thi học cổ điển Trung Hoa 2Giới thiệu:

Tên sách: Thi học cổ điển Trung hoa—Học phái, phạm trù, mệnh đề

Tác giả: GS.TSKH. Phương Lựu (chủ biên), PGS.TS Trần Mạnh Tiến, TS Đỗ Văn Hiểu, TS Nguyễn Thu Hoài

Số trang: 375, khổ sách: 17 x 24

Nhà xuất bản: Đại học Sư phạm

Thời gian xuất bản: in xong và nộp lưu chiểu quý 1-2016

 

 

Công trình Thi học cổ điển Trung hoa—Học phái, phạm trù, mệnh đề sẽ có ý nghĩa cùng giá trị khoa học và thực tiễn trên nhiều mặt. Trước hết, từ góc độ thi học cổ điển được đào sâu hơn, sẽ giúp hiểu rõ thêm những tinh hoa trong văn thơ Trung quốc vốn quen thuộc hàng ngàn đời với nhân dân ta. Mặt khác cũng sẽ có thêm những căn cứ mới mẻ sâu sắc hơn để lý giải chính xác thêm thi học trung đại Việt Nam, vì giữa hai bên có mối quan hệ  giao lưu ảnh hưởng rất lâu đời. Dù sao đó cũng là nhìn về quá khứ, quan trọng hơn là câu chuyện đang diễn ra hướng về tương lai trong quá trình xây dựng một nền lý luận văn học dân tộc – hiện đại của nước ta, việc hấp thu những tinh hoa lý thuyết của nhân loại mà thi học cổ điển Trung Hoa là một tiêu biểu, cần được tiếp tục khai thác.

Tác giả chủ biên: GS.TSKH. Bùi Văn Ba (bút danh Phương Lựu), Giáo sư Lí luận văn học khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà nội, ngay từ năm 1977 đã xuất bản chuyên luận, tiêu biểu như: Lỗ Tấn – nhà lí luận văn học, Nxb Đại học, H. 1977; Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1985; Tinh hoa lí luận văn học cổ điển Trung Quốc, Nxb Giáo dục, 1989; Khơi dòng lí thuyết, Nxb Hội nhà văn, 1997; Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1997; Lí luận phê bình văn học thế kỉ 20, Nxb Văn học, 2001; Từ Văn học so sánh đến thi học so sánh, Nxb Văn học, 2002; Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sư phạm, 2005; Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, 2011, và nhiều giáo trình, chuyên luận lí luận văn học có giá trị khác.

 

STT MỤC LỤC trang
MỞ ĐẦU
1. Mục đích ý nghĩa của đề tài
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
3. Nhiêm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp luận nghiên cứu
Phần I. CÁC HỌC PHÁI CHÍNH YẾU

TRONG THI HỌC CỔ ĐIỂN TRUNG HOA                                

Chương 1 Sự xuất hiện tư tưởng thi học cơ bản trong thời Chiến quốc  
I. Sự manh nha của mĩ học và thi học trong Chu Dịch
II. Mĩ học và thi học  của Khổng Tử – thủy tổ của Nho gia
III. Mĩ học của Lão Tử – thủy tổ của Đạo gia
IV. Mĩ học và thi học của Mặc gia
V. Tư tưởng văn hóa văn nghệ của Pháp gia
Chương 2 Diễn biến của thi học Nho gia
I. Lí luận phê bình văn nghệ của MạnhTử
II. Từ Nhạc luận của Tuân Tử đến Nhạc kí khuyết danh
Chương 3 Diễn biến của thi học Đạo gia
I. Mĩ học và thi học của Trang Tử
II. Thi học của Huyền học Đạo giáo
Chương 4 Thi học Thiền gia với tư cách là bản địa hóa thi học Phật giáo
I. Thiền tông là Phật giáo Trung Quốc hóa
II. Thi tăng Thích Hiệu Nhiên với sự manh nha thi học Thiền gia
II. Tư Không Đồ – người mở đầu thi học Thiền gia
IV. Lí thuyết Diệu ngộ của Nghiêm Vũ, đỉnh cao của thi học Thiền gia
Chương 5 Xu hướng tam giáo hợp lưu trong thi học cổ điểnTrung hoa   
I. Nguyên lí nền tảng khác nhau giữa ba dòng thi học
II. Nguồn gốc và biểu hiện của xu hướng hợp lưu
Chương 6 Từ mô thức tư duy Thiên nhân hợp nhất đến Giao cảm luận – hạt nhân trong hệ thống thi học cổ điển Trung Hoa                                                
I. Thiên nhân hợp nhất – từ siêu triết học đến mĩ học và thi học
II. Giao cảm chứ không phải phản ánh hoặc biểu hiện thuần túy
Phần II. HỆ THỐNG CÁCKHÁI NIỆM CƠ BẢN
Chương 7 Đặc điểm của khái niệm xét từ tư duy kinh nghiệm và Hán ngữ
I. Giàu sắc thái chủ thể về mặt khái quát
II. Tính trực quan sinh động
III. Tính mơ hồ đa nghĩa
IV. Tính đa giác về mặt cảm quan nghệ  thuật
Chương 8 Hệ thống các khái niệm cơ bản về chủ thể sáng tác
I. Đức hạnh
II. Tài năng
III. Học vấn
IV. Văn khí
Chương  9 Hệ thống các khái niệm cơ bản về tư duy nghệ thuật               
I. Cảm vật
II. Cảm hứng
III. Thần tứ
IV. Hư thực
V. Hình thần
Chương 10 Hệ thống các khái niệm cơ bản về tác phẩm văn thơ               
I. Văn chất
II. Tình chí, tình lí
III. Ý tượng, Ý cảnh
IV. Kết cấu
V. Văn từ
VI. Hoạt pháp
Chương 11 Hệ thống các khái niệm cơ bản về thể loại văn thơ
I. Thơ ca
II. Tiểu thuyết
III. Hí khúc                                                                                             
Chương 12 Hệ thống các khái niệm cơ bản về tiếp nhận văn thơ
I. Tri âm
II. Quan (bác quan, thông quan…)
III. Vị (ngoạn vị, nghiêm vị…)                                                                
IV. Giải (tâm giải, từ giải, thần giải, huyền giải…)                                 
           Phần ba HỆ THỐNG MT SỐ MỆNH ĐỀ THIẾT YẾU                    
Chương 13 Một số mệnh đề chung về văn học                                     
I. Văn vị thế dụng
II. Văn dĩ tải đạo với Văn dĩ minh đạo và Văn dĩ quán đạo
III. Thiên hạ chi chí văn,vi hữu bất xuất đồng tâm yên giả dã
IV. Văn chi vi vật, tất hữu đối dã
        Chương 14 Một số mệnh đề về nhà văn                                                
I. Duy ca sinh dân bệnh
II. Phát phẫn trước thư
III. Công phu tại thi ngoại
IV. Điểm thiết thành kim, đoạt thai hoán cốt
V. Nhai đàm hạng thuyết tất hữu khả
VI. Lương công tất hữu bất xảo
Chương 15 Một số mệnh đề về tư duy nghệ thuật                               
I. Xuất nhi quý thực, dụng chi quý hư
II. Ảo trung hữu chân, nãi vi truyền thần a đố
III. Hữu tả cảnh, hữu tạo cảnh
IV. Bất kì nhi kì, kì nhi bất kì
V. Ngụ ý vu vật, lưu ý vu vật
VI. Phù dung xuất thủy, thố tài lậu kim
VII. Phản thường nhi hợp đạo vi thú
VIII. Tuy vô thường hình, nhi hữu thường lí                                             
Chương 16 Một số mệnh đề về tác phẩm                                              
I. Phàm văn dĩ ý, thú, thần, sắc vi chủ
II. Chỉnh chỉnh tại mục, nhi hậu khả thi kết soạn
III. Nhất nhân hữu nhất nhân tính cách
IV. Nhất lân, nhất trảo
V. Đoạn vô công kiên chinh thực ngạnh phô trực tả…
VI. Tòng thượng hạ tả hữu tả
VII. Khoa nhi hữu tiết, sức nhi bất vu
VIII. Dụng tại cú trung lệnh nhân bất giác
Chương 17 Một số mệnh đề về thể loại văn thơ                                    
I. Thi dĩ ngôn chí
II. Căn tình, miêu ngôn, hoa thanh, thực nghĩa
III. Thi quý thiên chân
IV. Kinh hoa thủy nguyệt
V Thi trung hữu họa, họa trung hữu thi
VI. Từ dĩ cảnh giới vi tối thượng
VII. Khúc nan vu thi dữ từ dã
Chương 18 Một số mệnh đề về tiếp nhận
I. Luận thi giả tắc bất khả bất kiêm thu chi
II. Đồng chi dữ dị, bất tiết cổ kim
III. Thi vô đạt hỗ
IV. Thi dĩ nhất tự luận công chuyết
V. Thi chi cực chí hữu nhất, viết nhập thần
VI. Ý do soái dã
VII. Dụng bút như dụng binh
  Thay lời kết   Sơ lược về ảnh hưởng của thi học cổ điển Trung Hoa ở Việt Nam                                                                                                               
I. Về học phái
II. Về khái niệm
III. Về mệnh đề
Tài liệu tham khảo chính                                                                            
Danh mục 33 bài o trong ngoài nước phản ánh nội dung của công trình          
Phụ lục I Ba bài báo tiếng Việt liên quan gián tiếp đến công trình        
I. Thánh cũng bảo phải biết vui chơi
II. Thi thi – một dạng của thi thoại Trung hoa
III. Thi học của thi thánh
Phụ lục II Nguyên văn 2 bài báo đăng ở Trung Quốc
I. Trung quốc cổ đại thi học tại Việt nam (Đỗ Văn Hiểu)
II. Trung quốc tỉ giảo thi học đích tiên phong tính

cập kỳ đối Việt Nam thi học đích ảnh hưởng (Phương Lựu)