| Hotline: 0983.970.780

Đường Lâm: Làng cổ được ví như 'Bảo tàng lối sống nông nghiệp'

Thứ Hai 21/12/2020 , 10:28 (GMT+7)

Nếu coi hai phố cổ Hà Nội và Hội An là “Bảo tàng lối sống đô thị” thì làng cổ ở Đường Lâm lại là nơi được ví như “Bảo tàng lối sống nông nghiệp”.

Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 50km, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng cổ ở Bắc Bộ với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình … và đặc biệt là 956 ngôi nhà truyền thống. 

Cổ ấp ngàn năm tuổi này được coi là ngôi làng đại diện tiêu biểu cho một mô hình nông thôn hoàn chỉnh của Đồng bằng Bắc Bộ, nơi khiến du khách đến thăm ví von là “Bảo tàng lối sống nông nghiệp”.

Làng cổ ở Đường Lâm ngoài các điểm tham quan tiêu biểu, các giá trị nổi bật du khách thường thăm nơi trú sinh sống của bao thế hệ người dân làng cổ là những ngôi nhà có tuổi đời vài thế kỷ. Đình làng Mông Phụ nằm ngay trung tâm làng cổ được làm theo kiểu 4 lá mái với họa tiết trang trí bay bổng hình mây cuộn, rồng bay. Trên thân các cột xà, thanh xà đều được trạm khắc hết sức tinh sảo với họa tiết đầu rồng, tứ linh, tứ quý, chim phượng.

Tập trung nhiều nhà cổ nhất là ở thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh, nơi có những ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850... Nếu căn nhà cổ bằng gỗ có tuổi đời 369 năm thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (51 tuổi, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) được coi là cổ nhất thì chỉ ít hơn 69 năm tuổi là căn nhà của gia đình ông Hà Hữu Thể (xóm Xui, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm).

Căn nhà ông Hà Hữu Thể được xếp hạng là nhà cổ loại I nằm ngay gần đình làng Mông Phụ. Ngôi nhà cổ ở được, đến nay là 13 đời gồm có 7 gian, hoàn toàn sử dụng mộng, không sử dụng đinh sắt để liên kết các chi tiết với nhau. Mái nhà lợp ngói ri, nền nhà lát gạch đất nung, tường nhà bằng đá ong, rui, mè bằng gỗ.

Ẩn sâu trong những ngôi nhà cổ là các phong tục tập quán, tín ngưỡng, gia phong, được truyền từ nhiều đời nay. 

Cùng với ngôi nhà cổ kính hằng trăm tuổi, Đường Lâm còn nổi tiếng là nơi vẫn còn lưu giữ những nghề truyền thống như làm tương, có từ hàng ngàn năm nay và nhà nào cũng có ít nhất vài chum tương ở góc sân nhà. 

Nguyên liệu chủ yếu của tương Đường Lâm là ngô, đỗ hoặc gạo nếp. Đây là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình và là đặc sản dành cho du khách khi về thăm di tích làng cổ Đường Lâm.

Ngoài nhà ông Hà Hữu Thể, nhiều căn nhà cổ khác ẩn mình giữa thôn xóm, phủ màu vàng nắng trên ngói vẩy cá đặc trưng mà tuổi đời cũng phải vài thế kỉ như nhà cụ Thiết. Theo cụ bà 95 tuổi, chủ nhà thì ngôi nhà cổ này được xây dựng từ các vật liệu đặc trưng của xứ Đoài xưa như gỗ quý, gạch bát tràng, gạch chỉ, thẻ , đá xanh, tảng, đá ong…

Mái ngói nhà ông Hà Hữu Thể được lợp xuôi võng xuống theo hình cánh diều và được xếp nhiều lượt dày tới 20cm.

Phía ngoài hiên nhà cụ Thiết được lát gạch Bát Tràng với các hàng cột gỗ (cao khoảng 1,7m) chạy ngang từ đầu nhà đến cuối nhà. Chân các cột cái, cột quân, cột hiên bằng đá tròn.

Ngày cuối tuần, sẽ là thiếu sót nếu những ai thích những chuyến du ngoạn ven đô mà bỏ qua Đường Lâm, nơi đưa ta trở về với làng quê bình yên, trở về với những ký ức cổ kính hàng trăm năm tuổi. Dấu chân của du khách nhí trên những con đường lát gạch với những bức tường in dấu thời gian ở Đường Lâm ngày cuối tuần…

… một không gian đậm hồn làng Việt từ những bức tường, lối đi lát gạch nghiêng đến những bức tường đá ong màu vàng sụm nổi bật… ở nơi được mệnh danh là một trong những ngôi làng cổ nhất miền Bắc.

Quảng Trị Marathon 2024 ra mắt huy chương và áo đấu

Quảng Trị Marathon 2024 ra mắt huy chương và áo đấu

Ảnh 08:36

Lấy cảm hứng từ biểu tượng Thành cổ Quảng Trị và chim bồ câu mang khát vọng hòa bình, huy chương được trau chuốt với nét thẩm mỹ đậm văn hóa, tinh thần dân tộc.

Không gian xanh như Đà Lạt thu nhỏ ở TP.HCM

Không gian xanh như Đà Lạt thu nhỏ ở TP.HCM

Ảnh 09:50

Được bao phủ bởi không gian xanh thiên nhiên, quán cà phê Cú Trên Cây mang đậm chất Đà Lạt giữa TP.HCM là điểm dừng chân thích hợp cho những ngày nắng nóng.

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Ảnh 09:50

ĐỒNG NAI Với hình thù đặc trưng, giống gà Mã Đà vừa có thể nuôi làm cảnh, vừa có thể để bán làm thịt đặc sản với giá trị kinh tế cao.

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Ảnh 17:00

Để chống hạn cho cây trồng, nông dân Hà Tĩnh đào giếng, lắp hệ thống tưới tự động, thậm chí đem cả thức ăn dự trữ cho trâu bò ra tấp ủ gốc cây.

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Ảnh 09:34

BẮC KẠN Hơn 100 sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn được giới thiệu, trưng bày, nhằm góp phần nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch.

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Ảnh 15:30

Trường Sơn có vinh quang của Tổ quốc thống nhất, có nỗi đau của những Mẹ Việt Nam anh hùng và chứng tích rõ ràng nhất là Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm