image banner
Bắc Hà (Lào Cai): Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững
Lượt xem: 1916
Huyện Bắc Hà (Lào Cai) hiện có tới 80% dân số sống dựa vào sản xuất nông-lâm nghiệp. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa 21, ngành nông nghiệp của huyện chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và mang lại nguồn lợi cao cho người nông dân,hiện giá trị sản xuất ngành nông- lâm nghiệp của huyện đạt gần 181 tỷ đồng chiếm 37%  trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện. Việc chú trọng đầu tư trong lĩnh  vực nông nghiệp là nguồn lực quan trọng để Bắc Hà phát triển bền vững.

Nông dân Bảo Nhai (Bắc Hà) phát triển chăn nuôi làm giàu.jpg

                               Nông dân Bảo Nhai (Bắc Hà) phát triển chăn nuôi làm giàu

 

Bắc Hà hiện là 1 trong 61 huyện nghèo nhất của cả nước, song Bắc Hà được thiên nhiên ưu đãi với nhiều lợi thế để  phát triển nông-lâm nghiệp, công nghiệp và du lịch dịch vụ. Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Hà lần thứ XXI nhiệm kỳ (2005-2010) với 5 chương trình và 15 đề án toàn khoá. Với sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân địa phương nền kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành dịch vụ.

Lúa giống mới được gieo cấy đại trà ở các xã vùng cao.jpg

             Lúa giống mới được gieo cấy đại trà ở các xã vùng cao

 

 Trong 3 năm thực hiện đề án  chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, kinh tế nông nghiệp đã có bước phát triển, với việc đẩy mạnh chuyển giao cho nhân dân ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đã mở rộng được nhiều tích cây trồng  giống mới có năng xuất chất lượng cao, đặc biệt đã thực hiện luân canh gối vụ các cây trồng ngắn ngày trên những diện tích cây trồng đã thu hoạch, nâng cao thu nhập canh tác trên cùng một đơn vị canh tác. Để khuyến khích người dân vùng cao phát triển sản xuất, huyện đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi về hỗ trợ sản xuất cho người dân, thực hiện chính sách vay phân bón và vốn theo hình thức trả chậm thông qua trạm vật tư nông nghiệp tổng hợp, vay vốn ưu đãi ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn. Đặc biệt các ngành nông nghiệp của huyện đã tập trung xây dựng nhiều mô hình thí điểm về giống mới, thực hiện thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất các loại cây trồng ở những địa phương có điều kiện khó khăn, trong đó đã mạnh dạn đưa vào thực hiện nhiều giống lúa 838, Việt Lai 20, Séng Cù, Tám thơm…giống ngô 9696,9034, 963, B06, C414 …Từ các mô hình đã giúp người dân được tiếp cận nhanh với các loại giống mới, có thêm kỹ thuật canh tác nâng cao hiệu quả sản xuất cùng trên một đơn vị diện tích trước đây.

Mô hình trình diễn tại hộ dân.jpg

                                             Mô hình trình diễn tại hộ dân

Anh Thèn Tờ Ngán, nông dân thôn Cốc Môi xã Na Hối bộc bạch: trước đây không có kiến thức, nên gia đình chỉ dùng giống địa phương năng xuất, tuy năng xuất thấp nhưng yên tâm là không sợ mất mùa, được xã cho đi tham gia các lớp tập huấn,tham gia mô hình trình diễn các giống ngô mới nay đã có kiến thức vững chắc gia đình đã đưa hầu hết các giống ngô mới vào thay thế hết diện tích ngô cu, năng xuất nhờ đó tăng 2-3 lần. Ông Tải Quang Sến chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Na Hối cho biết: Na Hối là xã thuần nông với trên 700 hô dân, toàn xã có diện tích tự nhiên 2.354 ha, điều kiện tự nhiên cũng mấy thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng hàng hoá, từ các mô hình trình diễn được triển khai tại các thôn bản của địa phương đã đem lại hiệu quả thiết thực ngay liên vụ sau đó. Những giống ngô mới bà con ưa dùng là 9698,9034,963, và cả giống ngô C414, hiện trên 150 ha ngô hàng hóa toàn xã hàng năm đều đạt 45-48 tạ/ha. Về định hướng trong những năm tới, Na Hối sẽ dần thay thế hết diện tích ngô địa phương bằng giống ngô hàng hóa trên 320 ha diện tích trồng ngô hiện có, đồng thời khuyến khích bà con nông dân khai hoang thêm diện tích và thực hiện chuyển đổi những diện tích lúa trồng kém hiệu quả sang trồng ngô hàng hóa, đưa diện tích ngô toàn xã lên khoảng trên 400 ha.

Giống lê Tai Nung 6 khảo nghiệm thành công ở Bắc Hà.jpg

                            Giống lê Tai Nung 6 khảo nghiệm thành công ở Bắc Hà

Về với xã Bảo Nhai, nơi có thế mạnh của vùng đất ven sông, có khí hậu thuận lợi cho phát triển mạnh các cây  nông nghiệp, trong những năm qua Bảo Nhai đã khai thác hiệu quả tiềm năng vùng đất này, thực hiện luân canh một năm có 4 vụ cây mầu các loại(2 vụ lúa,2vụ mầu). Cùng với 262 ha lúa vụ chiêm xuân và vụ mùa, Bảo Nhai còn trồng 340 ha ngô, nhiều giống rau mầu vụ đông vụ có giá trị kinh tế cao được triển khai mở rộng trên tất cả diện tích lúa ngô đã thu hoạch.

Trồng rau xanh dưới tán mận.jpg

                                               Trồng rau xanh dưới tán mận

Ông Sin Văn Lìn chủ tịch UBND xã Bảo Nhai cho biết: Nông dân chúng tôi ở đây đã coi vụ động là vụ sản xuất chính vì giá trị thu nhập của các cây trồng vụ đông đem lại cho người nông dân là rất cao, năm nay Bảo Nhai đã mở rộng thêm được gần 4 ha rau mầu các loại nâng tổng số diện tích rau mầu toàn xã 15 ha và Bảo Nhai trở thành địa phương luôn đi tiên phong trong việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng vật nuôi của huyện Bắc Hà. Công tác chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học đến với các hộ nông dân được tổ chức triển khai có qui củ và bài bản, vì vậy mà trình độ thâm canh của nông dân được nâng lên. Điều này được khảng định bằng năng xuất và hiệu quả các loại cây trồng năm sau cao hơn năm trước, Bảo Nhai là địa phương của Bắc Hà có hai vụ lúa trong năm, năng xuất lúa duy trì đạt 45 tạ/ha, năng xuất ngô đạt trên 40 tạ/ha, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 5 triệu đồng một năm. Phát triển kinh tế nông nghiệp để làm giàu nên dường như bà con nông dân lúc nào cũng bận rộn với công việc sản xuất, kể cả những tháng gọi là nông nhàn. Vừa thu hoạch vụ này, đã lo chuẩn bị cho vụ sau, nhà nào cũng đua nhau phát triển kinh tế làm giàu. Nhất là đội ngũ cán bộ đảng viên thì ai cũng gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế hộ. Những mô hình làm kinh tế từ nông nghiệp, chăn nuôi và làm dịch vụ ở Bảo Nhai có mức thu nhập mỗi năm từ 50-100 triệu đồng/năm là khá phổ biến. Song hành cùng cây lúa, cây mầu thì chăn nuôi cũng góp phần làm giàu cho người dân Bảo Nhai, thông qua các mô hình trang trại, cụm chăn nuôi. Các trang trại, khu chăn nuôi ở đây đều được xây dựng kiên cố theo hình thức công nghiệp, công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc được tăng cường , do vậy vật nuôi phát triển tốt, lớn lên trông thấy. Trong đó, phải kể đến các mô hình nuôi trâu, lợn sinh sản, lợn thịt, cá thịt và đàn gia cầm như gà, vịt. 

Đậu tương xuân trồng tren đất lúa.jpg

                                          Đậu tương xuân trồng trên đất lúa

Với việc chú trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, đến nay toàn huyện Bắc Hà đã có 4.510 ha ngô, trong đó tỷ lệ giống ngô lai và kỹ thuật nội địa chiếm 78% diện tích, năng xuất bình quân đạt  30 tạ/ha. Trong tổng số 2.360 ha lúa nước, thì giống lúa lai và giống kỹ thuật nội địa chiếm 91,%. Các giống lúa được bà con nhân dân đưa vào gieo trồng chủ yếu là các giống việt lai 20, tam ưu, nhị ưu, séng cù, khẩu nậm sít. Đây là các giống lúa được coi là có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng xuất cao phù hợp với điều kiện canh tác của bà con nhân dân, năng xuất trung bình đạt trên 40 tạ/ha cao hơn 1,5 lần so với các giống địa phương. Diện tích cây đậu tương phát triển mở rộng trên diện tích lúa đã thu hoạch và dưới tán mận, nâng tổng diện tích toàn huyện lên 679 ha. Cùng với đó người dân còn tích cực đầu trồng được 244 ha rau, tạo nên những vùng rau chuyên canh hàng hóa ở các xã Bảo Nhai, Tà Chải, Na Hối, thị trấn Bắc Hà, bước đầu đã giải quyết được rau trái vụ, tăng vụ, tăng thu nhập cho người trồng rau. Năm 2008, tổng sản lượng lương thực có hạt toàn huyện đã đạt 20.840 tấn, đưa bình quân lương thực đầu người đạt gần 400 kg/ người/ năm. Bên cạnh đó huyện chú trọng phát triển nhiều cây ăn quả đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao như đào pháp, lê xanh, hồng,  mận tam hoa, mận tả van… Lĩnh vực lâm nghiệp có nhiều chuyển biến và đạt kết quả tốt huyện đã khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, bảo vệ môi trường sinh thái góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn một cách bền vững. Đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người tham gia trực tiếp công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới rừng, tiến tới làm giầu từ nguồn lợi rừng. Người dân đã có nhận thức đầy đủ trong việc tận dụng đất trống để trồng rừng. Diện tích đất lâm nghiệp là đất trống đồi trọc đã được phủ xanh bởi các loại cây sa mộc, diện tích rừng cảnh quan, nhờ vậy độ tán che phủ rừng mỗi năm Bắc Hà tăng gần 2%, đưa tổng diện tích rừng toàn huyện lên trên 20.700 ha, độ che phủ rừng toàn huyện 30,54%. Đến nay, giá trị ngành nông nghiệp huyện Bắc Hà đạt gần 181 tỷ đồng chiếm 37% trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện.

Nông dân vùng cao vào vụ gieo hạt.jpg

                                             Nông dân vùng cao vào vụ gieo hạt

Ngành nông nghiệp phát triển đúng hướng đã giúp người nông dân phát triển kinh tế, xóa đói nghèo. Từ nguồn lực của nhà nước và địa phương Bắc Hà đã quan tâm đầu tư mạnh nhất là đường giao thông, trường học và thuỷ lợi…100% xã được trải cấp phối và trải nhựa vào trung tâm xã, gần 90 số thôn bản có đường ô tô xe máy đến được,  20/21 xã thị trấn đã có điện lưới quốc gia, trên 80 % số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt.

Một góc huyện lỵ Bắc Hà hôm nay.jpg

                                            Một góc huyện lỵ Bắc Hà hôm nay

Đồng chí Vũ Xuân Cường phó bí thư huyện uỷ, chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Hà khảng định: Thời gian qua, Bắc Hà đã có những định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo, khai thác tiềm năng, lợi thế, nhất là về du lịch, nông nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xoá đói - giảm nghèo. Tuy nhiên, hiện nay Bắc Hà vẫn là 1 trong 61 huyện nghèo nhất của cả nước, đời sống của đồng bào ở các xã thôn bản vùng sâu vùng xã còn có những khó khăn tiếp tục cần tiếp tục sự quan tâm đầu tư của nhà nước. Vì vậy Bắc Hà sẽ kết hợp hiệu quả từ các nguồn lực đầu tư của nhà nước, như chương trình 134,135/Cp giai đoạn 2, 112, đề án 30a của Chính phủ với nội lực của địa phương tập trung dồn sức về vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, có cơ chế chính sách phù hợp phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trong đó tập trung khai hoang diện tích lúa nước, cây con giống có năng xuất chất lượng tạo ra sản phẩm hàng hóa, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thực hiện đầu tư có trong tâm. Đầu tư mạnh cho công tác giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm, hỗ trợ chuyển giao khoa học, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, đào tạo nghề ở nông thôn để đẩy nhanh tốc độ xoá đói - giảm nghèo trên địa bàn.

Với những chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, bức tranh kinh tế văn hoá  xã hội của huyện có những sắc diện mới. Đó là tiền đề quan trọng để huyện Bắc Hà tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhất là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và nông dân.

Đinh Viết Vinh

Đài Truyền thanh- Truyền hình Bắc Hà

 

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 





Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập