page 24 of 258.
18

chú ý nội dung hay mà cần tạo ra hình thức đẹp. Trong bài Một quan niệm về
văn chương đăng trên tạp chí Tao Đàn số 7-1939, Lan Khai đề cao ý thức trau
dồi ngôn ngữ của người cầm bút và yêu cầu nhà văn cần giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Đồng thời ông cũng đề cao những cái độc đáo của nhà văn:
“Văn tức là người, cái đặc sắc của văn sĩ chính là cái riêng để diễn tả tư

tưởng và tình cảm của mình vậy” [32: 46].
Trong hoàn cảnh “cơm áo không đùa với khách thơ”, người nghệ sĩ
luôn phải đối mặt với cuộc sống áo cơm ghì sát đất nên không ít người bị nô
dịch về tinh thần, phải bán rẻ ngòi bút của mình. Trong bài Tài hoa… cái lụy
ngàn đời (1934), ông đã nói lên thực tế phũ phàng của những người cầm bút
đương thời. Trong Mực mài nước mắt (1941), Lan Khai coi nhà văn như
nguồn ánh sáng trí tuệ, nhưng phải được tự do sáng tác: “Sự độc lập của ngòi
bút là một cái gì cần được tôn trọng...” và “Kể trong ngàn vạn trạng thái nô
lệ, sự nô lệ tinh thần là cái nguy hiểm nhất bởi khó gỡ”...[32: 46].
Trong xã hội thuộc địa, Lan khai nêu vấn đề Cách mạng về văn
nghệ: “Ta phải tạo ra tương lai, chính thế! Bằng cách nào? Bằng cách phá
hoại cho bằng hết những ảnh hưởng còn sót lại ở ta của cái thế giới cũ, và tự
biến đổi ta thành những người mới, khả dĩ ứng dụng cho sự xây dựng một tân
văn hoá” [32: 46].
Quan niệm phê bình của Lan Khai luôn gắn liền văn và đời. Lan Khai
cũng phê phán lối viết văn sáo mòn giả dối của nhiều cây bút đương thời:
“Đa số các thi sĩ văn sĩ chỉ nhai lại cổ nhân chẳng khác con trâu nhai lại cỏ”.
Tệ hại hơn: “Họ đã tô son điểm phấn cho những thực trạng xấu xa để tự lừa
mình và lừa người”. Từ đó ông đề ra nhiệm vụ cho người cầm bút: “Chúng ta
phải bắt đầu học lấy thói thù ghét những cái gì bất công, vô nhân đạo!” [32:
46].

Footer Page 24 of 258.


Header Page 25 of 258.
19

Trong quan niệm về văn chương, Lan Khai xem văn chương là sự
biểu hiện tư tưởng, tình cảm, con người là trung tâm, là thước đo của sự phản

ánh nghệ thuật.
Ông cho rằng con người là trung tâm của mọi sự phản ánh nghệ thuật,
cho dù nhà văn sáng tác bằng phương pháp nào. Sức sống lâu bền của nghệ
thuật là ở tính chân thực: “Diễn tả cho đúng hệt con người, nghệ thuật văn
chương đã đạt được mục đích, và do đấy có thể trở nên thứ nghệ thuật văn
chương muôn đời vậy.” [32: 50].
Ông cũng cho rằng nghệ thuật bắt nguồn từ tình cảm và tình yêu là
một trạng thái đặc biệt của tâm hồn.
Về mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, Lan Khai cho thấy
chính trị có khi cũng cần cho văn chương, nhưng văn chương có sứ mệnh lâu
dài, mục tiêu cao cả của nó là biểu hiện con người: “Nhà văn chỉ cần cho văn
chương của mình một đối tượng duy nhất: Người, con người trước thời gian
và vũ trụ” [32:50]. Do đó, Lan Khai là nhà văn Việt Nam đầu tiên nêu vấn đề:
“Quan niệm nghệ thuật của nhà văn là quan niệm nghệ thuật về con người,
tương đồng với nhận thức của chúng ta hôm nay. Song văn chương hay phải
gắn liền với phong cách. Đã đành mỗi nhà văn phải có một đặc tính và công
chúng chỉ ưa nhà văn nào mà công chúng có thể tóm tắt cái sở trường bằng
một câu ngắn gọn. Ví dụ, nói tới Nguyễn Công Hoan, người ta phải nói đến
sự hài hước. Nói đến Khái Hưng, người ta phải nhớ đến tình thương và sự vui
sống, lúc nào cũng dịu dàng. (…)” [32: 50].
Theo ông, sức hấp dẫn của văn chương từ những điều nhỏ bé của
cuộc sống mà nhà văn “nhận xét và ghi chép những ý tưởng và những xúc
động hồn nhiên của tâm trí con người”. Ông luôn quan tâm tới vai trò của
ngôn từ nghệ thuật: “(…) chỉ thứ văn chương nào trau chuốt, lọc lõi, đẹp đẽ

Footer Page 25 of 258.


×