Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào?

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là lực lượng dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam.Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn.

1. Thế nào là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?

Đoàn thanh niên Cộng sản (đoàn TNCS) Hồ Chí Minh là một tổ chức chính trị- xã hội của thanh niên Việt Nam. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 26/3/1931 do Đảng cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện.

Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến độ tuổi từ 16-30 có nguyện vọng được kết nạp, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập - tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc nhân dân.

Đoàn TNCS là đoàn dự bị tin cậy, đội quân xung kích cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một trong những thành viên của tổ chức chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

Đoàn là nòng cốt trong phong trào chính trị và tổ chức thanh niên đảm bảo quyền lợi chính đáng của tuổi trẻ; phụ trách chăm lo cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Đoàn phối hợp cùng các cơ quan Nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình để chăm lo giáo dục, đào tạo phát triển, bảo vệ thế hệ trẻ, đoàn kết, phát triển quan hệ hữu nghị với các tổ chức thanh niên tiến bộ để xây dựng phấn đấu cho đất nước phát triển.

 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Ảnh minh hoạ)

2. Một số nguyên tắc chủ yếu của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nguyên tắc tập trung dân chủ được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh như sau:

  • Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn là Đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên do cấp ấy bầu ra, thực hiện theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.  Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất.

  • Nghị quyết của Đoàn phải chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.

  • Các thành viên được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình trước khi quyết định công việc hay biểu quyết nghị quyết của Đoàn, phần ý kiến thiểu số sẽ được bảo lưu và báo cáo lên cho Đoàn cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc.

  • Bầu cử của Đoàn được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết. Đối với việc bầu cử BCH và các chức danh BCH; Ủy ban kiểm tra và các chức danh trong Ủy ban kiểm tra; đại biểu dự đại hội Đoàn cấp trên được biểu quyết bằng bỏ phiếu kín.

3. Hệ thống tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Tổ chức của Đoàn gồm 04 cấp:

  • Cấp trung ương: Là cơ quan lãnh đạo cao nhất trong Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giữa hai kỳ đại hội đại biểu toàn quốc, có nhiệm kỳ 5 năm và do đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bầu ra.

  • Cấp tỉnh và tương đương: Có nhiệm kỳ 5 năm 1 lần, lãnh đạo thực hiện nghị quyết Đại hội của mình. Ban chấp hành Đoàn cấp tỉnh và tương đương một năm họp ít nhất  kỳ.

  • Cấp huyện và tương đương: Cũng có nhiệm kỳ 5 năm 1 lần, lãnh đạo thực hiện nghị quyết Đại hội cấp mình. Ban chấp hành cấp huyện và tương đương một năm họp ít nhất bốn kỳ.

  • Cấp cơ sở: Gồm Đoàn cơ sở và chi Đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, trực thuộc cấp tỉnh hay cấp huyện còn tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị. Đoàn cơ sở là cấp trên của chi Đoàn, mỗi đơn vị có từ 02 chi đoàn và ít nhất 30 đoàn viên.

Bỏ phiếu trực tiếp biểu quyết Ban chỉ huy

Bỏ phiếu trực tiếp biểu quyết Ban chỉ huy (Ảnh minh hoạ)

4. Mối quan hệ của Đoàn TNCS trong hệ thống chính trị nước ta

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có chức năng tập hợp , giáo dục, rèn luyện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thế hệ trẻ. Mối quan hệ của Đoàn với các cơ quan, tổ chức khác được thể hiện như sau:

4.1 Đoàn đối với Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng, là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên, hỗ trợ đắc lực trong việc giáo dục, tập hợp thanh niên dưới ngọn cờ của Đảng, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao phó. Để phát huy tốt các vai trò của Đoàn đối với Đảng, cần tập trung vào các nhiệm vụ như tăng cường lãnh đạo, gắn kết xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; với tư cách tổ chức chính trị - xã hội của thanh thiếu niên, Đoàn cần năng động, trao dồi kiến thức trong mọi hoạt động đem lại lợi ích quyền lợi cho thế hệ trẻ; Đảng định hướng cho Đoàn đường lối tự chủ để tự giải quyết, quyết định những việc quan trọng một cách có hiệu quả.

4.2 Đoàn TNCS đối với Nhà nước: 

  • Đoàn chịu sự quản lý chung của Nhà nước đối với toàn xã hội, mọi hoạt động điều nằm trong Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước chủ trương ban hành các cơ chế mới, tạo điều kiện cho Đoàn thanh niên phát huy hết khả năng, năng lực của mình vào công cuộc bảo vệ đất nước, thúc đẩy đất nước phát triển theo công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

  • Nhà nước đảm bảo nguồn kinh phí cho mọi hoạt động của Đoàn. Đoàn tham gia góp phần xây dựng, bảo vệ, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước. Đoàn cũng có vai trò vận động, tuyên truyền người dân trở thành công dân tốt, giúp đỡ cho xã hội, chấp hành tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật nhà nước.

Đoàn thanh niên dưới ngọn cờ của Đảng

Đoàn thanh niên dưới ngọn cờ của Đảng (Ảnh minh hoạ)

4.3 Đoàn TNCS đối với các tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 

  • Đoàn tích cực, chủ động tham gia các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, nhằm phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước.

  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là liên minh rộng lớn để tập hợp xây dựng khối đoàn kết dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Đoàn cùng một số tổ chức như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,… liên kết với nhau tạo nên khối đoàn kết dân tộc, đưa đất nước phát triển với mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, dân minh, bảo vệ hợp pháp quyền lợi, lợi ích cho thanh thiếu niên.

4.4 Đoàn TNCS đối với Đội Thiếu niên Tiền phong

  • Đoàn là người phụ trách, chăm sóc, giáo dục cho thiếu niên nhi đồng. Theo quy định của Đoàn: Đoàn phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, hướng dẫn các em học tập làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, trở thành con ngoan trò giỏi, phấn đấu để trở thành đoàn viên trong Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, người công dân tốt giúp ích cho xã hội.

  • Đoàn cử đội ngũ phụ trách công tác Đội, tạo điều kiện giao lưu học hỏi, đẩy mạnh xã hội hóa bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, huy động sức mạnh của xã hội để chăm lo cho các em.

5. Kết luận

Bài viết trên đã giúp bạn hiểu về đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nào? Trải qua bao năm xây dựng, rèn luyện chiến đấu vì Tổ quốc, Đoàn đã tập hợp biết bao thanh niên sẵn sàng hy sinh cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bước vào thời kỳ mới công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, Đoàn tiếp tục thúc đẩy phát triển truyền thống quý báu tốt đẹp của mình, xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành đúng pháp luật, có đủ tri thức, sức khỏe, đạo đức lý tưởng xã hội để đưa đất nước luôn phát triển trên tầm cao mới, hội nhập cùng các nước.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phát triển bền vững là gì? Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam

Phát triển bền vững là gì? Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam

Phát triển bền vững là gì? Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách đồng thời cũng là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng. Vậy phát triển bền vững là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Chủ quan là gì? Sự khác biệt giữa chủ quan và khách quan

Chủ quan là gì? Sự khác biệt giữa chủ quan và khách quan

Chủ quan là gì? Sự khác biệt giữa chủ quan và khách quan

Khách quan và chủ quan là những cụm từ rất quen thuộc được sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau. Vậy chủ quan là gì, khách quan là gì, sự khác biệt giữa chủ quan và khách quan như thế nào, chủ quan và khách quan có mối quan hệ ra sao? Hãy đọc và tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.