, //, :: GTM+7
Thứ Ba, 04/07/2023, 15:59

Loại củ đen sì, gai sắc nhọn, dân buôn ngày bán hàng tạ

ANH THƯ
Loại củ này vỏ ngoài đen sì nhưng phần ruột trong trắng muốt, ăn rất bở khiến rất nhiều người ưa thích.

Cây ấu hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước, kỵ thực, lăng thực (Trung Quốc), macre, krechap (Campuchia), là loài thực vật thuộc chi Trapa. Chúng là cây thủy sinh, thường sinh sống ở vùng nước đọng không quá 5m sâu. Ở nước ta, loại cây này được trồng ở nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước.

Loại cây này thân ngắn có lông. Lá nổi có phao ở cuống, hình quả trám, mép trên có răng cưa, dài 4 - 5cm, rộng 6 - 7cm, cuống dài 6 - 15cm, giữa có phao. Mặt trên của lá nhẵn, màu lục thẫm. Mặt dưới màu hung đỏ, có lông tơ. Cuống lá xốp ruột, phình ra có tác dụng như cái phao để nổi lên trên mặt nước.

Quả ấu thường gọi là "củ" vì nó phát triển dưới nước đến khi già thì rụng và vùi xuống bùn. Củ có màu đen sì, 2 sừng, đầu sừng hình mũi tên. Trong quả chứa một hạt, trong hạt có nhiều bột trắng ăn rất bở. Loại củ này thường được luộc lên rồi thưởng thức.

Những củ ấu thu hoạch lên sẽ được làm sạch trước khi luộc.

Chị Vũ Thơm – một người trồng ấu ở Tiên Lữ (Hưng Yên), cho biết cây ấu là một trong những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, mức thu nhập cao gấp 2 - 3 so với trồng lúa. Điều đặc biệt là loại cây này dễ trồng, không cần chăm sóc gì nhiều.

“Thông thường, tôi sẽ lấy củ ấu già, vo tròn trong nắm đất rồi thả xuống ao, đầm vào khoảng tháng 2 Âm lịch. Sau vài tháng, ấu bắt đầu cho thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài 2 - 3 tháng”, chị nói.

Cây mọc ở dưới ao, đầm, ruộng trũng nên người trồng chỉ cần ươm giống, cây sẽ tự hút chất dinh dưỡng từ bùn đất để phát triển. Chị cho biết dường như không cần phải bón phân gì cả mà chúng vẫn lên tươi tốt, sức sống lại dẻo dai.

Mỗi cân ấu đang được bán lẻ giá lên đến 25.000 đồng/kg.

Năm nay, chị thu hoạch củ ấu từ đầu tháng 6. Có ngày thu hoạch được đến hơn hơn 3 tạ củ ấu nhưng có đến đâu đều bán hết đến đó. “Chủ yếu khách đến tận bờ, đợi thu hoạch rồi mua luôn. Nếu không bán hết, chúng tôi sẽ đem về chợ gần nhà bán hoặc bán cho dân buôn”, chị chia sẻ.

Không chỉ trồng ấu, gia đình chị còn kết hợp thả cá phía dưới để tăng thêm thu nhập hằng năm. Bởi cây ấu làm giảm nhiệt độ nước vào mùa hè giúp cá phát triển tốt. Mặt khác, phân cá thải ra lại trở thành nguồn dinh dưỡng nuôi cây ấu phát triển.

Cũng vừa đóng xong gói hàng đến gần 30kg gửi cho một khách ở Hà Nội, chị Nguyễn Phượng (Thái Bình) cho biết hiện tại củ ấu đang vào mùa thu hoạch nên số lượng rất sẵn, khách đặt mua bao nhiêu cũng có. Chị chủ yếu bán online và bán cho khách ở Hà Nội.

Dân buôn ngày bán hàng tạ củ ấu cho khách khắp nơi.

“Tôi đang bán giá 25.000 đồng/kg và ngày nào cũng có hàng. Những củ ấu nhà tôi đảm bảo ngon, bở. Khách nhận hàng về rửa sạch và đem luộc rồi thưởng thức. Đây là thức quà quê, sạch, ngon nên được nhiều người ưa chuộng lắm”, chị nói.

Trung bình mỗi ngày chị bán từ hơn 1 tạ đến hơn 2 tạ củ ấu cho cả khách lẻ và khách sỉ. Trong đó, phí vận chuyển khách sẽ chịu nên nhiều khách thường gom mua chung để giảm giá phí.

Theo y học cổ truyền, củ ấu có vị ngọt, tính mát, vào tỳ, tác dụng ích khí kiện tỳ, thanh thử giải nhiệt lương huyết, trừ phiền chỉ khát. Những củ ấu già có tác dụng kiện tỳ bổ khí, và những loại ấu này thường được sử dụng trong trường hợp tỳ hư tiết tả. Củ ấu còn giúp cơ thể thanh lọc giải độc đặc biệt đối với gan, điều trị hiệu quả với bệnh tiêu chảy…

Bình luận

Xem nhiều

Có cảnh báo trên báo cho rằng, không nên uống sữa bò kết hợp hoa quả chua (cam, quýt), bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%.
1

Tại xã Tân Hưng Ðông (huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau), chị Nguyễn Thị Quyên đã nghiên cứu, áp dụng phương pháp nuôi cua trong hộp nhựa bằng công nghệ lọc tuần hoàn. Mô hình này mở ra cơ hội cho những người có ít đất sản xuất.



Nổi bật

Bây giờ đi đâu cũng rầm rộ xây dựng Nông thôn mới, nhưng chẳng nghe trong báo cáo nào khoe “xã tôi thôn tôi có phong trào đọc sách”.
Được quan tâm





Tiến sĩ Trần Đức Tường, giảng viên khoa Khoa học Tự nhiên - Trường ĐH Đồng Tháp, bắt đầu nghiên cứu trồng nấm vân chi đỏ từ năm 2015. Đến nay, sản phẩm đã sẵn sàng thương mại hóa.

Đăng ký nhận tin nóng
Giúp bạn cập nhật các thông tin mới nhất