Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đề tài So sánh truyện thơ Mường Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 120 trang )

Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Trần Mạnh Tiến –
người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đồng thời, em cũng bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong khoa Ngữ Văn
đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới những người dân Mường ở địa
phương Hòa Bình, Thanh Hóa đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thực tế
và thu thập tài liệu.
Em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè – những người đã luôn
chia sẻ, động viên, giúp đỡ em để em có thể hoàn thành Luận văn này.
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2015

Nguyễn Thị Lan Anh


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................ 2
3. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 10
5. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................... 11
6. Bố cục luận văn.......................................................................................... 11
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC SO SÁNH VÀ MỐI QUAN
HỆ GIỮA TRUYỆN THƠ MƢỜNG: ÚT LÓT – HỒ LIÊU VỚI ĐOẠN


TRƯỜNG TÂN THANH CỦA NGUYỄN DU ............................................. 12
1.1. Khái quát về Văn học so sánh ............................................................... 12
1.1.1. Mục đích và nguyên tắc của Văn học so sánh ................................... 12
1.1.2. Các phương pháp và hướng nghiên cứu ............................................ 14
1.2. Mối quan hệ giữa truyện thơ Mƣờng: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn
trường tân thanh của Nguyễn Du ................................................................. 16
1.2.1. Vài nét về lịch sử người Mường và mối quan hệ Việt – Mường..... 16
1.2.2. Tiền đề ra đời hai tác phẩm ................................................................. 17
1.2.2.1. Cơ sở xã hội của hai tác phẩm........................................................... 17
1.2.2.2. Cơ sở văn hóa của hai tác phẩm ........................................................ 21
1.2.3. Nguồn gốc cốt truyện của hai tác phẩm ............................................. 23
1.2.3.1. Nguồn gốc cốt truyện Út Lót – Hồ Liêu ............................................. 23
1.2.3.2. Nguồn gốc cốt truyện Đoạn trường tân thanh ................................... 24
1.2. Thể loại của hai tác phẩm ................................................................... 26
1.2.1. Út Lót – Hồ Liêu và thể loại truyện thơ các dân tộc thiểu số.......... 26
1.2.1.1. Vài nét về truyện thơ các dân tộc thiểu số ...................................... 26
1.2.1.2. Truyện thơ Mường.............................................................................. 27
1.2.2. Đoạn trường tân thanh và thể loại truyện Nôm .............................. 29
Tiểu kết chương I ........................................................................................... 31


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

CHƢƠNG II: NỘI DUNG CỦA ÚT LÓT – HỒ LIÊU VÀ ĐOẠN
TRƯỜNG TÂN THANH ................................................................................ 32
2.1. Những câu chuyện tình yêu ................................................................... 32
2.1.1. Hai tác phẩm – hai thiên tình ca ......................................................... 32
2.1.1.1. Những mối tình vượt lễ giáo .............................................................. 32
2.1.1.2. Những mối tình chung thủy ................................................................ 35

2.1.2. Hai tác phẩm – hai chuyện tình bi kịch .............................................. 47
2.1.2.1. Bi kịch lỡ duyên .................................................................................. 48
2.1.2.2. Bi kịch ngày tái ngộ............................................................................ 50
2.2. Những câu chuyện về số phận ngƣời phụ nữ, số phận con ngƣời .......... 54
2.2.1. Số phận người phụ nữ Mường dưới chế độ Nhà Lang trong Út Lót –
Hồ Liêu ........................................................................................................... 54
2.2.2. Số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến trong Đoạn trường
tân thanh ......................................................................................................... 56
2.3. Đặc điểm môi trường sinh hoạt .............................................................. 62
Tiểu kết chương II ......................................................................................... 68
CHƢƠNG III: NGHỆ THUẬT CỦA ÚT LÓT – HỒ LIÊU VÀ ĐOẠN
TRƯỜNG TÂN THANH ................................................................................ 69
3.1. Kết cấu cốt truyện .................................................................................. 69
3.1.1. Mô hình kết cấu cốt truyện của hai tác phẩm .................................... 69
3.1.1.1. Mô hình kết cấu của Út Lót – Hồ Liêu............................................... 69
3.1.1.2. Mô hình kết cấu cốt truyện Đoạn trường tân thanh .......................... 69
3.1.2. Một số nhận xét về kết cấu cốt truyện của hai tác phẩm ................... 71
3.1.2.1. Những điểm khác biệt......................................................................... 71
3.1.2.2. Những điểm tương đồng..................................................................... 74
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 76
3.2.1. Út Lót và Thúy Kiều ............................................................................. 77
3.2.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ........................................................... 77
3.2.1.2. Nghệ thuật miêu tả về tài năng và phẩm chất.................................... 79


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

3.2.1.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ................................................... 82
3.2.2. Hồ Liêu và Kim Trọng ......................................................................... 91

3.3. Ngôn ngữ ................................................................................................. 93
3.3.1. Sự tiếp thu có chọn lọc ngôn ngữ dân gian trong hai tác phẩm ....... 93
3.3.2. Về việc sử dụng ngôn ngữ văn chương trong hai tác phẩm .............. 98
Tiểu kết chương III ...................................................................................... 108
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học so sánh là bộ môn khoa học mới, lịch sử ra đời mới có trên
dưới 100 năm nhưng nó đã có chỗ đứng trong văn học thế giới. Văn học so
sánh có tính quốc tế bởi nó dùng con mắt xuyên quốc gia để nghiên cứu các
hiện tượng văn học và văn hóa liên quan đến nhau, phát hiện các mối liên hệ,
các quy luật của văn học. Ở Việt Nam, văn học so sánh là một vấn đề thời sự,
được đem ra bàn luận nhiều. Trong xu thế toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập,
người Việt luôn hướng ra thế giới và thế giới cũng ảnh hưởng vào Việt Nam.
Do đó việc nghiên cứu văn học so sánh sẽ giúp chúng ta mở rộng phương
pháp nghiên cứu, nhận thức rõ hơn nhiệm vụ của lý luận văn học với các hoạt
động văn học trong và ngoài nước trước tình hình giao lưu hội nhập thế giới
hiện nay.
Dân tộc Mường là một dân tộc thiểu số Việt Nam, có lịch sử hình thành
sớm và có trình độ văn hóa phát triển đã sáng tạo nhiều sản phẩm văn hóa đa
dạng và độc đáo, không chỉ khẳng định vị thế của người Mường mà còn đóng góp
những tinh hoa văn hóa Mường vào nền văn hóa Việt Nam.
Văn học dân gian Mường được nhắc đến nhiều nhất là mo Đẻ đất, đẻ
nước, tác phẩm được coi là bộ sử thi lớn nhất trong mảng sử thi thần thoại của

văn học Việt Nam. Tiếp theo Đẻ đất, đẻ nước, văn học Mường còn có thể loại
truyện thơ. Từ điển văn học có viết: “Truyện thơ Mường là bước phát triển cao
nhất của văn học dân tộc Mường trước 1945” [70, tr. 1849].
Út Lót – Hồ Liêu là một trong những truyện tiêu biểu, được coi như
“Truyện Kiều” của người Mường. Giữa tác phẩm này và Đoạn trường tân
thanh của dân tộc Kinh có những điểm tương đồng về cốt truyện, nhân vật…
Tác phẩm Út Lót – Hồ Liêu chưa được nghiên cứu đầy đủ, hệ thống, chỉ
được nhắc đến trong một số công trình cho nên ít người biết đến, chưa biết
1


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

được mối quan hệ của tác phẩm này với Đoạn trường tân thanh của Nguyễn
Du. Qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy giữa hai tác phẩm này có những
điểm tương đồng và khác biệt. Việc tìm hiểu văn học Việt -Mường trong sự
đối sánh sẽ giúp chúng ta hiểu hơn mối quan hệ gắn bó giữa hai dân tộc.
Là người con của dân tộc Mường, được sinh ra và lớn lên trong
những câu hát Út Lót – Hồ Liêu, Nàng Nga – Hai Mối, tôi nhận thấy, bản
sắc văn hóa Mường rất độc đáo, nhưng hiện đang thay đổi. Công trình này
ra đời nhằm bắc một nhịp cầu giữa văn học người Việt với văn học của
chính dân tộc mình để khám phá thêm những gần gũi trong quá khứ. Trên
cơ sở đó, bản thân tôi luôn có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, “hòa
nhập mà không hòa tan” cho học sinh thế hệ mới.
Đoạn trường tân thanh tức Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác
đang được giảng dạy và học tập trong nhà trường phổ thông. Vì vậy, việc mở
rộng phạm vi nghiên cứu sẽ giúp cho việc hiểu biết về tác phẩm này được sâu
sắc hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của giảng dạy văn học truyền thống
trong nhà trường.

Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: So sánh truyện
thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du.
2. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm hai tác phẩm truyện thơ Mường: Út Lót- Hồ
Liêu và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Các văn bản được chọn để
tiến hành nghiên cứu so sánh gồm: Út Lót- Hồ Liêu do tác giả Minh Hiệu sưu
tầm, biên soạn, chỉnh lý được in trong cuốn Tuyển tập truyện thơ Mường,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1963 và Đoạn trường tân thanh do Nguyễn
Thạch Giang biên khảo, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
2


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

Công trình của chúng tôi dựa vào những vấn đề lí thuyết cơ bản của Văn
học so sánh, đồng thời khảo sát cơ sở văn hóa, xã hội, mối quan hệ giữa Út
Lót- Hồ Liêu và Đoạn trường tân thanh. Chúng tôi cũng đồng hành tập trung
vào tìm hiểu đặc điểm và giá trị nội dung của hai tác phẩm; đặc điểm và giá
trị nghệ thuật của hai tác phẩm: Út lót Hồ Liêu và Đoạn trường tân thanh.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi vừa khảo sát vừa phân tích, chỉ ra những nét tương đồng và
khác biệt của hai tác phẩm: Út lót Hồ Liêu và Đoạn trường tân thanh; phân
tích, lí giải nguyên nhân về văn hóa lịch sử xã hội và đặc điểm nghệ thuật
giữa hai tác phẩm, nhận xét những nét tương đồng, khác biệt đó, đưa ra
những kiến giải của mình. Sau nữa là những thành công và hạn chế ở mỗi tác
phẩm. Qua đó cho thấy những nét gần gũi và khác biệt của hai truyền thống
văn học hai dân tộc, hai loại hình: nghệ thuật dân gian và nghệ thuật bác học.

3. Lịch sử vấn đề
3.1. Về lí thuyết văn học so sánh
Trước khi tiến hành khảo sát và so sánh hai tác phẩm Út Lót - Hồ Liêu
của dân tộc Mường với tác phẩm Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) của
Nguyễn Du, chúng tôi đã dựa vào những công trình nghiên cứu về lí thuyết
so sánh tiêu biểu của các tác giả sau đây:
Công trình Những vấn đề của Văn học so sánh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội (1998) của Nguyễn Văn Dân, đã đề cập tới đặc điểm của Văn học so sánh
trên thế giới và ý nghĩa những thành tựu đó ở trong nghiên cứu văn học, đó là
nguồn tài liệu giúp chúng tôi khảo sát những vấn đề cụ thể khi nghiên cứu.
Công trình Từ văn học so sánh đến thi học so sánh (2002), Nxb Văn
học, Hà Nội của Phương Lựu trình bày sự vận động của đời sống văn học từ
thực tiễn đến lí thuyết giúp chúng tôi hiểu sâu thêm những cơ sở lí luận để
triển khai công trình nghiên cứu.

3


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

Tiếp đó, là tập sách Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng (2005)
do tác giả Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh tuyển chọn giúp
chúng tôi có cái nhìn sâu sắc hơn về Văn học so sánh.
Gần đây xuất hiện một công trình dịch thuật Giáo trình văn học so sánh
(Lê Huy Tiêu dịch), Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội (2011) của tác giả Hồ
Á Mẫn, đã cung cấp thêm những tri thức về văn học so sánh cho chúng tôi ở
các phương diện nội dung và hình thức cũng như các hiện tượng văn học.
Công trình cho thấy, văn học so sánh giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn
về phạm vi nền văn học của một dân tộc.

Như vậy, các công trình lí luận văn học so sánh là những công cụ hỗ
trợ đắc lực cho chúng tôi khi tìm hiểu các mối tương đồng và khác biệt của
các nền văn học và các các phẩm văn học của dân tộc này với dân tộc khác.
3.2. Tình hình nghiên cứu truyện thơ Mường: Út Lót- Hồ Liêu và
Đoạn trường tân thanh
3.2.1. Các công trình nghiên cứu về truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu
Truyện thơ Mường nói chung và truyện thơ Út Lót- Hồ Liêu nói riêng
trong những thập kỷ qua đã giành được sự quan tâm đáng kể của các nhà
nghiên cứu văn học. Đặc biệt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành
công đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc ta, mở ra một kỉ
nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do cho dân tộc, đó cũng là kỉ nguyên văn
hóa mới. Sau khi hòa bình lập lại đến nay, việc sưu tầm, nghiên cứu, giới
thiệu văn học dân gian đặc biệt văn học các dân tộc ít người được Đảng và
Nhà nước chú trọng. Truyện thơ Út Lót – Hồ Liêu được sưu tầm, giới thiệu
và xuất bản nhiều lần để đến tay bạn đọc. Tuy nhiên việc nghiên cứu chưa
thật cụ thể và công phu. Đặc biệt, việc tìm hiểu truyện thơ này trong sự so
sánh với các tác phẩm văn học khác thì hầu như chưa ai đề cập tới; mặc dù
giữa hai tác phẩm, giữa dân gian và bác học này có những điểm tương đồng
gần gũi. Do đó, đây thể coi đó là một mảnh đất trống còn ít người “cày xới”.
4


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

Năm 1963, hai nhà nghiên cứu văn học dân gian Minh Hiệu và Hoàng
Anh Nhân đã sưu tầm và giới thiệu tập Truyện thơ Mường, trong đó gồm có 4
truyện: Út Lót – Hồ Liêu, Nàng Nga – Hai Mối, Nàng Ờm – chàng Bồng
Hương, Nàng con côi. Mỗi truyện đều có lời giới thiệu khá chi tiết, giúp
chúng ta hiểu thêm về sự phong phú của truyện thơ dân gian Mường.

Năm 1986, các tác giả lại một lần nữa giới thiệu Tuyển tập truyện thơ
Mường (hai tập), so với trước thì có một số ý kiến mới. Người biên soạn quan
niệm sử thi Đẻ đất đẻ nước cũng là truyện thơ nên giành riêng tập I. Tập II
dành cho bốn truyện thơ: Út Lót – Hồ Liêu (bản dịch của Minh Hiệu), Nàng
Nga – Hai Mối (Minh Hiệu sưu tầm, biên dịch, chỉnh lý), Nàng Ờm – chàng
Bồng Hương (Hoàng Anh Nhân sưu tầm, biên dịch), Nàng con côi (Hoàng
Anh Nhân sưu tầm, dịch). Như vậy, quan niệm về thể loại của các nhà nghiên
cứu đã rõ hơn.
Tác giả Hoàng Anh Nhân đã đưa ra nhận xét tổng hợp về thể loại
truyện thơ như sau: “Cũng giống như văn học các dân tộc anh em khác trên
đất nước ta, một truyện thơ dân gian Mường cũng thường là một bài ca về
chủ nghĩa nhân đạo với những dáng vẻ khác nhau. Đó là sự đòi hỏi về quan
hệ trong sáng giữa con người với con người, đòi hỏi được quyền yêu chính
đáng, không có sự ép uổng lẫn nhau. Đó cũng là sự quan tâm, che chở và
giúp đỡ cho người bất hạnh và lên án những cái tàn bạo, trái ngược với tình
người. Cái thiện, cái đẹp dù nhiều lúc gặp khó khăn trắc trở, nhưng cuối
cùng vẫn vượt lên cái ác, thắng cái xấu xa” [41, tr. 85-86]. Và mỗi tác phẩm
“còn thể hiện rất rõ ràng những khát vọng, những ước mơ chân chính và
cũng rất đơn giản của con người: được tự do yêu đương, xây dựng hạnh
phúc” [41, tr. 178].
Cũng vào năm 1986, hai nhà sưu tầm Trần Thị Liên và Nguyễn Hữu
Kiên trong cuốn Văn hóa truyền thống Mường Đủ, xuất bản ở Thanh Hóa đã
sưu tầm lại truyện thơ Út Lót – Hồ Liêu dưới dạng truyện cổ tích Cun Đủ,
5


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

Đạo già, truyền thuyết Út Lót – Hồ Liêu và cho biết một thời xưa trai gái

Mường Đủ - Mường Già nay thuộc xã Thạch Bình, cách Mường Đủ chưa đầy
1km, không bao giờ lấy nhau – tập quán này nảy sinh từ ngày Út Lót buông
lời thề độc. Duy trì tập quán này, nhân dân hai Mường của một thời muốn tin
và muốn mọi người cũng tin như mình rằng câu chuyện tình được truyện thơ
kể lại có căn rễ lịch sử của nó.
Do tính chất truyền miệng nên truyện thơ này có nhiều dị bản khác
nhau, có những đoạn có thể quên ở người này hoặc người khác và cũng có
điểm được người đời sau bổ sung, nên giữa các dị bản có sự khác nhau về lời
thơ, về một số chi tiết, và đôi chỗ còn khác nhau về mô tả tâm lí của nhân vật.
Năm 1976, Tráng đồng (tập truyện thơ dân gian dân tộc Mường) do Mai
Văn Trí, Bùi Thiện sưu tầm, biên dịch, chú thích và giới thiệu được Nhà Xuất
bản Văn hóa, Hà Nội cho ra mắt bạn đọc. Tập sách gồm ba truyện thơ: Tráng
đồng, Cun Đủ Lang Dà, Vườn hoa núi Cối được sưu tầm ở Hòa Bình. Đáng
chú ý là, nếu những người sưu tầm, biên dịch khác cho rằng Út Lót – Hồ Liêu
và Nàng Nga – Hai Mối là hai tác phẩm riêng rẽ thì nhóm biên dịch sách này
căn cứ vào nhiều mối liên hệ trùng lặp và bằng vào sự kể lại của một số nghệ
nhân am hiểu nhiều truyện đã xếp vào một tác phẩm lấy tên là truyện Cun Đủ
Lang Dà. Từ việc sắp xếp hai truyện này vào một, tác giả cho rằng nàng Nga
– người vợ cha mẹ Hồ Liêu cưới cho là chị cả của Út Lót. Tuy nhiên chúng
tôi cho rằng, giả thuyết này không hợp lý, bởi vì nếu nàng Nga và Út Lót là
hai chị em gái thì khi Út Lót đi chầu sẽ biết chị gái mình lấy chồng ở đâu và
lấy ai? Hơn nữa khi nghe tin Hồ Liêu mất, Út Lót đến thăm và gặp nàng Nga,
hai người không thể không nhận ra nhau. Như vậy, ở đây chỉ là sự trùng lặp
về tên của hai nhân vật mà thôi.
Năm 1979, Nhà Xuất bản Văn học in lần thứ hai tập VI có tên là Văn
học dân tộc ít người của bộ Hợp tuyển thơ văn Việt Nam. Ở lần xuất bản này,
tập thể tác giả gồm có: Nông Quốc Chấn chủ biên, giới thiệu; Hoàng Thao,

6



Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

Hà Văn Thư, Mạc Phi, Trần Văn Tấn biên soạn chú giải. Tuyển tập lần này in
thành hai quyển. Ở quyển hai có 16 truyện thơ của năm dân tộc được trích in.
Trong đó có bốn truyện thơ Mường: Út Lót - Hồ Liêu (Minh Hiệu sưu tầm,
dịch), Huỳ Nga - Hai Mối (dịch theo bản sưu tầm của Đinh Công Niết), Nàng
Ờm - chàng Bồng Hương (Hoàng Anh Nhân sưu tầm, dịch), Vần va (Đinh Ân
sưu tầm, dịch).
Trong các năm 1990 - 1991, theo lời mời của Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội, tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã chủ trì một nhóm biên soạn gồm có
Đặng Văn Lung, Lương Ninh, các nhà nghiên cứu Lục Văn Pảo, Chu Thái
Sơn, Nguyễn Hữu Thấu, Đặng Nghiêm Vạn và Lê Trung Vũ. Đến cuối năm
1991, tuyển tập do nhóm biên soạn tiến hành đã hoàn thành. Năm 1992, bộ
sách được công bố với tên gọi Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt
Nam. Tuyển tập gồm bốn quyển, chỉ có bản dịch tiếng Việt, vì chưa có điều
kiện giới thiệu các tác phẩm bằng tiếng mẹ đẻ. Trong quyển thứ hai của tuyển
tập có năm truyện thơ Mường: Tráng Đồng (sử dụng bản dịch của Mai Văn
Trí và Bùi Thiện đã công bố năm 1976), Út Lót - Hồ Liêu (sử dụng bản dịch
của Minh Hiệu đã công bố năm 1986), Vườn hoa núi Cối (sử dụng bản dịch
của Mai Văn Trí, Bùi Thiện đã công bố năm 1976), Nàng Ờm - chàng Bồng
Hương (sử dụng văn bản của Hoàng Anh Nhân công bố năm 1986 trong
Tuyển tập truyện thơ Mường), Nàng Nga - Hai Mối (sử dụng văn bản của
Minh Hiệu công bố năm 1986).
Năm 1995, Nhà Xuất bản Văn hoá dân tộc công bố Tuyển tập truyện thơ
dân gian Mường do Bùi Thiện sưu tầm, biên soạn, dịch. Không có bản phiên
âm tiếng Mường, sách này giới thiệu bản dịch 12 truyện thơ (theo quan niệm
của soạn giả) dưới đây:
1. Dạ Dần trồng hoa

2. Vua Dần vái thơi

7


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

3. Đón bông cơm vía lúa
4. Sinh nứa - Cờ pèn
5. Đẻ Núi trọc
6. Chàng Khoong Kheng
7. Nàng Vật Nga (tức Truyện nàng Hằng Nga)
8. Chàng Thông Đế Thông Đền
9. Tráng Đồng
10. Chàng Chiết Chiết
11. Vườn hoa núi Cối
12. Cun Đủ lang Dà (gồm hai truyện Út Lót - Hồ Liêu (còn gọi là Út
Khót - Hồ Liêu) và Nàng Nga - Hai Mối).
Tuy nhiên trong cuốn sách này có tám tác phẩm chúng tôi không quan
niệm là truyện thơ (từ số 1 đến số 8) và cuốn sách này cũng chưa được biên
tập cẩn thận. Các truyện số 3 và số 4 có tên gọi ở lời nói đầu và mục lục khác
với tên gọi ở bên trong (xem các trang 47, 58). Việc viết hoa, viết thường hết
sức tuỳ tiện, thiếu nhất quán.
Năm 2002, Nhà Xuất bản Đà Nẵng công bố bộ sách Tổng tập văn học
các dân tộc thiểu số Việt Nam do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, nhóm biên
soạn còn có Lê Trung Vũ, Nguyễn Thị Huế, Đỗ Hồng Kỳ, Trần Thị An và
Tăng Kim Ngân. Bộ sách gồm bốn tập (sáu quyển). Tập 4 dành cho việc giới
thiệu truyện thơ, năm truyện thơ Mường được giới thiệu gồm: Tráng Đồng
(sử dụng bản dịch của Mai Văn Trí và Bùi Thiện đã công bố năm 1976), Út

Lót - Hồ Liêu (sử dụng bản dịch của Mai Văn Trí, Bùi Thiện đã công bố năm
1976), Nàng Ờm - chàng Bồng Hương (sử dụng bản dịch của Hoàng Anh
Nhân đã công bố năm 1986), Nàng Nga - Hai Mối (sử dụng bản dịch của
Minh Hiệu đã công bố năm 1986).

8


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

Năm 2010, nhà sưu tầm Bùi Thiện tiếp tục cho ra mắt cuốn Truyện dân
gian dân tộc Mường, trong tập hai phần truyện thơ có đưa ra tác phẩm Út
Khót – Hồ Liêu (“Khót” có nghĩa chỉ vật quý, tên khác vì mỗi địa phương có
cách gọi khác nhau). Nhưng do vẫn giữ quan điểm từ trước đó nên Bùi Thiện
xếp Út Khót – Hồ Liêu và Nàng Nga – Hai Mối vào một tác phẩm Cun Đủ Lang Dà. Trong tác phẩm còn có chi tiết Út Lót khi giả trai lấy tên là Út Khứ.
3.2.2. Các công trình nghiên cứu về Đoạn trường tân thanh
So sánh Đoạn trường tân thanh với một tác phẩm văn học nước ngoài
đã có nhiều công trình nghiên cứu có thể kể đến một số công trình lớn như So
sánh Truyện Kiều với Faust của Đức, So sánh Truyện Kiều với Epghenhi
Onheghin của Nga, So sánh Truyện Kiều với Truyện Xuân Hương của Hàn
Quốc. Các công trình so sánh loại hình này đã chỉ ra được những nét tương
đồng và dị biệt của Đoạn trường tân thanh với những nền văn học không có
ảnh hưởng hoặc ít nhiều có ảnh hưởng.
So sánh Đoạn trường tân thanh với nguyên tác Kim Vân Kiều truyện
của Trung Quốc từ hướng nghiên cứu ảnh hưởng cũng dành được nhiều sự
quan tâm của các tác giả, đáng chú ý trong số bài viết này, tác giả Kiều Thu
Hoạch đã nhấn mạnh thêm sự tác động ngược trở lại của thể loại truyện Nôm
trong đó có Đoạn trường tân thanh đối với văn học dân gian, đặc biệt văn
học dân gian các dân tộc thiểu số như văn học dân gian Tày.

Tóm lại, qua việc nhìn nhận toàn bộ các công trình nghiên cứu của các
tác giả chuyên sâu về văn học dân gian các dân tộc thiểu số, chúng tôi nhận
thấy: truyện thơ Mường Út Lót – Hồ Liêu mặc dầu đã được biên soạn, giới
thiệu đến bạn đọc nhiều lần nhưng nó chưa trở thành một đối tượng của văn
học so sánh. Các nhà sưu tầm, giới thiệu gần như không nói đến mối liên hệ
của tác phẩm này với văn học các dân tộc khác hoặc có đặt vấn đề về mối
liên hệ giữa văn học dân tộc thiểu số với văn học Việt trong các giáo trình,

9


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

các tổng tập, tuyển tập, các công trình nghiên cứu về văn học dân gian các
dân tộc thiểu số nhưng việc nghiên cứu công phu với một tác phẩm truyện
thơ cụ thể thì hầu như chưa có. Vì vậy, luận văn này chính là một sự thể
nghiệm đầu tiên cho việc tìm hiểu so sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ
Liêu với tác phẩm kiệt tác của dân tộc Kinh – Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện công trình này, chúng tôi chủ trương sử dụng phối hợp các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
4.1. Phương pháp so sánh
Do mục đích chính của luận văn là chỉ ra những tương đồng và khác biệt
của hai tác phẩm nên trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương
pháp đối chiếu so sánh là phương pháp chủ yếu. Khi cần thiết sử dụng thêm
thao tác thống kê, phân loại.
4.2. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học
Luận văn của chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm văn

học nhằm chỉ ra những đặc điểm về nội dung và kết cấu của hai tác phẩm: Út
Lót – Hồ Liêu với tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Trong
đó, đặc biệt chúng tôi lưu ý đến phương pháp phân tích tác phẩm văn học
theo thể loại. Cụ thể, phân tích tác phẩm văn học dân gian Út Lót – Hồ Liêu,
với phân tích tác phẩm truyện Nôm Đoạn trường tân thanh.
4.3. Phương pháp nghiên cứu văn hóa lịch sử
Do hai tác phẩm thuộc hai nền văn hóa của hai dân tộc khác nhau nên
chúng tôi cho rằng, cần thiết phải đặt chúng vào môi trường văn hóa có tính
lịch sử để xem xét. Vì Út Lót – Hồ Liêu là một tác phẩm văn học dân gian
của một dân tộc thiểu số, nên chúng tôi còn tiến hành điền dã ở một số địa

10


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

phương thuộc tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa để tìm hiểu thêm một số dị
bản giúp cho việc nhìn nhận tác phẩm một cách bao quát hơn.
Quá trình khảo sát, chúng tôi đặt tác phẩm vào môi trường diễn xướng
để có cái nhìn toàn diện. Trong khi tiến hành việc phân tích, đối chiếu, so
sánh các tình tiết, sự kiện trong hai tác phẩm trên, người viết sử dụng các
phương pháp nghiên cứu về dân tộc học, văn hóa học, tổng hợp, quy nạp…
5. Đóng góp mới của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu so sánh hai tác phẩm văn học của
hai dân tộc: Út Lót – Hồ Liêu, truyện thơ dân gian nổi tiếng của người
Mường với Đoạn trường tân thanh, một kiệt tác văn học viết của người Kinh.
Từ việc chỉ ra những tương đồng và khác biệt của tác phẩm, chúng tôi muốn
góp một cái nhìn mới vào việc khám phá những yếu tố đặc sắc, đặc điểm giao
thoa văn học – văn hóa giữa hai dân tộc Việt – Mường, làm cơ sở cho sự giao

lưu văn học – văn hóa giữa các tộc người khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn được chia làm ba chương:
Chƣơng I: Khái quát về Văn học so sánh và mối quan hệ giữa truyện thơ
Mƣờng: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du.
Chƣơng II: Nội dung của Út Lót – Hồ Liêu và Đoạn trường tân thanh.
Chƣơng III: Nghệ thuật của Út Lót – Hồ Liêu và Đoạn trường tân thanh.

11


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC SO SÁNH
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỆN THƠ MƢỜNG: ÚT LÓT – HỒ LIÊU
VỚI ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH CỦA NGUYỄN DU
1.1. Khái quát về Văn học so sánh
1.1.1. Mục đích và nguyên tắc của Văn học so sánh
Tác giả Trần Đình Sử (2006) trong bài viết “Văn học so sánh trong bối
cảnh giao lưu toàn cầu hôm nay” khẳng định: “Văn học so sánh là ngành
nghiên cứu ra đời nhằm khám phá mối liên hệ văn học giữa các quốc gia hay
liên quốc gia, bổ sung quan trọng cho hướng nghiên cứu văn học dân tộc biệt
lập từ trước đến nay” [58, tr. 8]. Điều này cho thấy một cách rõ ràng vai trò
của sự ra đời của Văn học so sánh. Có thể thấy, các nhà nghiên cứu tập trung
vào hai mục đích cơ bản của Văn học so sánh:
Thứ nhất, xác định và khẳng định tính khái quát của văn học nhân loại,
hay nói cách khác, chứng minh tính nhân loại của văn học.

Thứ hai, làm rõ tính đặc thù của các nền văn học dân tộc hay quy luật
về bản sắc dân tộc trong văn học.
Từ đó có thể phân biệt một cách xác đáng hai cặp phạm trù: dân tộcquốc tế, truyền thống-hiện đại, hướng vào một mục tiêu tích cực vì sự phát
triển thống nhất, bền vững của một nền văn học thế giới trên cơ sở những nền
văn học dân tộc đa dạng với bản sắc độc đáo riêng. Cũng trong bài viết đã
dẫn, tác giả Trần Đình Sử cho rằng: “Văn học so sánh là lĩnh vực cho thấy
mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học thế giới, đặc biệt cho thấy vị
thế, thân phận và tính tự chủ của văn học Việt Nam trong văn học thế giới. Nó
làm thay đổi quan niệm về một nền văn học Việt Nam biệt lập” [58, tr. 12].
Văn học so sánh giúp chúng ta đặt ra câu hỏi ta là ai, đến từ đâu, đang ở đâu
và sẽ đi đến đâu, giữa thế giới chúng ta đang ở vị trí nào, một cách đúng đắn

12


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

và tích cực. Trong bài viết “Đặc trưng của Văn học so sánh”, nhà nghiên cứu
Bửu Nam viết: “Quan niệm văn học thế giới như một giàn hợp xướng khổng
lồ của những khác biệt của các nền văn học quốc gia mà mỗi nền văn học
như một nhạc cụ có âm sắc riêng trong dàn nhạc văn học của khu vực hòa âm
thành các giai điệu đặc sắc gắn với tổng thể chung. Văn học so sánh vừa tìm
cái chung, cái tương đồng của các thực tại văn học có tính phổ quát, với
phương pháp loại hình, vừa tìm được cái độc sáng, cái bản sắc, cái đa dạng,
cái khác biệt trong cái chung đó với phương pháp khu biệt” [58, tr. 30]. Như
thế, nghiên cứu Văn học so sánh có ý nghĩa rất to lớn trong nghiên cứu văn
học ở mỗi nước và trong nghiên cứu văn học thế giới, tức là khi đặt nền văn
học các nước trong thế tương quan với nhau để phân tích, so sánh. Tuy nhiên
cũng phải lưu ý rằng: “khi so sánh không nên tìm cách chứng minh rằng, tác

phẩm của dân tộc này hay hơn dân tộc kia, bởi mỗi dân tộc trong quá trình
phát triển lịch sử của mình mà hình thành quan điểm thẩm mỹ, truyền thống
tâm lý- thẩm mỹ khác nhau. Do đó, giá trị tác phẩm văn học của mỗi dân tộc
phải được đo bằng chuẩn thước của chính dân tộc đó” [36, tr. 134].
Rõ ràng, Văn học so sánh mang trong nó sứ mệnh vô cùng quan trọng.
Và để thực hiện điều này, nó phải chấp nhận vận hành theo nguyên tắc mà
nhà nghiên cứu Bửu Nam nhân định: “Từ chối ranh giới để hướng đến những
tập hợp văn học rộng lớn có tính quốc tế, xích gắn những hiện tượng văn học
liên quốc gia vốn khá cách biệt trong không gian và thời gian, mở rộng việc
so sánh văn học với các lĩnh vực khác của nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, điện
ảnh…) với các lĩnh vực diễn tả khác của nhân loại như triết học, tôn giáo,
nhân loại, xã hội học…” [57, tr. 29]. Ta biết rằng phía sau thực tại văn học
của các dân tộc là một thực tại văn hóa đa dạng. Văn học so sánh đạt đến độ
sâu sắc khi nó mở rộng việc nghiên cứu văn học sang văn hóa và quan niệm
về một thế giới văn hóa thống nhất trong đa dạng nhiều bản sắc, nhiều dáng
vẻ. Do chỗ bối cảnh văn hóa của các nền văn học, truyền thống văn hóa và

13


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

văn học có những mối liên hệ chặt chẽ và phức tạp từ quốc gia này sang quốc
gia khác, từ khu vực này sang khu vực khác, Văn học so sánh tất yếu phải chú
ý đến tính liên văn hóa, xuyên văn hóa của các hiện tượng văn học trong khi
nghiên cứu chúng.
1.1.2. Các phương pháp và hướng nghiên cứu
Mỗi nền văn học trước khi đi đến những liên hệ chung có tính toàn cầu
phải trải qua giai đoạn tồn tại biệt lập trong ngôn ngữ dân tộc mình. Chính vì

thế nghiên cứu Văn học so sánh về cơ bản áp dụng hai phương pháp nghiên
cứu sau: Nghiên cứu ảnh hưởng và tiếp nhận; nghiên cứu song hành.
Nghiên cứu ảnh hƣởng là khởi nguồn của Văn học so sánh, là phương
pháp được áp dụng ngay khi trong văn học xuất hiện ý thức so sánh, cũng là
phương pháp được trường phái Văn học so sánh Pháp thống lĩnh suốt thời kỳ
đầu của tiến trình phát triển Văn học so sánh mà mục tiêu là lấy văn học Pháp
làm trung tâm. Tất nhiên những kết luận của họ là có căn cứ và sự ảnh hưởng
đó có thể được chứng minh bằng những bằng chứng xác thực. Thế nhưng
chính điều này dẫn đến việc trước đây có một giai đoạn người ta xem thường
và thậm chí rất e ngại Văn học so sánh, vì nhìn ở một phương diện nào đó,
Văn học so sánh chỉ có lợi cho những nền văn học lớn, các nền văn học nhỏ
và non trẻ sẽ bộc lộ mặt yếu kém, dẫn đến tâm lý tự ti hoặc tự tôn dân tộc, đặc
biệt mặt tiêu cực khi nó làm nảy sinh tư tưởng nước lớn và dẫn đến tư tưởng
đô hộ về văn hóa, tinh thần.
Nhưng đó chỉ là một mặt của phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng. Với
lý thuyết tiếp nhận và tiếp biến văn hóa, tiếp nhận đã thành một bình diện lớn
của Văn học so sánh, không chỉ là sự ảnh hưởng của A đến B mà sự tiếp nhận
của B với A cũng là tiêu điểm mà Văn học so sánh quan tâm, vì nó cho thấy
tầm đón nhận của nền văn học được tiếp nhận. Và theo GS Trần Đình Sử, nó
phản ánh “mối duyên văn học của các dân tộc”, “là con đường tự làm giàu,

14


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

tự phát triển của văn học dân tộc” [58, tr.9] tất nhiên chỉ khi đó là sự chủ
động tiếp nhận, chứ không phải là việc bắt chước giản đơn.
Nghiên cứu song hành được các học giả Mỹ đề xướng sau nhưng rõ

ràng chứng minh được ưu thế nổi bật của nó. Thực chất đây là phương pháp
nghiên cứu loại hình, đang mở ra một chân trời mới trong nghiên cứu Văn
học so sánh, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc khám phá các quan hệ
giá trị thẩm mĩ cộng đồng. Các dân tộc trên thế giới có thể ở những khoảng
không gian khác nhau nhưng tư duy, tình cảm, tâm lý, thẩm mỹ lại có nhiều
nét tương đồng. Vì suy cho cùng thì con người ở bất cứ nơi đâu và sống ở bất
cứ thời đại nào cũng luôn có những mối quan tâm giống nhau, sự khác có
chăng là ở mức độ và cách thể hiện.
Các nhà nghiên cứu Văn học so sánh theo quan điểm của phương pháp
song hành cho rằng không có hiện tượng nào trong nền văn học của các dân tộc
mà lại không thể mang ra so sánh, tất nhiên điều đó không có nghĩa là so sánh
tràn lan, tùy tiện mà đòi hỏi phải có mục đích xác lập quan hệ, có phạm vi xác
định và giải quyết thỏa đáng vấn đề đặt ra thì sự nghiên cứu mới có ý nghĩa.
Phương pháp này thật sự đem đến cho Văn học so sánh sự mở rộng phạm vi
nghiên cứu qua các giới hạn về không gian, thời gian và đặc biệt là sự đa dạng
của các chủ đề nghiên cứu. Nhận xét về vai trò của phương pháp nghiên cứu
này khi nghiên cứu Văn học so sánh ở Việt Nam, tác giả Trần Đình Sử khẳng
định: “… Tăng cường nghiên cứu song hành văn học Việt Nam với văn học thế
giới là con đường khám phá bản sắc dân tộc” [57, tr.11].
Trải qua một chặng đường phát triển khá phức tạp, Văn học so sánh
được triển khai theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ
xin được đề cập đến một hướng nghiên cứu quan trọng, cũng là hướng nghiên
cứu có liên quan mật thiết đến đề tài – đó là hướng nghiên cứu liên ngành
(Theo tác giả Trần Đình Sử là nghiên cứu “siêu văn học”). So sánh các vấn
đề trong văn học có thể được liên hệ với các vấn đề trong lịch sử, xã hội học,

15


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của

Nguyễn Du

tâm lý học, các lĩnh vực nghệ thuật… sẽ giúp cho các vấn đề được đưa ra so
sánh trở nên có chiều sâu hơn và được hiểu đúng đắn hơn. Điều này đã được
tác giả Hồ Sĩ Vịnh khẳng định trong bài viết “Triết học văn hóa – một tiềm
năng nghiên cứu văn hóa con người” trên Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (in lại
trên trang web: http:/www.chungta.com): “Nói văn học dựa vào lịch sử, nhưng
văn học trường tồn bất chấp sự thay đổi chế độ chính trị là nhờ hình tượng tính
cách và những vấn đề triết học văn hóa hiện diện trong tác phẩm”. Bởi vì cũng
theo tác giả: “Lịch sử văn học là phân hệ của lịch sử văn hóa. Văn học của một
chế độ nhất định được quy định về mặt lịch sử các hiện tượng văn học, các tác
phẩm, các giai đoạn và mọi giá trị văn học diễn ra trong thời kì đó”. Tuy
nhiên, các hiện tượng được liên hệ nhất thiết phải mang tính nhân loại ở tầm
khái quát cao. Và trong trường hợp này thì người nghiên cứu vừa phải làm rõ
hiện tượng văn hóa mang tính khái quát và một bên là các hiện tượng văn hóa
chịu ảnh hưởng, ý nghĩa và vai trò của nó.
1.2. Mối quan hệ giữa truyện thơ Mƣờng: Út Lót – Hồ Liêu với
Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
1.2.1. Vài nét về lịch sử người Mường và mối quan hệ Việt – Mường
Các nhà nghiên cứu đều cho rằng tổ tiên chung của người Việt và
người Mường là người Lạc Việt – chủ nhân nền văn hóa Đông Sơn. Kết luận
đó dựa trên những cứ liệu của nhiều ngành khoa học khác nhau (ngôn ngữ
học, khảo cổ học, dân tộc học, nhân loại học…), nó cũng phù hợp với quan
niệm truyền thống của người Mường và người Việt vốn từ lâu coi là anh em,
bà con với nhau. Sau đó, do nguyên nhân và điều kiện khách quan mà khối
cộng đồng thống nhất “tiền Việt-Mường” này đã phân hóa, hình thành hai tộc
người Việt và Mường hiện đại. Đầu thế kỷ XX trong công trình nghiên cứu về
người Mường, Cuisinier Jeana kết luận: “Người Mường và người Việt vốn
cùng một gốc mới tách khỏi nhau khoảng vài thế kỉ trước khi chấm dứt Bắc
thuộc” [7, tr.13]. Nhà sử học Trần Quốc Vượng trong bài viết của mình cũng


16


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

nhấn mạnh: “Sự phân hóa giữa tộc Mường và tộc Việt chủ yếu là sản phẩm
của lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc” [73]. Tuy nhiên sau này các nhà nghiên
cứu lại xác định: “Kể từ sau thế kỉ X – XI Việt và Mường đã bắt đầu trở thành
hai tộc người nhưng vẫn có sự giao lưu về kinh tế và văn hóa” [33, tr.34].
Trước sự xâm nhập của người Hán, trong khi người Việt nhanh chóng tiếp thu
những yếu tố văn hóa Hán thì người Mường thu mình lại, duy trì những
phong tục tập quán cổ để bảo vệ các giá trị của cộng đồng. Cùng với sự phân
hóa thành hai tộc người: “Văn hóa Mường bị tách khỏi văn hóa Việt” và
“Việt bị Hán hóa mạnh mà Mường thì vẫn cổ xưa” [33, tr.90]. Do đó mà xã
hội Mường trước 1945 là một xã hội khá ngưng đọng. Họ vẫn giữ được
những đặc trưng của đời sống sinh hoạt và văn hóa cổ xưa của tổ tiên Lạc
Việt. Bởi thế, tìm hiểu văn hóa Mường trong đó có văn học trong cách tiếp
cận đối sánh với văn học Việt cũng chính là sự trở lại tìm tòi, khám phá
những giá trị văn hóa của người Việt cổ.
1.2.2. Tiền đề ra đời hai tác phẩm
1.2.2.1. Cơ sở xã hội của hai tác phẩm
Trước hết đề cập tới đặc điểm xã hội Mường thế kỷ XVIII và ước đoán
thời gian xuất hiện tác phẩm Út Lót – Hồ Liêu, cho đến nay chưa có tài liệu
nào nói người Mường có chữ viết riêng. Vì thế, những tác phẩm văn học
Mường trước 1945 trong đó có Út Lót – Hồ Liêu được coi là những tác phẩm
dân gian truyền miệng. Đến năm 1963, Út Lót – Hồ Liêu mới được in lại
trong Truyện thơ Mường bằng chữ Quốc ngữ.
Vì là một tác phẩm truyền miệng nên việc xác định thời gian ra đời một

cách chính xác truyện Út Lót – Hồ Liêu là điều không thể thực hiện chính xác.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng Út Lót – Hồ Liêu được ra đời thời vua Minh Mệnh
(1820-1840). Trong Tuyển tập truyện thơ Mường tập II, in năm 1986, nhà
nghiên cứu Minh Hiệu cũng khẳng định lại, truyện thơ Mường ra đời “vào
quãng cùng thời đại với truyện Nôm Phạm Hoa, Phạm Tải – Ngọc Hoa… dưới

17


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

Kẻ chợ, muộn nhất cứ phải trước thời mà quyền uy của các tù trưởng, lang cun,
phìa tạo ở miền núi bị thực dân can thiệp và chia sẻ” [18, tr.83]. Điều đó có cơ
sở nhất định về hoàn cảnh xã hội lịch sử.
Căn cứ vào đặc điểm của truyện thơ cũng là một yếu tố để đoán định Út
Lót – Hồ Liêu ra đời vào khoảng vài thế kỷ trở lại đây. Thể loại này là sự kế
thừa tiếp thu những thành tựu của một số thể loại văn học Mường như sử thi,
truyện cổ tích, dân ca. Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của truyện thơ
cho phép các nhà nghiên cứu xác định nó xuất hiện vào quãng thời gian ra đời
của truyện Nôm Việt. Bởi giữa hai tộc người này có quan hệ giao lưu văn hóa
gần gũi về kinh tế, văn hóa và hôn nhân.
Như vậy, có thể ước đoán truyện thơ Út Lót – Hồ Liêu ra đời vào quãng
từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, tức là cùng hoặc gần thời gian Nguyễn
Du viết Đoạn trường tân thanh.
Mặt khác từ góc nhìn lịch sử nhà nước, chế độ Nhà Lang Mường thế kỷ
XVIII – đầu thế kỷ XIX có những điểm tương ứng với vùng đồng bằng.
Từ năm 1945 trở về trước, xã hội Mường có những đặc trưng riêng
biệt. Đó là sự tồn tại của chế độ Nhà Lang. Nhà Lang có vị trí đặc biệt quan
trọng trong cộng đồng xã hội của người Mường. Người Mường có câu:

“Mường có Lang, làng có Tạo” là để khẳng định vị trí quan trọng đó.
Đứng đầu mỗi vùng có Lang Cun (con trai trưởng của chi trưởng) và
Lang Đạo (con trai trưởng của chi thứ). Quyền lợi của các Lang tương tự như
một lãnh chúa phong kiến cát cứ. Họ nắm quyền thống trị cả một vùng
Mường trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa. Đến kỳ
hạn, họ đi chầu vua Kẻ Chợ (tức là các triều đại vua Việt Nam). Có trường
hợp vua Nguyễn để giữ mối quan hệ tốt với các quan Lang Mường đã gả công
chúa cho họ. Trước đây ở Cao Phong – Hòa Bình còn có mộ của một bà công
chúa nhà Nguyễn làm dâu xứ Mường. Trước đó trong khởi nghĩa Lam Sơn có
rất nhiều tướng lĩnh người Mường tham gia đắc lực nên sau chiến thắng được
vua Lê ban quốc tính.

18


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

Chế độ Nhà Lang tồn tại hai tầng lớp: Nhà Lang (người thống trị) và dân
(kẻ bị trị). Mâu thuẫn trong xã hội được thể hiện khá rõ trong truyện cười và
dân ca. Vì xã hội Mường áp đặt theo lối “cha truyền con nối”, các Lang
không có con trai sẽ phải chịu thân phận thấp kém, toàn bộ cơ nghiệp sẽ về
tay các Lang Đạo khác, do đó mới thấu hiểu được nỗi lo âu của đạo Tu Liêng
khi vợ mình hạ sinh con:
…Ông Tu Liêng nằm bên cửa sổ
Nghe tiếng khóc trẻ nhỏ
Sầm sầm bước tới gian trong
Chìa tay ra liền hỏi:
-“Con trai hay là con gái?
Trai ta nuôi nối dõi

Gái ta chẳng nuôi làm chi.”
(Út Lót – Hồ Liêu)
Xã hội Mường xưa ít biến đổi nên đây là những đặc điểm chung của đời
sống cộng đồng Mường trước 1945. Tuy nhiên, quãng thế kỉ XVIII – XIX, xã
hội Mường có sự phát triển hơn nhờ sự giao lưu thông thương kinh tế, văn
hóa giữa các vùng miền, không chỉ giữa các vùng Mường mà còn với dân tộc
khác như Thái, Dao và đặc biệt với người Kinh dưới xuôi.
Nói chung, xã hội Mường bấy giờ tuy vẫn còn dấu vết của thời kì bộ tộc,
bộ lạc nhưng đã bước chân vào thời kì phong kiến sơ kỳ nên đã xuất hiện các
mâu thuẫn xã hội như giàu – nghèo, quan lang – binh mường… Tuy nhiên, so
với xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII nhiều biến động thì khu miền núi có các cư
dân Mường là một xã hội khá tĩnh lặng.
Những đặc điểm nổi bật ấy đã được phản ánh sinh động trong Út Lót –
Hồ Liêu. Nói cách khác, Út Lót – Hồ Liêu chính là sản phẩm tinh thần được
chắt lọc từ đời sống cộng đồng Mường trước đây.

19


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

Điều thứ hai, ta cần phải quan tâm đó là bối cảnh xã hội Việt Nam thế
kỷ XVIII. Nhìn vào lịch sử cho thấy, Thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là một
giai đoạn bão táp của lịch sử trung đại Việt Nam. Đây là “giai đoạn đánh dấu
sự suy tàn, sụp đổ của chế độ phong kiến và tinh thần quật khởi của quần
chúng nhân dân. Đây là giai đoạn đầy biến động, kịch tính vừa đau thương
vừa hào hùng” [36, tr.94].
Trước hết phải nói đến sự mục ruỗng, thối nát của tầng lớp thống trị.
Triều đình nhà Lê bạc nhược khiến đất nước bị chia cắt đàng trong, đàng

ngoài, thậm chí còn cam chịu làm thân phận bù nhìn trước chúa Trịnh. Lối
sống vô trách nhiệm của triều đại nhà Lê trở nên phản động khi Lê Chiêu
Thống rước giặc Thanh vào giày xéo đất nước.
Trong khi đó, nhà chúa chuyên quyền lấn át vua Lê nhưng nội bộ lại
lục đục. Chúa Trịnh Sâm vì mê đắm Đặng Thị Huệ mà bỏ trưởng lập thứ dẫn
đến hậu quả “huynh đệ tương tàn”.
Trụ cột đất nước lung lay, thêm nữa luật pháp kém phát triển, trật tự xã
hội đảo lộn dẫn đến bao cảnh bất công, uất ức cho dân chúng. Chiến tranh
phong kiến nổ ra liên miên đẩy nhân dân vào vòng lao lý, điêu đứng. Điều đó
đươc văn học phản ánh khá chân thực và sinh động.
Hoàn cảnh xã hội này đã đặt ra vấn đề quyền sống của con người cấp
thiết hơn bao giờ hết. Bởi thế mà ngoài các cuộc chiến tranh tranh giành
quyền bính giữa các tập đoàn phong kiến, còn phải kể đến các cuộc khởi
nghĩa đòi công lý, đòi quyền sống của người nông dân mà đỉnh cao là phong
trào khởi nghĩa của Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Nghĩa quân này không chỉ dẹp
yên các cuộc huynh đệ tương tàn, những rối ren của bè lũ thống trị mà còn
đánh tan hai mươi vạn quân Thanh, làm nên trang sử vàng chói sáng trong
lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

20


Đề tài: So sánh truyện thơ Mường: Út Lót – Hồ Liêu với Đoạn trường tân thanh của
Nguyễn Du

So với xã hội Mường thì thực tế lịch sử này quả là vô cùng khốc liệt.
Điều đó lý giải vì sao Đoạn trường tân thanh đặt ra nhiều vấn đề về xã hội,
những vấn đề về quyền sống của con người, thân phận người phụ nữ sâu sắc
và mãnh liệt hơn Út Lót – Hồ Liêu.
1.2.2.2. Cơ sở văn hóa của hai tác phẩm

Trước hết là vấn đề đặc trưng văn hóa tộc người Mường, về đời sống
vật chất: Kinh tế Mường chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tự cung tự cấp nên
lương thực, thực phẩm của họ chủ yếu là “cây nhà lá vườn”. Từ khi có giống
lúa, họ biết cấy cày và coi đây là lương thực chính. Nhìn chung, về ẩm thực,
người Mường ăn uống khá đa dạng, và họ cũng ăn trầu như người Việt. Trong
các truyện thơ Mường đều có những chi tiết về thói quen ẩm thực này góp
phần tạo nên bản sắc văn hóa Mường cho tác phẩm.
Trang phục của người Mường không chỉ có giá trị sử dụng mà còn đạt
đến trình độ cao về thẩm mĩ. Trang phục tiêu biểu của phụ nữ là khăn đội đầu
và áo cánh ngắn màu trắng, váy đen có cạp dệt hoa văn sặc sỡ và hoạ tiết cực
kỳ phong phú.
Người Mường ở nhà sàn. Ngôi nhà sàn của người Mường được xây
theo cấu trúc hình con rùa, các gian trong ngôi nhà được phân chia, sắp xếp
cụ thể cho các thành viên trong gia đình về nơi ăn chốn nghỉ, thờ cúng, nơi
nấu nướng, tiếp khách, vui chơi.
Về đời sống tinh thần, gia đình người Mường là gia đình phụ quyền,
tính chất gia trưởng ít nhiều được thể hiện trong quan hệ gia đình. Người đàn
ông Mường là người làm chủ gia đình và là người thay mặt gia đình quan hệ
với làng xóm, họ hàng và các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương. Mọi tài
sản trong nhà đều do người chủ gia đình nắm giữ. Những tài sản đó chỉ các
con trai mới được quyền thừa kế. Những nét văn hóa riêng biệt này cũng được
phản ánh trong truyện thơ Út Lót – Hồ Liêu.

21


×