Bắc Giang: Tăng cường vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi

|
Lượt xem:
Chế độ ban đêm OFF
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Bắc Giang là tỉnh miền núi, có địa bàn rộng, diện tích tự nhiên là 3.828 km2, dân số khoảng 1,8 triệu người. Toàn tỉnh có trên 478 nghìn trẻ em, chiếm khoảng 28% dân số; trong đó, số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trên 138 nghìn trẻ em, chiếm 28,9% tổng số trẻ em của toàn tỉnh.

Để đảm bảo thực hiện tốt các quyền của trẻ em do Luật Trẻ em quy định; thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 17/5/2019 phê duyệt Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2019-2025, của  Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và căn cứ tình tình thực tiễn của tỉnh, từ 2019 đến nay, UBND tỉnh ban hành 08 văn bản về công tác trẻ em, vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi (gồm 01 Chỉ thị, 06 Kế hoạch, 01 Công văn, như: Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 24/5/2019 về tăng cường công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh; các Kế hoạch: (số 289/KH-UBND ngày 22/01/2020 về việc thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; số 1386/KH-UBND ngày 04/4/2020 về việc thực hiện đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em trên địa bàn tỉnh; số 311/KH-UBND ngày 05/7/2021 về việc thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030...).

Ảnh minh họa

Tăng cường truyền thông vận động nguồn lực thực hiện Đề án:

Các sở, ngành, đoàn thể và địa phương trong tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCS&GDTE), vận động nguồn lực theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Công tác tuyên truyền tập trung vào nội dung: Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, chương trình, kế hoạch, mục tiêu về trẻ em; vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi...: Tuyên truyền trên hệ thống băng zôn, pano, áp phích; tuyên truyền lồng ghép trong các hội nghị, tập huấn; tổ chức truyền thông lưu động tại các địa phương, đặc biệt tại các địa bàn khó khăn; in, cấp phát tài liệu, tờ rơi; đăng tải tin, bài, ảnh, phóng sự trên Báo, Đài, hệ thống loa truyền thanh các cấp... Tổng hợp một số ngành, đoàn thể tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Dân tộc, Hội bảo vệ quyền trẻ em tỉnh...) từ 2019-2021, đã tổ chức trên 200 cuộc tuyên truyền, 60 hội nghị, hội thảo, chuyên đề về BVCS&GDTE, trong đó lồng ghép công tác vận động xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho khoảng 110 nghìn lượt người tham gia. In và phát hành hàng nghìn tài liệu, tờ rơi, pa nô, áp phích tuyên truyền về nội dung Luật trẻ em; chung tay vì trẻ em nghèo; công tác vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi… Các cơ quan báo chí, hệ thống loa truyền thanh các cấp đã đăng tải, tuyên truyền hàng nghìn tin, bài, phóng sự, chuyên mục về công tác BVCS&GDTE; chung tay vì trẻ em nghèo; không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau; cho đi là còn mãi; tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em; lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều; xuân yêu thương… Các hoạt động tuyên truyền, vận động đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động trong công tác vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch của UBND tỉnh

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chỉ đạo các địa phương rà soát, đánh giá nhu cầu cần hỗ trợ của trẻ em, đặc biệt trẻ em ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức truyền thông lưu động tại các địa bàn khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; in, cấp phát tài liệu; đăng tải tin, bài, ảnh, phóng sự trên Báo, Đài, trang điện tử của Sở; đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chỉ đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh vận động nguồn lực từ các tổ chức, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh hỗ trợ thực hiện các mục tiêu về trẻ em...; kết quả: Tặng quà cho 3.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo; 12 thiết bị đồ chơi ngoài trời cho các trường mầm non; hỗ trợ 23 trẻ em phẫu thuật tim bẩm sinh... với tổng số tiền 3,2 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh. Tặng 400 suất đồ ấm cho 400 trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi trị giá 200 triệu đồng từ nguồn vận động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hỗ trợ 01 tỷ đồng cho 1.000 trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tại các cơ sở tập trung từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tổ chức vận động được trên 10 tỷ đồng, nguồn quỹ vận động được dành cho các hoạt động: cấp học bổng cho 824 trẻ; hỗ trợ 05 công trình nước sạch cho trường mầm non và Tiểu học khó khăn; tặng 210 xe đạp, 25 xe lăn, trên 3.500 suất quà và các hỗ trợ đột xuất khác; phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tổ chức bàn giao công trình trường Tiểu học Nghĩa Phương, huyện Lục Nam và thiết bị học tập...

Sở Giáo dục và Đào tạo: 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tổ chức tốt các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong các tiết học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; thực hiện tốt công tác rà soát, lập danh sách trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo và trẻ em thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi để hỗ trợ gạo, sách vở và chi phí học tập; phối hợp với ngành Y tế theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ mầm non; đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe định kỳ (02 lần/năm học) và theo dõi sự phát triển thể lực theo quy định; thực hiện đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới...

Sở Y tế: Tổ chức tư vấn dinh dưỡng, hướng dẫn thực hành phòng, chống suy dinh dưỡng, cân trẻ, chấm biểu đồ cho phụ nữ mang thai, bà mẹ có con dưới 5 tuổi, có con suy dinh dưỡng; hỗ trợ thực phẩm và truyền thông thay đổi hành vi cho các mô hình giáo dục và phục hồi dinh dưỡng, trẻ suy dinh dưỡng nghiêm trọng (trong tình trạng khẩn cấp), giảm bệnh thông thường của trẻ < 5 tuổi thông qua cải thiện thực hành nếp sống vệ sinh môi trường và điều kiện tiếp cận đến dịch vụ y tế...

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ đạo lồng ghép nội dung BVCS&GDTE trong hoạt động của công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm đầu tư và phát triển, cơ bản đáp ứng việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao cho trẻ em. Đến nay, toàn tỉnh đã có 10/10 huyện, thành phố có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; 05/05 huyện có Hội trường Nhà văn hóa đa năng (Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang, Tân Yên, Lục Ngạn); tổ chức tuyên truyền lưu động tại cơ sở 25 buổi, chiếu phim tuyên truyền 105 buổi cho trên 90 nghìn lượt người xem...

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh: Phối hợp vận động nhân dân tích cực hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em; nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết thiếu nhi 01/6, năm học mới, Tết Trung thu và thông qua chương trình: Tết sum vầy, San sẻ yêu thương, Chia sẻ cùng em thơ vượt qua đại dịch… đã ủng hộ xe đạp, sách vở, tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh nghèo vượt khó trong đó có trẻ em là người dân tộc thiểu số và miền núi để đi học với số tiền gần 400 triệu đồng.

Ban Dân tộc tỉnh: Tổ chức vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em, phối hợp với các địa phương trong việc đánh giá nhu cầu cần hỗ trợ cho trẻ em; nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết thiếu nhi 01/6, năm học mới và Tết Trung thu, đã vận động được gần 2,5 tỷ đồng. Nguồn vận động được dành cho các hoạt động: Tặng quà, cấp học bổng, tặng xe đạp, quần áo ấm cũ và mới, mũ, khăn ấm, tất… cho 9.100 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em thuộc vùng dân tộc thiểu số; xây mới 08 điểm vui chơi giải trí cho thiếu nhi; 01 nhà Khăn quàng đỏ; trao tặng các máy lọc nước sạch công nghệ Nano cho Trường tiểu học khó khăn...

Hội bảo vệ quyền trẻ em tỉnh: Tổ chức vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Thông qua Chương trình chắp cánh ước mơ cho trẻ em nghèo hàng năm, các gói hỗ trợ... đã hỗ trợ cho gần 500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trẻ em nghèo, cận nghèo trị giá 867 triệu đồng (bằng tiền mặt và quà); hỗ trợ về dinh dưỡng và y tế tại các trường học đang gặp khó khăn về dinh dưỡng do ảnh hưởng của dịch Covid-19...

Hạn chế, khó khăn trong công tác BVCS&GDTE, vận động nguồn lực

- Một số cấp ủy, chính quyền ở các xã đặc biệt khó khăn chưa nhận thức đầy đủ về tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác BVCS&GDTE, vận động nguồn lực. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về BVCS&GDTE, vận động nguồn lực còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn thiếu thốn; vẫn còn những phòng học tạm, điểm trường lẻ chưa đáp ứng điều kiện học tập theo quy định.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của tỉnh nhìn chung còn cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ được chăm sóc giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non chưa đạt mục tiêu đề ra.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn; số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn cao (trên 138 nghìn trẻ em); trong đó, có trên 26 nghìn trẻ em có nhu cầu khám chữa bệnh và dinh dưỡng,  32 nghìn trẻ em có nhu cầu hỗ trợ thiết bị vui chơi, giải trí và đồ ấm...

- Nguồn kinh phí bố trí cho công tác trẻ em, đặc biệt là việc vận động hỗ trợ nguồn lực cho trẻ em còn thiếu, chủ yếu dựa vào nguồn huy động từ Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp. Nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội về việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ em còn nhiều hạn chế...

Giải pháp thực hiện tốt hơn công tác vận động nguồn lực trong thời gian tới

Nhằm phát huy kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế trong thời gian vừa qua, cần tập trung thực hiện đồng bộ giải pháp trọng tâm sau:

(1) Tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với công tác BVCS&GDTE, vận động nguồn lực xã hội để hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. (2) Đổi mới phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về công tác vận động nguồn lực xã hội để hỗ trợ trẻ em. (3) Vận động, hình thành mạng lưới các nhà tài trợ và cung cấp nhu cầu hỗ trợ tại địa phương; điều phối việc hỗ trợ cho trẻ em thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi về khám chữa bệnh, dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học; vui chơi, giải trí, đồ ấm cho trẻ em phù hợp theo độ tuổi. (4) Đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành về BVCS&GDTE; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc vận động nguồn lực; tiếp nhận, phân phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ cho trẻ em theo đúng quy định của pháp luật. (5) Các địa phương cần chú trọng công tác quy hoạch, bố trí ngân sách và đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí cho trẻ em. (6) Kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp, vận động nguồn lực hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Việc hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi là hoạt động thiết thực, ý nghĩa, nhân văn, thể hiện đậm nét truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta, qua đó giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi… có cuộc sống và học tập trong điều kiện tốt hơn, bảo đảm quyền trẻ em theo quy định; muốn vậy, rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, các quỹ từ thiện, quỹ xã hội, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đối với sự nghiệp vì trẻ em./.

CTV: Ong Thị Tuyết - TE

Trung bình (0 Bình chọn)

Liên kết Liên kết

Video Giới thiệu Video Giới thiệu

Không tìm thấy video nào

Thư viện ảnh Thư viện ảnh

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 13,551
Tổng số trong ngày: 1,023
Tổng số trong tuần: 11,764
Tổng số trong tháng: 34,723
Tổng số trong năm: 805,897
Tổng số truy cập: 18,188,716