Danh sách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nhiệm kỳ V

Danh sách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương Nhiệm kỳ V

 

* PGS, TS, Nhà Văn, Nhà báo Nguyễn Thế Kỷ
* Ngày, tháng, năm sinh:
 25/8/1960
* Quá trình công tác:
 Phóng viên, Biên tập viên, Phó ban, Trưởng ban Ban Biên tập Đài PTTH Nghệ Tĩnh; Phó Giám đốc Đài PTTH Nghệ An; Tỉnh ủy viên, Tổng Biên tập Báo Nghệ An, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An; Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Vụ trưởng Vụ Báo chí, Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; Vụ trưởng Vụ Báo chí-Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ III); Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ IV); Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 + Kịch, sân khấu: Chuyện tình Khau Vai (cải lương, 2013); Mai Hắc Đế (cải lương, 2014); Hừng Đông (cải lương, 2016 và dân ca Nghệ Tĩnh, 2017); Thầy Ba Đợi (cải lương 2017); Hoa lửa Truông Bồn (kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh, 2017); Huyền thoại Gò Rồng Ấp (kịch nói, 2019); Ngàn năm mây trắng (kịch hát, gồm: chèo, cải lương, xẩm, ca Huế, 2019); Nợ nước non (cải lương-dân ca, 2022);
 + Tiểu thuyết: Chuyện tình Khau Vai (NXB Văn học, 2019); Hừng Đông (NXB Văn học, 2020); Nợ nước non (tập 1, NXB Văn học, 2022) và Lênh đênh bốn biển (tập 2, NXB Văn học, 2023) của bộ tiểu thuyết Nước non vạn dặm.
 + Thơ: Trở lại triền sông (NXB Văn học, 2017); Nhớ thương ở lại (NXB Kim Đồng, 2019);
 + Lý luận, phê bình: Lý luận văn hóa, văn nghệ Việt Nam - Nền tảng và phát triển (2 tập, NXB Văn học 2017 và 2019);
 + Báo chí và Truyền thông: Nói năng, giao tiếp trên đài truyền hình (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010); Báo chí và truyền thông Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ( 02 tập, NXB Thông tin và Truyền thông, 2016 và 2020... 

 - Huân chương Độc lập hạng Ba; các giải thưởng VHNT: Giải Vàng kịch bản, Liên hoan Sân khấu quốc tế Trung Quốc-ASEAN (2018); Giải thưởng Văn học nghệ thuật (2015) cho vở diễn Mai Hắc Đế của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Giải A cho vở diễn Hừng Đông (2015) của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam; Giải C cho kịch bản Hoa lửa Truông Bồn (2017) của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Giải Mai Vàng (2019) của Báo Người Lao Động và Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà báo Trần Thanh Lâm
* Ngày, tháng, năm sinh: 
11/9/1973
* Quá trình công tác: Giảng viên, Bí thư Chi đoàn, Phó Bí thư, Bí thư Đoàn trường Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nam; Ủy viên Ban Thường vụ Thị Đoàn Phủ Lý (Hà Nam); Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Đoàn Hà Nam; Phó Chánh Văn phòng, Thư ký Bí thư thứ nhất, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn; Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong; Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam; Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Chủ tịch (kiêm nhiệm) Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).

* TS, Nhà báo Bùi Thế Đức
* Ngày, tháng, năm sinh: 
28/3/1958
* Quá trình công tác: Cán bộ Cơ quan Bộ Giáo dục; Chuyên viên Vụ Khoa học xã hội - Ban Khoa giáo Trung ương; Quyền Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Đoàn; Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền (Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Ban Tuyên giáo Trung ương); Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Các cơ quan Trung ương; Bí thư Đảng ủy Cơ quan Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Chủ tịch kiêm nhiệm, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: 40 năm hợp tác và phát triển (đồng tác giả), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; Công tác Tuyên giáo trước yêu cầu mới, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2016; Ô cửa nhỏ nhìn ra đại dương (nghiên cứu, phê bình), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017; Công tác Tuyên giáo trong sự nghiệp đổi mới, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017; Hương vị thời gian (tập thơ), NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2022.

* PGS, TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân
* Ngày, tháng, năm sinh: 1/8/1956
* Quá trình công tác: Biên chế chính thức tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Quyền Trưởng phòng Nghệ thuật; Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ; Phó Chủ nhiệm Khoa Lý luận-Sáng tác - Chỉ huy Nhạc viện Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V; Phó Tổng thư thứ Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V, Phó Chủ nhiệm Khoa Lý luận – Sáng  tác-Chỉ huy Nhạc viện Hà Nội; Trưởng Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Bí thư Chi bộ Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VI; Đại biểu Quốc hội khóa XI; Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VII, được bầu là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Bí thư Chi Bộ Hội Nhạc sĩ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VIII, Bí thư Chi Bộ Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam khóa VIII, Phó Bí thư Đảng bộ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Đảng Đoàn Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2015-2020), Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam khóa IX; Được tiếp tục bầu là Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Ủy viên Ban Chấp hành khóa III (2020-2025) Đảng bộ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam khóa X; Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Được bầu vào Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Phó Chủ tịch kiêm nhiệm Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025); Ban Bí thư Trung ương Đảng công bố Quyết định về việc chỉ định Bí thư Đảng đoàn, và bầu chức danh Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025), Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025).

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Rhapsody Việt Nam cho Dàn nhạc Giao hưởng (1985), Tác phẩm khai mạc “Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên Xô” tháng 6-1985. Đã được biểu diễn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Tokyo (Nhật Bản), Bonn, Berlin (CHLB Đức), Matxcơva (Nga), Taskent (Uzbekistan)…; “Hồng hoang” Ballet, giải A Hội Nhạc sĩ Việt Nam 1993; “Mở đất” Symphony fantasy, giải Nhì (không có nhất) Hội Nhạc sĩ Việt Nam. (Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Gia Định) (1698-1998); “Trổ một” cho Dàn nhạc giao hưởng, giải Nhất Hội Nhạc sĩ Việt Nam, 2008; “Dáng rồng lên” cho Dàn nhạc Giao hưởng, 2010; “Đối thoại” (Dialogue) cho Đàn Bầu và Dàn nhạc Giao hưởng (2013); Ballet “Khoảnh khắc bất tử” (2013); Giao hưởng thơ: “Ký ức 46-54” (2014); Vở Nhạc kịch “Lá Đỏ” (2017), giải Xuất sắc về thể loại Opera, tại Liên hoan Tiếng hát Đường 9 xanh-2019.
* Giải thưởng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2010; Các giải Nhất, Nhì và nhiều giải thưởng khác của tổ chức nghề nghiệp chuyên ngành và quốc tế; Nhiều lần đoạt giải thưởng nhạc phim trong liên hoan phim quốc gia; Các tác phẩm giao hưởng đã được dàn dựng bởi các nhạc trưởng: Nhật Bản, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Nga, Trung Quốc và Việt Nam; Các tác phẩm đã được biểu diễn tại Nga, Uzbekistan, Kazakhstan, Tatarstan, Đức, Pháp, Colombia, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc và các thành phố của Việt Nam; Đã dàn dựng và chỉ huy các vở Opera: “Madam Butterfly” của Puccini, “Ruồi trâu” của Maskevich, nhạc kịch “Cô Sao”, “Người tạc tượng” của Đỗ Nhuận. Dàn dựng nhiều chương trình giao hưởng, hợp xướng khác.

* Tiến sĩ Ngô Phương Lan: Sinh năm 1963 tại Hà Nội, từng là sinh viên khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội sau đó theo học khoa Lý luận phê bình trường Đại học Điện ảnh quốc gia Liên Xô ở Matxcơva (VGIK). TS Ngô Phương Lan sinh trong một gia đình có truyền thống về văn nghệ. Cha bà là PGS,TS, NSND, Họa sĩ, Đạo diễn phim hoạt hình Ngô Mạnh Lân, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Mẹ bà là NSND, Diễn viên điện ảnh Ngọc Lan. Bà từng là từng là Trưởng phòng Nghệ thuật, Cục Điện ảnh; Phó Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Cục trưởng Cục Điện ảnh - Bộ VH TT DL, Giám đốc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF), là Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2,4. Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam (VDFA), Giám đốc Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng (DANAFF), Ủy viên BCH Mạng lưới Xúc tiến Điện ảnh Châu Á (NETPAC). Bà đã tham gia Chủ tịch hoặc thành viên Ban giám khảo nhiều liên hoan phim quốc tế và trong nước. Bắt đầu viết lý luận, phê bình từ năm 1987, bà đã có nhiều bài báo, tiểu luận in ở các báo và tạp chỉ Việt Nam và nước ngoài. Là đồng tác giả một số cuốn sách về điện ảnh xuất bản ở Việt Nam và các nước khác. Bà là tác giả của các tác phẩm: Sách “Đồng hành với màn ảnh” (Giải thưởng Chính của Hội Điện ảnh Việt Nam, 1998), sách “Tính hiện đại và tính dân tộc trong điện ảnh Việt Nam” (Giải Cánh Diều vàng của Hội Điện ảnh Việt Nam, 2005), sách tiếng Anh “Modernnity and Nationality in Vietnamese Cinema” (2007). Bà được tặng thưởng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2017); Giải thưởng “Người có nhiều đóng góp về tác quyền của khu vực châu Á Thái Bình Dương” (2022).

* PGS, TS Trần Khánh Thành
* Ngày, tháng, năm sinh:
20/2/1957
* Quá trình công tác: Giảng viên, Chủ nhiệm Bộ môn Lý luận văn học, Bí thư Đảng ủy Khoa Ngữ văn; Bí thư Chi bộ Khoa Văn học, Đảng uỷ viên Đảng uỷ Trường Khoa học Xã hội và nhân văn; Phó chủ nhiệm khoa, Bí thư Chi bộ khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
  
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Lý luận văn học (viết chung, NXB Giáo dục, 1993); Định hướng và những nội dung cơ bản của lý luận văn nghệ Việt Nam (viết chung, NXB Chính trị Quốc gia, 2016).  
+ Báo chí và Truyền thông: Vài nét về hướng sáng tạo trong ngôn ngữ thơ Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, Tạp chí Văn học, số 2/1982; Huy Cận và sự cảm nhận thời gian, Tạp chí Văn học, số 10/1996; Đến với “Một thời đại trong thi ca”, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 3+4/1998; Những đối cực trong một hồn thơ, Tạp chí Văn học, số 11/1998; Quan niệm nghệ thuật trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 3/1999; Vài nét về bản sắc dân tộc trong văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Kỷ niệm 55 năm Cách mạng tháng Tám (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001); Tiếp tục đổi mới giảng dạy Lý luận văn học ở trường đại học, Kỷ yếu Hội thảo Một số vấn đề lý luận và lịch sử văn học (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002); Đặng Thai Mai – Nhà nghiên cứu văn học xuất sắc, Những vấn đề mới trong nghiên cứu, giảng dạy văn học (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006); Văn học khái luận, một công trình lý luận xuất sắc, Tạp chí Diễn Đàn Văn nghệ Việt Nam, 12/2014; Văn học với chức năng phản biện xã hội, Kỷ yếu khoa học quốc gia “30  năm đổi mới nghiên cứu Văn học, Nghệ thuật và Hán Nôm, Thành tựu – Vấn đề - Triển vọng” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016); Động lực sáng tạo nghệ thuật, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, 9/2017; Lý luận, phê bình văn học Việt Nam – 30 năm đổi mới và hội nhập, Tạp chí Nhân lực khoa học Xã hội, 10/2017; Đội ngũ lý luận, phê bình văn học trên tiến trình đổi mới và hội nhập, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 4/2019; Huy Cận – Nhà thơ, nhà hoạt động văn hóa xuất sắc, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 6/2019; Thơ Tố Hữu nhìn từ hệ biểu tượng, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 10/2019; Tính chất của văn học mạng, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 11/2020 và số 12/2020; Thơ Tế Hanh với miền ký ức vẫy gọi, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 6/2021; Đường lối xây dựng nền văn hóa, văn nghệ tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 11/2021; Tình khúc Hoàng Cầm với cội nguồn văn hóa Kinh Bắc, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 2/2022; Lý thuyết địa văn hóa – những phác thảo ban đầu, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 5/2022; Hồ Chí Minh với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 9/2022; Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943) và quá trình xây dựng, phát triển đường lối văn hóa của Đảng, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 2/2023; GS Lê Đình Kỵ - Nhà phê bình thơ tinh tế tài hoa, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 4/2023; Lịch sử, vĩ nhân và tiểu thuyết, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 5/2023;
 - Sách: Giảng văn văn học Việt Nam (viết chung, NXB Giáo dục, 1995); Huy Cận thơ và đời (tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn học, 1999); Huy Cận về tác gia và tác phẩm (tuyển chọn và giới thiệu, NXB Giáo dục, 2000); Thi pháp thơ Huy Cận (chuyên luận, NXB Văn học, 2002); Đặng Thai Mai về tác gia và tác phẩm (tuyển chọn và giới thiệu, NXB Giáo dục, 2007); Khuynh hướng tượng trưng và siêu thực trong thơ Việt Nam hiện đại (chuyên luận – Chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016); Văn học mạng Việt Nam - xu hướng sáng tạo và tiếp nhận (chuyên luận – Chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021).

* PGS, TS Tạ Quang Đông
* Ngày, tháng, năm sinh: 1/12/1966 
* Quá trình công tác: Giảng viên Piano, Trưởng phòng Hành chính - Đối ngoại, Học viện Âm nhạc quốc gia  Việt Nam; Phó Giám đốc, Giảng viên khoa Piano, Học viện Âm nhạc Huế; Giám đốc, Giảng viên khoa Piano Nhạc viện Tp.Hồ Chí Minh; Thứ trưởng, Bí thư Đảng ủy Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Một số hình thức kỹ thuật cơ bản cho biểu diễn Piano, NXB Âm nhạc (ISBN 978-604-910-047-5), 2013; Nghệ thuật đào tạo Piano, NXB Âm nhạc (ISBN 978-604-910-047-5), 2015; Đưa di sản âm nhạc dân gian một số tộc người Tây Nguyên vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp, NXB Dân trí (ISBN 978-604-88-7772-9), 2018; Фортепианная соната и концерт в творчестве Вьетнамских композиторов: к проблеме соотношения национальных черт и европейской традиции, Изд-во Дальневост. Федерал.Ун-та. (Владивосток). ISBN 978-5-7444-4916-2, 2020; Chỉ huy Hợp xướng Việt Nam lịch sử và hiện tại, NXB Hà Nội (ISBN 978-604-339-592-1), 2021.
 

* PGS, TS Bùi Hoài Sơn
* Ngày, tháng, năm sinh: 24/10/1975

* Quá trình công tác: Viên chức, Trưởng phòng Khoa học, đào tạo, hợp tác quốc tế, Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện Văn hóa, nghệ thuật Quốc gia Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Quốc gia về giáo dục và phát triển nguồn nhân lực; Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, giáo dục của Quốc hội; Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Việt Nam - Azerbaijan. Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).

* Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông
* Ngày, tháng, năm sinh:
24/10/1969

* Quá trình công tác: Bí thư Chi đoàn Báo ảnh Đất Mũi; Bí thư Chi đoàn Báo Bạc Liêu; Phó Bí thư, Bí thư Chi bộ, Ủy viên Thường trực, Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu; Chủ tịch, Bí thư Chi bộ Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu;  Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam; Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Mỹ thuật và nhiếp ảnh; Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội; Đại biểu Quốc hội khóa XV; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).

* Nhà báo Nguyễn Minh Nhựt 
* Ngày, tháng, năm sinh: 22/11/1975
* Quá trình công tác: Học tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM; Học tại Học viện Báo chí tuyên truyền Chính trị học,chuyên ngành Công tác Tư tưởng; Lần lượt là Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban thư ký Hội Sinh Viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh; Phó chủ tịch Ủy Ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh Viên Việt Nam; Ủy viên BCH Đảng bộ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Bí thư Ban Cán sự Đoàn Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh;  Bí thư Quận Đoàn 7; Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên BCH Đảng bộ Quận 7 (từ 21/08/2003); Đại biểu Hội Đồng Nhân Dân Quận 7 khóa III 2004-2009 (từ 28/4/2004 đến 2009);  Ủy viên Ban Thường vụ-Trưởng Ban Mặt Trận Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy Ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Thành viên Ủy Ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (từ 5/3/2004); Ủy viên Ban Thường vụ-Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hoá Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh; Bí thư Chi bộ xây dựng Đoàn 1 nhiệm kỳ 2005-2006; Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh-Ủy viên Ban biên tập Báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc, Tổng biên tập, Phó Bí thư Chi bộ, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà Xuất bản Trẻ; Giám đốc, Tổng biên tập, phó bí thư chi bộ, phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà Xuất bản Trẻ; Đảng ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan, Bí thư Chi bộ Vụ Văn hóa - Văn nghệ, Vụ trưởng Vụ Văn hoá-Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương.
* Giải thưởng: Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
 

* Thiếu tướng Lê Xuân Sang 
* Ngày, tháng, năm sinh:
 1965

* Quá trình công tác: Đại tá, Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hải Phòng; Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).

* Nhà báo Đoàn Xuân Bộ 
* Ngày, tháng, năm sinh: 23/9/1969        
* Quá trình công tác: Nhập ngũ; Làm báo Quân đội Nhân dân; Tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân.
 

* Nhà báo, Thạc sỹ  Nguyễn Nguyên
* Bút danh: Nguyễn Nguyên, Hà Nguyên
* Ngày, tháng, năm sinh: 22/01/1975   
* Quá trình công tác: Biên tập viên Ban Biên tập sách Nhà xuất bản Thế giới; Học đại học chuyên ngành Ngôn ngữ học (học chính qui, tập trung) và Báo chí học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (học tại chức); Trúng tuyển nghiên cứu viên Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và công tác tại Viện Ngôn ngữ học; Chuyên viên Vụ Xuất bản - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (nay là Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo Trung ương); Chuyên viên Vụ Báo chí-Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương; Chuyên viên Vụ Báo chí - Xuất bản - Ban Tuyên giáo Trung ương; kiêm nhiệm thư ký Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Chuyên viên chính Vụ Báo chí - Xuất bản - Ban Tuyên giáo Trung ương; kiêm nhiệm thư ký Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Chuyên viên chính, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí-Xuất bản - Ban Tuyên giáo Trung ương, Bí thư Chi bộ Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương; Kiêm nhiệm Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, phụ trách Ban Đối ngoại, Chính sách, Pháp luật và Bản quyền, theo dõi chỉ đạo Tạp chí điện tử tri thức trực tuyến; Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Bộ Thông tin và Truyền thông; Bí thư Chi bộ Cục Xuất bản, In và Phát hành; Chuyên viên cao cấp; Ủy viên thường vụ Đảng ủy Bộ TTTT, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy; Ủy viên Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa, Ban Tuyên giáo Trung ương, 2003; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đạo đức, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005; Các nhà xuất bản Việt Nam thế kỷ XX, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005 Xuất bản Việt Nam trong những năm đổi mới đất nước, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2011; Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2012; Tổ chức, hoạt động và quản lý xuất bản của một số nước trên thế giới - bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2013; Xã hội hóa hoạt động xuất bản - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2013; Danh ngôn Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2014; Sống, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2015; Từ điển Xuất bản Việt Nam, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2022.

* Thiếu tướng, Nhà văn,  Nhà báo Phạm Quang Khải
*
Bút danh: Phạm Khải
* Ngày, tháng, năm sinh: 20/3/1968  
* Quá trình công tác: Biên tập viên sách văn học tại Nhà xuất bản Công an Nhân dân; Phóng viên Báo An ninh thế giới; Thư ký Đoàn Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Cục trưởng Cục Truyền thông Công an Nhân dân; Phó Tổng biên tập Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học Hội Nhà văn Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ IV, V).

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Cánh chuồn tuổi thơ (tập thơ, NXB Hội Nhà văn, 1991); Giấc mơ ban ngày (tập thơ, NXB Văn hóa, 1992); Người gặp trong ngày, thơ đọc trong đêm (1992); Sự sống thật (1992); Người về từ chân trời cũ (2013); Trang sách, mạch đời (2017); Giai thoại và đời thực (2017); Quyền phản biện không của riêng ai (2013); Đã vì dân đâu cần danh lợi (2015); Một người đâu phải nhân gian (2016); Thêm một lần biển gọi (2016).
* Giải thưởng: Giải Nhì Giải báo chí về đề tài an ninh trật tự (giai đoạn 2009-2010) do Bộ Công an và Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng; Giải thưởng Văn học, nghệ thuật Thủ đô 2013-2014 do Hội Liên hiệp Văn học, nghệ thuật Hà Nội trao tặng; Giải Nhì Giải Báo chí về đề tài an ninh trật tự (giai đoạn 2013-2015) do Bộ Công an và Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng; Giải C Giải Báo chí Quốc gia (2014); Tặng thưởng loại B do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương trao tặng (cho tập chính luận Quyền phản biện không của riêng ai).

* PGS, TS Nguyễn Đăng Điệp
* Ngày, tháng, năm sinh:
18/10/1962
* Quá trình công tác: Giảng viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Sĩ quan quân đội, giảng dạy văn hóa tại Trường Văn hóa Quân khu Thủ đô; Cán bộ nghiên cứu, Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng, Phó Viện trưởng, Viện trưởng Viện Văn học; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Sách Giọng điệu trong thơ trữ tình (NXB Văn học, 2002); Vọng từ con chữ (NXB Văn học, 2003); Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình và hiện tượng (NXB Hội Nhà văn, 2014); Một số vấn đề văn học Việt Nam hiện đại (NXB Khoa học xã hội, 2016); Cụm công trình Thơ trữ tình và văn học Việt Nam hiện đại.
* Giải thưởng: Giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (2002); Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội (2004); Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (2014); Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ (2021).

* Nhà thơ, Nhà báo Trần Hữu Việt
* Bút danh: Hữu Việt
* Ngày, tháng, năm sinh: 17/8/1963      
* Quá trình công tác: Vụ trưởng, Trưởng Ban Văn hóa - Văn nghệ Báo Nhân Dân; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa X), Trưởng Ban Nhà văn trẻ; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương các khóa IV (2016-2021), khóa V (2021-2026).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Thơ: Phố lạc tiên (1994), Đếm mùa (1998), Thơ bốn người (in chung, 2000), Mắt bò (2018); Văn xuôi: Email lúc 0 giờ; Dịch văn học: Khúc hát trái tim (2006, Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2007), Chuyện của Ana (2009).

* Tiến sĩ, Nhà báo Nguyễn Anh Vũ
* Ngày, tháng, năm sinh: 4/4/1978
* Quá trình công tác: Cán bộ biên tập Nhà xuất bản Công an Nhân dân-Bộ Công an; Chuyên viên, biên tập viên phòng Tổng hợp-Nhà xuất bản Văn học- Bộ VHTTDL; Phó Trưởng Ban Văn học Việt Nam-Nhà xuất bản Văn học- Bộ VHTTDL; Trưởng Ban Văn học Việt Nam-Nhà xuất bản Văn học-Bộ VHTTDL; Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Văn học-Bộ VHTTDL; Phụ trách Hội đồng thành viên-Phó Giám đốc phụ trách Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Văn học- Bộ VHTTDL; Chủ tịch Hội đồng thành viên- Giám đốc- Tổng biên tập Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Văn học- Bộ VHTTDL; Tổng Biên tập báo Văn hóa- Bộ VHTTDL.

* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Tự sự về một cuộc chiến tranh qua Dấu chân người lính, Đất trắng và Nỗi buồn chiến tranh - Chuyên luận -Nxb Văn học, 2021.

* GS, TS Lê Hồng Lý
* Bút danh: Anh Phương         
* Ngày, tháng, năm sinh: 23/3/1957
* Quá trình công tác: Học tại Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Sôfia, Bulgaria; Viện Văn hoá dân gian, UBKHXHVN; Thực tập sinh tại Viện Dân tộc học Xô Viết, Viện HLKH Liên xô cũ; Nghiên cứu sinh tại Viện Folklore, Viện HLKH Bulgaria, Sôfia; Thực tập sinh khoa học tại ĐHTH Toronto, Canada..; Viện Văn hoá dân gian. (2004 đổi thành Viện Nghiên cứu văn hoá, Viện KHXHVN năm 2004); Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện HLKHXHVN; Viện trưởng, Tổng Biên tập Tạp chí văn hóa dân gian (từ 2013) Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện HLKHXHVN; Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa dân gian Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện HLKHXHVN; Cán bộ nghiên cứu Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện HLKHXHVN; Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội; Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Văn hóa dân gian làng ven biển, Nxb. Văn hóa dân tộc, H.2000; Văn hóa truyền thống làng Đồng Kỵ, Viện NC VHDG xb. 2000; Tết cổ truyền của người Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, H.2002; Những sinh hoạt văn hóa dân gian của một làng ven đô (làng Đăm), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H.2003; Lễ hội Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin. Đồng tác giả với Lê Trung Vũ, 2005; Địa chí Hòa Bình, Nxb. Nxb. Chính trị quốc gia, H.2005. Chủ biên phần Văn hóa xã hội, 2005; Sự tác động của kinh tế thị trường vào lễ hội tín ngưỡng, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Viện Văn hoá, 2008, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin, Viện Văn hoá. Viết riêng...; Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long-Hà Nội, Nxb. Hà Nội, H.2010; Giáo trình Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Chủ biên, 2010; Tìm hiểu lễ hội Hà Nội, Nhà xuất bản Hà Nội, 2010;  Lễ hội lịch sử ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, Nxb. Văn hóa dân tộc, H.2011; Giáo trình lễ hội Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H.2014; Song and Emergent poetics, Nxb. Nord Print (Phần Lan), 2014; Xây dựng năng lực thiết kế, triển khai và đánh giá các dự án bảo vệ di sản phi vật thể, Nhà xuất bản Lao động, H.2015; Văn hóa các tộc người thiểu số tại chỗ Tây Nguyên: Truyền thống, biến đổi và các vấn đề đặt ra, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, H.2019; Địa chí Thạch Thất, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H.2020; Hình ảnh người Hà Nội trong văn nghệ dân gian thời cận-hiện đại, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, H.2020; Praying for profit: The cult of the Lady of the Treasury(Ba chua Kho), Journal of South-East Asian Studies, Vol.38, No 3, October, 2007, p.493-513, 2007; The Revenge of the object villagers and ethnographers in Dong Ky villag, In: “ Asian Ethnology” Vol.67, Number 2, 2008, p. 323-345, 2008.
 

* Tiến sĩ, NSND Triệu Trung Kiên  
* Ngày, tháng, năm sinh: 10/8/1971
* Quá trình công tác: Học lớp Trung cấp diễn viên Cải lương do Nhà hát Cải lương Trung Ương (Nay là Nhà hát Cải lương Việt Nam), kết hợp với Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đào tạo; Là diễn viên thuộc biên chế của Nhà hát Cải lương Trung ương, sau này là Nhà hát Cải lương Việt Nam; Là Bí thư Đoàn cơ sở Nhà hát Cải lương Việt Nam; Là Ủy viên Ban chấp hành Đoàn Bộ Văn hoá - Thông tin nhiệm kỳ 1996 - 2001. Là Uỷ viên Hội đồng nghệ thuật của Nhà hát Cải lương Việt Nam; Tham gia công tác Biên kịch và Đạo diễn cho các đơn vị nghệ thuật trên cả nước; Tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội và Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội; Là Phó trưởng đoàn biểu diễn I, Nhà hát Cải lương Việt Nam; Được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tứ; Là Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam; Được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân; Là Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Phong cách Cải lương Bắc.
* Giải thưởng: Giải B “Các vở diễn xuất sắc năm 2011”. Vở “Trời Nam” (Đạo diễn) QĐ số 08 KT/SK/HNSSKVN ngày 26/9/2012 của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, 2011; Huy chương Vàng “Liên hoan Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc – 2012” (Đạo diễn) QĐ số 4284/QĐ-BVHTTDL ngày 22/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2012; Giải B“Giải thưởng sáng tác,quảng bá tác phẩm Văn học, Nghệ thuật, Báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” QĐ số: 1501-QĐ/BTGTWW ngày 13/05/2013 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013; Huy chương Vàng “Khát vọng Đát Kỷ” (Tác giả, Đạo diễn) QĐ số: 2001/QĐ-BVHTTDL ngày 26/06/2014 của Bộ Văn hóa, thể Thao và Du lịch, 2014; Giải B. Vở “Chuyện tình Khau Vai” (Đạo diễn) QĐ số: 150/QĐ/KT-SK/HNSSKVN ngày 04/09/2014 của Hội Nghệ  sỹ Sân Khấu Việt Nam, 2014; Giải thưởng Văn học NT thủ đô.Vở “Đứng giữa trời xanh” (Tác giả chuyển thể), QĐ số: 13/2014/GT-HLH ngày 16/12/2014 của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, 2014; Giải A. Vở “Mai Hắc Đế”(Đạo diễn), QĐ số: 308/QĐ-SK/HNSSKVN ngày 18/09/2015 của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, 2014; Huy chương Vàng. Vở “Yêu là thoát tội” (Tác giả chuyển thể), QĐ số: 4047/QĐ-BVHTTDL ngày 23/11/2015 của Bộ Văn hóa, thể Thao và Du lịch, 2015; Giải thưởng Văn học nghệ thuật. Vở “Mai Hắc Đế” (Đạo diễn), QĐ số: 1010/QĐ-UB ngày 23/12/2015 của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, 2015; Giải A “Giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Vở “Đường đua bóng tối” (Tác giả chuyển thể), 2015; Giải B-Tác giả chuyển thể “Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm Văn học, Nghệ thuật, Báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Tác phẩm “Đường đua bóng tối”, QĐ số: 2611-QĐ/BTGTƯ ngày 05/05/2015 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2015; Giải A. Vở “Hừng đông”(Đạo diễn), QĐ số: 229/QĐ/KT-SK/HNSSKVN ngày 09/09/2016 của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, 2016; Giải B. Vở “Vua phật”(Đạo diễn) QĐ số: 229/QĐ/KT-SK/HNSSKVN ngày 09/09/2016 của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, 2016; Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Thủ đô. Vở “Nước mắt không chảy ngược” (Đạo diễn) QĐ số: 12/GT-HLH ngày 26/12/2016 của Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, 2016; Huy chương Vàng. Tiểu phẩm “Macbeth phu nhân”(Đạo diễn) QĐ số 4266/ QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2017; Bằng khen đã có thành tích đạo diễn vở diễn “Cuộc đời của mẹ” đạt giải xuất sắc nhất tại “Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2018”,QĐ số: 3554/QĐ-UBNH ngày 05/10/2018 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An, 2018; Tác giả xuất sắc. Vở diễn “Cuộc đời của mẹ”, QĐ số: 3459/QĐ-BVHTTDL ngày 19/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2018; Giải thưởng đạo diễn xuất sắc vở diễn “Ký ức lửa” tại “Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc-2018”, QĐ số  QĐ/KT/-SK/HNSSKVN ngày 28/10/2018 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, 2018; Huy chương Bạc. Vở “Ngàn năm mây trắng” tại “Liên hoan Quốc tế Sân khấu Thử nghiệm, Hà Nội- 2019. (Đạo diễn) QĐ số 274/QĐ/KT-SK/HNSSKVN ngày 13/10/2019 của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, 2019; Giải B giải thưởng vở diễn Sân khấu xuất sắc. Vở “Thầy Ba Đợi” (Đạo diễn) QĐ số 197/QĐ-HNSSK ngày 4/9/2019 của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, 2019; Giải Vàng. Vở “ Gò Rồng ấp” (Đạo diễn) The Organizing Committee of China – Asean (Nanning) Theatre Week. September 18, 2019; Giải Mai Vàng-2019 vở “Chuyện tình Khau Vai”, Báo Người Lao động,.2019; Giải Vàng. Vở “ Hừng đông” (Đạo diễn) The Organizing Committee of China – Asean (Nanning) Theatre Week. 2021; Huy chương Vàng. Vở “Bên dòng Long Khốt”  tại “Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2021” (Đạo diễn, Tác giả Chuyển thể) QĐ số 3015/QĐ-BVHTTDL ngày 18 tháng 11 năm 2022; Huy chương Vàng. Vở “Điều còn lại”  tại “Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2021” (Đạo diễn) QĐ số 3015/QĐ-BVHTTDL ngày 18 tháng 11 năm 2022; Huy chương Vàng. Vở “Thượng Thiên Thánh Mẫu” tại “Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm - 2022” (Đạo diễn) QĐ số/Decision 290/QĐ-HNSSKVN.VN ngày 26 tháng 11 năm 2022; Giải thưởng VHNT Nguyễn Thông lần thứ VI-2022, tỉnh Long An. Tác giả kịch bản sân khấu “Cuộc đời của mẹ”. QĐ số 11355/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2022.

* Thiếu tướng, Nhà văn, TS Nguyễn Hồng Thái
* Bút danh: Thái Hồng, Thái Hưng
* Ngày, tháng, năm sinh: 12/12/1961
* Quá trình công tác: Cán bộ Cục Cơ yếu, Bộ Công an, Bí thư Đoàn cơ sở; Cán bộ Cục An ninh văn hóa tư tưởng, Tổng cục An ninh, Bộ Công an; Phóng viên, Phó Tổng biên tập Báo Công an Nhân dân; Giám đốc, Tổng Biên tập, Bí thư Đảng ủy Nhà xuất bản Công an Nhân dân; Viện trưởng Viện Lịch sử Công an Nhân dân; Phó Cục trưởng Khoa học, chiến lược và lịch sử Công an kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Công an Nhân dân; Trợ lý Tổng Biên tập Tạp chí Phương Đông, Liên hiệp Hội Khoa học, kỹ thuật Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: 
+ Tiểu thuyết: Đất nóng (NXB Thanh niên, H. 2005, tái bản 2006)
+ Truyện ngắn, bút ký: Tập truyện ngắn Đối mặt (NXB Công an nhân dân, H. 2000, tái bản 2020); Tập truyện ngắn Ngôi nhà bên triền sông (NXB Công an Nhân dân, H. 2010); Tập bút ký Đối thoại cùng người nổi tiếng (NXB Văn học, H. 2012).
+ Sách: Tham gia biên soạn sách Lịch sử Đảng bộ Công an Trung ương 1945-2015.
+ Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ: Văn học về đề tài Công an với việc hình thành, phát triển nhân cách người cán bộ, chiến sĩ Công an, Bộ Công an (2021); Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ trọng điểm về lực lượng Công an Nhân dân.

Đồng chí PGS.TS. Phạm Xuân Thạch  

* Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu    
* Ngày, tháng, năm sinh: 01/01/1955
* Quá trình công tác: Kiến trúc sư chủ trì công trình thiết kế tại Viện khảo sát và Thiết kế thuộc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh; Làm việc tại Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh Chí Minh; Tham gia Ban chấp hành, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh; Tham gia Ban Chấp hành, Phó Chủ tịch thường trực Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh; Bí thư Chi bộ Hội Kiến trúc sư thành phố Hồ Chí Minh; Đảng Ủy viên Đảng bộ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh; Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Đoàn chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:Chung cư 14 A Lạc Long Quân, Giải thưởng Kiến trúc Quốc Gia năm 2007- Giải Ba; Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Giải thưởng Kiến trúc Quốc Gia năm 2007- Giải Nhì; Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh, Giải thưởng kiến trúc Quốc Gia năm 2008- Giải Nhì; Đền tưởng niệm Vua Hùng, Giải thưởng kiến trúc Quốc Gia năm 2010- Giải Nhì;  Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh Đền tưởng niệm các Vua Hùng, Giải thưởng Nhà nước 2012; Trụ sở công ty Xổ số Kiến thiết Thành phố Hồ Chí Minh và Văn phòng làm việc cho thuê, Giải thưởng Kiến trúc Xanh Việt Nam năm 2016- Giải Vàng; Nhà thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh, Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2017– Giải thưởng cho tác giả là hội viên các Hội VHNT chuyên ngành TW Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Nhà thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh, Kiến trúc Xanh Việt Nam năm 2018-Giải Vàng; Nhà thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh, Giải thưởng kiến trúc Quốc Gia năm 2018- Giải Bạc; Trụ sở Ủy ban nhân dân Quận Phú Nhuận, Giải thưởng kiến trúc Quốc Gia năm 2021- Giải Bạc.

* PGS, TS Đinh Trí Dũng        
* Bút danh: 
Giang Hà, Linh San
* Ngày, tháng, năm sinh: 13/8/1959
* Quá trình công tác: Giảng viên Đại học Sư phạm Vinh; Giảng viên, tr­ưởng bộ môn Đại học Sư phạm Vinh; Phó tr­ưởng khoa, Giảng viên chính Đại học Vinh; Trư­ởng khoa Ngữ văn Đại học Vinh; Trư­ởng khoa Ngữ văn kiêm Giám đốc NXB Đại học Vinh; Giám đốc kiêm Tổng giám đốc NXB Đại học Vinh; Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp VHNT Nghệ An.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 
+ Sách: 
  - Văn Hồ Chí Minh, NXB Nghệ An, 2000 (đồng tác giả)
  - Những vấn đề lý thuyết và lịch sử văn học, NXB Giáo dục, 2001 (đồng tác giả).
  - Những vấn đề văn học và ngôn ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 (đồng tác giả).
  - Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, NXB Khoa học xã hội, 2005.
  - Văn học Việt Nam hiện đại - nghiên cứu và giảng dạy, NXB Đại học Vinh, 2012.
  - Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (từ đầu TK XX đến 1945) (Chủ biên) NXB Đại học Vinh, 2015.
  - Giáo trình Truyện ngắn Việt Nam hiện đại (2 tác giả), NXB Đại học Vinh, 2018.
  - Ký Việt Nam hiện đại (Chủ biên), NXB Đại học Vinh, 2020.
 + Công trình nghiên cứu tiêu biểu:
  - Góp phần tìm hiểu con đường vận động, phát triển của tiểu thuyết VN từ 1900 đến 1945, Chủ nhiệm đề tài 2001.
  - Đặc điểm tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Chủ nhiệm đề tài 2006 - 2007.
  - Một số vấn đề về tiếp nhận văn học Pháp ở Việt Nam dưới góc nhìn của lý thuyết phức hệ, Thành viên tham gia 2015.
  - Sự vận động và tương tác của ký Việt Nam đương đại, Chủ nhiệm đề tài 2020.
  - Bi kịch tự ý thức - nét độc đáo trong cảm hứng nhân đạo chủ nghĩa của Nam Cao, trong sách Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội Nhà văn, HN, 1993.
  - Giảng dạy thơ trữ tình gắn với đặc trư­ng thể loại, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Số 11/ 1993.
  - Sự thể hiện con ng­ười tha hoá trong các tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng, Tạp chí Văn học, số 5/ 1996.
  - Các ph­ương tiện và biện pháp thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Thông báo khoa học ĐHSP, ĐHQG Hà Nội, số 5/ 1997.
  - Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8/ 1999.
  - Về Hồ Biểu Chánh và trích đoạn tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng, Tạp chí Ngôn ngữ số 4/ 2002.
  - Từ những ảnh h­ưởng của thể loại truyện Nôm đến những cách tân theo hướng hiện đại trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Số 7/2005.
  - Con người cá nhân trong văn học hiện thực phê phán, Tạp chí khoa học, ĐH Vinh, số 4B/2005 (viết chung với Trần Thị Anh Nguyệt).
  - Cái kỳ ảo trong các tác phẩm yêu ngôn của Nguyễn Tuân, Tạp chí khoa học, ĐH Vinh, Tập XXXV, Số 3B/2006.
  - Thế Lữ - người vẽ tranh bằng ngôn từ thi ca, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 8/ 2007 (viết chung với Lê Thu Giang).
  - Nắm vững quan điểm thể loại trong dạy học ngữ văn theo chương trình mới ở trường THPT, Kỷ yếu hội thảo toàn quốc "Dạy học ngữ văn ở trường PT theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb Nghệ An, 2007.
  - Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, Tạp chí khoa học, Đại học Vinh, Tập XXXVII, số 1B, 2008.
  - Sự gia tăng của yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay - nhìn từ cội nguồn truyền thống, Tạp chí khoa học, Đại học Vinh, Tập XXXVIII,  Số 1B /2009.
  - Xu hướng tiểu thuyết hóa trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay, Trong sách "Một số vấn đề văn học và ngôn ngữ trong nhà trường", Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009.
  - Màu sắc Liêu trai trong các tác phẩm Yêu ngôn của Nguyễn Tuân, Kỷ yếu Ngữ học toàn quốc 2009, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, 2009.
  - Từ những rạn nứt của lý tưởng nhà nho đến những mâu thuẫn mang tính bi kịch trong thơ Phan Thúc Trực, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 07/2011.
  - Một số vướng mắc cần tháo gỡ trong đào tạo sư phạm ngữ văn bậc đại học và dạy học ngữ văn ở trường phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 277/2012.
  - Những ảnh hưởng của phê bình ấn tượng trong phê bình văn học Việt Nam hiện đại, in trong sách: “ Lý thuyết phê bình hiện đại (tiếp nhận và ứng dụng), Nxb Đại học Vinh, 2013 (viết chung với Hà Thị Kim Phượng).
  - Sắc màu trần thế trong thơ Xuân Diệu, Nghiên cứu văn học, số 4/2016.
  - Dòng mạch trữ tình trong truyện ngắn của các nhà văn  thế hệ sau 1975, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: “Thế hệ nhà văn sau 1975”, Nxb Hội Nhà văn, 2016.
  - Sự mở rộng đường biên thể loại của truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế”, Nxb Khoa học Xã hội, 2016.
  - Human sensibilty in Vietnamese contemporary travel sketch; Proceedings, the 5 th INTERNATIONAL CONFERENCE language, society, and culture in Asian contexts (LSCAC 2018) (Dinh Tri Dung and Nguyen Thi Xuan Quynh), 2018.
  - Đổi mới dạy học các tác phẩm ký ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia: Đổi mới hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn đáp ứng mô hình giáo dục phát triển năng lực, Nxb Đại học Vinh, 2019 (viết chung với Nguyễn Thị Xuân Quỳnh).
  - Truyện ngắn về đề tài lịch sử trong văn học Việt Nam từ 1986 đến nay – xu hướng và thành tựu nổi bật, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy văn học về đề tài lịch sử dân tộc”, Nxb Văn học, Hà Nội, 2019.
  - Hành trình thơ – hành trình “tự ý thức” làm người, tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số tháng 11+12/2021.
  - Danh nhân văn hóa – nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong con mắt các học giả nước ngoài, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Nữ sĩ Hồ Xuân Hương (1772-1822), danh nhân văn hóa và giá trị di sản”, Nxb Nghệ An, 2022 (viết chung với Nguyễn Thị Xuân Quỳnh).
  - Những kết hợp sáng tạo, độc đáo trong thơ Quang Dũng, bài viết tham gia Hội thảo quốc gia “100 năm Quang Dũng (1921-2021)”, in trong sách “Thức với mây Đoài”, Nxb Hội Nhà văn, 2022.
  - Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 nhìn từ lý thuyết diễn ngôn, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tập 19, số 12/2022.
 

Họa sĩ Phan Cẩm Thượng
* Ngày, tháng, năm sinh: 1957
* Quá trình công tác: Giảng viên Khoa Lý luận và lịch sử mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật, phê bình mỹ thuật, Hội Mỹ thuật Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Mỹ thuật của người Việt và Mỹ thuật ở làng (viết chung với Nguyễn Quân); Điêu khắc cổ Việt Nam; Họa sĩ trẻ Việt Nam; Đồ họa cổ Việt Nam; Nghệ thuật ngày thường; Văn minh vật chất của người Việt.

* Nhà báo Nguyễn Vọng Ngàn
* Quá trình công tác: Trưởng Ban Văn nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).

* TS, NSND Phạm Anh Phương
* Ngày, tháng, năm sinh:
30/8/1958

* Quá trình công tác: công tác tại Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam; Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam; Giảng viên cao cấp Khoa Múa Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội; Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Tác phẩm, dự án múa: Nguồn sáng (NSND Phạm Anh Phương - NSND Hồng Phong); Khoảnh khắc bất tử (NSND Anh Phương - NSND Hồng Phong – ThS Tuyết Minh); Lời ru của rừng; Bến lụy; Hơi thở tình yêu; Một lần và mãi mãi; Khai sơn phá thạch; Hồ tương tư; Cuộc sống – con người và vũ trụ; Y Đăng (NSND Phạm Anh Phương - NSND Công Nhạc); Giai điệu huyền bí; Ước mơ; Màu xanh bất diệt; Nhịp thời gian; Bức chắn vô hình; Hồn gió Việt; Mênh mông mùa xuân; Rời xa - Gate off me baby.
Giải thưởng: 
Huân chương Lao động hạng Ba; các giải thưởng VHNT: Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với chùm tác phẩm: Kịch múa Lời ru của rừng, Bến lụy, Khai sơn phá thạch; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin; Huy chương vì sự nghiệp nghệ thuật Múa Việt Nam (2000); nhiều Huy chương Vàng, Bạc và giải thưởng khác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam.

* TS, KTS Phan Đăng Sơn
* Quá trình công tác: 
Viện trưởng Viện Thiết kế Bộ Quốc phòng; Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Giải nhất Trung tâm thương mại Vincom, Thành phố Hồ Chí Minh (26 tầng nổi, 6 tầng hầm) – được lựa chọn thiết kế xây dựng; Giải nhất Royal City, Hà Nội (cụm tổ hợp nhà ở – thương mại dịch vụ 35 tầng nổi, 4 tầng hầm); Giải Nhì Trụ sở Tổng Công ty Xi măng Việt Nam; Giải nhất Trung tâm thương mại Thái Nguyên; Giải Nhì (không có giải Nhất) Trụ sở Bộ Quốc phòng được thiết kế xây dựng; Giải Nhất Bệnh viện Đa khoa vùng Hải phòng – được thiết kế xây dựng; Giải được tuyển chọn thiết kế xây dựng: Bệnh viện Đa khoa vùng Bắc Miền Trung tại Nghệ An, Bệnh viện nhiệt đới Trung ương; Trụ sở Tổng cục Khí tượng thủy văn – đều đã xây dựng; Giải B nhà ở nông thôn do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức; Giải Nhất Khu đô thị Quân sự và Quy hoạch Khu Quân sự Cam Ranh.

Nhà văn Niê Thanh Mai
* Ngày, tháng, năm sinh: 1980
* Quá trình công tác: Giáo viên, Bí thư đoàn Trường THPT Dân tộc Nội trú Nơ Trang Lơng; Phó Chánh Văn phòng Sở GDĐT Đắk Lắk; Chủ tịch Hội Văn học, nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; Ủy viên Ban Kiểm tra Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam; Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, thành viên Đoàn hội Đắk Lắk; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 Thơ: Em ơi; Thơ viết ở Ajun Hạ; Truyện ngắn: Suối của rừng (NXB Dân tộc, 2005); Về bên kia núi (NXB Dân tộc, 2007); Ngày mai sáng rỡ (NXB Dân tộc, 2010); Bốn cây Knia (in chung, NXB Dân tộc, 2015); Rừng biên cương hoa nở (in chung, NXB Quân đội Nhân dân, 2015). 
Giải thưởng: Giải Tác giả trẻ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (2005); Giải Nhì Tạp chí Văn nghệ Quân đội (2006); Giải B Giải thưởng Cư Yang sin do UBND tỉnh Đắk Lắk trao (2015).
Đồng chí PGS.TS. Nguyễn Kim Châu  

PGS, TS Nguyễn Thành
* Ngày, tháng, năm sinh: 15/4/1962

* Quá trình công tác: Giảng viên Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay là Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế); Trưởng Khoa Ngữ văn Trường Đại học Khoa học (nhiệm kỳ 2009-2014 và 2014-2019); Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế (nhiệm kỳ 2014-2019); Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Sách chủ biên: Văn học hậu hiện đại – Diễn giải và tiếp nhận (đồng Chủ biên, NXB Văn học, 2013); Phân tâm học với văn học (đồng Chủ biên, NXB Đại học Huế, 2014); Văn học Việt Nam 30 năm đổi mới (1986-2006)
   – Sáng tạo và tiếp nhận (đồng Chủ biên, NXB Văn học, 2017).
 + Sách chuyên khảo: Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (NXB Văn học, 2013); Những thế giới tiểu thuyết (NXB Văn học, 2021).

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ
* Ngày, tháng, năm sinh: 12/8/1966
* Quá trình công tác: Phó Chủ tịch, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội; Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam; Giám đốc Trung tâm Bản quyền văn học Việt Nam; Giám đốc Bảo tàng Văn học Việt Nam; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V). 
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Truyện ngắn: Cát đợi (1993); Hậu thiên đường (1994); Phù thủy (1995); Tân cảng (1997); 21 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2001); Nào, ta cùng lãng quên (2003); 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ (2010); Thành phố đi vắng (2012).

Giải thưởng: Giải thưởng Tác phẩm Tuổi xanh của Báo Tiền Phong; Giải nhất Cuộc thi Tạp chí Văn nghệ Quân đội; Giải A Cuộc thi tiểu thuyết và truyện ngắn Hà Nội; Tặng thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1994) với Hậu thiên đường; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (2013) với Thành phố đi vắng.
 
Tiến sĩ, Nhà báo Nguyễn Thị Tố Ninh
* Bút danh: 
Linh Thư
* Ngày, tháng, năm sinh: 14/8/1972
* Quá trình công tác: Giáo viên Trường T35 – Bộ Công an; Giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Biên tập viên, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (
nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: 
 
+ Sách: Hàm ý và phương thức biểu thị hàm ý trong tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội, 2016); Hình tượng bộ đội Cụ Hồ trong văn học, nghệ thuật Việt Nam đương đại (Chủ biên, NXB Văn học, 2018); Vấn đề đạo đức và nhân cách trong văn học, nghệ thuật hiện nay (Chủ biên, NXB Văn học, 2019); tác giả sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, 4 và sách tham khảo các khối lớp bậc Tiểu học (Bộ sách Cánh Diều).
 + Báo chí và Truyền thông: một số bài viết đăng trên tạp chí khoa học.

* PGS, TS Trần Mạnh Tiến
* Bút danh: Đinh Lăng
* Ngày, tháng, năm sinh: 5/1/1957   
* Quá trình công tác: Trường Cao đẳng Sư phạm Cấp II Tuyên Quang; Nghiên cứu sinh Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu:
 + Sách: 
  - Lí luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, NXB. Giáo dục, 2001.
  - Lan Khai -Tác phẩm nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học. NXB. Văn hóa Thông tin, 2002.
  - Lan Khai-Lầm than (Chuyên khảo), NXB. Văn hóa Thông tin, 2002.
  - Lan Khai-Nhà văn hiện thực xuất sắc. NXB. Hội Nhà văn, 2006.
  - Nguồn xưa xư lâm tuyền (Chuyên khảo). NXB. Hội Nhà văn, 2017.
  - Thơ Việt trên hành trình đổi mới. NXB Hội Nhà văn, 2019.
  - Văn học dân gian miền núi phía Bắc từ góc nhìn Phê bình sinh thái. NXB. Đai học Quốc gia Hà Nội, 2020.
 + Công trình nghiên cứu tiêu biểu:
  - Đạo Phật với văn chương vùng phên dậu thứ ba của đất nước. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế. Ngày 3/2011.
  - Triết học Trần Đức Thảo và vấn đề nghiên cứu văn học dân gian hiện nay, Kỉ yếu Hội thảo Quốc té, ngày 7/5/2013.
  - Tục thờ Mẫu ở một xứ Lâm tuyền. Văn hóa thờ nữ thần-Mẫu ở Việt Nam và Chấu Á-Bản sắc và giá trị, Hội thảo Quốc tế, NXB. Thế giới, 2013.
  - Mối quan hệ giữa con người với môi trường sinh thái trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế. Phê bình sinh thái, Tiếng nói bản địa, Tiếng nói toàn cầu. Ngày 14.12.2017.
 

* PGS, TS, NGƯT Lê Giang
* Bút danh: Đoàn Lê Giang
* Ngày, tháng, năm sinh: 1961

* Quá trình công tác: Giảng viên, Trưởng khoa Văn học, Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Tác phẩm Nguyễn Thông (viết chung, 1983); Nguyễn Lộ Trạch - điều trần và thơ văn (viết chung, 1995); Đại cương văn hóa phương Đông (viết chung, 2000); SGK Ngữ văn 10 (viết chung, 2003); Văn học VN TK.X-XIX: những vấn đề lý luận và lịch sử (viết chung, 2006); Văn học Đông Á từ góc nhìn so sánh (Chủ biên; 2011); Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á (đồng Chủ biên, 2013); Huyền thoại lập quốc của các nước Đông Á (viết chung, 2014); Những kỳ nữ trong thơ ca Đông Á (viết chung, 2014); Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hóa (đồng Chủ biên, 2015); Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Du (đồng Chủ biên, 2015); Chuyện tình ma nữ trong truyền kỳ Đông Á (viết chung, 2017); Việt Nam - giao lưu văn hóa tư tưởng phương Đông (đồng Chủ biên, 2017).

* Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam
* Ngày, tháng, năm sinh: 1975

* Quá trình công tác: Biên tập viên Ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam; Biên tập viên Trung tâm Truyền hình Nhân Dân, Báo Nhân Dân; Ủy viên Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương (nhiệm kỳ V).
* Tác phẩm, công trình nghiên cứu tiêu biểu: Mùi chữ (NXB Phụ nữ, 2014); Từ trang sách đến gương mặt văn chương (NXB Hội Nhà văn, 2021).

 

 

Bình luận

    Chưa có bình luận