Giới thiệu về Tìm kiếm Sách của Google
Tổng quan
Ý kiến & Quan điểm
Trợ giúp Chung

Chương trình Đối tác
Dành cho Nhà xuất bản & Tác giả
Tham gia Ngay
Trợ giúp của Đối tác

Dự án Thư viện
Tổng quan
Đối tác của Thư viện
Trợ giúp của Thủ thư

Giới thiệu về Tìm kiếm Sách của Google

Tổng quan | Lịch sử | Sự thật & Thông tin sai lệch

Lịch sử của Tìm kiếm Sách của Google

Tìm kiếm Sách của Google đã có mặt ngay từ buổi đầu.

Không hẳn như vậy. Nhưng ai đó có thể tranh luận rằng dự án này ra đời từ khi có Google. Năm 1996, những người đồng sáng lập ra Google là Sergey Brin và Larry Page là những sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính đang làm việc cho một dự án nghiên cứu được hỗ trợ bởi Dự án Công nghệ Thư viện Số Stanford. Mục tiêu của họ là làm cho các thư viện số hoạt động và ý tưởng lớn của họ như sau: Trong thế giới tương lai khi một số lượng lớn các bộ sưu tập sách được số hoá thì mọi người sẽ dùng "trình thu thập thông tin trên web" để lập chỉ mục nội dung sách và phân tích mối liên hệ giữa chúng, xác định tính liên quan và hữu ích của một cuốn sách cụ thể bằng cách theo dõi số lượng và chất lượng các trích dẫn trong các cuốn sách khác.

Trình thu thập thông tin mà họ đã nỗ lực xây dựng được gọi là BackRub, và nó chính là tính năng hiện đại về phân tích trích dẫn truyền thống đã thúc đẩy phát triển thuật toán PageRank của Google – công nghệ tìm kiếm cốt lõi tạo ra Google.

Thậm chí khi đó, Larry và Sergey đã hình dung mọi người khắp mọi nơi có thể tìm kiếm trong tất cả những cuốn sách trên thế giới để tìm ra những cuốn mình đang tìm kiếm. Điều mà họ không thể tưởng tượng ra đó là có một ngày họ sẽ triển khai dự án để biến điều đó thành hiện thực. Dưới đây, chúng ta sẽ điểm qua một số mốc lịch sử chính cho tới nay:

[2002]

Một nhóm nhỏ nhân viên của Google chính thức triển khai dự án "sách" bí mật. Họ bắt đầu bàn bạc với chuyên gia về các thách thức phía trước, khởi đầu bằng một câu hỏi đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: mất bao lâu để quét dưới dạng số mọi cuốn sách trên thế giới? Một điều lạ là không ai có câu trả lời. Theo phong cách đặc trưng của Google, Larry Page quyết định tự mình thử nghiệm. Một hôm, tại văn phòng, ông cùng Marissa Mayer - một trong các giám đốc sản xuất của chúng tôi - sử dụng thiết bị đếm giờ để tính thời gian trong khi họ lần lượt quét 300 trang của cuốn sách. Họ đã mất 40 phút để quét toàn bộ cuốn sách.

Lấy ý tưởng từ các dự án số hoá khác thường đang được thực hiện trên khắp thế giới – dự án Lịch sử nước Mỹ của Thư viện Quốc hội, Dự án Gutenberg, Dự án Số hoá hàng Triệu cuốn SáchThư viện Toàn cầu, chỉ nêu tên một số – nhóm này đã rất nhiều lần ghé thăm trang web để tìm hiểu cách chúng hoạt động.

Là thành viên trong phái đoàn tìm hiểu thực tế, Larry Page tìm đến Đại học Michigan, ngôi trường ông đã học và trường tiên phong trong nỗ lực số hoá bao gồm JSTORMaking of America. Khi ông biết rằng dự tính hiện thời để quét hết 7 triệu cuốn sách trong thư viện của trường này là 1.000 năm, ông nói với hiệu trưởng Mary Sue Coleman rằng ông tin Google có thể giúp biến việc đó thành hiện thực trong 6 năm.

[2003]

Một thành viên của nhóm đi tới hội chợ sách từ thiện tại Phoenix, Arizona, để mua sách cho thử nghiệm kỹ thuật quét không phá huỷ. Sau rất nhiều lần thử nghiệm, nhóm đã xây dựng được một phương pháp quét nhẹ nhàng hơn các quy trình tốc độ cao phổ biến hiện tại. Điều đó làm nhóm rất hạnh phúc - và thậm chí bản thân những cuốn sách cũng hữu ích hơn.

Cùng lúc đó, các kỹ sư phần mềm của nhóm cũng đạt được bước tiến trong việc giải quyết các sự cố kỹ thuật phức tạp họ gặp phải khi xử lý thông tin từ các cuốn sách có cỡ chữ lạ, phông chữ khác thường hoặc các khó khăn bất ngờ - của 430 ngôn ngữ khác nhau.

[2004]

Được thành lập từ năm 1602 bởi Ngài Thomas Bodley, Thư viện Bodleian tại trường Đại học Oxford không chỉ có nhiệm vụ phục vụ cho cộng đồng trường đại học mà còn cho cả thế giới. Nhóm đến thăm thư viện danh tiếng này và choáng ngợp trước sự đón tiếp nồng nhiệt mà họ nhận được.

Trong suốt chuyến đi thăm các giá sách, các thủ thư đem ra những cuốn sách "nguyên bản" có độ tuổi hàng thế kỷ hiếm thấy ngày nay. Lần đầu tiên kể từ khi Shakespeare còn là một nhà viết kịch, ước mơ tăng nhanh chóng số lượng ít ỏi các học giả văn chương có quyền tiếp cận với những cuốn sách này dường như sắp thành hiện thực.

Chuyến thăm này mạng lại rất nhiều cảm hứng và các cuộc họp và thảo luận tiếp sau đó đã đem lại sự hợp tác chính thức để số hoá bộ sư tập độc đáo của thư viện gồm hơn một triệu sách trên miền công cộng có từ thế kỷ thứ 19 trong ba năm.

Trong khi đó, một loạt các cuộc nói chuyện thăm dò với một số nhà xuất bản lớn nhất thế giới bắt đầu đem lại kết quả. Vào tháng 10, Larry và Sergey thông báo về "Google Print" tại Hội chợ Sách Frankfurt ở Đức. Các nhà xuất bản đầu tiên tham gia chương trình: Blackwell, Cambridge University Press, University of Chicago Press, Houghton Mifflin, Hyperion, McGraw-Hill, Oxford University Press, Pearson, Penguin, Perseus, Princeton University Press, Springer, Taylor & Francis, Thomson Delmar và Warner Books.

Tháng 12, chúng tôithông báo bắt đầu Dự án Thư viện "Google Print", được thực hiện với sự hợp tác của Harvard, Đại học Michigan, Thư viện Công cộng New York, Oxford và Stanford. Theo ước tính thì tổng cộng các bộ sưu tập của các thư viện đặc biệt này có trên 15 triệu cuốn sách.

[2005]

Một năm sau lần đầu ra mắt Google Print, nhóm quay lại Hội chợ Sách Frankfurt để thông báo rằng "Google Print" hiện chấp nhận các đối tác ở tám quốc gia Châu Âu: Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha và Thuỵ Sĩ.

Trong khi tiếp tục nhiệm vụ của mình nhằm sắp xếp các thông tin của thế giới và làm chúng có thể truy cập và trở nên hữu ích trên toàn cầu, chúng tôi tài trợ 3 triệu đô la cho Thư viện Quốc hội để giúp xây dựng Thư viện Số Thế giới, là thư viện cấp quyền truy cập trực tuyến vào bộ sưu tập các cuốn sách hiếm và độc đáo trên khắp thế giới. Chúng tôi cũng mở rộng chương trình quét thử nghiệm với Thư viện, bao gồm việc số hoá các tác phẩm có giá trị lịch sử từ Thư viện Luật của Thư viện Quốc hội.

Google đặt lại tên "Google Print" thành Tìm kiếm Sách của Google, phản ánh chính xác hơn cách người dùng sử dụng nó. Nhóm cũng đáp lại cuộc tranh luận về Dự án Thư viện bằng cách tham gia cuộc tranh luận công cộng về những nguyên tắc quan trọng của họ.

[2006]

Trong một bài diễn thuyết đầy cảm động tại Hiệp hội các Nhà xuất bản Hoa Kỳ (AAP), hiệu trưởng trường Đại học Michigan Mary Sue Coleman giải thích lý do tại sao trường này lại chọn hợp tác với chúng tôi trong Dự án Thư viện, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc số hoá các cuốn sách khi phải đối mặt với các thảm hoạ tự nhiên như Bão Katrina. Bà nói thêm "Chúng tôi mãi mãi tin tưởng vào dự án này."

Trong tháng 3, chúng tôi tham gia Hội chợ Sách London, nơi một số nhà xuất bản đối tác của chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm của họ.

Không lâu sau đó, chúng tôi mời các đối tác của mình cho chúng tôi biết họ có muốn bán quyền truy cập đầy đủ vào những cuốn sách trực tuyến cho người đọc hay không - ngay trên trình duyệt của họ. Đây là tuỳ chọn đầu tiên trong rất nhiều tuỳ chọn mới chúng tôi đang phát triển trong sự phối hợp chặt chẽ với các nhà xuất bản để hỗ trợ họ thử nghiệm cách bán sách trực tuyến cải tiến.

Sau mùa hè, chúng tôi giúp buổi diễn Shakespeare trong Công viên bắt đầu năm thứ 50 với buổi biểu diễn tự do tại Công viên Trung tâm bằng cách tạo ra một nơi để tìm kiếm các vở kịch hoàn chỉnh của Bard. Cùng lúc đó tại NYC, chúng tôi cũng tham gia Triển lãm Sách Hoa Kỳ, và giúp các nhà xuất bản và tác giả ở Hoa Kỳ nắm bắt được cảm giác mà người dùng sẽ cảm nhận được khi họ tham gia Chương trình Đối tác Sách.

Chúng tôi tiến hành một loạt cải tiến sản phẩm để làm cho Tìm kiếm Sách trở nên hữu ích và dễ sử dụng hơn. Trước tiên, chúng tôi mở rộng truy cập tới các tác phẩm trên miền công cộng mà chúng tôi đã quét bằng cách thêm nút tải xuống bản PDF cho tất cả sách không có bản quyền. Vài tháng sau, chúng tôi phát hành giao diện trình duyệt mới nhằm giúp người dùng dễ dàng hơn khi duyệt qua và điều hướng Tìm kiếm Sách. Giao diện mới cũng được kèm theo các trang Giới thiệu về Sách này mới sử dụng thuật toán của Google để phân phối các trang có nội dung phong phú có liên quan trên một cuốn sách - ban đầu, các sách liên quan, các trang và nguồn tham khảo được chọn từ các tác phẩm học thuật. 

Vào mùa thu, bốn thư viện mới sẽ tham gia vào Dự án Thư viện. Đại học California, Đại học Complutense tại Madrid, Đại học Wisconsin- Madison và Đại học Virginia.


[2007]

Sử dụng Giao diện Người dùng mới làm điểm khởi đầu, chúng tôi thử nghiệm các cách mới để mọi người tương tác với sách.

  • Các địa danh trong Sách này: Sự kết hợp với Maps cho phép mọi người duyệt qua các sách bằng các địa danh được nêu trong văn bản (sau đó, chúng tôi ra mắt Lớp KML thử nghiệm dành cho Google Earth để thực hiện thao tác ngược lại -- người dùng chọn một địa danh và chúng tôi sẽ ánh xạ sách trên vị trí đó).
  • Đoạn trích Phổ biến: Chúng tôi tạo một cách mới để điều hướng giữa các sách, theo dõi việc sử dụng một đoạn trích thông qua một bộ sưu tập sách.
  • Thư viện của tôi: Chúng tôi giúp mọi người khai thác sức mạnh của tìm kiếm của Google trong các bộ sưu tập sách cá nhân của họ. Người dùng bắt đầu tổ chức và chia sẻ thư viện cá nhân của họ, các bài đánh giá và xếp hạng với người khác.
  • Trang chủ mới (ban đầu chỉ có ở Hoa Kỳ): Chúng tôi mang đến cho mọi người nhiều điểm xuất phát hơn để khám phá các cuốn sách trong chỉ mục của chúng tôi.

Marissa Mayer giới thiệu Tìm kiếm Toàn cầu tại Hoa Kỳ, và Tìm kiếm Sách trở thành một phần tích hợp trong kinh nghiệm tìm kiếm của Google. 

Trong tháng 5, Cantonal và Thư viện Đại học Lausanne và Thư viện Đại học Ghent tham gia chương trình Tìm kiếm Sách, đã bổ sung số lượng lớn các sách bằng tiếng Pháp, Đức, Flemish, La-tinh và các ngôn ngữ khác và tăng tổng số đối tác thư viện tại châu Âu lên sáu đối tác.

Trong tháng 7, chúng tôi đã thêm liên kết "Xem văn bản thuần tuý" tới các sách không có bản quyền. T.V. Raman giải thích cách áp dụngcác công nghệ thích ứng cho sách như trình đọc màn hình và hiển thị Braille, cho phép người khiếm thị đọc được những cuốn sách này dễ dàng như người bình thường.

Đến tháng 12, giao diện Tìm kiếm Sách hỗ trợ hơn 35 ngôn ngữ, từ tiếng Nhật tới tiếng Séctiếng Phần Lan.  Hơn 10.000 nhà xuất bản và tác giả từ hơn 100 quốc gia đang tham gia vào Chương trình Đối tác Tìm kiếm Sách.  Dự án Thư viện mở rộng lên 28 đối tác, bao gồm cả bảy đối tác thư viện quốc tế: Đại học Oxford (Vương quốc Anh), Đại học Complutense Madrid (Tây Ban Nha), Thư viện Quốc gia Catalonia (Tây Ban Nha), Thư viện Đại học Lausanne (Thuỵ Sĩ), Đại học Ghent (Bỉ) và Đại học Keio (Nhật Bản).

Để hướng đến năm sắp tới, chúng tôi tiếp tục phát triển công nghệ của mình và mở rộng hợp tác với các nhà xuất bản và thư viện trên khắp thế giới. Chúng tôi sẽ giữ tốc độ này...

©2011 Google - Trang chủ - Giới thiệu về Google - Chính sách Bảo mật