ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 3-5-24 07:58:02
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ông Hai chăn nuôi

Báo Cà Mau (CMO) Những năm qua, tại nhiều vùng nông thôn tỉnh Cà Mau, chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Bên cạnh vật nuôi như heo, gà, vịt, hiện nay nhiều bà con nông dân có hướng đi mới từ mô hình chăn nuôi bò, dê kết hợp. Tuy đồng vốn ban đầu bỏ ra khá lớn, song mô hình này được người nuôi đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình ông Nguyễn Quốc Hưng (Hai Hưng), ở Ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh là một trong những hộ chăn nuôi bò, dê thành công tại xã Khánh An. Khởi nghiệp ban đầu chỉ bằng 1 con bò cái, nhờ cần cù và chịu khó, đến nay vợ chồng ông Hai Hưng đã nhân rộng thành công mô hình.

Từ niềm đam mê chăn nuôi, ông Hai Hưng dành nhiều thời gian học hỏi và nghiên cứu về con giống, kỹ thuật chăn nuôi. Khi có đủ vốn, ông Hai Hưng mạnh dạn tìm tới tận Bến Tre để mua bò. Nhờ đặc tính khá dễ nuôi, cộng thêm chịu khó bỏ công chăm sóc, 2 con bò cái phát triển khoẻ mạnh và sinh sản đều. Sau 6 năm chăn nuôi, chuồng bò của ông lúc nào cũng đông con, từ dê thịt đến bê con. Bò đực thì bán, riêng bò cái thì ông để lại nhân giống. Ông Hai Hưng cho biết: “Hiện nay bê con 6 tháng tuổi khoảng 12 triệu đồng, 14 tháng tuổi khoảng 30 triệu đồng. Mỗi năm đàn bò nhà tôi đẻ được 3 bê con. Hiện nay, việc nhân giống cho bò thường không dùng bò đực mà người nuôi sẽ mua tinh về gieo. Cách gieo tinh này tuy tốn kém nhưng dễ đậu, tỷ lệ thành công cao. Bê con sinh ra cũng khoẻ mạnh hơn, tránh được tình trạng đồng huyết sau nhiều lứa bò sinh đẻ sẽ không tốt”. 

Ðàn dê 19 con được ông Hai Hưng chừa lại để nhân giống, mở rộng cơ sở chăn nuôi.

Thành công từ chăn nuôi bò, cách đây hơn 1 năm ông Hưng tìm mua thêm 3 dê cái và 3 dê đực để kết hợp chăn nuôi. Hiện nay, chuồng dê của ông Hai Hưng đã nhân giống được 19 con. Ông Hai Hưng chọn nuôi bò và dê vì cả hai đều có tập tính như dễ nuôi, nguồn thức ăn khá giống nhau là cỏ nên tiện cho việc tìm thức ăn. “Bò tuy nhiều vốn nhưng dễ nuôi và chăm sóc hơn dê. Người nuôi dê phải thường xuyên theo dõi vì dê dễ bị ho viêm phổi, các bệnh vặt. Dê nuôi khoảng 5 tháng là có thể đẻ. So với bò, dê khó nuôi hơn nhưng nhanh bán. Hiện nay trên thị trường thịt dê và bò đều có giá, khoảng từ 180.000-250.000 đồng/kg nên người nuôi đều có lời”, ông Hai Hưng phân tích.

Ðể tiết kiệm chi phí chăn nuôi, nguồn thức ăn cho bò, dê được ông Hai Hưng tận dụng từ các nguồn khác nhau, như rơm khô, cắt cỏ mé bờ… Ngoài ra, ông Hai Hưng còn mạnh dạn đầu tư đất trồng thêm cỏ xả, cỏ voi để làm nguồn thức ăn cho bò và dê. Ông Hai Hưng tính toán: “Mùa mưa thì cỏ cắt vòng vòng sân nhà, thêm vụ lúa tôi chừa rơm lại nữa là cho bò, dê ăn không hết. Phần cỏ mềm cho dê ăn trước, phần nào cứng dê không ăn thì mình chuyển qua cho bò. Tới mùa khô hạn, lượng cỏ không đủ thì mình mới dặm thêm thức ăn”.

Hiện tại, số lượng dê và bò trong chuồng ông Hai Hưng đều đã lớn nhưng ông Hai Hưng không bán mà để lại nhân giống  thêm. Ngoài lợi nhuận từ bò, dê, ông Hai Hưng còn kiếm thêm thu nhập nhờ tận dụng được nguồn phân từ chăn nuôi. Mỗi bao phân bò khoảng 15 ký bán được 25.000 đồng, phân dê thì 30.000 đồng. Tính ra mỗi tháng ông Hai Hưng bán được từ 1,5-2 triệu đồng từ phân chăn nuôi. Tiền này ông Hai Hưng để mua thức ăn dặm thêm cho bò, dê. Ông Hai Hưng bộc bạch: “Sau nhiều năm tôi nhận thấy việc chăn nuôi dê và bò rất phù hợp với bà con nông dân. Chỉ cần nguồn vốn ban đầu rồi lấy công làm lời, đi cắt cỏ cho nó ăn chứ không tốm kém gì thêm. Hiện tại tôi để lại hết số bò, dê đang nuôi trong chuồng để nhân giống, sang năm sẽ mở thêm trang trại. Mong rằng thời gian tới, những người có mô hình chăn nuôi hiệu quả như tôi sẽ được tiếp cận các nguồn vốn vay lãi suất thấp để mở rộng việc chăn nuôi”.

Anh Nguyễn Chí Nguyện, phụ trách khuyến nông xã Khánh An, cho biết: “Thời gian gần đây dê và bò ngày càng có giá trên thị trường nên việc chăn nuôi của bà con có nhiều lợi nhuận hơn. Người nuôi dê, bò tại địa phương đã tận dụng đất trồng được các loại cỏ để chăn nuôi tiết kiệm chi phí. Hiện tại, mô hình nuôi bò, dê kết hợp rất có triển vọng và hiệu quả để nhân rộng trong thời gian tới”./.

 

An Kỳ

 

Cơ hội làm giàu bền vững cho nông dân

Trong năm 2023, nông dân huyện Thới Bình mạnh dạn tổ chức và liên kết thực hiện nhiều mô hình sản xuất mới, cách làm hay, mang lại hiệu quả cao.

“Lên bờ, xuống ruộng”

Lúa lên bờ, hoa màu xuống ruộng; mô hình canh tác 2 vụ lúa, 1 vụ màu, mà mọi người hay ví von là mô hình “lên bờ, xuống ruộng”, đã biến những mảnh đất hoang hoá thời kinh tế mới ngày nào của kênh So Ðũa, Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời trở nên trù phú, vạn người mê.

Khá giả nhờ sò huyết

Hiện nay, trên địa bàn xã Trần Thới (huyện Cái Nước) có 510 hộ nuôi sò huyết kết hợp nuôi tôm với hơn 1.000 ha. Trong bối cảnh giá tôm sụt giảm, con sò huyết trở thành vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân nơi đây vươn lên khá giả.

Làm giàu nhờ chuyển đổi sản xuất phù hợp

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn TP Cà Mau phát triển nhanh.

Ða canh phù hợp cho thu nhập cao

Với 10 công đất canh tác, ông Lê Hoàng Liêm, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh Ấp 14, xã Khánh Hoà, huyện U Minh, thực hiện nhiều mô hình kết hợp, tận dụng tối đa diện tích đất sản xuất, mang lại thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.

Làm giàu ở quê mới

(CMO) Rời quê hương, lập nghiệp nơi đất khách quê người, với ý chí vượt khó vươn lên, ông Nguyễn Ðình Bộ (Ấp 5, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Ða canh làm giàu

(CMO) Từ phong trào sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện U Minh, xuất hiện nhiều nông dân có cách làm hay, sáng tạo trong phát triển kinh tế tại hộ gia đình. Gia đình anh Trương Văn Thơi và chị Phạm Thị Cẩm Tú, Ấp 9, xã Khánh Thuận, là một điển hình.

Ða dạng cách làm giàu

(CMO) Phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có của địa phương, những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, phát triển tích cực. Các mô hình kinh tế hiệu quả dần được nhân rộng trong hội viên, qua đó góp phần cải thiện đời sống kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã.

Ông Giàu làm giàu từ vườn nhãn

(CMO) Tại ấp Sào Lưới B, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, có vườn nhãn hơn 20 năm tuổi đang cho trái sum suê và trở thành điểm tham quan du lịch lý tưởng cho du khách gần xa.

Sản xuất giỏi như chị Tập

(CMO) Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, đến khi lập gia đình, chị Lê Thị Tập (ấp Lê Hoàng Thá, xã Tân Bằng) luôn trăn trở để tìm cách đưa kinh tế gia đình đi lên, tạo điều kiện cho các con ăn học. Chị chăm chỉ cùng chồng chăn nuôi, trồng trọt, không bỏ trống một khoảnh đất nào, nhờ vậy mà mỗi năm thu nhập khoảng 700 triệu đồng, là phụ nữ tiêu biểu sản xuất giỏi của địa phương.