Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

KỊCH TÍNH TRONG TRUYỆN CỦA LAN KHAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.47 KB, 106 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo Trường
ĐHSP Hà Nội, khoa Ngữ văn, bộ môn Lí luận văn học, phòng Sau đại học đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Mạnh Tiến và TS. Nguyễn
Thanh Trường đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Phùng Thị Hào


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NXB

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư

TCN

: Trước công nguyên

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


TS

: Tiến sĩ


MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................99


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lan Khai là một nhà văn lớn trong giai đoạn văn học 1930-1945. Ông
cùng với các nhà văn khác như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng
Phụng… đã chung sức làm nên thời kỳ hoàng kim của nền văn học Việt Nam
hiện đại.
Với bốn mươi năm tuổi đời, mười tám năm tuổi nghề, Lan Khai đã để
lại một di sản văn học phong phú như Vũ Ngọc Phan nhận xét: Lan Khai có
cây bút tài tình để viết truyện ngắn [77;264] và mệnh danh Lan Khai là lão
tướng trong làng tiểu thuyết đang gắng tìm đường mới [77;276]. Sự nghiệp
văn học của ông được nhiều nhà nghiên cứu đề cao về mọi mặt trong Lễ kỉ
niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Lan Khai do Hội Nhà văn tổ chức vào ngày
26 tháng 7 năm 2006.
Đến nay đã có nhiều công trình viết về Lan Khai nhưng chưa có công
trình nào đi sâu về kịch tính trong tác phẩm của ông. Khi đọc truyện Lan
Khai, ta nhận thấy bên cạnh nghệ thuật miêu tả chân thực cuộc sống, ông còn
có những trang giàu kịch tính. Kịch tính trong truyện của Lan Khai rất đa
dạng, được thể hiện thông qua tình huống, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ. Có
thể nói,kịch tính đã trở thành mắt xích quan trọng nhất để tạo nên sức hút cho
truyện của Lan Khai. Không phải ngẫu nhiên truyện Tiền mất lực, tiểu thuyết
Thành bại với anh hùng... lại trở thành những vở diễn đương thời.

Hiện nay, lý luận văn học đang quan tâm vấn đề nghiên cứu liên văn
bản trong đó có yếu tố kịch tính trong văn xuôi tự sự được mọi người quan
tâm. Lan Khai là một trong những nhà văn có những thành công ở phương
diện đó.
Do vậy, chọn kịch tính trong truyện của Lan Khai làm đề tài nghiên
cứu, chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu những điểm độc đáo trong cách nhìn hiện
thực, lịch sử của nhà văn cũng như những phương thức biểu hiện của ông.

1


Việc nghiên cứu góp phần khẳng định vị trí và những đóng góp của ông trong
nền văn học nước nhà, đồng thời sẽ giúp ích cho việc giảng dạy văn học trong
nhà trường thêm sâu sắc.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lược sử nghiên cứu về kịch tính
Kịch tính là yếu tố đã có nhiều cuốn sách đề cập đến một cách trực tiếp
hay gián tiếp như:
Từ điển Tiếng Việt: “Tính chất kịch, phản ánh một cách tập trung nhất
những mâu thuẫn, xung đột trong sự vận động của đời sống” [57;552].
Trong Lí luận văn học( tập 2) do Trần Đình Sử chủ biên (Nhà xuất bản
Đại học Sư phạm) định nghĩa: Kịch tính là trạng thái căng thẳng đặc biệt của
mâu thuẫn,xung đột,được tạo ra bởi những hành động thể hiện các khuynh
hướng tính cách và ý chí tự do của con người [59;333]. Bởi vì trong kịch,
hành động thể hiện cá tính của con người làm nảy sinh những mâu thuẫn,
xung đột gay gắt giữa cá nhân và xã hội, thúc đẩy sự vận động của hệ thống
sự kiện, biến cố trong cốt truyện, mang lại kịch tính cho tác phẩm. Vì thế,
kịch tính là những xung đột biểu lộ trong tác phẩm.
Phan Trọng Thưởng trong cuốn Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt
Nam nửa đầu thế kỉ XX (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1996) cho rằng: Với

những lợi thế của mình, kịch nói thể hiện được những vấn đề gay cấn, bức
bối, những xungđột đạo đức - tâm lý đầy kịch tính trên bình diện gia đình và
xã hội [84;58]. Và trong kịch nói các tác giả thường tập trung khai thác xung
đột về quyền lợi giữa các giai cấp. Cơ sở của mâu thuẫn này là những bất
công trong xã hội. Cũng như văn xuôi hiện thực phê phán, kịch nói cũng lên
án xã hội bất công. Thông qua quá trình giải quyết xung đột, kịch cho thấy
mặt trái của xã hội trên con đường phát triển.
Tác giả Nguyễn Văn Long nhận xét truyện ngắn Con chị Lộc của
Nguyễn Minh Châu là tác phẩm có hoàn cảnh đầy kịch tinh. Chính hoàn cảnh

2


“đã đẩy những người tù cộng sản vào một thử thách khắc nghiệt: sự tàn bạo
của kẻ thù khiến các chiến sĩ buộc phải có một hành động quyết liệt và bất
ngờ là nổi dậy tiêu diệt kẻ thù cứu cháu bé, giải cứu chính mình [38;138].
Chính nhờ hoàn cảnh kịch tính đã bộc lộ phẩm chất cao đẹp của nhân vật.
Như vậy, kịch tính là một khái niệm được thoát thai từ kịch có đặc
trưng: được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử,xã hội hoặc những
xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại (như giữa thiện và ác, cao cả
và thấp hèn, ước mơ và hiện thực [52 ;167]. Cũng vì thế, nói đến kịch tính là
nói đến sự căng thẳng, sự xung đột của những mâu thuẫn, những đối lập trong
va chạm, đụng độ của của các lực lượng đối lập trong một xung đột có tính
xã hội, qua đó tạo ra những giá trị thẩm mĩ nhận thức, cũng như sự hấp dẫn
đối với khán giả.
Các tài liệu trên đã ít nhiều đề cập yếu tố kịch tính. Đây sẽ là những cơ
sở lý thuyết cho chúng tôi trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu kịch tính
trong truyện của Lan Khai.
2.2. Kịch tính trong truyện Lan Khai
Trong Văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Trương Tửu khi nhận xét về

tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai có nhận xét: “Ở phạm vi này, ông lại có
nhiều cái tài tình. Nhất là mưu cơ trong truyện bày đặt rất khéo. Truyện nào
cũng có rải rác những cảnh vật bất ngờ, đột ngột như trên sân khấu. Vì thế
nên mỗi tiểu thuyết lịch sử của ông là một chuỗi dài những xung đột nhau”
[77;237].
Trong Chân dung văn học - Tiểu luận phê bình, NXB. Hội nhà văn 2001, Hoài Anh nhận xét: Những thủ pháp gây xung đột, kịch tính như mâu
thuẫn giữa bên tình bên hiếu, giữa tình yêu và nghĩa vụ, giữa tình yêu và thủ
đoạn chính trị, tình yêu và số mệnh tàn ác…mang màu sắc lãng mạn thoát li
và triết lí bi quan túc mệnh, được lặp đi lặp lại đến thành nhàm chán trong
hầu hết tiểu thuyết lịch sử của ông [77;297].

3


Trong chuyên khảo Lầm than (2004), tác giả Trần Mạnh Tiến cho rằng:
“Có được bức tranh hiện thực sống động về những kiếp người nô lệ tối tăm
bởi trái tim người nghệ sĩ ấy đã sống hết mình với nỗi nhục lầm than của
những người lao động, đồng thời với ngòi bút sắc bén và linh hoạt của một
nhà tiểu thuyết đã làm cho nhiều trang viết vừa giàu chất phóng sự lại vừa
giàu kịch tính. Trong Lầm than, có trang viết như những thước phim thời sự
ghi lại những cảnh sống và lao động nhọc nhằn của người thợ mỏ gợi ra
những cảm giác rung rợn, ghê sợ như cảnh ngột ngạt, bẩn thỉu trong hầm lò,
cảnh người chết vì sập lò… Cảnh đối thoại giữa Cai Tứ và Thuật; Thuật bị bắt
ở nhà riêng, Thuật ra hầu tòa đều có thể chuyển thành những vở diễn giàu
kịch tính và những bộ phim mang tính hiện thực cao. Mỗi màn kịch là một
bức tranh tương phản giũa hai thái cực: giữa chủ và thợ; kẻ có quyền và người
bị áp bức; một bên là gian ngoan xảo quyệt, một bên là lòng thẳng dạ ngay”
[77;171]. Đây là công trình duy nhất có đề cập đến yếu tố kịch tính trong
truyện của Lan Khai ở một tác phẩm tiêu biểu nhưng chưa được hệ thống.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942) Vũ Ngọc Phan nhận xét Tiếng

gọi nơi rừng thẳm của Lan Khai là có lời văn giản dị và linh động, tả khéo léo
tình cảm giữa chàng thanh niên phong lưu đất kinh kỳ với cô gái Mán chất
phác. Tuy nhiên, để tạo kịch tính cho câu chuyện tác giả dùng nhiều tình
huống bất ngờ, nhưng đôi chỗ tác giả tạo tình huống bất ngờ và đột ngột quá
gây nên cảm giác không thực cho độc giả. Đặc biệt Vũ Ngọc Phan cho rằng
đoạn tả cái chết của Cang Ngrào đột ngột quá, không khác nào một xen trong
phim chiếu bóng” [77;261]. Khi nhận xét về Truyện đường rừng Vũ Ngọc
Phan tuy không nói trực tiếp đến kịch tính trong các truyện của Lan Khai
nhưng có đề cập đến hiệu quả của việc tạo độ căng cho tình huống trong câu
chuyện tạo sự tò mò, hồi hộp của độc giả. Ông đã nhận xét về truyện “ Người
lạ” như sau: Lan Khai kể rất tài tình, khi sắp đến chỗ ghê sợ, người thuật
truyện bao giờ cũng ngừng lại (để nạp điếu thuốc lào chẳng hạn) hay tả qua

4


cái cảnh nặng nề lặng lẽ và u uất chung quanh. Chính những chỗ ấy là chỗ
tác giả để cho độc giả được thở điều hòa một chút để rồi lại bị kích thích bởi
những cái ghê sợ tiếp theo [77;263].
Như vậy, yếu tố kịch tính trong truyện Lan Khai chưa được nghiên cứu
đầy đủ, toàn diện, nó chỉ được đề cập đến trong một số ý kiến đánh giá của
một số nhà nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu, phát triển những ý kiến,
nhận định của các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề
nghiên cứu: Kịch tính trong truyện của Lan Khai, hi vọng sẽ góp thêm tiếng
nói khẳng định những nét đặc sắc làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo của
nhà văn Lan Khai.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Luận văn chúng tôi tập trung khảo sát yếu tố kịch tính trong tiểu thuyết
và truyện ngắn của Lan Khai.
Khi đi vào khảo sát thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết của Lan Khai

chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu và khai thác kịch tính ở những tác phẩm tiêu
biểu nhất trong các sáng tác của ông.
4. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về kịch tính trong văn xuôi tự sự
của Lan Khai.Vì vậy, thông qua luận văn,chúng tôi muốn cho bạn đọc thấy
được sự phong phú, đa dạng về mặt nội dung cũng như những nét độc đáo
của nhà văn trong việc thể hiện bức tranh đầy kịch tính của xã hội Việt Nam
thời thuộc pháp.Từ đó khẳng định vị trí của ông trong văn học giai đoạn
1930-1945 nói riêng và nền văn học nước nhà nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ trương sử dụng phối hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu như sau :
Phương pháp tập hợp,hệ thống: Chúng tôi sẽ tập hợp, hệ thống những
tác phẩm của Lan Khai chứa yếu tố kịch tính.

5


Phương pháp phân tích, khái quát: Chúng tôi tiến hành phân tích những
tình huống, chi tiết chứa kịch tính trong các tác phẩm của Lan Khai, từ đó
khái quát thành hệ thống và rút ra những đặc điểm chung trong truyện ngắn
và tiểu thuyết của ông.
Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu, khi cần thiết
chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu kịch tính trong những tác phẩm
của Lan Khai với các nhà văn khác cùng thời để thấy được những nét riêng
trong tác phẩm của Lan Khai trong giai đoạn 1930-1945 nói riêng và của
văn học Việt Nam nói chung.
Phương pháp liên văn bản: Nghiên cứu sự giao thoa giữa ngôn ngữ văn
học với ngôn ngữ kịch bản sân khấu.
6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
của chúng tôi triển khai thành ba chương:
Chương 1: Khái quát về thể loại kịch và vấn đề kịch tính trong truyện
của Lan Khai
Chương 2: Sự đa dạng về kịch tính trong truyện của Lan Khai
Chương 3: Một số phương thức thể hiện kịch tính trong truyện của
Lan Khai

6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI KỊCH VÀ VẤN ĐỀ KỊCH TÍNH
TRONG TRUYỆN CỦA LAN KHAI
1.1. Khái quát về thể loại kịch
1.1.1. Khái niệm về kịch
Từ thời cổ đại Hi Lạp người ta đã biết đến tên tuổi của các nhà viết
kịch lỗi lạc như Eschyle, Sophcle…Ở các thời kỳ tiếp theo như thời kỳ Phục
hưng, thời kỳ cổ điển, thời kỳ khai sáng, tên tuổi của các nhà soạn kịch như
W.Shakespeare, Corneille, J. Moliere cũng được nhân loại biết đến như
những đỉnh cao vinh quang nghệ thuật. Sang thế kỷ XIX và thế kỷ XX, thành
tựu kịch đã vượt ra ngoài biên giới châu Âu để đến với những quốc gia vốn có
truyền thống văn hóa khác ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam. Bên
cạnh những V.Hugô, A.Muset của Pháp, B.Bretcht của Đức, A.Tsekhow của
Nga… còn có những đại biểu ưu tú như R.Tago của Ấn Độ, Tào Ngu của
Trung Quốc…
Ở phương Tây, khái niệm về kịch xuất hiện ngay từ thế kỷ IV TCN
do Aristote - một triết gia nổi tiếng Hi Lạp cổ đại đưa ra trong cuốn Nghệ
thuật thi ca. Aristote đã coi kịch là một thể loại tiêu biểu của thi ca.Theo

ông kịch là “sự bắt chước hành động” - cái hành động được cụ thể hóa
trong cốt truyện. Tuy là bắt chước nhưng không phải bất kỳ hành động nào
cũng bắt chước mà chỉ là loại hành động có sự may mắn và bất hạnh mà
thôi. Đồng thời ông rất đề cao cốt truyện “cốt truyện phải có kịch tính, nó
phải là cốt truyện của những hành động hoàn chỉnh, có đầu có cuối, giống
như một thể hữu cơ thống nhất và trọn vẹn” [1;97]. Aristote coi cốt truyện
là cái cột sống của kịch mà tất cả các bộ phận khác phải dựa vào, là cơ sở
và linh hồn của kịch. Như vậy, với cách định nghĩa của Aristote tuy chưa

7


bao quát hết phạm vi rộng lớn của kịch nhưng khái niệm ấy cho đến nay
vẫn mang giá trị kinh điển.
Theo Từ điển văn học (bộ mới) (NXB Thế giới Mới, 2004): “Kịch là
một trong ba loại hình của văn học (bên cạnh tự sự và trữ tình). Kịch vừa
thuộc về sân khấu, vừa thuộc về văn học: nó vừa là cơ sở đầu tiên của vở
diễn, vừa được cảm thụ bằng việc đọc. Như vậy, kịch xét về mặt văn học
thuộc nghệ thuật ngôn từ, xét về mặt sân khấu lại phù hợp với những định
nghĩa, thuộc tính của nghệ thuật biểu diễn. Chính tính chất “song chủng” này
khiến người ta dễ nhầm lẫn về đặc trưng kịch. Nhắc đến kịch người ta có thể
hiểu là kịch bản văn học, cũng có thể hiểu là nghệ thuật sân khấu biểu diễn.
Kịch lấy xung đột làm đặc trưng cơ bản để nhận thức, phản ánh, giải quyết
những vấn đề của đời sống” [53;1876].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (NXB Giáo dục, 2004): thuật ngữ kịch
được dùng theo hai cấp độ, đó là ở cấp độ loại hình và cấp độ thể loại. Ở cấp
độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức cơ bản của văn học. Kịch vừa
thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó được xây dựng trên cơ sở những mâu
thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân
loại. Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt

chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những quy tắc nhất định của
nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những
sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật. Ở cấp độ thể loại, thuật
ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học - sân khấu có vị trí tương
đương với bi kịch và hài kịch. Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc
sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính không phải là
cười nhạo, chế giễu các thói hư tật xấu, mà là mô tả cá nhân trong các mối
quan hệ chứa đựng kịch tính đối với xã hội. Và cũng giống với bi kịch, kịch
chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó
không căng thẳng đến tột độ, không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên

8


tắc có thể giải quyết được ổn thỏa [52;167,168,169]. Như vậy dù kịch được
hiểu theo cấp độ nào thì kịch tính là một đặc điểm quan trọng nhất của kịch.
Trong cuốn Lí luận văn học (NXB Giáo dục, 2003), các tác giả cho
rằng kịch là một thể loại của văn học. Nó tồn tại song song với hai thể loại
khác là tự sự và trữ tình. Nghĩa là kịch bản văn học vừa thuộc nghệ thuật sân
khấu, lại vừa thuộc nghệ thuật ngôn từ. Nó giống như có hai cuộc sống. Là vở
diễn sân khấu, nó sống với công chúng khán giả. Là tác phẩm văn học, nó
sống với công chúng độc giả. Tuy nhiên sân khấu vẫn là mảnh đất sinh sống
phù hợp nhất của tất cả các loại kịch bản.
Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về kịch song có thể khái quát lại
như sau: Kịch là một trong ba thể loại của văn học (cùng với tự sự và trữ
tình). Về bản chất, kịch có một phương thức phản ánh hiện thực cuộc sống có
tính đặc thù. Không kể lại như tự sự, không thoát li hiện thực như trữ tình,
kịch mô tả cuộc sống một cách trực tiếp, phản ánh một cách sâu sắc các
phương diện xung đột, đan chéo lẫn nhau trong hiện thực bằng hình tượng
con người cụ thể.

1.1.2. Đặc điểm thể loại kịch
1.1.2.1. Kịch là một thể loại văn học tổng hợp
Việc phân loại các tác phẩm văn học ngay từ thời cổ đai đã được triết
gia Hi Lạp là Aristote đề cập đến. Ông chia toàn bộ tác phẩm văn học thành
ba loại lớn là :tự sự, trữ tình và kịch. Cơ sở của sự phân chia này dựa trên sự
giống nhau về kiểu tổ chức ngôn từ, về việc hoạt động nhận thức trong tác
phẩm hướng vào khách thể hay chủ thể, hoặc về chính hành vi phát ngôn
nghệ thuật. Ngôn từ có thể hoặc là miêu tả thế giới đối tượng, hoặc là biểu
hiện trạng thái của người đang phát ngôn, hoặc là tái hiện quá trình giao tiếp
bằng lời nói. Mỗi thể loại văn học thể hiện một chức năng của ngôn từ và
mang đặc trưng thẩm mỹ riêng. Tự sự bao quát tồn tại với đặc tính tạo hình,

9


quãng tính thời gian - không gian, tính biến cố. Trữ tình ghi lại thế giới bên
trong cá nhân với những xung động nội quan, với sự hình thành và thay đổi
của các ấn tượng, mộng tưởng, tâm trạng, liên tưởng, trầm tư, xúc động. Kịch
ghi lại những hành vi ngôn ngữ trong định hướng ý chí - cảm xúc của chúng,
trong tự sự do nội tại và điều kiện hóa ngoại tại của chúng, tức là trong sự
tương quan hai mặt biểu cảm - sự kiện của chúng. Chính vì thế, kịch là thể
loại văn học có sự hòa trộn những nét của trữ tình và tự sự.
Đối với một tác phẩm kịch, sự kết hợp khả năng tự sự và trữ tình có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chất trữ tình trong kịch chính là chất tình
cảm, là sự thăng hoa cảm xúc, tâm trạng, là sự thể hiện trực tiếp cảm hứng trữ
tình trong tác phẩm kịch. Khi một tác phẩm kịch mang chất trữ tình thì ngoài
việc thể hiện những nét đặc trưng của kịch nó còn mang dáng dấp của một bài
thơ trữ tình. Cụ thể là nó có thiên hướng cảm xúc rõ nét, có nội dung khái
quát vượt lên trên những xung đột cụ thể. Thêm vào đó nhân vật trong tác
phẩm cũng sẽ có những nét gần gũi với nhân vật trong những sáng tác trữ

tình, đặc biệt là với sự xuất hiện của kiểu nhân vật tâm trạng. Không chỉ vậy,
ngôn ngữ trong những kịch phẩm này cũng sẽ mang tính hướng nội, biểu cảm,
trau chuốt và giàu nhạc tính. Chất tự sự trong tác phẩm kịch làm cho tác giả
chạm đến những chiều sâu tâm lý, những biến thái tinh vi trong đời sống tâm
hồn của nhân vật.
Như vậy, kịch dựa trên phương thức biểu hiện tự sự kết hợp với trữ tình
nên trong kịch có khả năng mở rộng những chức năng trữ tình và tự sự. Việc
mở rộng những chức năng tự sự, tạo điều kiện cho kịch có thể phản ánh cuộc
sống một cách rộng rãi trên những mặt biểu hiện tích cực. Việc mở rộng
những chức năng trữ tình của kịch trên cơ sở độc thoại và đối thoại bộc lộ
trạng thái sâu sắc của tâm hồn nhân vật cũng có tác dụng tích cực đi vào cuộc
sống tâm linh của người xem.

10


1.1.2.2 .Tính chất mâu thuẫn của kịch
Bêlinxki, nhà lý luận nghệ thuật dân chủ cách mạng Nga coi tính kịch
là “chất thơ” của đời sống. Tính kịch có quan hệ vô cùng chặt chẽ với tính sân
khấu. Nó biểu hiện ở tính chất đối lập, va chạm, mâu thuẫn, xung đột lẫn
nhau. Tính kịch là một phạm trù triết học, là sự va chạm, sự tác động ngược
chiều, do khác nhau về chất cũng như về lượng giữa hai mặt cũng như nhiều
mặt, hoặc hai sự vật, nhiều sự vật có quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình
vận động. Nói cách khác, khi hai mặt của một kết cấu hoặc nhiều kết cấu có
quan hệ hữu cơ cơ với nhau, nhưng chẳng khác nhau về chất hoặc về lượng,
dẫn đến sự va chạm, trái chiều, tương phản, xung đột căng thẳng thì lúc đó
tính kịch xuất hiện. Tính kịch có nhiều cấp độ mà cấp độ cao nhất của nó là
xung đột.
Theo nghĩa thông thường, trong đời sống hàng ngày, xung đột là sự va
chạm, sự bất đồng, sự tranh cãi giữa mọi người. Tuy nhiên, hoàn toàn không

phải bất cứ sự va chạm, bất đồng, tranh cãi nào cũng có thể trở thành cơ sở
xung đột kịch. Một cuộc tranh cãi của hai người mà không ảnh hưởng tới
hành vi, quan điểm, tính cách của họ, không tác động đến sự phát triển của
mối quan hệ của họ… không thể coi là xung đột kịch. Một xung đột có kịch
tính là một xung đột bộc lộ ra được những mối quan hệ mâu thuẫn giữa nhiều
người thể hiện trong sự phát triển trong hành động. Như vậy, cần phải hiểu
xung đột kịch như sự va chạm của những quan điểm khác nhau về xã hội, về
thế giới quan, về luân lí đạo đức… của những người có quyền lợi,địa vị, tính
cách khác nhau hay nói một cách khác là cuộc đấu tranh mà kết cục cuối cùng
sẽ dẫn đến thắng lợi của người này và thất bại của người khác, đến sự thay đổi
hoặc khẳng định những quan điểm của một nhân vật nào đó, đến sự biến đổi
tính cách hoặc phát hiện những đặc điểm và phẩm chất mới của tính cách đến
sự hình thành những mối quan hệ mới của các nhân vật.

11


Trong tác phẩm kịch các xung đột được bộc lộ bằng sự va chạm - xô
đẩy giữa những tư tưởng có khuynh hướng chống đối và thù địch nhau. Sự
xuất hiện, tồn tại và phát triển của các xung đột chính là một đặc điểm cơ bản
của kịch.
Trong tác phẩm nghệ thuật nói chung, sự đối lập, sự mâu thuẫn được
dùng như một nguyên tắc để xây dựng những mối quan hệ tương tác giữa các
hình tượng. Riêng đối với kịch bản văn học, tình thế giàu xung đột là đối
tượng ưu tiên thậm chí nói đến kịch là nói đến xung đột. Trước tiên, vai trò
của xung đột được thể hiện ở việc làm thành hạt nhân của các đề tài nghệ
thuật. Thêm vào đó cách thức và hướng giải quyết xung đột làm thành hạt
nhân tư tưởng nghệ thuật. Như vậy, xung đột chính là yếu tố tiên quyết, là cơ
sở cho sự ra đời của kịch bản văn học, góp phần đẩy mâu thuẫn lên đỉnh
điểm tạo tình huống giàu kịch tính.

Xung đột có thể có nhiều phạm vi và cấp độ: xung đột trong nội tâm,
xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh…Nhưng tập trung nhất là xung đột giữa
những tính cách mang những quan niệm và đại diện cho những lực lượng
khác nhau trong cuộc sống . Trong từng trường hợp, từng tác phẩm cụ thể nó
được triển khai thành những xung đột cụ thể hơn như: xung đột thật - giả, xấu
- tốt, thiện - ác, xung đột giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong,
xung đột giữa quyền lợi chung và lợi ích riêng… Cùng với sự phát triển của
thể loại kịch, cách nhìn về xung đột và kiểu dạng xung đột cũng ngày càng đa
dạng hơn.
1.1.3. Kết cấu trong tác phẩm kịch
Thứ nhất: Cốt truyện kịch mang những đặc điểm khác với thể loại tự
sự. Do hạn chế về không gian, thời gian, quá trình biểu diễn, sự thưởng thức
của một tập thể khán giả không thuần nhất, nên những tình tiết, sự việc trong
tác phẩm kịch phải tập trung, cô đúc, chặt chẽ, logic, tất yếu mà tự nhiên theo
đúng quy luật cuộc sống. Tất nhiên, các mối quan hệ phải chặt chẽ tạo cho cốt

12


truyện kịch có những bước ngoặt, những đoạn đột biến bằng những sự việc
bất ngờ trong tác phẩm kịch nhằm gây hứng thú cho người xem.
Thứ hai: Nhân vật kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội
tâm gay gắt. Trong cuộc sống thường nhật, có những xung đột thực tế xảy ra,
buộc phải tỏ thái độ và hành động thì con người không thể không đắn đo, suy
nghĩ, cân nhắc, có khi dằn vặt. Những nhân vật kịch nổi tiếng xưa nay như
Proteme, Ơdip, AWngtigon trong bi kịch cổ đại Hi Lạp, Hamlet, Otenlo,
Roomeo, của Sechxpia đều chứa đựng những mâu thuẫn nội tâm. Mô tả cuộc
đấu tranh nội tâm của nhân vật là một phương diện thi pháp của thể loại kịch
làm cho tác phẩm kịch trở nên giàu kịch tính và sinh động
Thứ ba: Trong tác phẩm kịch, thay thế cho lời của người kể chuyện là

người dẫn chuyện cùng với ngôn ngữ của nhân vật ở dạng độc thoại hoặc đối
thoại, nhưng phổ biến nhất vẫn là đối thoại. Ngôn ngữ văn học nói chung vốn
đã có tính hàm súc, nhưng do xung đột kịch căng thẳng, cốt truyện kịch tập
trung, hành động kịch tiến triển nhanh, ngôn ngữ kịch càng cần phải ngắn
gọn, súc tích, “ý tại ngôn ngoại”, tác phẩm kịch thường được biểu diễn trên
sân khấu nên ngôn ngữ kịch mang tính hành động, khẩu ngữ, ít khi cầu kỳ.
Thứ tư: Hành động và tính cách nhân vật là sự phát triển liên tục của
kịch, nó bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Tác giả không tỏ thái độ trực
tiếp trong kịch nên sự thống nhất trong kịch đòi hỏi phải thật đầy đủ, chặt chẽ
để người xem có thể nhận thức đầy đủ nội dung của kịch. Do đó, hình tượng
kịch phải thật tập trung, được xác định cụ thể và có tính chất đối lập. Đảm bảo
được tính tập trung và xác định của hình tượng kịch đòi hỏi sự thống nhất
chặt chẽ của hành động.
Những sự kiện và hành động trong kịch phải phát triển có tính chất
logic, hợp lí. Tác giả khi xây dựng vở kịch phải hoàn toàn nắm được kết
cấu và thực hiện đúng theo kết cấu ban đầu. Một vở kịch không thành

13


công là vở kịch vận dụng những nguyên nhân từ bên ngoài đưa vào để
giải quyết mâu thuẫn,mở nút cho vở kịch.
Thứ năm là kịch tái hiện cuộc sống một cách cụ thể và hiện tại. Mỗi tác
phẩm kịch thông qua đối thoại và độc thoại khiến cho người đọc cảm thấy sự
việc xảy ra trước mắt một cách sinh động và cụ thể. Nhờ khả năng phản ánh
trực tiếp nên nhận thức của người đọc về quá trình phát triển của sự kiện và
tính cách nhân vật trong kịch có phần căng thẳng và tập trung xúc động mạnh
mẽ hơn.
Qua những đặc điểm chính của kịch ta thấy rằng kịch có một số ưu
điểm căn bản trong việc phản ánh thực tế. Tính chất tập trung và căng thẳng

của tình thế kịch, tính chất chặt chẽ trong kết cấu, nhất trí trong hành động đã
tạo cho kịch một khả năng phản ánh những mâu thuẫn và xung đột ở mức độ
quyết liệt của thực tế xã hội. So với các loại thơ ca khác, tác động của kịch
đánh vào tình cảm con người mạnh hơn.
Tóm lại, qua những ý kiến trên ta thấy kịch tính là đặc điểm nổi bật
nhất trong tác phẩm kịch. Tác phẩm tự sự tuy phản ánh những mâu thuẫn,
xung đột gay gắt của hiện thực xã hội, thì kịch tính vẫn không phải là đặc
điểm thể loại của tác phẩm tự sự. Bởi vì, phản ánh mâu thuẫn xung đột của
đời sống, tác phẩm tự sự làm nổi bật sức mạnh tuyệt đối của cái tất yếu, khách
quan. Do đó, cốt truyện của tác phẩm tự sự có hệ thống sự kiện mở rộng có
khả năng biểu hiện đời sống mang tính hoành tráng và một nhịp trần thuật
chậm rãi, trầm tĩnh. Sở dĩ, truyện và tiểu thuyết của Lan Khai giàu kịch tính
do “Kịch hóa tự sự” là một đặc điểm nổi bật trong những tác phẩm của ông.
Ông đã dùng lối tư duy của kịch để viết các tác phẩm tự sự. Khi phản ánh
mâu thuẫn, xung đột của hiện thực đời sống, nhà văn làm nổi bật hành động
có lí do, có ý đồ, có động cơ thể hiện khuynh hướng tính cách cùng ý chí tự
do của con người và vì hành động ấy, con người phải gánh chịu một hậu quả,
một trách nhiệm nào đó.

14


1.2. Kịch tính và đặc điểm kịch tính trong tác phẩm
Kịch được hình thành trên cơ sở sự tiến triển của các diễn xướng mang
tính sân khấu. Cơ sở của kịch là những mâu thuẫn xã hội , lịch sử hoặc những
xung đột của con người nói chung. Nét chủ đạo ở kịch là kịch tính - một đặc
tính chủ yếu của con người do các tình huống gây nên, khi những điều thiêng
liêng, cốt thiết không được thực hiện hoặc bị đe dọa.
Kịch tính - theo Từ điển Tiếng Việt: “Tính chất kịch, phản ánh một cách
tập trung nhất những mâu thuẫn, xung đột trong sự vận động của đời sống”

[57;552]
Theo Những nguyên lý về lý luận văn học Loại thể văn học (1962) cho
rằng: Kịch tính trong tác phẩm kịch có thể được thể hiện dưới hình thức bi
thảm, hài hước hoặc bình thường. Kịch tính nảy sinh trên cơ sở tập trung cao
độ của những mâu thuẫn xã hội. Như vậy, để tạo được kịch tính người viết
cần chọn lọc trong đời sống hàng ngày những hoàn cảnh và sự kiện có ý
nghĩa tập trung và đột xuất nhất. Nó không dung hòa với tình trạng bình quân
và nhịp điệu chậm chạp tỏa lan trong cuộc sống.
Không chỉ có tác phẩm kịch mới có kịch tính mà các tác phẩm văn học
của loại hình, thể loại khác cũng có thể có kịch tính, đặc biệt là tác phẩm tự
sự. Bởi lẽ, tác phẩm tự sự và tác phẩm kịch có một điểm chung dễ phân biệt
với tác phẩm trữ tình đó là cốt truyện và hành động của nhân vật. Nhân vật
hành động sẽ thúc đẩy diễn tiến của cốt truyện. Cốt truyện và nhân vật là hai
phương diện chính của tác phẩm. Nghệ thuật tổ chức kịch tính trong tác phẩm
văn học là cách thức nhà văn xử lí cốt truyện và xây dựng nhân vật tạo được
hiệu quả kịch tính. Ngoài ra còn có những yếu tố nghệ thuật khác: không
gian, thời gian hoặc ngôn ngữ …
Kịch và tác phẩm tự sự cùng lấy đời sống là đối tượng phản ánh, nhưng
kịch khác tự sự ở kịch tính. Kịch tính là đặc điểm nổi bật của thể loại kịch.Nó
lấy xung đột, mâu thuẫn làm cơ sở để tồn tại. Vở Lôi Vũ của nhà viết kịch

15


Trung Quốc nổi tiếng là Tào Ngu sở dĩ có kịch tính gay gắt vì cốt truyện xây
dựng trên những mâu thuẫn, xung đột chồng chéo giữa bảy nhân vật của hai
gia đình Chu Phác Viên và Lỗ Quý tạo nên sự cuốn hút mạnh mẽ đối với sự
chú ý của khán giả. Kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng được xây dựng
trên cơ sở một xung đột mang tính chất bao trùm. Đó là xung đột giữa khát
vọng của Vũ Như Tô, một nghệ sĩ thiên tài muốn xây dựng cho đất nước một

công trình nghệ thuật vĩ đại, với lợi ích và cuộc sống lầm than của nhân dân.
Xung đột này làm nảy sinh hàng loạt mâu thuẫn chông chéo giữa Trịnh Duy
Sản với Lê Tương Dực, giữa Trịnh Duy Sản với Vũ Như Tô, giữa Lê Tương
Dực với thần dân, với thái tử Chiêm Thành, giữa Vũ Như Tô với những người
cộng sự gần gũi như phó Cỗi. Như vậy, mâu thuẫn, xung đột làm nên kịch
tính. Không có mâu thuẫn, xung đột thì không có kịch tính. Tài năng của nhà
viết kịch được thể hiện ở chỗ chọn được xung đột, mâu thuẫn điển hình để tạo
được kịch tính cho tác phẩm.
Một điều khá quan trọng là để tạo được kịch tính người nghệ sĩ phải
xây dựng được những nhân vật mang những hành động đối nghịch. Làm nổi
bật sức mạnh của hành động thể hiện khuynh hướng tính cách và ý chí tự do
của con người chính là đặc trưng thể loại của tác phẩm kịch.
Có thể nói, kịch là một thể loại “sinh sau đẻ muộn” nhưng trở thành
thể loại độc lập vì chứa yếu tố kịch tính. Qua đánh giá trên ta thấy kịch tính
chỉ có được khi người nghệ sĩ tạo ra được những mâu thuẫn, xung đột gay gắt,
những “độ căng” cần thiết, để nhân vật được bộc lộ bản chất của mình một
cách mãnh liệt nhất, đánh dấu một khoảnh khắc đặc biệt có ý nghĩa nhất trong
cuộc đời của nhân vật.
Vốn văn hóa của nhà văn càng cao, trình độ nhà văn càng cao, càng
hoàn thiện thì xây dựng kịch tính càng thành công.Có nhiều tác phẩm văn
xuôi tự sự trở thành kịch bản văn học vì đã khái quát được đời sống của nhà
văn tạo được nhân vật điển hình cho mâu thuẫn của dân tộc. Truyện Lầm than

16


của Lan Khai rất thành công khi tạo ra được hai nhân vật điển hình là Thuật
và Tép đại diện cho những người thợ mỏ cất lên tiếng nói của mình. Thành
công đó một phần nhờ vào vốn hiểu biết của nhà văn về mâu thuẫn xã hội,
giai cấp, am hiểu thế giới của những người phu mỏ. Vì thế, khi phản ánh

những xung đột giữa hai tầng lớp, giai cấp này tác giả đã tạo ra được những
kịch tính bất ngờ, gây hấp dẫn cho người đọc và nhân vật trở thành điển hình
cho giai cấp của họ.
Trong văn xuôi tự sự nhà văn cũng sử dụng yếu tố kịch trong tác phẩm
của mình, sử dụng tốt tạo thành kịch tính mang đến cho tác phẩm một ấn
tượng mạnh mẽ. Ví dụ trong truyện của nhà văn Lan Khai, Nam Cao, Vũ
Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan…Kép Tư Bền là một truyện
ngắn xuất sắc của Nguyễn Công Hoan đồng thời là một trong những tác phẩm
có tình huống giàu kịch tính nhất. Nhân vật Kép Tư Bền rơi vào tình thế cực
kì oái oăm nghiệt ngã mà không được quyền lựa chọn: trong khi người cha
thân yêu của anh ở vào phút lâm chung thì anh buộc phải ra sân khấu làm trò
cười cho thiên hạ. Xung đột trong tác phẩm được xây dựng trên cơ sở giàu nghèo. Một bên là người kép hát tài ba, hiếu thảo nhưng nghèo túng. Và bên
kia là ông chủ rạp hát giàu có nhưng nhẫn tâm, chỉ biết tôn thờ đồng tiền.Lầm
than của Lan Khai phản ánh mâu thuẫn giữa chủ mỏ và những người thợ mỏ.
Kịch tính được tạo ra từ những màn kịch hấp dẫn trong sự xung đột giữa chủ
và thợ. Chủ muốn dùng tiền để mua chuộc nhân phẩm của con người mà điển
hình là Thuật và Tép, nhưng lại nhận được sự phản kháng mạnh mẽ của họ
khiến bản chất xấu xa, bỉ ổi của chủ mỏ hiện nguyên hình.
Tuy nhiên, không phải mâu thuẫn, xung đột nào trong xã hội cũng được
tái hiện trong tác phẩm mà phải là những mâu thuẫn có tính chất kịch tính, tức
là những mâu thuẫn, xung đột tạo ra những tình huống căng thẳng, buộc các
nhân vật phải bộc lộ bản chất tính cách. Tức là nó phải mô tả những mâu
thuẫn, xung đột đang vận động của đời sống. Những mâu thuẫn, xung đột

17


trong cuộc sống được nhà văn chú ý phản ánh trên cơ sở lựa chọn theo quy
luật sáng tạo. Những mâu thuẫn, xung đột được nhà văn phản ánh thường là
những mâu thuẫn, xung đột đã phát triển đến mức độ gay gắt. Trong truyện

Tiền mất lực, Lan Khai đã thể hiện mâu thuẫn giữa tình yêu của Lô-Hli và Tô
Đay với thế lực đồng tiền. Mâu thuẫn này trở thành kịch tính khi Lô-Hli và
Tô Đay tự sát bên nhau để giữ trọn tình yêu trước con mắt đầy kinh ngạc của
Tsinèng - một kẻ dùng tiền mua được mọi thứ nhưng không thể nào mua được
tình yêu của Lô-Hli.
Trong một tác phẩm cụ thể, có thể từ một mâu thuẫn, xung đột lại nảy
sinh hàng loạt mâu thuẫn, xung đột khác nhau. Nó làm cho hoàn cảnh thêm
sinh động, hấp dẫn đối với người đọc. Chẳng hạn trong Giông tố của Vũ
Trọng Phụng mâu thuẫn có kịch tính đầu tiên từ việc Nghị Hách cưỡng hiếp
Thị Mịch. Đây không chỉ là mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân mà là giữa
một tên bạo chúa khét tiếng với dân làng Quỳnh Thôn. Từ mâu thuẫn này
hàng loạt mâu thuẫn khác nảy sinh, mâu thuẫn trong gia đình ông đồ Uẩn,
mâu thuẫn nội bộ chức dịch làng Quỳnh Thôn, mâu thuẫn giữa cha con Nghị
Hách. Những mâu thuẫn, xung đột chồng chéo, đan xen ấy tạo nên không khí
căng thẳng, sôi sục, các nhân vật được cọ sát trong một môi trường đầy kịch
tính và buộc phải bộc lộ bản chất.
Như vậy, nói đến kịch là nói đến kịch tính. Xung đột hay kịch tính là cơ
sở của kịch. Xung đột làm thành hạt nhân của các đề tài nghệ thuật. Cách thức
và hướng giải quyết xung đột làm thành hạt nhân của tư tưởng nghệ thuật.
1.3. Kịch tính trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
So với thế giới, Kịch ở Việt Nam ra đời muộn hơn, trong khoảng thập
niên 20 của thế kỷ XX, ảnh hưởng từ sự giao lưu văn hóa Đông – Tây, trong
mối tương quan giữa nghệ thuật truyền thống và nghệ thuật hiện đại. Trong
những năm đầu (1920-1930) kịch cũng giống như tiểu thuyết tập trung chủ
yếu vào những vấn đề đạo đức, xã hội đang diễn ra theo chiều hướng tư sản

18


hóa. Dưới chiều hướng này, mọi sự bất ổn trong đời sống tinh thần và vật chất

của mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều được các tác giả kịch quan tâm thể hiện.
Điều đó có thể nhận thấy trong một số tác phẩm tiên phong như Chén thuốc
độc, Tòa án lương tâm của Vũ Đình Long …. Kịch tính gia đình và kịch tính
xã hội được thể hiện rõ nhất trong vở kịch Chén thuốc độc của Vũ Đình
Long. Vở kịch phê phán những thói hư tật xấu như thói đồng bóng, tệ cờ bạc,
cô đầu, con hát…vốn là những sản phẩm trực tiếp của xã hội tư sản ở thành
thị. Chính những cám dỗ này đã dẫn gia đình nhà thầy Thông Thu từ chỗ đồi
bại về đạo đức luân lý, đến nguy cơ phá sản một cơ nghiệp, một gia đình. Lối
sống của gia đình thầy Thông Thu trong vở kịch tiêu biểu cho lối sống của
các gia đình trung lưu ở thành thị lúc bấy giờ. Mỗi người đều đi tìm thú vui
riêng của mình theo những cách khác nhau. Những công tử bột như Ấm Sứt,
Cả Nhắng - hình ảnh trung thực của lớp thanh niên đô thị đương thời, đều là
những kẻ đàng điếm, lêu lổng. Với vở kịch này, Vũ Đình Long đã đặt mỗi cá
nhân, mỗi gia đình cụ thể vào các quan hệ tư sản để khảo sát xung đột giữa
lương tri và dục vọng, giữa chiều hướng vận động của xã hội với hạnh phúc
gia đình. Điều này cho thấy kịch đã tỏ ra có khả năng trong việc thể hiện
những xung đột tâm lý - xã hội, đưa được những vấn đề đạo đức được nhiều
người quan tâm lên sân khấu.
Từ khi ra đời cho đến nay, trong suốt thời gian dài, cùng với các bộ
môn văn học nghệ thuật khác, kịch góp phần tái hiện lại đời sống sản xuất và
chiến đấu của nhân dân ta qua các thời kỳ lịch sử, thể hiện ý chí và nguyện
vọng của nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Trong thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và những năm đầu xây dựng chủ
nghĩa xã hội, văn học kịch phát triển rực rỡ. Với số lượng khổng lồ, tác phẩm
kịch mỗi khi xuất hiện được đón nhận nồng nhiệt, bởi nó đã tái hiện một cách
chân thực và sinh động cuộc sống, nó nói hộ biết bao điều trăn trở, day dứt
với sức hấp dẫn đặc biệt của một thể loại vừa mang trong mình đặc trưng văn

19



học độc đáo, vừa mang những đặc trưng riêng biệt của loại hình nghệ thuật
biểu diễn sân khấu.
Trong những năm gần đây, do sự phát triển của nghệ thuật điện ảnh, do
thiếu hụt kịch bản cùng với những nguyên nhân chủ quan và khách quan…
kịch không giữ được vị trí tiên phong trong các thể loại cuả văn học nghệ
thuật ,nhưng không phải vì thế kịch không còn sức hấp dẫn. Những vở kịch
có giá trị vẫn làm sôi động đời sống xã hội và đời sống sân khấu. Văn bản
kịch nhờ kỹ thuật mang dấu ấn hiện đại đã đến được với công chúng, những
người yêu kịch. Kịch vừa là kịch bản văn học, vừa được biểu diễn.Vì thế kịch
luôn gắn bó với sân khấu, sàn diễn và diễn viên, là sự giao duyên trong văn
học và nghệ thuật, giữa kịch bản và sân khấu .
Sự thành công của kịch, cùng với nó là sự phù hợp giữa phương thức
phản ánh của kịch với thực tại cuộc sống đã tác động sâu sắc đến tiểu
thuyết. Các nhà tiểu thuyết đã nhạy bén trong việc “nhìn sang” những kỹ
thuật viết đắc dụng của các thể loại kịch để tiếp sức, tổng hợp, gia tăng
phương thức phản ánh cuộc sống của mình. Yếu tố kịch trong tiểu thuyết
nói riêng và trong văn xuôi tự sự nói chung là một quy luật tất yếu trong
đời sống nghệ thuật
Giai đoạn 1930-1945 là một giai đoạn đầy biến động, tính chất Âu hóa
trong xã hội trở nên xô bồ, gấp gáp. Xét từ cơ sở xã hội - lịch sử, có thể nói
hiện thực xã hội trong những giai đoạn giao thời tiềm tàng trong nó yếu tố
kịch, đã ẩn chứa trong mình những kịch tính cần phải được bùng ra. Phan
Trọng Thưởng trong cuốn Những vấn đề lịch sử văn học kịch Việt Nam (Nửa
đầu thế kỷ XX) nhận xét về giai đoạn này như sau: Một trong những đặc
điểm bản chất nhất của xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ đến trước 1945 là sự
phân hóa xã hội sâu sắc, dẫn đến sự hình thành các lực lượng, các giai cấp,
tầng lớp có lý tưởng chính trị, đạo đức thẩm mĩ khác nhau. Sự phân hóa đó
diễn ra không chỉ ở địa bàn thành thị mà còn ở cả nông thôn; không chỉ ở


20


tầng lớp trí thức mà còn ở tất cả các tầng lớp; không chỉ ở mỗi cá nhân, mỗi
gia đình, mà còn bao trùm cả toàn xã hội. Có lẽ đó cũng là giai đoạn lịch sử
mang nhiều sắc thái kịch tính nhất [84;66].
“Kịch hóa trong tác phẩm tự sự” là một phương thức phổ biến trong
giai đoạn văn học 1930-1945.. Các nhà văn đã đưa vào tác phẩm tự sự tính
kịch tạo ra sự hấp dẫn cho bạn đọc. Tính kịch là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn
trong tác phẩm văn học được thể hiện qua các xung đột trong tác phẩm. Xung
đột xã hôi là cơ sở và động lực thúc đẩy cho hành động, nó quy định các giai
đoạn chính cho sự phát triển cốt truyện, sự nẩy sinh xung đột (khai đoạn, thắt
nút), sự gay gắt cao độ của xung đột (đỉnh điểm, cao trào), sự giải quyết xung
đột (kết thúc, mở nút). Các tác giả thường chọn những xung đột đã phát triển
gay gắt, không thể điều hòa và tự nó sẽ làm bùng nổ một cuộc đấu tranh gay
gắt quyết liệt. Đó là nhân tố quan trọng tạo nên “độ căng” của cốt truyện và
làm nên kịch tính. Thông qua kịch tính, nhiệm vụ của cốt truyện không chỉ
đơn giản là phản ánh hiện thực mà còn phát hiện ý nghĩa bản chất hiện thực
đằng sau xung đột. Truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố là một trong những truyện
tiêu biểu của dòng văn học hiện thực phê phán, chưa đựng nhiều xung đột
trong xã hội. Đọc văn Vũ Trọng Phụng, độc giả thấy đầy những cú vấp, cú
sốc. Lời văn kể chuyện của ông không bị đập dẹt, phẳng lặng mà luôn trồi lên
những mâu thuẫn. Đặc điểm nổi bật của tính kịch trong tác phẩm Vũ Trọng
Phụng là các xung đột kịch của ông luôn ở dạng bền vững, cho nên tiếng cười
ông tạo ra dường như không bao giờ tắt.
Với mục đích thể hiện trạng thái nhân thế, phơi bày thực trạng xã hội
thực dân phong kiến vốn đầy mâu thuẫn, xung đột các nhà văn “kịch hóa tứ
sự” này thường tập trung phản ánh vấn đề dân sinh - phong tục. Tác phẩm của
họ chủ yếu đề cập đến các quan hệ xã hội, phong tục, tập quán, các sinh hoạt
diễn ra thường ngày ở phạm vi khác nhau. Không chỉ dừng lại ở việc mô tả

cuộc sống con người với những mâu thuẫn xung đột gay gắt mà thực sự các

21


cây bút đã dựng lại trước mắt người đọc những “màn kịch” với những vai
diễn cụ thể, sinh động.
Những xung đột trong hiện thực cuộc sống rất đa dạng, xung đột
giữa các lực lượng xã hội, giữa các cá nhân này với các cá nhân khác về
quan niệm tư tưởng và quyền lợi kinh tế, về tâm lý tính cách… Có khi
xung đột xảy ra trong từng con người cụ thể giữa trí tuệ và tình cảm, giữa
tình cảm và nghĩa vụ.
Trong tác phẩm văn học, thành công luôn khai thác được tối đa sự đa
dạng, phức tạp của các xung đột để tạo nên những kịch tính buộc người xem
phải đắn đo, trăn trở, day dứt. Cảm xúc chỉ có được khi cốt truyện xây dựng
những kịch tính thông qua các xung đột. Vì vậy, kịch tính là bí quyết để tạo
nên sức hấp dẫn cho tác phẩm tự sự 1930 – 1945.
Trong giai đoạn 1930 - 1945, để tạo ra tác phẩm có kịch tính nhà văn
thường hướng đến việc thể hiện các mâu thuẫn, xung đột trên bề mặt đời sống,
mâu thuẫn giữa người này với người khác, giữa tầng lớp này với tầng lớp khác.
Sự đa dạng của xung đột phản ánh sự đa dạng vốn có của đời sống. Có những
mâu thuẫn tạo ra tiếng cười được thể hiện qua những sáng tác của Nguyễn
Công Hoan như Kép Tư Bền, Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn), có những
mâu thuẫn lại tạo ra cái bi như Tiền mất lực, Sóng nước Lô Giang (Lan Khai)...
Qua đó thấy rằng mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống cũng muôn màu, muôn
vẻ. Nhà văn với tâm hồn nhạy cảm và vốn sống phong phú đã phản ánh một
cách đầy đủ và sinh động vào trong những tác phẩm của mình.
Nhìn lại lịch sử 1930 - 1945 có thể nói xã hội Việt Nam như một nhà tù
lớn, khắp nơi nạn đói hoành hành, chế độ thực dân phong kiến tác oai tác quái
dẫn đến thảm cảnh người chết đói hàng loạt vào năm 1945. Dưới tác động của

cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội Việt Nam tiếp tục phân hóa, mâu thuẫn dân
tộc và giai cấp tăng lên. Giai cấp nông dân và giai cấp công nhân là nạn nhân
chủ yếu của chính sách bóc lột của bọn thực dân ở thuộc địa. Người lao động

22


×