Trang 1 / 4 123 ... Cuối cùngCuối cùng
Hiển thị kết quả từ 1 đến 10 / 33

Chủ đề: Đôi nét các Triều đại Việt Nam (Bộ ST Hình ảnh)

  1. #1
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    345

    Đôi nét các Triều đại Việt Nam (Bộ ST Hình ảnh)

    Xin trân trọng giới thiệu cùng Quý vị và các bạn, Bộ sưu tập “Đôi nét các Triều đại Việt Nam” !

    TRIỀU ĐẠI NHÀ LÝ (1010-1225)

    Tổng cộng 09 đời vua trị vì trong 215 năm (Theo âm lịch là 216 năm)

    01. Lý Thái Tổ (1010-1028):
    Lý Công Uẩn sinh (974), tôn lên ngôi và đặt niên hiệu Thuận Thiên (1010), làm vua được 18 năm, mất ngày 03 tháng 03 năm Mậu Thìn (1028), hưởng dương 54 tuổi.

    02. Lý Thái Tông (1028-1054):
    Lý Phật Mã sinh (1000) Vua Thái Tổ vừa mất, các hoàng tử tranh ngôi, phải nhờ tướng Lê Phụng Hiểu dẹp loạn. Lên ngôi năm (1028), làm vua được 26 năm, mất ngày 01 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054), hưởng dương 54 tuổi.

    03. Lý Thánh Tông (1054-1072):
    Lý Nhật Tôn sinh ngày 25 tháng 02 Quý Hợi (1023), lên ngôi (1054), làm vua được 18 năm, mất tháng 01 năm Nhâm Tý (1072), hưởng dương 49 tuổi.

    04. Lý Nhân Tông (1072-1127):
    Lý Càn Đức sinh (1066) (là con bà Linh Nhân Thái Hậu tức Ỷ Lan Thái Phi, lên ngôi (1072), (07 tuổi, được Thái sư Lý Đạo Thành làm phụ chính), làm vua được 55 năm, mất (1127), hưởng thọ 61 tuổi.

    05. Lý Thần Tông (1127-1138):
    Lý Dương Hoán (Con Hoàng đệ) sinh năm (1116), lên ngôì (1127), làm vua được 11 năm, mất (1138), hưởng dương 22 tuổi.

    06. Lý Anh Tông (1138-1175):
    Lý Thiên Tộ sinh (1136), lên ngôi năm (1138), làm vua được 37 năm, mất (1175), hưởng dương 39 tuổi.

    07. Lý Cao Tông (1175-1210):
    Lý Long Cán (Lý Long Trát) sinh (1173), lên ngôi năm (1175), làm vua được 35 năm, mất (1210), hưởng dương 37 tuổi.

    08. Lý Huệ Tông (1210-1224):
    Lý Hạo Sảm sinh (1194), lên ngôi năm (1210), làm vua được 14 năm, bị Trần Thủ Độ bức tử (1224), hưởng dương 32 tuổi.

    09. Lý Chiêu Hoàng (1224-1225):
    Lý Phật Kim sinh tháng 09 Mậu Dần (1218), (Chiêu Thánh Công chúa), lên ngôi năm (1224) được 01 năm, nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái Tông). Đến 19 tuổi, chưa có con, bị phế thành Công chúa và đến 40 tuổi gả cho Lê Phụ Trần, sinh được một trai, một gái. Mất năm 1278, hưởng thọ 60 tuổi


    I- VĂN HÓA:


    Vua Lý Thái Tông, vị vua đã ban hành Hình thư năm 1042
    Nguồn: (wikipedia.org)


    Văn Miếu Thăng Long - Xây dựng 1070
    Theo: (maxreading.com)


    Một di tích ở Cố đô Hoa Lư
    Nguồn: (wikipedia.org)


    Lễ hội ở Đền Đô (Đình Bảng) - Đình Bảng là quê hương của nhà Lý
    Theo: (maxreading.com)


    Tượng đài vua Lý Thái Tổ tại trung tâm thành phố Bắc Ninh
    Nguồn: (wikipedia.org)


    II- KIẾN TRÚC - ĐIÊU KHẮC:


    Gạch trang trí (1010-1225)
    Theo: (pinterest.com)


    Hoa văn Rồng
    Theo: (pinterest.com)


    Hình dạng lá bồ đề với trang trí rồng
    Theo: (pinterest.com)


    Tượng phật A Di Đà
    Theo: (pinterest.com)


    Rồng trong kiến trúc
    Theo: (pinterest.com)

    Đền Quán Thánh
    Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn).
    Bốn ngôi đền đó là:
    Đền Bạch Mã (trấn giữ phía Đông kinh thành);
    Đền Voi Phục (trấn giữ phía Tây kinh thành);
    Đền Kim Liên (trấn giữ phía Nam kinh thành);
    Đền Quán Thánh (trấn giữ phía Bắc kinh thành);
    Đền Quán Thánh nằm bên cạnh Hồ Tây.
    Cùng với chùa Kim Liên và chùa Trấn Quốc tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hoá tín ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội.

    Đền Quán Thánh xưa
    Theo: Nguyễn Thanh Quang_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Đền Quán Thánh
    Theo: (phamnamlong1.blogspot.com)


    Đền Quán Thánh
    Theo: (vietnamesefood.com.vn)


    Đền Quán Thánh
    Ảnh: KenWalker_Nguồn: (vi.wikipedia.org)

    Chùa Kim Liên
    Vào thời Lý, vua Lý Thần Tông (1128-1138) cho lập một cung điện mang tên:
    Cung Từ Hoa, để công chúa Từ Hoa cùng các cung nữ trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải nằm bên trong khu vực có tên là Trại Tằm Tang.
    Khi công chúa qua đời, trên nền cũ của cung điện dựng lên một ngôi chùa.
    Sang thời Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên và chùa được mang tên Đống Long. Đến thời Lê chùa mang tên Đại Bi. Tấm bia trong chùa dựng thời vua Lê Nhân Tông ghi rõ:
    "Năm Thái Hòa thứ nhất (tức năm 1443) dựng chùa, gọi là chùa Đại Bi".
    Năm 1771 đời Lê Cảnh Hưng chùa được trùng tu, sửa chữa lớn và mang tên Kim Liên Tự (chùa Kim Liên).
    Năm 1792, đời vua Quang Trung, chùa được xây dụng lớn, về diện mạo cơ bản giống như hiện nay.
    Năm 1793 cũng đời vua Quang Trung chùa đã hoàn tất về diện mạo.

    Chùa Kim Liên
    Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Chùa Kim Liên
    Ảnh: Dzung Viet Le_Theo: (baomoi.com)


    Chùa Kim Liên
    Theo: (phamnamlong1.blogspot.com)

    Chùa Một Cột
    Chùa Diên Hựu (Chùa Một Cột) được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng 10 (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất.
    Nhưng theo cuốn Hà Nội - Di tích lịch sử và danh thắng, nhóm các nhà sử học Đinh Xuân Lâm, Doãn Đoan Trinh, Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh Mai, Đàm Tái Hưng tiến hành nghiên cứu văn bia dựng tại chùa năm Cảnh Trị thứ 3 (1665), đời vua Lê Huyền Tông, do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt khắc ghi, thì thấy rằng: Tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đã được dựng giữa một hồ nước vuông.
    Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng tử nối dõi, liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự (với nghĩa là "phúc lành dài lâu" hay "Phước bền dài lâu").
    Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp), còn có tên khác là Diên Hựu tự hoặc Liên Hoa Đài "đài hoa Sen"); là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

    Chùa Một Cột
    Ảnh: Bùi Thế Tâm_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Chùa Một Cột
    Ảnh: Tuan Phan_Theo: (baomoi.com)


    Cổng chùa Diên Hựu, tức chùa Một Cột.
    Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên_Nguồn: vi.wikipedia.org


    Chùa Trấn Quốc
    Theo: (dothi.net)


    Chùa Trấn Quốc
    Theo: (giacngo.vn)


    Chùa Trấn Quốc
    Ảnh: Nguyen Minh Son_Theo: (baomoi.com)

    Chùa Vĩnh Nghiêm
    Chùa Vĩnh Nghiêm được coi là chốn Tổ của Thiền phái Trúc Lâm, được xây từ thời Lý và mở rộng vào khoảng thế kỷ 13 thời Trần.
    Chùa thờ Phật và ba vị Trúc Lâm tam tổ là Phật Hoàng Trần Nhân Tông, thiền sư Pháp Loa và thiền sư Huyền Quang.
    Ngôi chùa này được coi là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Hiện chùa còn lưu giữ kho Mộc bản kinh Phật với 3.050 bản khắc ván chữ Hán được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Ký ức thế giới khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
    Năm 1964, chùa Vĩnh Nghiêm được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Do chứa đựng những giá trị đặc sắc, độc đáo về văn hóa, ngày 09/09/2013 Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
    Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức vào ngày 14/2 âm lịch hằng năm, cũng là ngày giỗ tổ chùa. Lễ hội này thu hút được đông đảo dân cư trong khu vực và du khách thập phương.

    Chùa Vĩnh Nghiêm
    Theo: (vnexpress.net)
    Được sửa bởi hoandsg lúc 04:49 PM ngày 03-08-2014

  2. #2
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    345
    Chùa Láng
    Chùa Láng được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông (1128-1138) để thờ Từ Đạo Hạnh là một nhà tu hành đắc đạo, nổi tiếng thời Lý.
    Chùa Láng xây dựng trên một khu đất rộng, có nhiều cây cổ thụ, từ xưa vẫn được coi là nơi đệ nhất tùng lâm của kinh đô Thăng Long.

    Chùa Láng - Chiêu Thiền Tự
    Ảnh: Nguyen Manh Thuy_Theo: (baomoi.com)


    Chùa thời Nhà Lý
    Theo: (pinterest.com)

    Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long . Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 đến 1076 (thời Lý) mở rộng và xây dựng thêm nhà Quốc Tử Giám ở phía sau.
    Đây là nơi học tập của các hoàng tử và những học trò giỏi được chọn trên khắp cả nước.
    Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông chép:
    "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học.".
    Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử giám ở bên cạnh Văn Miếu, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam

    Văn Miếu Quốc Tử Giám
    Theo: (aromahotel.vn)


    Cổng Vǎn Miếu Môn
    Theo: (hanoi.dongtacnet.com)


    Văn Miếu Quốc Tử Giám
    Theo: (xuhuongdulich.com)


    Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Theo: (travel.zizi.vn)


    Kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Theo: (travel.zizi.vn)


    Văn Miếu - Quốc Tử Giám
    Theo: (travel.zizi.vn)

    Bia đề danh tiến sĩ
    Vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) là người đề xướng dựng Bia đề danh tiến sĩ để tôn vinh các trí thức Nho học đỗ đạt. Đến nay, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn lưu giữ được 82 bia ghi rõ họ tên, quê quán của 1.304 nhà trí thức khoa bảng (85 trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa; 283 hoàng giáp và 939 tiến sĩ).
    Trong số văn bia này, bia tiến sĩ có niên đại sớm nhất, được dựng năm 1484, đời Lê Thánh Tông, ghi lại lịch sử khoa thi năm 1442.
    Bia tiến sĩ có niên đại muộn nhất, được dựng vào năm 1780, ghi về khoa thi năm 1779.

    Bia Đề danh tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
    Theo: (thanglonghanoi.gov.vn)

    Hoàng thành Thăng Long
    Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội
    Bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn.
    Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
    Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.
    Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 03 đặc điểm nổi bật:
    Chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

    Khu trung tâm của Hoàng thành Thăng Long
    Theo: (yatlat.com)


    Đoan Môn ngày nay
    Ảnh: Grenouille vert_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Tầng 2 của Đoan Môn, Hoàng thành Thăng Long
    Theo: (yatlat.com)


    Bắc Môn, Hoàng thành Thăng Long
    Theo: (yatlat.com)

    Tượng đài vua Lý Thái Tổ
    Tượng đài vua Lý Thái Tổ được khởi công xây dựng ngày 17/08/2004, và được khánh thành ngày 07/10/2004.
    Tượng đài do nhà điêu khắc Vi Thị Hoa sáng tác, công ty Trách nhiệm hữu hạn Mỹ nghệ Đoàn Kết tỉnh Nam Định thực hiện.
    Tượng đài vua Lý Thái Tổ là công trình văn hoá lịch sử trọng điểm chào mừng 50 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2004), tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010 – 2010).

    Tượng đài vua Lý Thái Tổ
    Theo: (yatlat.com)


    Tượng vua Lý Thánh Tông
    Ảnh: Nguyễn Thanh Quang


    III- TRANG PHỤC:


    IV- SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
    Được sửa bởi hoandsg lúc 04:50 PM ngày 03-08-2014

  3. #3
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    345
    TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN (1225–1400)

    Triều đại Nhà Trần có tổng cộng 13 đời vua (kể cả Dương Nhật Lễ), trị vì trong 175 năm.

    01. Trần Thái Tông (1225-1258):
    Trần Cảnh sinh năm (1218), lên ngôi năm (1225), làm vua được 33 năm, nhường ngôi làm Thái Thượng Hoàng 19 năm, mất (1277), hưởng thọ 59 tuổi.

    02. Trần Thánh Tông (1258-1278):
    Trần Hoảng sinh (1240), lên ngôi năm (1258), làm vua được 20 năm, làm Thái Thượng Hoàng 12 năm, mất (1290), hưởng dương 50 tuổi.

    03. Trần Nhân Tông (1278-1293):
    Trần Khâm sinh (1258), lên ngôi năm (1278), làm vua được 15 năm, nhường ngôi làm Thái Thượng Hoàng 06 năm, đi tu trở thành Thủy tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, mất năm 1308, hưởng dương 50 tuổi.

    04. Trần Anh Tông (1293- 1314):
    Trần Thuyên sinh (1276), lên ngôi năm (1293), làm vua được 21 năm, nhường ngôi làm Thái Thượng Hoàng 06 năm, mất (1320), hưởng dương 44 tuổi.

    05. Trần Minh Tông (1314-1329):
    Trần Mạnh sinh (1300), lên ngôi năm (1314), làm vua được 15 năm, làm Thái Thượng Hoàng 28 năm, mất (1357), hưởng dương 57 tuổi.

    06. Trần Hiến Tông (1329-1341):
    Trần Vượng sinh (1319), lên ngôi năm (1329), làm vua được 12 năm, mất (1341) (chưa kịp nhường ngôi), hưởng dương 22 tuổi.

    07. Trần Dụ Tông (1341-1369):
    Trần Hạo sinh (1336), lên ngôi năm (1341), làm vua được 28 năm, mất (1369) (chưa làm Thượng Hoàng), hưởng dương 33 tuổi.

    08. Dương Nhật Lễ (1369-1370):
    Con nuôi Cung Túc Vương. Dụ Tông mất, bà Thái Hậu Hiến Từ Tuyên Thánh nắm quyền, đưa Dương Nhật Lễ lên ngôi. Nhật Lễ giết Bà Thái Hậu Hiến Từ và Cung Định Vương, toan tính dứt nhà Trần, đổi sang họ Dương, nhưng bị Triều thần bắt giết.

    09. Trần Nghệ Tông (1370-1372):
    Trần Phủ sinh (1321), lên ngôi năm (1370), làm vua được 02 năm, làm Thái Thượng Hoàng 22 năm, mất (1394), hưởng thọ 73 tuổi.

    10. Trần Duệ Tông (1372-1377):
    Trần Kính sinh (1337), lên ngôi năm (1372), làm vua được 05 năm, tử trận (đánh Chiêm Thành) (1377), hưởng dương 40 tuổi.

    11. Trần Phế Đế (1377-1388):
    Trần Hiện sinh (1361), lên ngôi năm (1377), làm vua được 11 năm, bị Thượng Hoàng Nghệ Tông bức hại chết năm 1388, hưởng dương 27 tuổi.

    12. Trần Thuận Tông (1388-1398):
    Trần Ngung sinh (1378), lên ngôi năm (1388), làm vua được 10 năm, sau đi tu 01 năm, bị Hồ Quí Ly giết chết năm (1399), hưởng dương 21 tuổi.

    13. Trần Thiếu Đế (1398-1400):
    Trần An, sinh (1396), lên ngôi năm (1398), làm vua được 02 năm, đến năm 1400 thì bị Hồ Quí Ly cướp ngôi.


    I- VĂN HÓA:

    Đền Thiên Trường
    Thiên Trường là nơi dấy nghiệp và căn cứ địa của ba lần chống giặc Nguyên, Mông, cũng là nơi dựng Hành cung của các vua Trần sau khi truyền ngôi cho con đã trở về đây là Thái Thượng Hoàng.
    Một mảng đời sống dân gian, văn hóa dân gian còn lưu lại khá dày đặc ở vùng quê này. Đó là các di tích Đền, Miếu, các địa danh tên đất, tên làng, các truyền thuyết, giai thoại, các nghi lễ, lễ hội, diễn xướng, trò diễn… đã nói về một thời kỳ lịch sử oanh liệt của cha ông với những chiến công lừng lẫy và các nhân vật kiệt xuất.
    Với khu di tích đặc biệt: Đền Trần, chùa Tháp, đền Bảo Lộc, chùa Đệ Tứ và biết bao các giá trị văn hoá khác đã rất gắn bó với triều đại, các nhân vật lịch sử, các chiến công của nhà Trần, với sức sáng tạo của dân gian ở giai đoạn lịch sử sau này đã tôn vinh đây là một thời kỳ lịch sử oai hùng của dân tộc ta.

    Đền Thiên Trường
    Theo: (dulichnamdinh.com.vn)

    Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
    Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, cháu ruột vua Trần Thái Tông. Năm 1282, ông kết hôn với công chúa Thiên Thụy, trở thành Phò mã của vua Trần Thánh Tông. Ông là vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn, một người con tận hiếu, bề tôi tận trung.

    Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
    Theo: baoquangninh.com.vn


    Đền thờ 14 vị Vua đời nhà Trần
    Theo: lichsuvietnam.vn


    Khu di tích đền Nhà Trần (Thái Bình)
    Theo: vi.wikipedia.org


    Lễ hội đền Trần
    Theo: (dulichnamdinh.com.vn)


    II- KIẾN TRÚC - ĐIÊU KHẮC:


    Bình thời Trần
    Theo: (nghethuatxua.com)


    Bức tượng Đức Phật từ thời nhà Trần, khoảng vào thế kỷ 13-14
    (Buddhist statue from Tran Dynasty, 13-14th century)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Lá Đề lệch trang trí hình con Rồng
    Ảnh: Nguyễn Văn Anh_Theo: phatgiao.org.vn


    Lá Đề cân trang trí chim Phượng, tìm thấy ở Tam Đường
    Theo: phatgiao.org.vn


    Mô hình Tháp bằng đất nung (Terracotta miniature tower)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Gạch vuông lát nền từ thế kỷ 13-14 (Excavated brick from 13-14th century)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Cánh cửa gỗ được điêu khắc hình tượng Rồng ở chùa Phổ Minh, tỉnh Nam Định - thế kỷ 13-14.
    (Carved wooden doors from the Phổ Minh pagoda, Nam Định province, northern Vietnam -13th-14th century)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Hiện vật triều đại Nhà Trần (Tran dynasty)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Đầu Rồng trang trí trên mái, kiến trúc phát hiện tại Tam Đường
    Theo: phatgiao.org.vn


    Con Rồng trên cánh cửa gỗ của nhà Trần, thế kỷ 13-14.
    (Dragon on timber doors of the Tran Dynasty, 13th-14th centuries)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Một công trình kiến trúc trong quần thể đền Nhà Trần ( Nam Định)


    Tháp chùa Phổ Minh tại thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định
    Theo: (diadiembamien.com)


    III- TRANG PHỤC:


    IV- SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
    Được sửa bởi hoandsg lúc 04:51 PM ngày 03-08-2014

  4. #4
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    345
    TRIỀU ĐẠI NHÀ LÊ (1428-1788)

    Trong các triều đại Phong kiến, nhà Hậu Lê tồn tại lâu nhất, tổng cộng 27 đời vua trị vì trong 360 năm.

    01. Lê Thái Tổ (1428-1433):
    Bình Định Vương Lê Lợi sinh năm (1385), lên ngôi (1428), làm vua được 06 năm, mất ngày 22 tháng 08 năm Quí Sửu (1433), hưởng dương 48 tuổi.

    02. Lê Thái Tông (1433-1442):
    Lê Nguyên Long sinh năm (1423), lên ngôi (1433), làm vua được 09 năm, mất ngày 04 tháng 08 Nhâm Tuất (1442), hưởng dương 19 tuổi.

    03. Lê Nhân Tông (1442-1459):
    Lê Bang Cơ sinh năm (1441), lên ngôì (1442), làm vua được 17 năm, bị anh (Lê Nghi Dân) giết năm (1459), hưởng dương 18 tuổi.

    04. Lê Nghi Dân (1459-1460):
    Giết vua Lê Nhân Tông lên làm vua có 08 tháng, bị triều thần giết năm (1460), hưởng dương 21 tuổi.

    05. Lê Thánh Tông (1460-1497):
    Lê Tư Thành sinh năm (1442), lên ngôi (1460), làm vua được 37 năm, mất ngày 30 tháng 01 năm Đinh Tị (1497), hưởng dương 55 tuổi. Niên hiệu Hồng Đức (1470-1497).

    06. Lê Hiến Tông (1497-1504):
    Lê Tranh, sinh năm (1461), lên ngôi (1497), làm vua được 07 năm, mất năm (1504), hưởng dương 43 tuổi.

    07. Lê Túc Tông (1504):
    Lê Thuần sinh (1488), lên ngôi năm (1504), làm vua có 06 tháng, mất năm (1504), hưởng dương 16 tuổi.

    08. Lê Uy Mục (1504-1509):
    Lê Tuấn (Lê Huyên) sinh năm (1488), lên ngôi (1504). làm vua được 05 năm, bị giết năm (1509), hưởng dương 21 tuổi.

    09. Lê Tương Dực (1509-1516):
    Lê Oanh (Lê Trừ) sinh năm (1493), lên ngôi (1509), làm vua được 07 năm, bị giết năm (1516), hưởng dương 23 tuổi.

    10. Lê Chiêu Tông (1516-1522):
    Lê Y (Lê Huệ), sinh năm (1506), làm vua được 06 năm, bị giết năm (1530), hưởng dương 24 tuổi.

    11. Lê Cung Hoàng (1522-1527):
    Lê Xuân (Lê Khánh) sinh năm (1507), lên ngôi (1522), làm vua được 05 năm, bị Mạc Đăng Dung giết cướp ngôi vào năm 1527, hưởng dương 20 tuổi. (Thời kỳ Nam Triều Bắc Triều).

    12. Lê Trang Tông (1533-1548):
    Lê Ninh (Lê Huyến), lên ngôi năm (1533), làm vua được 15 năm, mất (1548), hưởng dương 33 tuổi.

    13. Lê Trung Tông (1548-1556):
    Lê Huyên, lên ngôi (1548), làm vua được 08 năm, mất năm 1556, hưởng dương 22 tuổi (?)

    14. Lê Anh Tông (1556-1573):
    Lê Duy Bang sinh (1532), lên ngôi năm (1556), làm vua được 17 năm, bị giết năm 1573, hưởng dương 41 tuổi.

    15. Lê Thế Tông (1573-1599):
    Lê Duy Đàm sinh (1567), lên ngôi năm (1573), làm vua được 26 năm, mất năm (1599), hưởng dương 32 tuổi.


    I- VĂN HÓA:


    II- KIẾN TRÚC - ĐIÊU KHẮC - NGHỆ THUẬT:


    Tượng Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát (1656), từ chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh.
    (Statue of Avalokiteshvara Bodhisattva, crimson and gilded wood, Restored Lê dynasty, autumn of Bính Thân year (1656), from But Thap pagoda in Bac Ninh Province)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Cánh cửa tủ trong một ngôi chùa ở tỉnh Cao Bằng, thế kỷ 17.
    (Cabinet doors in a Buddhist temple in Cao Bang province, 17th century. Carved with a moon-lotus achievement)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Cái bình đựng nước có hình tượng con Rồng (giữa thế kỷ 15, Hội An)
    (Dragon ewer, mid 15th century, Hoi An, Vietnam. Art Gallery of New South Wales)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Đĩa men có hình tượng con Rồng (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội)
    (Late Fifteenth Century Vietnamese blue and white charger with dragon. Vietnamese ceramics were not hard paste porcelain as are their Chinese counterparts. National Museum of Vietnamese History, Hanoi)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Gạch thông gió thế kỷ 15
    Nguồn: (pinterest.com)




    Kiệu gỗ thời Hậu Lê thế kỷ 17 (17th century wooden procession)
    Nguồn: (pinterest.com)

    Cửa ô Quan Chưởng
    Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn, tức cửa phường Đông Hà, là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ.

    Cửa ô Quan Chưởng
    Theo: (yatlat.com)


    Cột cờ, Nam Định
    Theo: (trandac298.blogspot.com)


    Chùa Liên Phái
    Theo: (yatlat.com)


    III- TRANG PHỤC:


    Vua Lê Thánh Tông (1442-1497)
    (Formal royal portrait of Lê Thánh Tông (1442–1497) which displayed in the Imperial Ancestral Temple of Lê Dynasty Lam Kinh, Thanh Hoa)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Công chúa (?) thế kỷ 17 (Princess, 17th century)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Chân dung Nguyễn Trãi (1380-1442) (Portrait of Nguyen Trai (1380–1442) According to the documentary, only the Emperor would be allowed to have dragons on his clothing. Since this is a portrait for ancestral worship, the dragon on Nguyen Trai's clothing was permissible)
    Nguồn: (pinterest.com)




    Trang phục (?) được khai quật (Unearthed clothing)
    Nguồn: (pinterest.com)

    IV- SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
    Được sửa bởi hoandsg lúc 04:52 PM ngày 03-08-2014

  5. #5
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    345
    TRIỀU ĐẠI NHÀ MẠC (1527-1592)

    * Thời kỳ cường thịnh

    01. Mạc Thái Tổ (1527-1529):
    Mạc Đăng Dung sinh năm (1483), cướp ngôi nhà Lê (1527),
    làm vua được 02 năm, nhường ngôi làm Thái Thượng Hoàng (1529), mất năm (1541), hưởng dương 58 tuổi.

    02. Mạc Thái Tông (1530-1540):
    Mạc Đăng Doanh, làm vua được 10 năm

    03. Mạc Hiến Tông (1540-1546):
    Mạc Phúc Hải, làm vua được 06 năm

    04. Mạc Tuyên Tông (1546-1561):
    Mạc Phúc Nguyên, làm vua được 15 năm

    05. Mạc Mậu Hợp (1561-1592):
    Làm vua được 31 năm


    * Thời kỳ suy tàn (Làm vua ở khu vực Cao Bằng)

    06. Mạc Toàn & Mạc Kính Chỉ (1592-1593):
    Làm vua được 01 năm, cùng bị Trịnh Tùng bắt giết (Nhà Mạc có 02 vua)

    07. Mạc Kính Cung (1593-1625):
    Làm vua được 32 năm, bị bắt giết năm (1625)

    08. Mạc Kính Khoan (1625-1638):
    Làm vua được 13 năm

    09. Mạc Kinh Vũ (1638-1677):
    Làm vua được 39 năm


    I- VĂN HÓA:


    II- KIẾN TRÚC - ĐIÊU KHẮC - NGHỆ THUẬT:


    Bảo Quang, ngôi Chùa mang đậm dấu ấn thời Mạc
    Theo: mactrieu.vn


    Đình Tây Đằng
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Điêu khắc ở đình Tây Đằng
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Đền Bạch Trữ
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề bằng gỗ sơn Son thếp Vàng - Thời nhà Mạc, thế kỷ XVI
    Theo: Trần Lâm Biền (mactrieu.vn)


    Công chúa, thế kỷ 16 (16th century princess)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Rồng thời nhà Mạc
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Họa tiết chạm trên đá ở chùa Nhân Trai - Hải Phòng
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Người chơi đàn Đáy, được chạm trên khuôn Gỗ
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Gạch trang trí, ở chùa Bối Khê
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Hình tượng con Rồng ở Triều đại Nhà Mạc (Mạc dynasty dragon)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Điêu khắc hình tượng con Hổ, ở đình Lỗ Hạnh
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Điêu khắc ở đình Tây Đằng
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Chân đèn bằng Gốm
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Chân đèn thời nhà Mạc, chất liệu Gốm
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Kỹ thuật điêu khắc ở Triều đại Nhà Mạc


    Lư Trầm thời nhà Mạc
    Theo: Lê Thị Thanh (mactrieu.vn)


    Chiếc bình chạm Rồng (Dragon patterns on a Mạc dynasty vase)
    Nguồn: (pinterest.com)


    Kỹ thuật điêu khắc ở Triều đại Nhà Mạc

    III- TRANG PHỤC:


    IV- SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
    Được sửa bởi hoandsg lúc 04:53 PM ngày 03-08-2014

  6. #6
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    345
    TRIỀU ĐẠI NHÀ NGUYỄN (1802-1945)

    Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Hoàng đế Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và sụp đổ hoàn toàn khi Hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm.

    01. Thế Tổ (1802-1819):
    Nguyễn Phúc Ánh, niên hiệu Gia Long, sinh năm (1762), lên ngôi năm (1802), làm vua được 17 năm, mất (1819), hưởng dương 57 tuổi. Là con trai thứ ba của Nguyễn Phúc Luân, có 13 con trai và 18 con gái. Vua Gia Long cũng là người đặt tên nước là Việt Nam.

    02. Thánh Tổ (1819-1840):
    Nguyễn Phước Hiệu, niên hiệu Minh Mạng, sinh năm (1791), lên ngôí (1819), vì người anh cả là hoàng tử Cảnh lúc đó đã mất (các anh thứ hai và thứ ba cũng đã mất lúc còn nhỏ), có 78 con trai và 64 con gái, làm vua được 20 năm, mất (1840), hưởng dương 49 tuổi. Là con trai thứ tư của vua Gia Long.

    03. Hiến Tổ (1840-1847):
    Nguyễn Phúc Miên Tông, niên hiệu Thiệu Trị, sinh năm (1807), lên ngôi (1840), làm vua đươc 07 năm, mất (1847), hưởng dương 40 tuổi. Là con trai lớn của vua Minh Mạng, có 29 con trai và 35 con gái.

    04. Dực Tông (1847-1883):
    Nguyễn Phúc Thì, niên hiệu Tự Đức, sinh năm (1829), lên ngôi (1847), làm vua được 36 năm, mất (1883), hưởng dương 54 tuổi. Là con trai thứ hai của vua Thiệu Trị, vì không có con nên nuôi 03 người cháu. Cả ba sau này đều lên làm vua: Dục Đức, Đồng Khánh và Kiến Phúc.

    * THỜI KỲ PHÁP THUỘC:

    05. Dục Đức (1883):
    Nguyễn Phúc Ưng Châu, sinh năm (1852), lên ngôi ngày 20 tháng 07 năm 1883, nhưng 03 ngày sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết truất phế rồi giết chết, mất năm 1883, có 11 con trai và 08 con gái. Vì ở trên ngôi có 03 ngày, không có thời giờ chọn niên hiệu; Dục Đức chính là tên của dinh thự của vị vua này. Miếu hiệu và Thụy hiệu về sau mới được tôn xưng.

    06. Hiệp Hòa (1883):
    Nguyễn Phúc Hồng Dật, niên hiệu Hiệp Hòa, sinh năm 1847, là con trai thứ 29 của vua Thiệu Trị (tức là em của vua Tự Đức), lên ngôi ngày 30 tháng 7 năm 1883, nhưng 04 tháng sau bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết giết chết, mất năm 1883, không có con.

    07. Giản Tông (1884):
    Nguyễn Phúc Ưng Đăng, sinh năm (1869), niên hiệu Kiến Phúc, là con trai thứ ba (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi ngày 02 tháng 12 năm 1884 nhưng 08 tháng sau thì bị bệnh rồi mất, năm (1884), hưởng dương 15 tuổi, mọi việc đều được lo bởi Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết, không có con.

    08. Hàm Nghi (1884-1885):
    Nguyễn Phúc Ưng Lịch, sinh năm (1872), lên ngôi (1884), là cháu gọi vua Tự Đức là chú (có cùng cha với vua Đồng Khánh nhưng vua Đồng Khánh là con nuôi của vua Tự Đức), có 01 con trai và 02 con gái. Xuất cung kháng Pháp (1885-1888), bị Pháp truất phế 01 năm, sau khi bị truất phế vua Hàm Nghi vẫn tiếp tục việc chống Pháp nhưng bị bắt vào năm 1888; vua Hàm Nghi là người đã phê chuẩn Chiếu Cần Vương, bị Pháp bắt đầy đi Algérie, sau mất tại đó (1943), hưởng thọ 71 tuổi.

    09. Đồng Khánh (1885-1888):
    Nguyễn Phúc Ứng Xuy, sinh năm (1863), lên ngôi (1885), là con trai thứ hai (con nuôi) của vua Tự Đức, lên ngôi năm (1885) nhưng sau 03 năm thì bị bệnh rồi mất năm (1888), hưởng dương 25 tuổi; có 06 con trai và 03 con gái.

    10. Thành Thái (1888-1907):
    Nguyễn Phúc Bửu Lân, sinh năm (1879), lên ngôi (1888), nhưng bị Pháp truất phế vào năm (1907) vì chống lại họ, làm vua được 08 năm, mất năm (1955), là con trai thứ bảy của vua Dục Đức, có 16 con trai và nhiều con gái. Vào năm 1916 vua Thành Thái (cùng con là vua Duy Tân) bị Pháp đày sang đảo Réunion, nhưng được đón trở lại Việt Nam vào năm 1947.

    11. Duy Tân (1907-1916):
    Nguyễn Phúc Vĩnh San sinh năm (1900), là con trai thứ năm của vua Thành Thái, lên ngôi (1907), vua Duy Tân yêu đất nước hết lòng, kháng chống Pháp, bị truất phế và đày sang đảo Réunion (cùng với cha là vua Thành Thái) vào năm (1916), mất (1945), hưởng dương 45 tuổi; có 03 con trai và 01 con gái.

    12. Khải Định (1916-1925):
    Nguyễn Phúc Bửu Đảo sinh năm (1882), là con trai trưởng của vua Đồng Khánh, lên ngôi năm (1916) với ý định hòa hoãn với Pháp, chỉ có 01 con trai, làm vua được 09 năm, mất vì bệnh (1925), hưởng dương 43 tuổi.

    13. Bảo Đại (1925-1945):
    Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, sinh năm (1913), là con trai độc nhất của vua Khải Định, lên ngôi (1925), thoái vị (1945), mất năm 1997. Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, cũng là vị vua cuối cùng của nước Việt Nam trước khi đất nước mở ra trang sử mới đầy biến động.


    I- VĂN HÓA:


    Tế Nam Giao- Một hoạt động văn hoá đặc sắc của Cung Đình triều Nguyễn
    Nguồn: (hueworldheritage.org.vn)


    Lễ tế Xã Tắc
    Nguồn: (hueworldheritage.org.vn)


    Lễ Tế Xã Tắc, năm 2014
    Nguồn: (hueworldheritage.org.vn)


    Nghi lễ trong một ngôi chùa ở Chợ Lớn, năm 1866
    Ảnh: Emile Gsell
    Theo: vietbao.vn


    Một dàn nhạc của người Việt, năm 1866
    Ảnh: Emile Gsell
    Theo: vietbao.vn


    Một đám cưới ở Sài Gòn, năm 1866
    Ảnh: Emile Gsell
    Theo: vietbao.vn


    II- KIẾN TRÚC - ĐIÊU KHẮC - NGHỆ THUẬT – PHONG CẢNH:

    Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng.
    Năm 1993, UNESCO đã công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới, là biểu trưng cho sự nổi bật về uy quyền của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nó đầu thế kỷ XIX.
    Một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế.

    Kỳ Đài
    Còn gọi là Cột cờ, nằm chính giữa mặt nam của kinh thành Huế, thuộc phạm vi pháo đài Nam Chánh cũng là nơi treo Cờ của triều đình. Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 06 (1807) cùng thời gian xây dựng kinh thành Huế. Đến đời Minh Mạng, Kỳ Ðài được tu sửa vào các năm 1829, 1831 và 1840.

    Kỳ Đài kinh thành Huế
    Ảnh: Lê Tấn Lộc_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Kỳ Đài
    Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Kỳ Đài
    Theo: (sotaydulich.com)

    Trường Quốc Tử Giám - Huế
    Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI, Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thăng Long - Hà Nội là trung tâm của cả nước về giáo dục. Sang thế kỷ XVIII, do sự phân chia đôi miền Đàng Trong và Đàng Ngoài nên việc giáo dục theo đó cũng tách biệt. Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635) tổ chức bộ máy chính quyền riêng ở đất Thuận Quảng và cho mở trường Văn miếu dạy học ngay tại Phủ chính, để dạy các công tử cùng con em quan lại.

    Quốc Tử Giám - Huế
    Ảnh: Lưu Ly_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Quốc Tử Giám
    Ảnh: Lưu Ly_Nguồn: (vi.wikipedia.org)

    Điện Long An
    Điện Long An là cung điện đẹp nhất trong kinh thành Huế đã tồn tại gần 150 năm nay. Tên tuổi của điện Long An được gắn liền với Bảo Định Cung, hành cung của vua Thiệu Trị được xây dựng năm 1845.
    Điện được xây dựng vào năm 1845, thời vua Thiệu Trị với tên gọi là Điện Long An trong cung Bảo Định, phường Tây Lộc (Huế) làm nơi nghỉ của Vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền (cày ruộng) mỗi đầu xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh.

    Điện Long An (hiện nay là Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế)
    Ảnh: Lưu Ly_Nguồn: (vi.wikipedia.org)

    Hồ Tịnh Tâm
    Hồ Tịnh Tâm là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của đất Kinh thành, nay thuộc địa phận phường Thuận Thành, Thành phố Huế. Nguyên xưa, hồ là một đoạn sông Kim Long được cải tạo lại, tên ban đầu là ao Ký Tế. Năm Minh Mạng thứ 03 (1822), triều Nguyễn đã huy động tới 8000 binh lính tham gia vào việc cải tạo hồ, biến nó trở thành một Ngự Uyển của Hoàng gia. Sau khi hoàn thành, hồ mang tên mới là Tịnh Tâm.

    Hồ Tịnh Tâm, Huế
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)


    Hồ Tịnh Tâm
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)


    Hoa Sen, hồ Tịnh Tâm
    Nguồn: (trithienaz.com)

    Tàng thư lâu
    Tàng thư lâu được xây dựng năm 1825 trên hồ Học Hải trong kinh thành Huế, dùng làm nơi lưu các công văn cũ của cơ quan và Lục bộ triều đình nhà Nguyễn. Đây có thể coi là một Tàng Kinh Các của Việt Nam dưới triều Nguyễn, lưu trữ các tài liệu văn bản quý hiếm liên quan đến sinh hoạt của triều đình và biến đổi của đất nước. Chỉ riêng số địa bạ thời Gia Long và Minh Mạng lưu trữ ở đây đã lên đến 12.000 tập. Có thể nói Tàng thư lâu rất quan trọng trong việc chứa các tài liệu và địa bạ, giấy tờ quan trọng lúc bấy giờ.

    Tàng thư lâu
    Ảnh: Lưu Ly_Nguồn: (vi.wikipedia.org)

    Viện Cơ Mật - Tam Tòa
    Là cơ quan tư vấn của nhà Vua gồm bốn vị Đại thần từ Tam Phẩm trở lên, là Đại Học Sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển và Cần Chánh. Viện lúc đầu đặt ở nhà Tả Vu. Sau khi kinh đô thất thủ năm 1885 phải dời đi đến nhà của bộ Lễ, rồi bộ Binh, và cuối cùng là về chùa Giác Hoàng vùng với toà Giám Sát (của người Pháp) và Trực Phòng các bộ, nên gọi là Tam Toà.
    Hiện nay Tam Tòa nằm ở địa chỉ 23 Tống Duy Tân, thuộc phường Thuận Thành, ở góc Đông-Nam bên trong kinh thành Huế, hiện là trụ sở của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

    Cổng chính Tam Tòa ngày xưa
    Ảnh: Trung tâm BTDT Cố đô Huế


    Viện cơ mật - Tam tòa
    Ảnh: Lưu Ly_Nguồn: (vi.wikipedia.org)

    Hoàng thành Huế
    Hoàng Thành nằm bên trong Kinh Thành, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Hoàng Thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội.

    Hoàng thành Huế
    Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Đại nội, Huế_Theo: (phuthaitravel.com)


    Hoàng thành, Huế
    Nguồn: nguyen van vinh (flickr.com)
    Được sửa bởi hoandsg lúc 04:58 PM ngày 03-08-2014

  7. #7
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    345
    Kinh Thành Huế
    Kinh Thành Huế có tổng cộng 13 cửa thành lớn nhỏ.

    Cửa Quảng Đức – Cửa Sập
    Phía bên phải di tích Kỳ Đài là Cửa Quảng Đức nằm ở mặt Nam của Kinh Thành, chỉ lưu thông một chiều từ hướng đường Lê Duẩn vào đường 23/8. Phần cửa vòm được xây dựng vào năm 1809, dưới thời vua Gia Long, vọng lâu được xây dựng vào năm 1829, thời Minh Mạng. Trận lụt năm 1953, đã quét sập đổ hoàn toàn bộ phận vòm cửa và vọng lâu, vì thế dân chúng vẫn quen gọi là cửa Sập. Trong chiến sự năm 1968, cửa bị phá hoại nặng nề, và cấm không cho ra vào. Năm 1998, cửa được phục chế lại.
    Hai cửa này dành cho vua và hoàng gia ra vào. Mỗi lần vua và hoàng gia ra thành, triều đình cho lính ra đóng lại, ngăn không cho dân chúng đi qua. Sau khi vua và hoàng gia trở vào trong Nội rồi thì hai cửa bị ngăn ấy mới được mở ra lại để cho dân chúng đi như thường. Trận lụt năm 1953 làm sập cửa Ngăn Trên nên từ đó dân chúng gọi là cửa Sập. Và cửa Ngăn Dưới thì được gọi là cửa Ngăn cho gọn như ngày nay.

    Của Ngăn năm 1926 (mặt phía ngoài kinh thành)
    Theo: (khamphahue.com.vn)

    Cửa Chương Đức
    Cửa Chương Đức ở phía Tây của Hoàng Thành, dành cho Hoàng hậu và các nữ nhân.Chương Đức được xây dựng vào năm1804, tuy nhiên lúc đó nó mới có cách thức đơn giản và chưa có Vọng lâu.
    Đến năm 1811, cửa Chương Đức được cải tạo và xây thêm phần Vọng lâu bên trên, cùng đợt với 02 cửa Hiển Nhơn, Hoà Bình. Năm 1826, cửa Chương Đức được tu bổ và đến năm 1830 lại được tu bổ một lần nữa nhân dịp chuẩn bị lễ Tứ tuần Đại khánh của vua Minh Mạng. Lần cải tạo quan trọng nhất của cửa Chương Đức là vào năm 1921 đời vua Khải Định. Trong lần này, người ta đã hạ giải hoàn toàn kết cấu gỗ của Tam quan cũ và xây dựng lại trên nền cũ với quy mô lớn hơn một Tam quan đồ sộ 02 tầng hoàn toàn bằng gạch, vôi vữa với hình thức trang trí đắp gắn mảnh sành sứ rất tiêu biểu của phong cách thời Khải Định.

    Cửa Chương Đức
    Theo: (tourtcn.blogspot.com)


    Cửa Chương Đức
    Theo: (tourtcn.blogspot.com)


    Cửa Chương Đức
    Theo: (tourtcn.blogspot.com)

    Cửa Hiển Nhơn
    Cửa Hiển Nhơn nằm ở phía đông của Hoàng Thành, dành cho quan lại, nam nhân ra vào Hoàng Thành. Cửa Hiển Nhơn được xây dựng vào năm 1805, dưới thời vua Gia Long. Đến đời vua Minh Mạng, vào năm 1833, cửa được gia công phần trang trí đắp ghép mảnh sành. Đến đời vua Khải Định lại được trùng tu thêm một lần nữa. Trong chiến sự năm 1968, cửa đã bị bom đạn phá huỷ hoàn toàn. Sau năm 1975, cửa được trùng tu như ngày nay.

    Cửa Hiển Nhơn, cố đô Huế
    Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Cửa Hiển Nhơn
    Theo: (tranthanhnhan1963g.blogspot.com)


    Cửa Hiển Nhơn
    Theo: (tranthanhnhan1963g.blogspot.com)


    Cửa Hiển Nhơn (chụp năm 2008)
    Nguồn: nguyen van vinh (flickr.com)


    Cửa Hiển Nhơn
    Theo: (dantri.com.vn)

    Cửa Hòa Bình
    Cửa Hoà Bình nằm ở phía Bắc Hoàng Thành, trên đường Đặng Thái Thân, thành phố Huế. Cửa này được xây dựng vào năm 1805,dưới thời vua Gia Long, ban đầu gọi là cửa Củng Thần. Năm Minh Mạng thứ 02, tức năm 1821, đổi tên thành cửa Địa Bình, năm 1833, lại đổi thành cửa Hoà Bình. Cửa có kiến trúc đơn giản, tam quan cổ lâu mở 03 lối đi là cửa chính và tả hữu. Cửa này trước đây dùng để vua xuất cung đi chơi, câu cá thưởng ngoạn trong thành như ở Hồ tịnh Tâm.

    Cửa Hòa Bình
    Theo: (lavang.com.vn)


    Cửa Thượng Tứ dẫn vào Thành Nội
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)


    Cổng vào thành nội
    Theo: (thanhdalat12.blogspot.com)


    Cổng Thành Nội cố đô Huế
    Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn_Nguồn: (panoramio.com)

    Ngọ Môn
    Ngọ Môn là cổng chính phía nam của Hoàng Thành Huế, được xây dựng vào năm Minh Mạng 14 (năm 1833).

    Ngọ Môn (trước năm 1906)
    Theo: (manutd.com.vn)


    Ngọ Môn (trước năm 1906)
    Theo: (manutd.com.vn)


    Ngọ Môn (trước năm 1906)
    Theo: (manutd.com.vn)


    Ngọ môn xưa
    Nguồn: nguyen van vinh (flickr.com)


    Ngọ Môn - Huế
    Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn_Nguồn: (panoramio.com)


    Ngọ Môn
    Theo: (cungbay247.vn)


    Ngọ Môn
    Theo: (dulichtructuyen.vn)


    Một góc Ngọ Môn
    Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Ngọ Môn
    Ảnh: Lưu Ly_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Ngọ Môn, Huế
    Theo: (mytour.vn)
    Được sửa bởi hoandsg lúc 05:06 PM ngày 03-08-2014

  8. #8
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    345

    Ngọ Môn
    Ảnh: Tttrung_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Cửa Ngọ Môn nhìn từ Điện Thái Hòa
    Ảnh: Liftold_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Ngọ Môn
    Theo: (tour.dulichonline.info)


    Trong Đại nội, Huế
    Theo: (mytour.vn)


    Trong Thành nội, Huế
    Theo: (skyscrapercity.com)


    Trường học trong Hoàng thành
    Ảnh: W.Robert Moore (Chụp năm 1931)
    Theo: (khampha.vietnam.vn)

    Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi
    Điện Thái Hoà và sân Đại Triều Nghi là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình.

    Sân Đại Triều và điện Thái Hòa
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)


    Điện Thái Hoà (Xây dựng 1805)
    Ảnh: Lưu Ly_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Trong điện Thái Hòa
    Ảnh: Hà Thành - Tạp chí Travellive_Theo: (hue.vnn.vn)


    Điện Thái Hoà, Thành Nội Huế
    Nguồn: (panoramio.com)


    Cầu Trung Đạo và điện Thái Hòa
    Nguồn: Trung tâm BTDT Cố đô Huế
    Theo: (hue.vnn.vn)


    Đường vào Điện Thái Hòa
    Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn_Nguồn: (panoramio.com)


    Trong điện Thái Hòa
    Ảnh: Hà Thành - Tạp chí Travellive_Theo: (hue.vnn.vn)


    Điện Thái Hòa
    Theo: (dulichphohue.com)


    Cầu Trung Đạo bắc qua Hồ Thái Dịch dẫn đến Điện Thái Hòa
    Theo: (dulichphohue.com)

    Triệu Tổ Miếu
    Triệu Tổ miếu còn gọi là Triệu Miếu, được xây dựng năm Gia Long thứ 03 (1804). Miếu này nằm ở phía bắc của Thái Miếu trong hoàng thành Huế, là miếu thờ Nguyễn Kim, thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

    Triệu Tổ Miếu
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)

    Hưng Tổ Miếu
    Hưng Tổ Miếu còn gọi là Hưng Miếu, là ngôi Miếu thờ cha mẹ vua Gia Long (ông Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn) và bà Nguyễn Thị Hoàn); vị trí ở tây nam Hoàng thành Huế (cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc).

    Hưng Tổ Miếu.
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)


    Hưng Miếu
    Ảnh: Lưu Ly_Nguồn: (vi.wikipedia.org)

    Thế Tổ Miếu
    Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu, tọa lạc ở góc tây nam bên trong Hoàng thành Huế, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị Vua quá cố, nữ giới trong triều (kể cả hoàng hậu) không được đến tham dự các cuộc lễ này.

    Thế Tổ Miếu
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)


    Thế Miếu
    Ảnh: Lưu Ly_Nguồn: (vi.wikipedia.org)

    Thái Tổ Miếu
    Thái Tổ Miếu còn gọi là Thái Miếu, là Miếu thờ các vị chúa Nguyễn, từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Thuần. Miếu được xây dựng từ năm Gia Long 03 (1804) ở góc đông nam trong Hoàng thành, đối xứng với Thế Tổ Miếu ở phía tây nam.

    Thái Tổ Miếu (hoàng thành Huế)
    Ảnh: Lê Tấn Lộc_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Thái Tổ Miếu
    Theo: (dulichhue.com.vn)

    Cung Diên Thọ
    Cung Diên Thọ tên ban đầu là cung Trường Thọ, các tên khác là Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ; được bắt đầu xây dựng năm 1803 để làm nơi sinh hoạt của Hoàng Thái Hậu của triều Nguyễn.

    Cung Diên Thọ
    Nguồn: (dulichhue.com.vn)
    Được sửa bởi hoandsg lúc 05:09 PM ngày 03-08-2014

  9. #9
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    345
    Cung Trường Sanh
    Cung Trường Sanh hay Cung Trường Sinh (còn có tên gọi khác là Cung Trường Ninh), được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1821) ở phía tây bắc Hoàng thành với vai trò ban đầu là hoa viên, nơi các vua triều Nguyễn mời mẹ mình đến thăm thú ngoạn cảnh. Về sau, Cung được được chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà Hoàng thái hậu và Thái hoàng thái hậu. Trong thời kỳ rực rỡ nhất, kiến trúc cảnh quan của Cung Trường Sanh được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy của thắng cảnh đất Thần Kinh.

    Quang cảnh trong khuôn viên cung Trường Sanh
    Nguồn: (webdulichhue.com)


    Quang cảnh trong khuôn viên cung Trường Sanh
    Nguồn: (webdulichhue.com)


    Trường An môn, cổng vào cung Trường Sanh
    Nguồn: (webdulichhue.com)


    Chính điện cung Trường Sanh
    Theo: (mytour.vn)

    Hiển Lâm Các
    Hiển Lâm Các được xây dựng vào năm 1821 và hoàn thành vào năm 1822 đời vua Minh Mạng , nằm trong khu vực miếu thờ trong hoàng thành Huế, cao 17m và là công trình kiến trúc cao nhất trong Hoàng Thành. Đây được xem là đài kỷ niệm ghi nhớ công tích của các vua nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.

    Hiền Lâm Các
    Theo: (dulichhue.com.vn)


    Hiển Lâm Các
    Ảnh: Bernard Gagnon_Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Hiển Lâm Các
    Ảnh: Lê Tấn Lộc_Nguồn: (vi.wikipedia.org)

    Cửu Đỉnh
    Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn, là 09 cái Đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 01 tháng 03 năm 1837.
    Mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một vị hoàng đế của triều Nguyễn, chúng có trọng lượng khác nhau và hình chạm khắc bên ngoài đỉnh cũng khác nhau.
    09 Đỉnh đó là: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh, và Huyền Đỉnh.

    Cửu Đỉnh
    Nguồn: (hueworldheritage.org.vn)

    Điện Phụng Tiên
    Điện Phụng Tiên là một ngôi điện nằm ở gần cửa Chương Đức, phía trước Cung Diên Thọ, cửa tây của Hoàng Thành được vua Gia Long và vua Minh Mạng xây dựng dùng để thờ cúng các vua triều Nguyễn. Khác với Thế Miếu, điện này tuy cũng thờ các vị vua và hoàng hậu nhà Nguyễn nhưng nữ giới trong triều được phép đến đây cúng tế. Ngoài ra, nó còn là nơi lưu trữ nhiều bảo vật của nhiều đời vua nhà Nguyễn. Tháng 02 năm 1947, toàn bộ điện bị đốt cháy, hiện nay chỉ còn lại cửa Tam Quan và vòng tường thành còn tương đối nguyên vẹn.

    Cổng tam quan điện Phụng Tiên
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)

    Tử Cấm thành
    Tử Cấm Thành nguyên gọi là Cung Thành là vòng tường thành thứ 03 của Kinh đô Huế, giới hạn khu vực làm việc, ăn ở và sinh hoạt của vua và hoàng gia.
    Tử Cấm thành thuộc quần thể di tích cố đô Huế là trung tâm sinh hoạt hàng ngày của vua và hoàng gia triều Nguyễn. Tử Cấm thành có vị trí sau lưng điện Thái Hòa, được khởi xây năm Gia Long thứ 03 (1804) gọi là Cung thành và các vua triều Nguyễn xây dựng thêm. Đến năm Minh Mạng thứ 03 (1822), vua đổi tên là Tử Cấm thành, nghĩa là thành cấm màu tía. Theo nghĩa hán tự, chữ Tử có nghĩa là màu tím, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào. Trong Tử Cấm thành có khoảng 50 công trình kiến trúc với qui mô lớn nhỏ khác nhau được phân chia làm nhiều khu vực, tổng số công trình đó biến động qua các thời kỳ lịch sử.

    Một góc Tử cấm thành Huế
    Ảnh: Báo Tuổi trẻ_Theo: (kienthuc.net.vn)


    Các di tích trong Tử cấm thành gồm:

    Tả Vu và Hữu Vu
    Tả Vu và Hữu Vu được xây dựng vào đầu thế kỷ 19, và cải tạo vào năm 1899. Tả Vu là toà nhà dành cho các quan văn, còn Hữu Vu là toà nhà dành cho các quan võ; đây là nơi các quan chuẩn bị nghi thức trước khi thiết triều, nơi làm việc của cơ mật viện, nơi tổ chức thi đình và yến tiệc.

    Tả Vu
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)


    Tả Vu
    Theo: (dulichphohue.com)


    Hữu vu
    Theo: (dulichphohue.com)

    Vạc đồng
    Tại cố đô Huế hiện còn lưu giữ và trưng bày 15 chiếc vạc đồng là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện trình độ kỹ thuật đúc và mỹ thuật tuyệt vời. Trong số đó, 11 chiếc được đúc từ thời các chúa Nguyễn, còn 04 chiếc được đúc vào thời Minh Mạng.

    Bộ sưu tập Vạc đồng của Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế
    Ảnh: Lưu Ly_Nguồn: (vi.wikipedia.org)

    Điện Cần Chánh
    Điện Cần Chánh trong Tử Cấm thành (Huế), được xây dựng năm Gia Long thứ 03 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Điện là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn, hiện nay đã trở thành phế tích do bị phá huỷ từ năm 1947.

    Điện Cần Chánh
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)

    Duyệt Thị Đường
    Duyệt Thị Đường, theo như các tài liệu và Thư tịch cổ hiện còn lại cho biết: Là một trong những nhà hát cổ nhất của Việt Nam. Đây là nhà hát của Hoàng cung, nơi dành cho Vua và những người trong Hoàng tộc thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là nghệ thuật tuồng cổ. Nhà hát Duyệt Thị Đường được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 07 (1826).

    Duyệt Thị Đường
    Ảnh: Báo ảnh Việt Nam
    Theo: (hue.vnn.vn)


    Duyệt Thị Đường
    Theo: (vi.wikipedia.org)

    Các di tích ngoài kinh thành:

    Lăng Gia Long
    Lăng Gia Long còn gọi là Thiên Thọ Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Lăng thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này.

    Lăng vua Gia Long
    Ảnh: Huexuavanay_Theo: (xaluan.com)


    Lăng vua Gia Long
    Theo: Việt Khoa (baomoi.com)


    Lăng vua Gia Long
    Ảnh: Lê Tấn Lộc (Chụp năm 2012)
    Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Lăng vua Gia Long (Thiên Thọ Lăng)
    Nguồn: (hueworldheritage.org.vn)
    Được sửa bởi hoandsg lúc 05:13 PM ngày 03-08-2014

  10. #10
    Tham gia
    30-03-2010
    Bài viết
    345
    Lăng Minh Mạng
    Tháng 02 năm 1820 vua Gia Long băng hà, con trai thứ tư là Phúc Kiểu, húy là Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu Minh Mạng. Minh Mạng là vị Vua có nhiều đóng góp vào việc ổn định và xây dựng vương triều Nguyễn, mở mang đất nước, củng cố nền thống nhất quốc gia…
    Lăng Minh Mạng còn gọi là Hiếu lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 để chôn cất vua cha Minh Mạng. Lăng nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng là nơi hội lưu của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương, cách cố đô Huế 12 km.
    Vua Minh Mạng có rất nhiều vợ nên đã có 78 hoàng tử và 64 công chúa, tổng cộng 142 người con. Tháng 12 năm 1840, vua Minh Mạng ốm nặng rồi mất, trị vì được 20 năm, hưởng dương 49 tuổi.


    Lăng vua Minh Mạng
    Theo: Việt Khoa (baoxaydung.com)


    Cổng Bửu Thành - lăng vua Minh Mạng
    Theo: Việt Khoa (baoxaydung.com)


    Đại Hồng Môn - lăng vua Minh Mạng
    Theo: Việt Khoa (baoxaydung.com)


    Lăng vua Minh Mạng
    Theo: Việt Khoa (baoxaydung.com)


    Lăng vua Minh Mạng
    Ảnh: Huexuavanay_Theo: (xaluan.com)


    Lăng vua Minh Mạng
    Theo: Việt Khoa (baomoi.com)


    Lăng vua Minh Mạng
    Theo: Việt Khoa (baoxaydung.com)


    Lăng Vua Minh Mạng
    Ảnh: Lê Tấn Lộc (Chụp năm 2012)
    Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Hiếu Đức Môn - Lăng vua Minh Mạng
    Theo: Việt Khoa (baoxaydung.com)


    Lăng vua Minh Mạng (Hiếu Lăng)
    Nguồn: (hueworldheritage.org.vn)

    Lăng Thiệu Trị
    Lăng Thiệu Trị nằm ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, cách Kinh thành chừng 08km. Ở ngôi vua được 07 năm, vua Thiệu Trị lâm bệnh mất ngày 04-11-1847 (hưởng dương 40 tuổi). Sinh thời, nhà vua chưa nghĩ đến cái chết của mình và không muốn binh dân hao tổn quá nhiều sức lực và của cải, nên ông chưa xây cất Sơn lăng.
    Ngày 11-02-1847, Lăng bắt đầu được khởi công xây dựng và chỉ 10 tháng sau đã hoàn thành.
    Tổng thể Lăng gồm có hai khu vực: Lăng và Tẩm.
    Lăng Thiệu Trị còn gọi là Xương Lăng. Được vua Tự Đức cho xây dựng vào năm 1847 để chôn cất vua cha Thiệu Trị. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn.

    Lăng vua Thiệu Trị
    Ảnh: TTXVN_Theo: (xaluan.com)


    Lăng vua Thiệu Trị (Xương Lăng)
    Nguồn: (hueworldheritage.org.vn)


    Lăng vua Thiệu Trị
    Ảnh: Lê Tấn Lộc (Chụp năm 2012)_Nguồn: (vi.wikipedia.org)

    Lăng Tự Đức
    Lăng Tự Đức được chính vua Tự Đức cho xây dựng khi còn tại vị, là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. Lăng có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.

    Lăng vua Tự Đức.
    Nguồn: (panoramio.com)


    Trước Lăng vua Tự Đức
    Nguồn: (dulichhue.com.vn)


    Bức bình phong trước cửa Lăng vua Tự Đức
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)


    Lăng vua Tự Đức (Khiêm Lăng)
    Nguồn: (hueworldheritage.org.vn)


    Điện Lương Khiêm - Lăng vua Tự Đức
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)


    Lăng vua Tự Đức
    Theo: Việt Khoa (baoxaydung.com)


    Vòng rào trong cùng dẫn vào Lăng vua Tự Đức
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)


    Lăng vua Tự Đức
    Theo: Việt Khoa (baoxaydung.com)


    Mùa sen nở trong khuôn viên lăng Tự Đức
    Theo: (skyscrapercity.com)


    Lăng vua Tự Đức
    Ảnh: Lê Tấn Lộc (Chụp năm 2012)
    Nguồn: (vi.wikipedia.org)


    Nhà Thủy Tạ Trên Hồ Lưu Khiêm
    Nguồn: (panoramio.com)


    Cầu Tuần Khiêm Dẫn Ra Nhà Thủy Tạ
    Nguồn: (panoramio.com)


    Mộ phần vua Tự Đức
    Theo: (12a4phunhuan.blogspot.com)
    Được sửa bởi hoandsg lúc 05:16 PM ngày 03-08-2014

Trang 1 / 4 123 ... Cuối cùngCuối cùng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Quy định

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •