Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÌNH ĐỊNH THUYẾT MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.5 KB, 5 trang )

Bình Định có núi vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh,
Em về Bình Định cùng anh,
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
Khơng chỉ có thế, Bình Định còn được xem là vùng đất của Địa Linh nhân kiệt, nơi
đã sinh ra anh hùng áo vải của dân tộc Hồng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. Bình Định
cũng là kinh đô của vương triều Champa tồn tại từ thế kỉ 10-15 và hiện nay, Bình Định là
nơi thứ 2 sau Quảng Nam sở hữu với nhiều tháp Chăm quy mô, hết sức đồ sộ, và kiến
trúc vô cùng độc đáo, với 7 cụm và hơn 13 ngôi tháp chăm cịn hiện hữu là những điểm
níu chân du khách, khó lịng rời khỏi đất Bình Định.
Chẳng những thế, Bình Định là nơi sở hữu bãi biển cực kỳ hoang sơ, quyến rũ, đẹp
đến nao lòng. Nào Kỳ Co, Eo Gió, bãi Biển Quy Nhơn cong vút như một vầng trăng
khuyết, nơi đây Hàn Mặc Tử, một trong bàn thành tứ hữu của Bình Định đã sống, đã
cười, đã khóc và quằn quại cùng vầng trăng.
Nhà Thơ Xuân Diệu đã viết: “ Ôi biển Quy Nhơn, biển mặn mà
Con thuyền rẽ sóng, sóng vờn hoa,
Cảm ơn q má mn u dấu,
Ấp ôm một thời tuổi trẻ ta”
Và bây giờ, xin mời quý vị cùng theo chân Phong, khám phá Bình Định_về Miền
Biển nhớ.
Nằm ở khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Bình Định sở hữu đường bờ biển dài
hơn 130km cùng điều kiện khí hậu lý tưởng, nhiệt độ trung bình quanh năm ấm áp nên
rất thuận lợi để phát triển loại hình du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng... Với mục tiêu


trở thành một trong những trung tâm du lịch ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bình
Định xác định tạo điểm nhấn cho các sản phẩm bằng sự khác biệt để thu hút khách.
Bình Định là nơi duy nhất của Việt Nam có tên gọi đặc biệt, thân thương nhưng đầy
bí ẩn. Tên Bình Định nghe thân quen, nhưng lại khơng pha lẫn một nét văn hóa phổ biến
nào. Bình Định được Nguyễn Ánh đặt vào tháng 6/1799, có lẽ dụng ý của ông muốn thể
hiện tư thế ngạo nghễ của người chiến thắng. Ngồi ra, Bình Định cịn mang ý nghĩa sang


bằng, dẹp yên một vùng đất, như đánh dấu việc hồn thành bình định nơi phát tích của
Phong trào Tây Sơn. Trải qua quy luật biến thiên của lịch sử, sau nhiều lần tách nhập,
Bình Định tồn tại và phát triển định hình như hơm nay.
Bình Định hiện nay là một trong 5 tỉnh có nền kinh tế trọng điểm ở miền Trung
cùng với Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Là cửa ngõ ra biển phía Đơng của các
tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào, campuchia, kết nối kinh tế, văn hóa, chính trị với các tỉnh
lân cận.
Bình Định cịn mang trên mình hình thể đặc biệt với bờ biển uốn cong kéo dài
134km tạo nên sức hút quyến rũ, đầm thấm, như cơ gái xn thì đang tràn trề sức sống,
níu bước chân của vị khách phương xa. “Muốn ăn bánh ít lá gai, lấy chồng Bình Định sợ
dài đường đi”.
Bạn có thể tới Bình Định dễ dàng bằng nhiều cách, đường hàng không với sân bay
Phù Cát (cách Quy Nhơn 25Km), đường bộ (bến xe trung tâm Quy Nhơn), và đường sắt
(ga Diêu Trì và ga Quy Nhơn). Hãy đặt khách sạn ở Quy Nhơn, ở đây buổi tối sầm uất,
đầy đủ dịch vụ về đêm như bar, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, có nhiều điểm vui
chơi, ăn uống... để bạn lựa chọn. Ở Quy Nhơn, các bạn có thể ghé thăm mộ Hàn Mạc Tử,
một thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh, trên dốc đồi thi nhân ấy, là hình ảnh của nắm mồ đau
thương, xót xa của biết bao thế hệ yêu mến Hàn Mặc Tử, yêu thơ của Hàn Mặc Tử. “ Tơi
vẫn cịn đây hay ở đâu/ ai đem tơi bỏ dưới trời sâu,/ sao bông phượng nở trong màu
huyết/ Nhỏ xuống lịng tơi nhưng giọt châu. Cùng với đó bãi tắm Hoàng Hậu (với những


viên đá hình quả trứng khá thú vị), nơi đã ghi dấu bước chân ngự giá hoa lệ của hoàng
hậu Nam Phương.
Có thời gian Quy Nhơn chưa được người ta biết đến nhiều, nhưng hiện nay, Quy
Nhơn đã được mọi người ưu tiên trong các điểm đến của Miền Trung vì vẻ quyến rũ
hoang sơ. Có một nhà thơ đã từng viết về Quy Nhơn thế này: “ Chỉ có ở quy nhơn, khi
bước ra đường, là đã gặp người quen, chỉ có ở quy nhơn với một con mực khô, một xị
rượu bàu đá, vài cây nem tré chợ Huyện, anh em ngồi với nhau dưới ánh trăng của Quy
Nhơn này là đã trở thành tri kỉ...” Tại Quy Nhơn mỗi bước chân là một vần thơ, mỗi bước

chân là một nốt nhạc, để rồi mảnh đất này được mệnh danh là Đất võ trời văn. Và hẳn
chúng ta ai cũng nhớ, vào những năm 60 của thế kỷ trước, một nhạc sỹ tài danh từ đất
Huế đã vào và đăng ký khoa tâm lý giáo dục trẻ em của trường Sư phạm Quy Nhơn nay
là trường đại học Quy nhơn, đó là nhạc sĩ Trịnh Cơng Sơn, chính Trịnh Công Sơn đã cho
ra đời bài hát Biển Nhớ, một bài hát bất hủ dành tặng cho cô ca sĩ Bích Khê, một cơ em
gái, một người u đã từng có kỉ niệm gắn bó với mảnh đất Quy Nhơn : “Ngày mai em
đi, biển nhớ tên em gọi về....” và chính bài hát này đã được dùng làm chủ đề du lịch Bình
Định năm 2017 với nội dung “Quy Nhơn_Bình Định về miền biển nhớ”.
Và bạn cũng Đừng quên dành cho mình hành trình khám phá cung đường phía
Đơng từ Quy Nhơn ra Cầu Nhơn Hội, du khách sẽ được đi trên cây cầu vượt biển dài thứ
2 ở Việt Nam, vượt qua đầm thị Nại, chạy về bán đảo Phương Mai, hướng về núi biển
Trung Lương, chùa Linh Sơn, nơi có tượng Phật ngồi cao thứ 2 ở Việt Nam. Một ngày
còn lại phải dành cho hành trình khám phá Kỳ Co - Nhơn Lý, hoặc đảo Hịn Khơ - Nhơn
Hải, nếu vẫn chưa thỏa mãn, bạn có thể đặt thuyền để đến với Cù Lao Xanh, cách đất liền
khoảng 1,5h đi tàu.
Tạm rời xa chốn xô bồ, tấp nập, chúng ta trở về với thiên nhiên hoang sơ, hùng vỹ
nhưng không kém phần diễm lệ, nơi đây hứa hẹn sẽ làm siêu lịng bất kì ai khi họ đặt
chân đến. Đó là khu du lịch sinh thái Hầm hơ. Với một dịng nước trong xanh, len lỏi qua
những tản đá hoa cương hết sức đẹp mắt, Hầm Hô như là lựa chọn không thể thiếu với du


khách khi đặt chân đến Bình Định. “ Hầm hơ nước chảy trong xanh, Dưới sông cá lội trên
cành chim reo”.
Bên cạnh đó, Bình Định cũng chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa nhằm
khai thác tối đa lợi thế vốn có. Đây được xem là loại hình du lịch nền tảng của Bình Định
Bình Định, quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, hơn 200
năm đã trôi qua, nhưng dấu ấn về phong trào Tây Sơn, triều đại Tây Sơn vẫn còn in đậm
ở nơi đây với những di tích Điện Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung, Thành Hồng đế.
Bên cạnh đó, dịng văn hóa phi vật thể ở Bình Định cũng vô cùng phong phú như
các lễ hội, nghệ thuật hát bội, nhạc võ Tây Sơn, ca kịch bài chòi, múa hát bá trạo của cư

dân miền biển… Những lễ hội mang tính chất truyền thống và dân gian như :
Lễ hội chiến thắng Đống Đa, Lễ hội cầu ngư, Lễ Cúng Cá Ông , Lễ Hội Tây Sơn
…và nhiều lễ hội giàu tính nhân văn của ba dân tộc thiểu số miền núi: Bana, Chăm, H’re
sống trên đất Bình Định đã tạo nên một bản sắc văn hoá của riêng vùng đất này. Đây là
những món ăn tinh thần đặc sắc khơng chỉ đối với nhân dân Bình Định mà nó cịn là đặc
sản để giới thiệu đến bạn bè trong và ngồi nước.
Văn hố ẩm thực, Bình Định với nhiều sản vật ẩm thực nổi tiếng đã trở thành một
nét văn hố đặc sắc khơng thể khơng nhắc đến: bánh Ít Lá Gai, nem chua Bình Định
(nem chợ Huyện), Rượu Bàu Đá, thức uống được xếp vào hàng Quốc Tửu.
“Ai về Bình Định q tơi
Uống rượu Bàu Đá mà xem bài chịi
Q tơi có biển mặn mịi
Hàng dừa xanh biếc bồi hồi xuyến xao”
Gọi Bình Định là mảnh đất của văn chương, thi ca vì nơi đây đã sản sinh, nuôi
dưỡng những tâm hồn thơ, những nhà thơ lớn trong nền văn học và trên thi đàn Việt
Nam.


Đó là Đào Duy Từ với những dịng thơ mang nỗi trắc ẩn bôn ba của một danh sĩ
đội lốt chăn trâu, chí nam nhi thời loạn, sự thức thời trước sứ mạng vua tôi bên cạnh lẽ
ứng xử trong bối cảnh một đất nước tồn vong vì họa ngoại bang. Là Đào Tấn, ông Hậu tổ
của hát bội, một nhà thơ xuất sắc và nhà từ khúc lỗi lạc, rồi đất Vân Sơn với 5 cha con họ
Nguyễn đều giỏi từ phú, thi ca. Là một Mai Xuân Thưởng với tiếng thơ là tiếng thốt tận
đáy lòng trước lúc đầu rơi, một Tăng Bạt Hổ bôn ba trùng dương hải ngoại, là Nguyễn Bá
Huân ưu thời mẫn thế, là Nguyễn Trọng Trì chí khí lắng sâu đêm nguyệt tận, là Đào
Phan Duân tiết tháo, Hồ Sĩ Tạo xả thân dưới cờ nghĩa...
Trong phong trào thơ mới, mảnh đất này lại sản sinh ra những thi nhân tài hoa
tuyệt vời. Đó là một Xn Diệu với nỗi cơ đơn rợn ngợp trong một biển tình lai láng, Hàn
Mặc Tử những bó hoa của miền phiêu linh, Chế Lan Viên với gạch rụng sao rơi vắt
ngang những ánh mắt Chiêm Thành. Và còn là thi nhân Quách Tấn với sự trang trọng và

đài các của một ngọn gió Đường Thi phả trên bờ giậu lũy tre, suối ngọt mây thơm quê
hương Bình Định. Là một Yến Lan cùng những tiếng gọi đò chờn vờn trong trăng lạnh...
Ở nơi đây, dường như thơ ca đã ngấm vào máu thịt, từ những người học cao hiểu
rộng cho đến những người nông dân chân lấm tay bùn. Làm nên một bản sắc riêng Bình
Định trong bầu trời thơ ca Việt Nam với con người, non nước và truyền thống rực rỡ của
thi ca.
Cho đến hiện tại, nhiều người vẫn yêu quý, trân trọng dành tặng cho Bình Định cái
tên Xứ nẫu, hay Miền Đất thơ, miền đất võ, cũng có thể là miền đất tuồng.... nhưng dù cái
tên nào đi nữa, thì Bình Định cũng đã trở thành một dấu ấn khó phai trong lịng người
con Bình Định “Lần này ta lại nhớ Quy Nhơn
Tâm trí nao nao sáng chập chờn
Bình Định bao giờ em trở lại
Hàng dừa trong gió gọi từng cơn”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×