Độc giả Saigon Nhỏ nghĩ gì về Trịnh Công Sơn?

  • SGN
Share:

Từ bộ phim gây tranh cãi Em và Trịnh đến tiếp theo là sự kiện một số cơ quan văn hóa Việt Nam “mời làm việc” ca sĩ Khánh Ly khi bà hát ca khúc Gia tài của mẹ tại Đà Lạt trong khuôn khổ chuyến lưu diễn 60 năm sự nghiệp, những gì liên quan nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang thổi bùng sự quan tâm dư luận, đặc biệt trên mạng xã hội.

Với một số người, Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ tài năng thiên phú, với những sáng tác tự tình dân tộc đầy chất triết học sâu lắng của một tâm hồn nhạy cảm. Với những người khác, Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ xu thời, người không chỉ yếm thế mà còn hèn nhát trước những thay đổi thời cuộc.

Riêng bạn, bạn nghĩ gì về Trịnh Công Sơn?

Ông là một nhạc sĩ thiên tài, xứng đáng đứng cạnh những tên tuổi khổng lồ trong nhạc sử Việt Nam như Phạm Duy, Văn Cao, Cung Tiến…?

Có một số ý kiến rằng Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ tài hoa nhưng tài năng không thể sánh với những tượng đài tầm cỡ như Phạm Duy.

Trong một phát biểu mới đây, ca sĩ Khánh Ly nói: “Ông Sơn đối với tôi không phải thiên tài, đừng ai tạc tượng hay đề cao quá mức, kêu ông ấy là thánh nhân. Ông Sơn cũng như tất cả chúng ta, là một con người bình thường. Chỉ có điều, ông có trái tim biết giữ lại những điều ông quý trọng rồi gửi cho mọi người”.

Bạn có đồng ý với nhận định này?

Trong một bài báo trên Talawas ngày 1 Tháng Tư 2008, nhà báo Bùi Văn Phú (California) cho biết, ngày 22 Tháng Ba 2008, từ Houston, Texas, Tổng hội cựu Chiến sĩ Quân lực VNCH trong một thông báo đã đưa ra những nhận định sau: Trịnh Công Sơn là văn nô của cộng sản Việt Nam; Trịnh Công Sơn đã cộng tác và được chế độ cộng sản Việt Nam ưu đãi; Trình diễn ca nhạc Trịnh Công Sơn là tiếp tay cho Nghị quyết 36 của cộng sản Việt Nam dưới chiêu bài tuyên vận, ru ngủ tinh thần đấu tranh của Cộng đồng Người Việt Quốc gia tị nạn cộng sản tại hải ngoại…

Kể từ đó đến nay, cộng đồng người Việt hải ngoại có thay đổi quan điểm như vậy về Trịnh Công Sơn?

Có tồn tại một “con người chính trị” rõ ràng và “mẫn cảm trước thời cuộc đất nước” trong Trịnh Công Sơn?

Bạn có đồng ý với nhận xét rằng Trịnh Công Sơn chỉ là người “gió chiều nào, theo chiều đó” – như ý kiến của khá nhiều người?

Bạn nghĩ gì về những sáng tác của Trịnh Công Sơn sau 1975?

Trong ca khúc “Gia tài của mẹ”, ông viết: “Gia tài của mẹ là nước Việt buồn”. Cá nhân ông, hơn 20 năm sau khi chết, “gia tài” để lại của ông là một di sản âm nhạc lẫn con người tiếp tục gây tranh cãi giữa những tranh luận gay gắt như thể “hai mươi năm nội chiến từng ngày” chưa bao giờ thật sự chấm dứt trên một “nước Việt buồn”.

Bất luận thế nào, dù Trịnh Công Sơn chọn chỗ đứng ở đâu trong dòng chảy lịch sử lẫn những biến động thời cuộc quê hương, bạn vẫn yêu quí nhạc sĩ này cũng như những sáng tác của ông?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: